Với mục tiêu nâng cao vai trò,ươngmặtphụnữkhởinghiệpthôthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia brasil quyền năng của phụ nữ trong thời đại 4.0, thực hiện đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” của Thủ tướng Chính phủ, tranh thủ mọi nguồn vốn từ trong nước và quốc tế hỗ trợ phụ nữ khởi nghiêp, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam triển khai dự án đào tạo khởi nghiệp thông minh dành cho phụ nữ.
5 năm qua, từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2023, dự án đã tập trung hỗ trợ chủ yếu cho phụ nữ đến từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, trong đó tập trung vào vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhiều người là dân tộc thiểu số nâng cao kiến thức về khởi nghiệp và kỹ năng quản lý kinh doanh cho phụ nữ; phát triển các ý tưởng kinh doanh khả thi cũng như hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường kinh doanh.
Từ các khóa học tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, nhiều học viên đã xây dựng và phát triển thành công ý tưởng khởi nghiệp của riêng mình, nâng cao thu nhập cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Kết quả tốt nhất qua 5 năm triển khai dự án là sau khóa học, các học viên đã biết cách xây dựng kế hoạch kinh doanh của riêng mình. Nhiều trường hợp đã tham gia các cuộc thi ý tưởng kinh doanh cấp tỉnh/trung ương và giành nhiều giải thưởng lớn.
Chặng đường 5 năm của dự án là sự nỗ lực phát triển doanh nghiệp không ngừng nghỉ của khoảng 900 học viên. Ba doanh nghiệp tiêu biểu được được vinh danh tương ứng với 3 giải thưởng tại hội nghị.
Giải thưởng vinh danh phụ nữ khởi nghiệp bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống được trao cho bà Tải Thị Mai (Hà Giang) với sản phẩm dệt thổ cẩm.
Giải thưởng vinh danh phụ nữ khởi nghiệp tấm gương tiêu biểu là bà Lý Thị Niên – Giám đốc Hợp tác xã bún phở.
Giải thưởng vinh danh phụ nữ khởi nghiệp vì môi trường được trao cho bà Nguyễn Thị Hoài (Ninh Bình) với sản phẩm hương an toàn, thuần tự nhiên.
“Có thể nói dự án đào tạo khởi nghiệp thông minh cho phụ nữ đã tận dụng nguồn hỗ trợ từ tổ chức quốc tế, giúp phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc mở rộng kiến thức, khích lệ tinh thần tự tin để họ có thể đối mặt với thách thức, vượt ra khỏi vùng an toàn.
Bằng cách này, chương trình không chỉ mang lại những kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp mà còn góp phần thay đổi tư duy, mở rộng các cơ hội để có thể vươn xa hơn nữa trong cuộc sống và sự nghiệp”, PGS.TS. Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại hội nghị.