Trà Giang là 1 trong những sinh viên Cornell sẽ tiếp tục theo học chương trình “Study Away” tại trường Đại học VinUni từ học kỳ mùa Thu tới
“Study Away” là một chương trình “du học đặc biệt” được Cornell phối hợp cùng một số đối tác toàn cầu thiết kế nhằm hỗ trợ các sinh viên quốc tế trong giai đoạn chưa thể quay trở lại Mỹ. VinUni là 1 trong 16 đối tác toàn cầu, và là đối tác duy nhất ở Đông Nam Á, được lựa chọn theo tiêu chuẩn khắt khe để triển khai chương trình chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Cornell.
Với tiêu chí “học tập ảo, trải nghiệm thật”, thông qua “Study Away”, các sinh viên quốc tế của Cornell được VinUni tiếp nhận vào học sẽ tiếp tục học chương trình của Cornell cùng với các giáo sư Cornell trên nền tảng trực tuyến. Đặc biệt, sinh viên nước ngoài còn có cơ hội “Khám phá Việt Nam” - tên một học phần đặc biệt do VinUni thiết kế, để từ đó hiểu sâu hơn về đất nước, văn hóa, cơ hội kinh doanh và môi trường khởi nghiệp của Việt Nam.
“VinUni đúng là cứu tinh của những du học sinh Cornell trong đại dịch”, Hoàng Minh và Trà Giang chia sẻ sau khi tham gia đoàn sinh viên Cornell khảo sát thực tế tại VinUni tuần đầu tháng 7. “Mình thấy khuôn viên và cơ sở vật chất của VinUni không thua kém gì Cornell.”
Theo GS. Rohit Verma- Hiệu trưởng Trường Đại học VinUni, học trực tuyến có nhiều lợi thế và đang được các trường trên thế giới áp dụng rộng rãi trong thời gian đại dịch. Nhưng hạn chế của giảng đường ảo là cách ly người học khỏi môi trường thực tế và các tương tác xã hội - yếu tố quan trọng giúp gia tăng trải nghiệm và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của sinh viên.
“Với ‘Study Away’, VinUni sẽ giúp các sinh viên Cornell có được những trải nghiệm đại học đúng nghĩa ngay cả trong đại dịch, thậm chí là hơn thế nữa”, GS. Rohit Verma chia sẻ.
Hợp tác bình đẳng, nâng vị thế giáo dục Việt Nam
Chia sẻ thêm về mô hình đào tạo quốc tế mang tính tiên phong tại Việt Nam, GS. Rohit Verma cho biết đây là chương trình hợp tác bình đẳng giữa VinUni và Cornell khi mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
“Với Cornell, VinUni là môi trường giáo dục với các tiêu chuẩn tương tự như tại Mỹ để họ có thể yên tâm gửi gắm sinh viên. Ngược lại, ‘Study Away’ sẽ góp phần tạo ra một môi trường đậm đặc nhân tài cho các sinh viên VinUni, để các em từng bước phát triển toàn diện thành các công dân toàn cầu”, GS. Rohit Verma nói.
Vị giáo sư được Cornell biệt phái đến VinUni theo chương trình hợp tác toàn diện giữa hai trường cũng cho biết mỗi năm có hàng nghìn sinh viên Cornell đăng ký học kỳ quốc tế ở ngoài nước Mỹ, nhưng rất ít sinh viên chọn Việt Nam. Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Cornell cũng như tại các đại học khác khá nhỏ bé, vì vậy, hình ảnh đại diện của Việt Nam còn tương đối mờ nhạt.
“Chương trình ‘Study Away’ sẽ mở ra một trang mới, đưa Việt Nam thành một điểm đến hấp dẫn với sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên của các trường đại học xuất sắc”, GS. Rohit Vermo kỳ vọng.
Theo các chuyên gia, dù tới đây dịch bệnh sẽ được dập tắt, sẽ có vắc-xin phòng Covid-19, nhưng đại dịch vừa qua đã thay đổi sâu sắc giáo dục đại học toàn cầu. Các chương trình hợp tác quốc tế cũng phải đổi mới, thay vì đi theo lối mòn trước đây.
Như trường hợp VinUni, đại học của Việt Nam đã chứng tỏ không hề thua kém môi trường giáo dục quốc tế. Với “Study Away”, đại học tinh hoa của Việt Nam đã tiên phong định vị mô hình đào tạo quốc tế mới, tạo nền tảng cho sự bình đẳng trong trao đổi sinh viên và học thuật lâu dài.
VinUni sở hữu thư viện kỹ thuật số rộng lên tới 4.000 m2 hoạt động 24/7, nơi các sinh viên học tập, làm việc nhóm, các dự án khởi nghiệp trong không gian tiện nghi và công nghệ cao.
“Các trường nên lựa chọn một vài đối tác để hợp tác chiến lược, vừa tập trung nguồn lực vừa tạo được đặc trưng riêng. Đặc biệt, trong hợp tác, bản thân các trường phải xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình”, PGS. Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nêu quan điểm.
Theo Bộ GD&ĐT, Việt Nam đang có gần 200.000 học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài. Cùng với đó, Việt Nam hiện đón khoảng 20.000 sinh viên quốc tế đến học tập. Nhu cầu tiếp nhận các chương trình đào tạo chất lượng cao của sinh viên ngày một tăng cùng chính sách ngày một thông thoáng đang thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giáo dục quốc tế tại Việt Nam.
“Bối cảnh dịch bệnh hiện nay là cơ hội để các trường trong nước và quốc tế kết nối, đưa ra chương trình đào tạo phù hợp và chất lượng thu hút lượng người học tiềm năng”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định trong Hội nghị “Thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam” do Bộ tổ chức trung tuần tháng 7 vừa qua.
Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, trong hợp tác quốc tế, không nên đặt vấn đề sinh viên vào nước này thôi nước kia mà cần tạo môi trường tốt nhất và chương trình đào tạo phù hợp nhất cho người học. Người học không phải chỉ sang nước ngoài mới là du học, cũng không nên chỉ du học tại chỗ theo kiểu full-program.
“Vấn đề không chỉ thuần túy là kiến thức, công nghệ mà là trao đổi văn hóa, lịch sử giữa thế hệ trẻ ở các nước khác nhau, hình thành những công dân toàn cầu”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết, thời gian qua, bên cạnh thu hút các trường lớn của ngước ngoài, đầu tư xây dựng 1 số đại học xuất sắc theo hướng phối hợp với các nước như Việt-Đức, Việt-Nhật,… Chính phủ cũng rất khuyến khích phát triển một số đại học tư thục ở theo mô hình của những trường đẳng cấp quốc tế như VinUni nhằm tạo diện mạo mới và nâng vị thế cho giáo dục đại học Việt Nam.
“Trường không chỉ có cơ sở vật chất vượt trội, quan trọng nhất là tiếp cận với các trường thứ hạng cao của thế giới để cùng chia sẻ cơ hội và đưa ra những chương trình đào tạo, nghiên cứu bậc cao. Đây là cách đi mà Chính phủ rất khuyến khích”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Minh Tuấn
">
Diện mạo mới trong mô hình đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Ồn ào giữa doanh nhân Phương Hằng và giới nghệ sĩ kéo dài hơn nửa năm.
Cùng thời điểm, luật sư đại diện vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên nộp 3 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền nhằm tố cáo đồng thời kiện dân sự doanh nhân Phương Hằng. Luật sư cho rằng, bà Hằng có hành vi vu khống, bịa đặt, đưa thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ca sĩ Thủy Tiên và gia đình.
Cuối tháng 9/2021, CSĐT Công an TP.HCM xác nhận đã nhận đơn tố cáo CEO Công ty Cổ phần Đại Nam từ NSƯT Trịnh Kim Chi. Theo đó, chị tố cáo bị bà Phương Hằng xúc phạm, thóa mạ đời tư; bày tỏ mong muốn pháp luật vào cuộc và đòi lại danh dự cho mình.
Tối 24/3, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng. Bà Hằng bị khởi tố về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, Công an TP.HCM đã ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng từ ngày 16/2 đến ngày 29/4 để phục vụ điều tra.
Từ tháng 5/2021 đến nay, Nguyễn Phương Hằng - Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam - là cái tên được nhắc nhiều hàng đầu trên mạng xã hội Facebook qua loạt livestream "bóc phốt" giới nghệ sĩ. Bà Hằng "réo" tên Hồng Vân, Hoài Linh, Việt Hương, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành, Thủy Tiên,... cùng hơn 30 nghệ sĩ khác. Điều đáng nói, doanh nhân này liên tục cung cấp thông tin tiêu cực không kiểm chứng về sự nghiệp và đời tư của loạt nghệ sĩ này. Mỗi livestream của bà Hằng thu hút hàng chục đến trăm nghìn người xem.
Mỹ Lê
Vy Oanh: 'Tôi sẽ theo đến cùng vụ kiện bà Phương Hằng'
Vy Oanh cho rằng, số tiền 1 tỷ đồng trong yêu cầu bồi thường không mang giá trị biểu đạt cho danh dự của cô. Nữ ca sĩ nói, nếu thắng kiện cô sẽ đem toàn bộ số tiền này đi làm từ thiện.
">
Trước khi bị bắt tạm giam, CEO Phương Hằng bị 5 nghệ sĩ tố cáo