您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Soi kèo phạt góc U19 Brunei vs U19 Việt Nam, 17h ngày 6/7
NEWS2025-04-27 17:24:37【Nhận định】1人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 06/07/2022 05:10 Kèo phạt góc ảnh thần bàiảnh thần bài、、
很赞哦!(7177)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Spartak Subotica vs Napredak, 22h00 ngày 24/4: Cửa trên ‘tạch’
- Voi có thể mất 500 lít nước mỗi ngày khi trời nóng
- Cảnh tượng rùng rợn trong trang trại xác chết bí mật
- Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch được tuyển sinh cả nước
- Nhận định, soi kèo TPHCM vs Hà Tĩnh, 19h15 ngày 25/4: Bắn hạ Chiến hạm đỏ
- Hack iPhone “chớp nhoáng” nhờ sạc nhiễm độc
- Món quà của cha tập 4: Thảo bị bà Thủy cạnh khóe ăn bám chị dâu giữa siêu thị
- Huế lên tiếng về chuyện nón lá bị 'cắm sừng': Nói vậy là làm tổn thương chữ Huế
- Nhận định, soi kèo FC Tokyo vs Gamba Osaka, 17h30 ngày 25/4: Tìm lại nụ cười
- Stylist Khúc Mạnh Quân: "Khi đi họp lớp, bạn bè tò mò về công việc của tôi"
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Borneo Samarinda, 15h30 ngày 25/4: Không thấy ánh sáng
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Hà Tĩnh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi số. Dự hội thảo có Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Phú Tiến; đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông; Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng, Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư; C06, Bộ Công an.
Phía địa phương có Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Võ Trọng Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu khẳng định, chuyển đổi số là một trong những nội dung trọng tâm hàng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Thời gian qua, được sự hỗ trợ tích cực từ Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số quốc gia, các doanh nghiệp, tập đoàn cung cấp nền tảng số, giải pháp số; sự tư vấn, định hướng chiến lược của các Tập đoàn, Tổng Công ty hàng đầu về chuyển đổi số như VNPT, Viettel, Mobifone, FPT…, nên Hà Tĩnh có được kết quả đáng ghi nhận.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đánh giá, hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành quy mô còn nhỏ lẻ, quản lý độc lập, phân tán, hiệu quả khai thác còn hạn chế. Một số sở, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm công tác chuyển đổi số. Theo Phó Chủ tịch Lê Ngọc Châu, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng năm 2022 Hà Tĩnh xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trên cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (tăng 22 bậc so với năm 2021); xếp thứ 28 về chỉ số cải cách hành chính; thứ 7 về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính. Đặc biệt, Hà Tĩnh đứng thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ cấp thẻ căn cước công dân và tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử.
Ngoài ra, các nhóm chỉ số khác cũng đều có sự tăng hạng với năm 2021: Nhóm chỉ số An toàn thông tin mạng tăng 28 bậc; Nhóm chỉ số Nhân lực số tăng 12 bậc; Nhóm chỉ số Hạ tầng số tăng 29 bậc; Nhóm chỉ số Nhận thức số tăng 25 bậc.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đậu Tùng Lâm mong muốn nhận được những giải pháp hữu ích, những kinh nghiệm, phương án mới, những mô hình triển khai chuyển đổi số hiệu quả, nhằm huy động các nguồn lực để triển khai chuyển đổi số toàn dân và toàn diện. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, mặc dù đã ban hành các cơ chế, chính sách và bố trí nguồn phục vụ quá trình chuyển đổi số, tuy nhiên hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành quy mô còn nhỏ lẻ, quản lý độc lập phân tán, hiệu quả khai thác ứng dụng còn hạn chế. Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh chưa cao, một số sở, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm công tác chuyển đổi số…
Từ thực trạng và những khó khăn của địa phương, Phó Chủ tịch Lê Ngọc Châu mong muốn Hà Tĩnh nhận được những giải pháp hữu ích, cách tiếp cận mới để các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh thực hiện nhiệm vụ, nâng cao bộ chỉ số DTI (chuyển đổi số) cấp tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Phú Tiến chia sẻ về chuyển đổi số trên ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tại hội thảo, các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ TT&TT, Bộ Công an, các tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp nền tảng số, giải pháp số và các chuyên gia, diễn giả đã chia sẻ nhiều tham luận về: Định hướng chuyển đổi số trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; Đảm bảo An toàn thông tin trong chuyển đổi số; VNPT đồng hành cùng công tác chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh; Chiến lược dữ liệu; Giải pháp nền tảng số… Đồng thời trao đổi, giới thiệu những mô hình thành công và những hình thức mới nhằm huy động nguồn lực để triển khai chuyển đổi số toàn dân và toàn diện.
Cũng tại hội thảo này, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Phú Tiến đã chia sẻ một số định hướng để nâng cao chỉ số chuyển đổi số ở Hà Tĩnh (DTI) trong thời gian tới.
Về chính quyền số, cần triển khai cổng dữ liệu mở, triển khai các nền tảng số. Về kinh tế số, cần tăng tỷ trọng kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn; thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số, nền tảng số; thúc đẩy số lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử.
Về xã hội số, cần triển khai cấp danh tính số, thúc đẩy tổ chuyển đổi số cộng đồng; tuyên truyền cho người dân về kỹ năng công nghệ thông tin...
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, phần mềm, giải pháp về chuyển đổi số Thông qua hội thảo, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Hà Tĩnh có cơ hội nắm bắt các giải pháp công nghệ số, tiếp cận các chuyên gia về công nghệ để được tư vấn, trải nghiệm.
Từ đó thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số, nhằm nâng cao năng lực quản lý, tối ưu hoá sản xuất, mở rộng thị trường và tạo ra nhiều giá trị mới.
Bạch Hân và nhóm PV, BTV">Hiện tại, 100% tổ dân phố, thôn, xóm, xã, phường, thị trấn ở Hà Tĩnh đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng; Tất cả các sản phẩm OCOP của các địa phương được đăng tải lên sàn thương mại điện tử tỉnh và của các doanh nghiệp; 100% Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử; 507 hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử; số lượng hóa đơn có mã ngành Thuế tiếp nhận và xử lý là: 721.568 hóa đơn; 100% hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, Global G.A.P, OCOP; có 544 sản phẩm được giới thiệu và bày bán trên sàn thương mại điện tử Hà Tĩnh, trong đó 416 sản phẩm tiêu biểu và các sản phẩm đặc trưng của Hà Tĩnh.
Toàn tỉnh hiện có trên 21.000 km cáp quang nội tỉnh, 3250 trạm BTS (3G, 4G) phủ sóng 99% khu vực dân cư, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của chính quyền, doanh nghiệp, người dân; 100% cơ quan đơn vị sử dụng gửi nhận văn bản điện tử, ký số, hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đề ra; 100% hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh đã phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ.
Chuyển đổi số Hà Tĩnh bước đầu mang lại nhiều lợi ích thiết thực
Hải Dương là 'điểm nóng' khi có nhiều ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Những ngày này, thầy và trò Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương cũng đang căng mình tham gia chống dịch Covid-19.
Để có được thông tin dịch tễ của từng bệnh nhân cung cấp cho tổ truy vết tại địa phương, Bộ Y tế đã chỉ đạo thành lập một “Sở Chỉ huy” đặc biệt hoạt động dưới sự phối hợp của các cơ quan ban ngành và đội ngũ chủ lực là các sinh viên từ trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Hơn 600 sinh viên năm thứ 3, 4 của trường được huy động. Trong đó, 150 sinh viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm. Các viên còn lại chia làm hai lực lượng, một cánh tỏa xuống các địa phương truy vết và một nhóm tập trung tại CDC Hải Dương truy vết các ca bệnh F0 điều tra dịch tễ liên quan, danh sách tiếp xúc gần chuyển xuống địa phương thực hiện cách ly.
Sinh viên lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: FB Khoa Xét nghiệm - Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương Sau khi các đối tượng lấy mẫu cộng đồng có thông tin về ca bệnh, tổ truy vết sẽ thực hiện truy vết dịch tễ, các đối tượng tiếp xúc gần và thống kê báo cáo, lập danh sách chuyển đi cho địa phương.
Các sinh viên lấy mẫu xét nghiệm Công việc có hôm kéo dài đến tối muộn Nguyễn Thị Thủy Tiên, sinh viên năm 4, khoa Xét nghiệm, cho hay công việc của nhóm Tiên khi tham gia chống dịch Covid-19 là hỗ trợ CDC Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm.
"Hằng ngày chúng e sẽ đi từ sáng đến tối khi hết mẫu. Thường là sáng 1 điểm lấy mẫu, chiều 1 điểm. Có buổi sáng thì có thể 1-2h mới xong, sau đó thay đồ bảo hộ ra và ăn cơm. Rồi lại di chuyển đến điểm khác lấy tiếp. Có những hôm, 10h đêm, Tiên và các bạn của mình mới có thể trở về nơi nghỉ. Tất cả đều theo sự phân công, sắp xếp từ CDC và bên Khoa Xét nghiệm".
Cũng theo Thủy Tiên, trước khi làm nhiệm vụ, sinh viên đều được tập huấn để bảo vệ bản thân, bảo vệ mọi người xung quanh và đảm bảo lấy đúng, lấy đủ mẫu bệnh phẩm.
Tận dụng thời gian ít ỏi khi nghỉ trưa ăn cơm, Tiên mới đi vệ sinh và chợp mắt.
Nguyễn Thị Thủy Tiên, sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tham gia chống dịch (Ảnh: NVCC) "Đây là hình ảnh sau 1 ngày lấy tới 6.000 mẫu xét nghiệm, chúng em cảm giác như gục ngã. Ảnh do thầy giáo Ngụy Đình Hoàn - giảng viên Khoa Xét nghiệm chụp lại" - Thủy Tiên chia sẻ. Không nghỉ Tết để phục vụ Bệnh viện dã chiến
Hôm 30/1, 19 sinh viên Điều dưỡng năm thứ 3 của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương cũng gia nhập đội chống dịch sau khi viết đơn tình nguyện không nghỉ Tết Nguyên đán. Nhiệm vụ của các em là khử khuẩn tại bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19.
19 sinh viên khoa Điều dưỡng năm thứ 3 của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tự nguyện không nghỉ Tết để chống dịch "Hơn 60 năm qua các thế hệ thầy và trò Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương luôn đoàn kết, không quản ngại khó khăn, gian khổ, chung sức, đồng lòng, dâng hiến quên mình cùng chính quyền và người dân Hải Dương trong kháng chiến chống Mỹ, trong trận lụt lịch sử năm 1971...đến nay là chiến dịch phòng chống dịch Covid-19.
Cùng một lúc những khó khăn, thách thức đối với thầy và trò nhà trường vừa tham gia điều tra dịch tễ, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm vừa tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19. Ngoài lực lượng bác sĩ, điều dưỡng, bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 hiện đang thiếu và rất cần nguồn lực phòng chống nhiễm khuẩn, vệ sinh khử khuẩn"- lãnh đạo nhà trường nhắn nhủ.
Phạm Anh Tú, sinh năm 2000 (quê ở Quảng Ninh) là trưởng nhóm 19 sinh viên Khoa điều dưỡng năm thứ 3.
Những sinh viên tham gia truy vết F0 ở Hải Dương Ngày 31/1, nhóm của Tú bắt đầu công việc được giao. Lúc này 5 bạn trong nhóm tham gia, một số bạn khác chưa thu xếp xong công việc nên tập trung muộn. Tới chiều nay (1/2), nhóm có thêm 4 bạn nữa.
"Bọn em phân công nhau, bạn ở khu Nhân viên, bạn ở khu Bệnh nhân, bạn ở khu Kiểm soát nhiễm khuẩn, bạn ở khu chất thải"- Tú kể.
Một ngày làm việc sẽ bắt đầu từ 6h sáng bắt đầu từ việc đi pha hóa chất, khử khuẩn dụng cụ, sau đó sẽ đi thu quần áo bẩn của bệnh nhân để giặt sạch, đi lấy rác bệnh nhân thải ra để đưa về nơi tập kết...
Tú cho hay, công việc không vất vả nhưng lần đầu mặc đồ bảo hộ nên ban đầu ai cũng cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.
"Có lúc em cảm thấy như mình không có đủ ôxy để thở nên mất nhiều sức. Mặc bộ đồ này chúng em bảo nhau hạn chế uống nước để hạn chế đi vệ sinh. Nếu "muốn" đi vệ sinh thì cố gắng cho tới giờ nghỉ..."- Tú thật thà chia sẻ.
Chia sẻ trên mạng xã hội, một giảng viên xúc động: "Tối hôm trước, lãnh đạo CDC Hải Dương báo cần 2 nhóm sinh viên cho 2 điểm Chí Linh, Kinh Môn đang nước sôi lửa bỏng. Cô trò thống nhất lên đường 1 ngày, nghỉ 1 ngày để lấy sức. Nhưng 5h sáng hôm sau điện thoại đã reo dồn dập, cần thêm gấp 1 số lượng sinh viên. Lại vội vàng kích hoạt các nhóm. Lúc này đa phần chúng còn mơ màng ngon giấc sau 1 ngày mệt nhoài. Chỉ một vài “chiến sĩ” thức giấc nhưng nhanh chóng chíu chíu “để em đi lùa các bạn”.
Thế mà chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, chúng hô hào nhau, 7h30 cô trò đã có mặt ở sân trường xếp hàng ngay ngắn. Có đứa còn hiện rõ sự mệt mỏi, ngáp vội vàng. Đứa nhồm nhoàm nhai nhanh chóng miếng bánh mì. Đứa hớt hải chạy đến: cô ơi hôm qua mệt em dậy muộn.
Xong 3 điểm đi, 11h trưa lại chuông điện thoại đổ dồn báo 1 công ty Chí Linh phong tỏa, nhanh chóng lấy 1.500 mẫu. 1 tiếng đồng hồ thống nhất cô trò chúng lại lên đường".
Minh Anh - Ngọc Diệp
Xúc động hình ảnh trẻ 4 tuổi mặc áo mưa đi cách ly tập trung
Những đứa trẻ 4 tuổi còn được bố mẹ ẵm bồng ở thị xã Kinh Môn, Hải Dương, phải đi cách ly tập trung xuyên Tết vì bạn cùng lớp dương tính với SARS-CoV-2.
">Sinh viên 'căng mình' truy vết F0 bệnh nhân mắc Covid
Cán bộ Phòng LĐ-TB &XH thành phố tuyên truyền cho đối tượng chính sách mở tài khoản nhận trợ cấp qua thẻ ATM. Ảnh: Thu Thảo
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, cho biết: Ngành đã quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.Hiện nay, 100% số CCVC cơ quan đều có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương và sử dụng thành thạo tin học văn phòng, các phần mềm ứng dụng; có kỹ năng tra cứu, tìm kiếm thông tin, văn bản quy phạm pháp luật trên mạng Internet phục vụ tốt công việc chuyên môn được giao.
Ngành đã tạo lập các chuyên mục và thực hiện việc cung cấp thông tin về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức trên Cổng thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ https://soldtbxh.sonla.gov.vn/. Ngoài ra, 100% các đơn vị trực thuộc cũng đã tạo lập, cung cấp thông tin lên Trang thông tin điện tử của đơn vị đúng quy định.
Thường xuyên cập nhật, đăng tải văn bản chỉ đạo điều hành của Sở và liên kết văn bản của Chính phủ, của Bộ LĐ-TB&XH và UBND tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của Sở để các tổ chức, cá nhân thuận lợi trong việc tìm hiểu thông tin về các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; phản hồi kịp thời, đầy đủ các ý kiến của công dân và doanh nghiệp theo lĩnh vực ngành được giao quản lý.
Trao đổi về lĩnh vực này, Chánh Văn phòng Sở LĐ-TB&XH, Trương Thái Hà chia sẻ: Cơ quan đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập, tạo tài khoản hòm thư điện tử công vụ cho công chức, viên chức trao đổi thông tin, công việc.
Triển khai có hiệu quả các phần mềm, ứng dụng số trong quản lý hoạt động chuyên môn, như: Hệ thống văn bản điều hành, một cửa điện tử, dịch vụ công, báo cáo nhiệm vụ UBND tỉnh giao; phần mềm kế toán - tài sản, kê khai thuế, cơ sở dữ liệu thanh tra, trẻ em, bảo trợ…
Hình thành nền tảng cơ sở dữ liệu thống nhất trong việc chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu để cập nhật dữ liệu trẻ em, đối tượng bảo trợ trên địa bàn toàn tỉnh vào phần mềm quản lý thông tin theo quy trình hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 187/KH-UBND, ngày 26/7/2023 triển khai chiến dịch “Chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em, đối tượng bảo trợ thực hiện Đề án 06”.
Hiện nay, UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành có liên quan đang triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra. Dự kiến đến ngày 30/11/2023, ngành Lao động sẽ hoàn thành chiến dịch.
Thường xuyên cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên hệ thống file excel. Đề xuất và tham mưu các nội dung xây dựng hệ thống điều hành và quản lý công tác giảm nghèo trong tỉnh, giúp cơ quan quản lý nhà nước và địa phương cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo hằng năm, thống kê thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; thống kê các chính sách hộ nghèo đã được hỗ trợ; phân tích dữ liệu hộ nghèo để xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách.
Triển khai thực hiện chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng trong tỉnh. Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, vận động các đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng mở tài khoản và nhận tiền trợ cấp hằng tháng qua tài khoản.
Tính đến hết tháng 7/2023, có 6/12 huyện, thành phố với 6.433 đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh mở tài khoản, chiếm 16,17%. Số đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng nhận tiền trợ cấp hàng tháng qua tài khoản lũy kế đến ngày 31/7/2023 là 7.657,86 triệu đồng. Riêng tháng 7 đã chi trả qua tài khoản cho 4.291 đối tượng, với số tiền 3.147,997 triệu đồng, đạt 10,36% trên tổng số tiền chi trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội và người có công trên địa bàn các huyện, thành phố.
Sở LĐ-TB&XH tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, tạo bước chuyển biến tích cực trong lề lối làm việc; gắn ứng dụng công nghệ thông tin với đẩy mạnh cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng thống nhất, đồng bộ các hệ thống thông tin.
Tăng cường trao đổi, sử dụng thông tin, tài liệu điện tử, hội nghị trực tuyến, nhằm giảm bớt văn bản giấy tờ. Triển khai các chương trình, dự án chuyển đổi số; bố trí kinh phí nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt cho công tác chuyển đổi số.
TheoHồng Luận(Báo Sơn La)
">Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ chuyên môn
Nhận định, soi kèo Kashima Antlers vs Nagoya Grampus, 17h00 ngày 25/4: Điểm tựa sân nhà
Theo Chiến lược, đến năm 2025, sẽ hình thành và phát triển các nền tảng số quốc gia cho báo chí. Chiến lược cũng nêu rõ các mục tiêu cụ thể cần đạt được của các giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030. Theo đó, tỷ lệ cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số sẽ đạt 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030.
Tỷ lệ cơ quan cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động cần đạt 50% vào năm 2025 và đến năm 2025 là 90%.
80% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số. Tỷ lệ này đến năm 2030 sẽ là 100%.
Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 30% cơ quan tăng doanh thu tối thiểu 20% vào năm 2025. Tỷ lệ cơ quan tăng doanh thu tối thiểu 20% vào năm 2030 là 50%.
Các mục tiêu khác cần đạt cho giai đoạn từ nay đến năm 2025 còn có: 100% cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành báo chí hoặc có khoa báo chí cập nhật các kiến thức, kỹ năng tác nghiệp trong môi trường báo chí số trong chương trình đào tạo cho sinh viên; 100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số báo chí.
Cũng đến năm 2025, 100% cơ quan báo chí điện tử có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên. Hình thành và phát triển các nền tảng số quốc gia cho báo chí.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Chiến lược đã vạch rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được tập trung triển khai thời gian tới, đó là: Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật; phát triển các sản phẩm báo chí số; phát triển các nền tảng số; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nền báo chí số phát triển mạnh.
Trong đó, về phát triển nền tảng số, sẽ xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí; xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số và truyền hình số quốc gia, nền tảng báo chí điện tử.
Cùng với đó, thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số…
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để tổ chức triển khai Chiến lược Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Bộ TT&TT cũng chủ trì thúc đẩy hình thành và phát triển các nền tảng số quốc gia cho báo chí; chủ trì và phối hợp xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; triển khai khảo sát, ghi nhận các mô hình chuyển đổi số báo chí, tối ưu hóa nguồn thu, tăng trưởng doanh thu…
Bộ GD&ĐT sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực báo chí và thông tin các trình độ của giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số.
Phó Thủ tướng: Báo chí phải trở thành hình mẫu trong giao tiếp, ứng xử văn hóa
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, mỗi sản phẩm báo chí phải bảo đảm yếu tố thẩm mỹ, giáo dục, đề cao tính nhân văn, trở thành hình mẫu trong giao tiếp, ứng xử văn hóa trong cộng đồng, nhất là trên môi trường số.">70% cơ quan báo chí Việt Nam sẽ đưa nội dung lên các nền tảng số
Hoàng Thùy tên đầy đủ là Hoàng Thị Thùy. Cô sinh ngày 15/3/1992 tại Thanh Hóa. Người đẹp là người con thứ 3 trong gia đình có 4 chị em gái. Gia đình Hoàng Thùy có hoàn cảnh khó khăn khi bố cô từng bị bệnh nặng, mẹ cô là trụ cột để gánh vác gia đình. Cô từng phải đạp xe thu mua hoa quả cho mẹ đi bán ở chợ.
Hoàng Thùy nổi bật với thân hình gầy gò cùng chiều cao vượt trội so với các bạn đồng trang lứa. Cũng vì chiều cao này mà cô hay bị bạn bè trêu chọc mỗi khi đến trường. Năm 19 tuổi, khi đang là sinh viên năm 2 của Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hoàng Thùy thử sức với chương trình Vietnam's Next Top Model 2011. Đến với Vietnam's Next Top Model cùng mong muốn thay đổi số phận, Hoàng Thùy được đánh giá là thí sinh luôn nỗ lực, không quản ngại khó khăn và lăn xả trong từng thử thách. Dù không có kinh nghiệm trước đó nhưng cô để lại nhiều ấn tượng cho ban giám khảo và khán giả bởi chiều cao tốt cùng gương mặt góc cạnh cá tính. Chiến thắng ở Vietnam's Next Top Model mùa thứ 2 đã giúp tên tuổi của Hoàng Thùy được biết đến nhiều hơn và cũng giúp cô có những bước đi đầu tiên trong con đường trở thành người mẫu chuyên nghiệp. Hoàng Thùy từng tâm sự rằng đây là quyết định liều lĩnh và là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của cô. Một năm sau, cô đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Top Model of the World ở Đức và lọt vào Top 15 cùng giải phụ Best Catwalk. Tên tuổi Hoàng Thùy nhanh chóng được biết tới trong làng thời trang Việt Nam khi cô thường xuyên được xuất hiện trên các tạp chí lớn cũng như trình diễn cho những nhà thiết kế có tên tuổi ở nước ta. Hoàng Thùy bắt đầu hành trình chinh phục các sàn diễn thời trang quốc tế bằng những thất bại. Cô một mình đi sang châu Âu, châu Mỹ casting, một mình đi xin việc tại các kinh đô thời trang hàng đầu như New York, London… nhưng nhiều lần trắng tay. Không nản chí, chân dài sinh năm 1992 tích cực trau dồi khả năng Anh ngữ cũng như kỹ năng của mình để ngày càng tiến bộ hơn. Sau nhiều nỗ lực thì thành công đã mỉm cười với Hoàng Thùy khi cô gặt hái được những thành tích đáng nể tại thị trường quốc tế. Một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của cô phải kể đến khi trở thành người mẫu Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Elle UK. Năm 2017, Hoàng Thùy được mời làm huấn luyện viên cho "Gương mặt thương hiệu - The Face Vietnam) cùng với Lan Khuê và Minh Tú. Cô khiến khán giả thích thú và đặt cho biệt danh "Tiến sĩ văn học" vì thường xuyên sử dụng ca dao, tục ngữ trong chương trình. Cùng năm đó, cô gây bất ngờ khi đăng kỹ tham gia Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Dù nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người hâm mộ nhưng cô vẫn bị nhiều ý kiến cho rằng không phù hợp với hình tượng của một nữ hoàng sắc đẹp. "Khi quyết định đi thi hoa hậu, mọi người đều cho rằng tôi quá táo bạo. Hồi thi Next Top và cho đến tận cuộc thi này, có rất nhiều mũi dùi hướng về tôi. Tôi bị nhiều người cười chê về vóc dáng, gương mặt, làn da hay từ chính hoàn cảnh sống. Bản thân tôi không có một gương mặt của hoa hậu nhưng tôi tin và chấp nhận bản thân. Mỗi thời kỳ sẽ có một gu khác nhau và mình phải bắt kịp cái gu đó. Ta cũng không thể cứ đi mãi theo những cái cũ được. So với thời kỳ trước, hình ảnh về hoa hậu cũng đã khác. Thùy nghĩ đây chính là bước ngoặt về quan niệm cái đẹp: Vẻ đẹp không theo một quy chuẩn nào cả", Hoàng Thùy tâm sự khi gặp những lời chê bai về mình. Với tinh thần đó cùng với sự cố gắng trong suốt cuộc thi đã giúp cho cô xuất sắc trở thành Á hậu 1 của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Danh hiệu Á hậu 1 là một kết quả hoàn toàn xứng đáng và cũng được xem là câu trả lời mà Hoàng Thùy dành cho những thắc mắc, hoài nghi về cô khi quyết định trở thành một nữ hoàng sắc đẹp. Sau khi trở thành Á hậu, Hoàng Thùy tích cực chăm chỉ tập luyện để có được thân hình quyến rũ hơn. Chân dài họ Hoàng tâm sự về những khó khăn mà cô gặp phải trong quá trình hoàn thiện thân hình của mình: "Để đạt được sự thay đổi như ngày hôm nay đều đó hoàn toàn không hề dễ dàng. Vì tôi đã từng bị mặc bệnh biếng ăn. Ăn vào là ói, uống nước bị đau đầu và đã làm việc là quên ăn. Và tôi đã phải tập ăn trong khoảng thời gian 2 năm đầu cực kỳ khó. Ngoài ra thể trạng của tôi rất yếu, ăn vào không hấp thu và không có cảm giác thèm ăn nếu không hoạt động. Nếu có ăn nhiều thì cũng không tăng được cân vì cơ thể đã quen với hình dạng cũ và trớ trêu hơn nữa là chỉ tăng ở bụng". Ngày 6/5, Hoàng Thùy nhận được quyết định từ BTC Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam việc đề cử cô đi thi Miss Universe 2019 (Hoa hậu Hoàn vũ 2019). Nói về niềm vui này, Hoàng Thùy bật khóc và nói: "Đây là điều mà tôi đã mong đợi này rất lâu rồi, ngày hôm nay được công bố, dù chỉ là bước đầu nhưng tôi nghĩ rằng sẽ phải cố gắng hết sức để hoàn thành giấc mơ của mình". Bên cạnh sự xúc động, Hoàng Thùy cũng cho thấy sự quyết tâm mạnh mẽ khi được đại diện Việt Nam thi Miss Universe 2019. Để chuẩn bị cho việc này, dù chỉ trong quá trình được xem xét, Hoàng Thùy đã không ngừng tập luyện để thay đổi vóc dáng, cô cùng ê-kip liên tục thử nghiệm các phong cách phù hợp sao cho mang lại hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất. Câu chuyện của Hoàng Thùy nằm ở niềm tin vào bản thân và lựa chọn hướng đi khác so với quy chuẩn. Đây là một hình mẫu đi lên từ chính niềm tin về thành công dù không có bước đệm vững chắc từ gia đình. Hành trình học hỏi, rèn luyện và thay đổi bản thân từ một cô bé nghèo tới khi trở thành đại diện của Việt Nam ở Miss Universe 2019 của Á hậu Hoàng Thùy đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ. Hải Bình
Á hậu Hoàng Thùy được đề cử tranh tài tại Miss Universe 2019
- Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Hoàng Thùy được đề cử trở thành đại diện Việt Nam chinh chiến ở đấu trường Miss Universe năm nay.
">Hoàng Thùy: Từ cô gái nghèo tới đề cử thi Hoa hậu Hoàn vũ 2019
- Lời giải tham khảo môn toán mã đề 121 tốt nghiệp THPT quốc gia 2017. Cập nhật đáp án tốt nghiệp THPT quốc gia môn toán của Bộ GD-ĐT năm 2017 nhanh nhất trên báo VietNamNet.
Đáp án đề thi toán tốt nghiệp THPT quốc gia 2017 tất cả các mã đề
Lời giải tham khảo môn toán mã đề 121 tốt nghiệp THPT quốc gia 2017.
1.A 2.D 3.A 4.A 5.C 6.C 7.B 8.A 9.D 10.C 11.C 12.C 13.B 14.B 15.C 16.B 17.C 18.A 19.A 20.C 21.D 22.C 23.B 24.C 25.B 26.A 27.B 28.B 29.C 30.A 31.A 32.C 33.B 34.A 35.B 36.D 37.A 38.D 39.B 40.A 41.A 42.A 43.B 44.B 45.A 46.B 47.A 48.D 49.A 50.B Chiều 22/6, 866.000 thí sinh trên cả nước làm bài thi môn toán. Năm nay, lần đầu tiên môn toán được làm bài theo hình thức trắc nghiệm.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT sẽ phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Các thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể chọn dự thi cả bài thi Ngoại ngữ, điểm bài thi này để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Để xét tuyển ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, các đơn vị hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh vào ngày 07/7/2017.
Công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 14/7/2017.
• BAN GIÁO DỤC
">Đáp án môn toán mã đề 121 tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017