您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Truyện [Liêu Trai Đồng Nhân] Hữu Xu
NEWS2025-02-23 19:33:04【Thế giới】7人已围观
简介Hữu Xu chết,ệnLiêuTraiĐồngNhânHữ24h com vn chết bất ngờ không kịp đề phòng.Năm ấy mạt thế buông xuốn24h com vn24h com vn、、
Năm ấy mạt thế buông xuống, cậu mới vừa tròn chín tuổi, đi theo cha mẹ khoa học gia đầu phục căn cứ Bàn Long. Phương hướng nghiên cứu của cha mẹ cậu là y dược học, mặc dù ở Hoa quốc không nổi danh thế nào, nhưng đối với cao tầng căn cứ đang nóng lòng nghiên cứu chế tạo ra vắc-xin phòng bệnh kháng virus tang thi mà nói thì còn có chút tác dụng, cho nên gắng gượng mà thu nhận bọn họ. Cha mẹ không có dị năng, học thức cũng không tính là đứng đầu, chỉ có thể làm trợ thủ cho người phụ trách phòng thí nghiệm, một ngày ba bữa cơm cũng khó có thể kiếm được. May mắn chính là, năm Hữu Xu mười tuổi kích phát dị năng, là dị năng giả nhỏ tuổi nhất đã biết của Hoa quốc.
Mới đầu cao tầng căn cứ rất xem trọng cậu, sau khi biết được dị năng của cậu là “siêu não”, không có bất cứ tính công kích gì, nhiệt tình kia trong nháy mắt liền biến mất. Cái gọi là “siêu não” chính là người khai phá não bộ siêu cấp, là một loại dị năng tinh thần lực, nhưng ngoại trừ chỉ số thông minh cao hơn xa xa người thường, thì gần như không có chỗ nào đặc biệt, không thể dùng tinh thần lực khống chế tang thi hoặc nhân loại, cũng không thể chế tạo ảo giác. Nếu là ở niên đại hòa bình, đầu óc thông minh tuyệt đỉnh thường có thể khiến cho một người đạt được thành công thật lớn, nhưng ở mạt thế, nó còn không thực dụng bằng đầy người cơ bắp. Cha mẹ trông cậy dựa vào con trai ăn một bữa cơm no vô cùng thất vọng, nhưng Hữu Xu lại một chút cảm giác cũng không có. Trước mạt thế, cậu ở trường học chính là nhân vật cấp học thần, sau khi khai phá ra siêu não thì năng lực tư duy chỉ nhanh hơn bình thường hai ba giây, cũng không có biến hóa gì lớn. Chuyện mỗi ngày cậu lo lắng nhất là đói bụng, trong đầu ngoại trừ “tìm đồ ăn”, thật sự không thể suy xét cái khác.
Cậu không có từ bỏ học tập, thường xuyên trà trộn vào phòng thí nghiệm quan sát khoa học gia làm thí nghiệm, hy vọng chờ mình học được, cũng có thể ở trong phòng thí nghiệm công tác, nếu như có thể trở thành người phụ trách hạng mục nào đó vậy thì càng tốt hơn, từ nay về sau cũng không cần vì đồ ăn mà phát sầu nữa. Như thế, cậu một bên trộm học, một bên làm chân chạy vặt trong phòng thí nghiệm, miễn cưỡng kiếm cái ấm no. Bởi vì cấu tạo đầu óc của cậu khác hẳn với người thường, học cái gì cũng đặc biệt nhanh, bản thuyết minh thực nghiệm thiết bị nhìn một lần liền hiểu, nhìn hai lần có thể tháo dỡ, nhìn ba lần có thể cải tiến, chậm rãi lại trở thành thợ chuyên sửa chữa của phòng thí nghiệm, ngẫu nhiên còn giúp quản lý hậu cần, tài vụ, nội vụ vân vân, có thể nói là “một khối gạch của căn cứ Bàn Long, chỗ nào cần liền chuyển qua chỗ đó”.
Thật vất vả chịu đựng đến mười lăm tuổi, Hữu Xu cảm thấy mình có đầy đủ tư cách trở thành nhân viên nghiên cứu khoa học, vì thế đưa thư xin đổi công việc cho người phụ trách. Đang lúc cậu tích cực chuẩn bị cuộc thi nhập chức, tang thi triều đến, căn cứ Bàn Long toàn quân bị diệt. Làm một dị năng giả siêu não đầu óc đặc biệt phát triển, tứ chi đặc biệt đơn giản, huyết mỏng da giòn, vừa cào liền chết, Hữu Xu ngay cả kêu một tiếng cũng không kịp liền chết dưới vuốt của một tang thi hệ kim, trước khi lâm chung suy nghĩ duy nhất là —— thiếu chút nữa là có thể ăn một bữa cơm no rồi!
Khi Hữu Xu tỉnh lại phát hiện mình đang ở trong một bình chứa chật hẹp tràn đầy nước ấm, chất liệu của bình chứa vô cùng đặc biệt, không phải gốm sứ cũng không phải kim loại, ngược lại giống như một loại sinh vật, sờ lên mềm mềm, còn có độ ấm. Cậu muốn nhìn hoàn cảnh xung quanh một cái, tìm ra biện pháp thoát vây, nhưng bất luận như thế nào cũng không mở mắt ra được, miệng cũng không thể nói chuyện, chỉ có tứ chi ngẫu nhiên có thể co duỗi một chút. Trong không gian bịt kín có hai tiếng tim đập, một tiếng là chính mình, còn một tiếng cách rất gần, thình thịch, thình thịch, thình thịch, từng tiếng từng tiếng một vang ở bên tai.
Không cảm thấy đói, cũng không cảm thấy khát, toàn thân cao thấp ấm dào dạt đến hết sức thoải mái, Hữu Xu liền nghe tiếng tim đập cực giàu quy luật này tiến vào mộng đẹp. Đây là giấc ngủ có cảm giác thoải mái nhất của cậu từ khi mạt thế tới nay, cũng không biết trải qua bao lâu, chất lỏng ấm áp bắt đầu xói mòn, bình chứa cũng liều mạng co rút lại, chen cậu ra bên ngoài. Cậu cũng không bối rối, theo cỗ áp lực kia chui ra ngoài. Bỗng nhiên, có một dòng khí cực kỳ âm hàn thấm vào tứ chi bách hài, di chuyển đến chỗ nào, chỗ đó liền mất đi tri giác. Hữu Xu cảm giác dòng khí lạnh này thực không bình thường, như là đang cùng mình tranh đoạt quyền khống chế thân thể. Đơn giản cậu là một dị năng giả siêu não, tuy rằng tinh thần lực không có tính công kích, nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, đoạt lại thân thể vẫn là dễ dàng. Khi dòng khí lạnh xâm nhập da đầu, ý đồ chiếm cứ đại não, cậu khống chế tinh thần lực hung hăng đánh tới dòng khí lạnh.
Một cơn đau đớn bén nhọn bùng nổ trong đại não, rồi lại giây lát lướt qua, thực nhanh, Hữu Xu liền cảm thấy một đôi bàn tay to kéo lấy mắt cá chân, xách ngược chính mình lên, bốp bốp đánh mông hai cái. Cậu kinh sợ, miệng vừa mới mở ra, phát ra cũng không phải chất giọng réo rắt trầm thấp của thiếu niên, mà là tiếng khóc nỉ non của trẻ nhỏ…
Chuyển thế đầu thai à? Hữu Xu bỗng nhiên cái gì cũng hiểu rõ, chỉ không biết dòng khí lạnh kia rốt cuộc là cái gì.
Bốn tháng sau, Hữu Xu nằm trong nôi, nhìn chằm chằm xà nhà trên đỉnh đầu ngẩn người. Bây giờ cậu có thể nhìn thấy đồ vật, cũng có thể nghe thấy âm thanh, nhưng dây thanh vẫn chưa phát dục, bởi vậy vẫn chưa thể nói chuyện. Cậu thuộc loại người chỉ số thông minh siêu cao, chỉ số EQ lại thấp, bởi vì trong đầu tự hỏi rất nhiều thứ, nhỏ từ hạt hợp thành nano, lớn đến vũ trụ nổ tung cùng bành trướng, rất nhiều lý luận chiếm cứ phần lớn năng lực tư duy, dẫn đến cậu hành động chậm chạp, phản ứng trì độn, nhìn qua không giống một dị năng giả siêu não, ngược lại giống một đứa ngốc. Cho nên căn bản cậu không cần ngụy trang, bộ dạng ngơ ngơ ngác ngác giống hệt đứa nhỏ không biết chuyện.
Hữu Xu rất biết thích ứng trong mọi hoàn cảnh, thấy đủ đạo lý vui buồn, có thể rời khỏi mạt thế, ai không nguyện ý chứ? Võ mồm của cậu không lanh lợi ra sao, cũng không có chí hướng lớn gì, có thể an an tĩnh tĩnh còn sống là đủ, tuy rằng ngẫu nhiên sẽ nhớ cha mẹ đời trước, nhưng nghĩ đến bọn họ có khả năng đã chuyển thế đầu thai, không cần nhẫn nhục chịu đói, cũng liền vì bọn họ mà cảm thấy cao hứng.
很赞哦!(46299)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2: Nỗi buồn tiếp diễn
- Google âm thầm thử nghiệm công cụ tương tự ChatGPT
- Nghi vấn học sinh lớp 1 chấn thương mắt do bị cô chủ nhiệm đánh
- Ông Phùng Tuấn Đức rời Gojek Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Mohammedan vs Jamshedpur, 21h00 ngày 20/2: Khó tin cửa dưới
- Thương hiệu concert Hà Anh Tuấn mất giá
- Nhà bà Nữ lập kỷ lục mới, Trấn Thành hỏi khán giả 500 tỷ có quá đáng lắm không?
- Điểm trúng tuyển ĐH Quảng Nam, Hoa Sen
- Soi kèo phạt góc PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2
- 12 học sinh tiểu học bị chó cắn trong trường
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2: Nhấn chìm đội khách
Tuy nhiên, trong tổng số 20 phòng học trường hiện có chỉ 8 phòng sử dụng được, 12 phòng còn lại xuống cấp trầm trọng.
Cổng Trường Tiểu học Hộ Độ Thầy trò nhà trường luôn học tập, giảng dạy trong tình trạng lo sợ gạch vữa rơi trúng đầu, vì trần bong tróc từng mảng lớn, hệ thống cột chịu lực nứt nẻ, không đảm bảo an toàn.
Chị N.T.T.A., một phụ huynh lớp 3, lo ngại: “Mỗi sáng tôi đưa con đến lớp rồi đi làm, chiều tối mới đón về được, nhưng ngày nào tôi cũng mang tâm trạng lo con gặp nạn tại trường vì lớp học quá xuống cấp”.
Trưởng Tiểu học Hộ Độ đạt chuẩn mức 2 nhưng nhiều phòng học đã xuống cấp trầm trọng Hệ thống dây điện rườm rà treo trên đầu học sinh Mỗi lớp lắp 1 hộp điện sơ sài, rất nguy hiểm Mặc dù các phòng học xuống cấp nhưng nhà trường vẫn phải sử dụng. Ngoài ra, trường còn phải mượn thêm phòng thư viện, phòng tin học, văn phòng… mới đủ chỗ cho học sinh.
Đặc biệt, nguy hiểm hơn là hệ thống điện ở các lớp học, dọc hành lang rất sơ sài, đe dọa đến tính mạng của học sinh trong trường.
Cột xi măng chịu lực bong toác, nứt nẻ đáng lo ngại Trần nhà bong tróc ở dãy hành lang Những tấm gạch sau một năm gia cố lại, chạm nhẹ tay đã bong toác Ông Lê Đức Dũng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hộ Độ, cho biết trường xây dựng đã lâu. Hơn nữa, khi hỏng hóc phải gia cố, sửa sang lại thì thiếu sự giám sát chặt chẽ của cấp quản lý.
“Tôi mới về giữ nhiệm vụ tại đây. Hiện không còn phòng cho học sinh học. Các em phải học trong các lớp học xuống cấp, hệ thống điện sơ sài khiến tôi thật sự lo lắng”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, hiện dãy nhà 12 lớp học hỏng hóc nghiêm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Gạch nền bong tróc lỗ chỗ Gạch vỡ ở khu vực bảng viết Trường học đạt chuẩn nhưng có thể đổ sập bất cứ khi nào Hiện trường đã gửi tờ trình lên địa phương xin hỗ trợ xây lại lớp học nhưng vẫn chưa được đáp ứng vì lý do kinh phí.
“Tôi đã gửi tờ trình xin hỗ trợ xây dựng lại lớp học. Vừa rồi có một đơn vị tư vấn về để kiểm tra, cho 1,5 tỷ đồng để sửa lại phần lớp học bị hư hỏng nhưng tôi nói thẳng rằng dãy nhà này buộc phải xây dựng lại chứ xuống cấp quá, tu sửa không ổn, sợ đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Sửa năm này sang năm nó lại hỏng thì sửa để làm gì”, Hiệu trưởng nhà trường nói.
Thiện Lương
Ngỡ ngàng những trường mầm non "trong mơ" ở Quảng Ninh
Những trường mầm non khiến người xem ngỡ ngàng về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, khang trang đang mọc nhiều dần lên ở các vùng thôn quê, miền núi.
">Vừa học vừa lo gạch rơi trúng đầu, thầy trò trường chuẩn kêu cứu
Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk phát biểu về các vấn đề liên quan chất lượng sầu riêng (Ảnh: Thúy Diễm).
Nữ Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk dẫn chứng, trong mùa mưa, có vườn vẫn được thương lái trả 80.000-100.000 đồng/kg nhưng vườn kề bên cạnh chỉ được trả khoảng 30.000 đồng/kg, thậm chí dừng mua.
"Từ thực tế cho thấy, nông dân cần phải thay đổi tư duy, không thể mạnh ai nấy làm mà phải tham gia vào hợp tác xã, thấy được tầm quan trọng của sự liên kết, của việc học tập khoa học kỹ thuật.
Cần kết hợp chặt chẽ giữa nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nông và nhà kinh doanh. Mùa vụ năm nay, nhiều nông dân đã thấy được sức mạnh của việc mua chung bán chung và việc phải làm sầu riêng tử tế mới tồn tại được", bà Trinh nhấn mạnh.
Cũng theo bà Trinh, mùa thu hoạch sầu riêng năm 2023, trên địa bàn huyện Krông Pắk có tình trạng tranh mua, tranh bán, bẻ cọc, bội tín giữa nông dân - doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp - doanh nghiệp…
Việt Nam chính thức được xuất khẩu sầu riêng cấp đông sang Trung Quốc (Ảnh: Thúy Diễm).
Có việc nhiều người không hiểu biết gì về sầu riêng cũng xây kho, cũng xuất khẩu và cả những doanh nghiệp gian dối với mã vùng trồng, gian dối trong đóng gói. Những đơn vị này đã dần bị loại ra khỏi vòng tròn chất lượng.
Do đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk mong muốn cả hệ thống chính trị cùng phải vào cuộc, phải có các chế tài xử lý những nông dân, những doanh nghiệp làm không đúng dẫn đến việc đưa sầu riêng kém chất lượng ra thị trường và phải có những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể về ngành hàng sầu riêng.
Đặc biệt, cần xử lý nặng những doanh nghiệp vi phạm, thậm chí là cấm vĩnh viễn xuất khẩu.
Tin vui được xuất khẩu sầu riêng cấp đông sang Trung Quốc
Cũng tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, thông tin về việc Trung Quốc vừa đồng ý nhập khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam vào thị trường này.
Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk nói về tin vui được xuất khẩu sầu riêng cấp đông sang Trung Quốc (Ảnh: Thúy Diễm).
Ông Hà cho biết, đây là tín hiệu rất vui thúc đẩy ngành hàng sầu riêng phát triển mạnh mẽ. Địa phương đang chờ các hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai trong thời gian tới.
"Xuất khẩu sầu riêng tươi quá trình trải qua nhiều khâu, phải lựa chọn rất cẩn thận từ mẫu mã, kích cỡ… tốn kém trong chi phí vận chuyển. Trung bình xuất khẩu 3 container quả sầu riêng tươi chỉ được 1 container sầu riêng múi. Việc được xuất khẩu sầu riêng cấp đông sẽ mở ra nhiều cơ hội tốt", ông Hà cho hay.
Cũng theo ông Hà, để xuất khẩu được sầu riêng cấp đông cần phải đầu tư các kho đông, các xe vận chuyển đảm bảo chất lượng, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn của đối tác… Do đó, đây sẽ là câu chuyện của năm 2025 và sẽ phát triển mạnh về sau.
Về định hướng phát triển sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thêm, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Sở tham mưu đề án phát triển ngành hàng phát triển sầu riêng bền vững gồm 3 nhóm vấn đề.
Đầu tiên đó là tầm quan trong của quy hoạch vùng trồng sầu riêng. Phải xác định vùng trọng điểm, vùng không trọng điểm và vùng không trồng được sầu riêng. Việc này nhằm tránh tình trạng phát triển sầu riêng ở những khu vực không phù hợp sẽ rủi ro, thiệt hại.
Tiếp đến là việc đầu tư xây dựng đồng bộ (đường, điện, hạ tầng logistics…) cho vùng trọng điểm trồng sầu riêng.
Thứ 3 là việc nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm với sầu riêng; kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng; các tiêu chuẩn vệ sinh khác để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Về phía huyện Krông Pắk, sau khi có nghị định thư xuất khẩu sầu riêng cấp đông sang Trung Quốc, huyện đã trao đổi với các cấp mong muốn nếu được sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng, đăng cai việc xuất khẩu kho sầu riêng cấp đông đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc.
"Chúng tôi khát khao xây dựng huyện Krông Pắk là thủ phủ sầu riêng và khi đến với huyện, mọi người sẽ được thưởng thức sầu riêng cùng các sản phẩm liên quan sầu riêng chất lượng nhất. Phía huyện đang nỗ lực, phấn đấu để đạt được mục tiêu này", bà Ngô Thị Minh Trinh mong muốn.
Lễ hội sầu riêng Krông Pắk sẽ diễn ra ngày 31/8-2/9 với 12 chuỗi hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.
">Nghịch lý sầu riêng người bán mỗi ký cả trăm nghìn, kẻ bán không ai mua
Những ngày cả nước chung tay chống dịch, diễn viên Kim Thư quyết định biến nhà hàng thành nơi chứa rau, củ, quả giúp đỡ người dân ở khu vực phong tỏa, góp chút vào công cuộc chống dịch Covid-19.
"Khi mới bắt đầu làm từ thiện, tôi chỉ định quyên tặng vài tấn gạo thôi. Thế nhưng, khi thấy người dân dưới quê cầu cứu đầu ra cho nông sản, kiếm chút lời nên tôi mua lại nông sản và tặng lại cho người dân TP.HCM đang thiếu thốn rau, củ, quả. Nhiều bạn bè đã tin tưởng gửi tiền để tôi giúp đỡ người dân trong các khu vực bị phong tỏa, các bếp ăn từ thiện và gửi tặng nhiều bình oxy và thiết bị cho các cơ sở y tế" - Kim Thư chia sẻ về lý do bắt đầu công việc thiện nguyện.
Chia sẻ với VietNamNet, Kim Thư cho biết ban đầu hơi xấu hổ vì việc làm thật nhỏ bé nhưng tâm niệm làm từ thiện xuất phát từ cái tâm, khả năng tới đâu tặng tới đó.
Cụ thể trong tháng 7, Kim Thư tự bỏ tiền túi mua 2 tấn rưỡi gạo tặng người dân. Cô cho biết sẽ tiếp tục gửi tặng 3 tấn gạo cho TP.HCM trong tháng 8. Tiền được bạn bè đóng góp, những khoản thu chi mua đồ hỗ trợ luôn được nữ diễn viên công khai minh bạch trên trang cá nhân.
Từ khi bùng dịch đến nay, nhà hàng đóng cửa song Kim Thư vẫn 3 lần hỗ trợ lương cho nhân viên. Kim Thư cho biết: "Các em đã sát cánh bên tôi được 4 năm, tôi hiểu từng hoàn cảnh. Nhân viên được ăn uống tại nhà hàng, có lương nhưng phải chăm lo cho gia đình ở quê. Hỗ trợ nhân viên giống như việc tôi đang giúp đỡ bà con. Tôi trích ra, đầu tiên là hỗ trợ 70% lương cho đợt giãn cách đầu tiên, sau 15 ngày tôi lại tiếp tục hỗ trợ 50%, đợt thứ 3 là 30%.
Mùa giãn cách, nhà hàng không hoạt động nên không có doanh thu nhưng đó là tấm lòng của tôi. Thời gian giãn cách kéo dài đến 15/9, tức là còn một tháng nữa, vì vậy tôi quyết định hỗ trợ thêm 30% nữa cho các bạn ấy. Thời gian đầu làm từ thiện, dù các em vẫn có phát lương song tôi vẫn cho gạo, rau, mì vì tôi hiểu sự thiếu thốn đi ở trọ. Tôi tâm sự với nhân viên, mong các bạn ấy cố gắng, tiếp tục tuân thủ Chỉ thị của nhà nước. Sức khỏe là quan trọng nhất, khi hết dịch vẫn có thể cày cuốc được".
Từng trải qua nhiều biến cố, Kim Thư cảm thấy may mắn khi được khán giả thương, khách hàng ủng hộ. Người đẹp nghẹn ngào vì hiểu những hoàn cảnh khó khăn và muốn được san sẻ tấm lòng của chính mình.
Kim Thư bày tỏ: "Tôi đã từng trải qua nhiều biến cố, có thể là tận cùng của sự kham khổ. Tôi có công việc, được khán giả thương, khách hàng ủng hộ, may mắn hơn những người mất việc làm, đang phải ùn ùn kéo về quê vì không có kế sinh nhai.
Tôi dám chắc trong những người đó, có ít nhất một người từng là khán giả của tôi, từng bỏ 50 nghìn đồng ủng hộ tôi một vé phim. Vì vậy, tôi còn sức khỏe, còn làm được là sẽ không chết đói. Trong mùa dịch, sự sống thật mong manh, mình không nói trước được điều gì. Vì thế, tôi chỉ có thể làm hết sức mình. Còn có sức khỏe, còn được mọi người tin yêu là còn sống tốt và công việc sẽ hồi phục".
Kim Thư sinh năm 1978, từng tham gia nhiều bộ phim như: Đẻ mướn, Khi đàn ông có bầu... Kim Thư từng chia sẻ rằng cô ra đi với hai bàn tay trắng, mọi tài sản trước đó đều để lại giúp chồng cũ Phước Sang trả nợ, và chấp nhận bươn chải làm đủ mọi nghề để trang trải cuộc sống. Báo chí nhiều lần đưa tin mẹ con Kim Thư liên tục bị các chủ nợ đe dọa, chửi bới và uy hiếp. Cuối năm 2012, nữ diễn viên sinh năm 1978 thừa nhận đã ly dị Phước Sang.
Vận chuyển rau củ quả vào nhà hàng của Kim Thư:
Thanh Nhàn
Sao ‘Vị đắng tình yêu’ ngày ấy: Người lấy chồng tỷ phú, kẻ giải nghệ
Sau 31 năm kể từ khi lên sóng, các diễn viên từng tham gia Vị đắng tình yêu đều có những lối đi và hoàn cảnh sống khác nhau.
">Diễn viên Kim Thư nói về 'sứ mệnh' đặc biệt khi Sài Gòn bùng dịch
Nhận định, soi kèo U20 Indonesia vs U20 Yemen, 18h30 ngày 19/2: Những người khốn khổ
Dạy con sai cách, trẻ sẽ cảm thấy không được yêu thương và lắng nghe. Khi lớn lên, đứa trẻ sẽ phải chịu sự căng thẳng, lo lắng và sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích. Những sai lầm dưới đây của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Khiến con sợ nhưng yêu cầu phải yêu cha mẹ
Đối với cha mẹ có đặc điểm này, trẻ thường phải đoán tâm trạng của cha mẹ thông qua âm thanh của tiếng chìa khóa rơi hay tiếng bước chân. Chúng luôn phải ở trong trạng thái sợ hãi và e dè. Những cha mẹ này thường cảm thấy bị xúc phạm nếu hành động tử tế của họ bị nghi ngờ. Họ thường nói những câu: “Bố/ mẹ đã làm mọi thứ vì con mà con lại cư xử như thế đấy!”
Bắt chia sẻ mọi thứ nhưng không trao quyền cho con
Ở một số gia đình, cha mẹ bắt con cái cùng chia sẻ trách nhiệm. Ví dụ khi thấy bố uống nhiều rượu, đứa trẻ sẽ tin rằng chính vì mình chưa ngoan nên bố phải uống rượu để bình tĩnh lại. Sau này, trẻ cũng sẽ bị kéo vào những lùm xùm của người lớn, bị bắt phải nghe những than phiền của cha mẹ, làm quen với những tình huống phức tạp và phải học cách đặt mình vào vị trí của cha mẹ, giúp đỡ, khoan dung và an ủi. Trong những trường hợp này, trẻ thường không có quyền bày tỏ suy nghĩ của mình.
Kỳ vọng con là người giỏi nhất nhưng coi thành tích là điều hiển nhiên
Nhiều cha mẹ luôn muốn con đạt thành tích cao nhất. Tuy nhiên những thành tích ấy của trẻ lại bị cha mẹ coi là điều hiển nhiên. Những bình luận chê bai có thể làm hủy hoại cuộc sống của trẻ bởi điều đó khiến trẻ khi lớn lên luôn tin rằng bản thân là nỗi thất vọng của cha mẹ.
Yêu cầu mở lòng nhưng lại trách móc con
Nhiều phụ huynh thường bắt con phải chia sẻ chân thành mọi điều với mình và đôi khi chúng cảm thấy có lỗi nếu không chia sẻ cảm xúc với cha mẹ. Nhưng sau đó, cha mẹ lại dùng chính những điều con chia sẻ để trách móc. Thậm chí, nhiều cha mẹ còn chia sẻ điều đó với những người khác mà không cho đó là điều sai trái.
Hay nhắc lại những thất bại của con
Một đứa trẻ thiếu tự tin càng dễ kiểm soát. Vì thế nhiều bậc cha mẹ thường hay đề cập đến những thất bại và thiếu sót của trẻ. Nhưng những lời nói và hành động ấy có thể khiến trẻ tự ti và không dám thử những điều mới.
Muốn con thành công nhưng không giúp đỡ
Cha mẹ muốn con thành công nhưng không quan tâm con sẽ làm như thế nào. Những kiểu phụ huynh này sẽ chỉ vui mừng với thành tích của con mình vì hai lý do. Họ thích khoe khoang thành công của con và việc con cái thành công sẽ đảm bảo một cuộc sống tốt hơn cho bố mẹ.
Muốn làm theo ý mình nhưng nếu thất bại là lỗi của con
Trong trường hợp này, cha mẹ đối xử với con như một đồ vật. Họ tự lên kế hoạch và mong con làm theo. Thế nhưng họ không quan tâm đến hậu quả của việc kiểm soát mọi lúc. Điều này khiến trẻ nghĩ rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì cũng là lỗi của con.
Muốn con luôn nghe lời và ở bên cạnh cha mẹ
Trong những gia đình lành mạnh, phụ huynh sẽ giúp trẻ độc lập và tự sống cuộc đời của riêng mình. Nhưng vẫn có nhiều phụ huynh không bao giờ muốn con họ rời đi. Bất kì sự lựa chọn hay chống đối nào đều sẽ bị phớt lờ trong những trường hợp như vậy. Điều họ muốn là những đứa con phải nghe lời và ở bên cạnh họ.
Bắt tin tưởng bố mẹ nhưng luôn can thiệp vào cuộc đời con
Những cha mẹ này sẽ không cho con quyền riêng tư. Nếu con cái cố tạo ra không gian và lãnh thổ riêng, những phụ huynh này sẽ buộc tội con là không tin tưởng họ. Và con họ cũng thường phải trả lời những câu hỏi như “Sao con không rửa cái cốc đó đi?” hay “Sao con lại phí tiền vào cái thư rác rưởi đó chứ?”. Những bố mẹ này đều không tôn trọng cuộc sống và những quyết định cá nhân của con.
Thúy Nga (Theo Brightside)
Những câu nói của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc
Cha mẹ sử dụng những câu nói này sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày.
">Cha mẹ có 9 đặc điểm này sẽ làm hại tương lai của con
Nội dung trên kênh TikTok của Arthit Taongsawatrat. Từ một ngôi sao được săn đón, Arthit hiện lâm vào cảnh khốn cùng, không nhà, không tiền, không việc làm, gia đình tan vỡ. Những chia sẻ của anh nhanh chóng gây chấn động dư luận Thái Lan.
Arthit không kìm nổi nước mắt trong chương trình phỏng vấn trên đài One. Ngôi sao đình đám một thời đang bán hàng ở chợ Lat Phrao (Bangkok) để mưu sinh. Arthit ngậm ngùi: “Tôi cũng già rồi, không mong ai giúp đỡ, phải tự cố gắng nhưng cảm ơn những lời động viên của mọi người”.
Arthit thời trẻ và hiện tại Nhiều người đã gửi lời khích lệ tinh thần sau khi biết tin về cuộc sống hiện tại của nam thần một thời. Các ngôi sao trong giới showbiz Thái Lan cũng bình luận ủng hộ tiền bối. Đặc biệt, nữ diễn viên Pei Panwad gửi tặng Arthit một số món quà để anh tùy ý sử dụng hoặc đem bán.
Cựu ngôi sao rất biết ơn về những món quà được nữ diễn viên Pei Panwad gửi tặng. Ngọc Ngô
Chuyện tình hoa hậu chuyển giới đẹp nhất Thái Lan với bạn trai doanh nhânHoa hậu chuyển giới Nong Poy và chồng doanh nhân Oak Phakwa Hongyok sẽ tổ chức hôn lễ vào tháng 3 tới.">
Arthit Taongsawatrat cuộc sống khốn khó
Ký ức Tết xưa qua hồi tưởng của GS Huỳnh Hữu Tuệ
Không khí ngày Tết ở Huế thường bắt đầu từ rất sớm. Vào khoảng mùng một tháng Chạp, những người phụ nữ Huế đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị thực phẩm cho ngày Tết.
Công việc này cũng được mẹ và chị gái ông chuẩn bị rất chu đáo. Ngoài những thực phẩm quen thuộc như miến, mộc nhĩ, dưa cải phơi khô,… một món ăn không thể thiếu với người dân xứ Huế là thịt bò dầm nước mắm. Thứ bắp bò mềm mềm được ngâm cùng nước mắm dậy thơm mùi quế tiêu vẫn gây cho ông cảm giác nhớ nhung.
“Nhưng không khí Tết chỉ thực sự rõ nét vào hai ngày lễ Tảo mộ và cúng cụ tổ”.
Vào ngày này, hàng trăm người trong họ tộc cùng quây quần bên nhau chuẩn bị những mâm cỗ. Gia đình ông thường tổ chức lễ cắt thịt heo trước khi cúng cộ. Ông Tuệ nhỏ tuổi nhất luôn được cho một chiếc bong bóng lớn rửa sạch, thổi lên để chơi.
Trong lúc người lớn tất bật chuẩn bị cho mâm cỗ cúng, trẻ con chạy nhảy, nô đùa chộn rộn xung quanh.
“Tôi rất nhớ thứ tình cảm khăng khít, gắn bó ấy. Dù có đi đâu nhưng vào những ngày này, các thế hệ từ đời này qua đời khác vẫn tụ họp lại với nhau, đối xử với nhau rất tình cảm.
Tôi nhớ cả những người anh em của ông nội tôi vào các ngày giỗ chạp vẫn ở lại hàn huyên với nhau suốt cả đêm. Chưa bao giờ, văn hóa nông thôn Việt Nam lại sâu sắc đến thế.
Tôi nghĩ rằng, mối dây tình cảm xuất phát từ đạo lý chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác không chỉ thể hiện qua lời nói, lời dạy mà qua cả những hành động”, GS Tuệ kể lại.
Trong trí nhớ của GS Tuệ, cảm giác háo hức mong chờ ngày Tết còn là khi ông được mẹ may cho một bộ quần áo mới, được đóng mũ, đóng giày.
“Đó là sự háo hức của một đứa trẻ khi có cái gì đó mới để khoe”.
Đến sáng ngày mồng một Tết, bố mẹ ông đóng bộ đẹp đẽ, ngồi bề trên để con cháu đến chúc Tết trịnh trọng. Ông Tuệ mặc sơ mi trắng, quần tây, chân đi xăng đan cùng 5 anh chị em khác lần lượt tới chúc tụng bố mẹ.
Đáp lại lời chúc của các con, bố mẹ cũng dặn dò anh em ông Tuệ năm mới phải ngoan ngoãn, cố gắng học hành tiến bộ, giỏi giang.
"Tôi rất nhớ thứ tình cảm khăng khít, gắn bó từ thế hệ này sang thế hệ khác"
“Việc lo lễ cúng của gia đình trong ngày đầu năm mới luôn là ông cụ tôi lo liệu. Chưa bao giờ tôi thấy bà cụ sửa soạn bàn thờ. Từ đơm hoa đến đơm quả đều do một tay ông cụ làm hết.
Vào những ngày lễ Tết, ông cụ tôi cũng không cho đốt vàng mã. Ông bảo rằng, nếu không có tiền thì không làm cỗ cũng được. Chỉ cần hoa quả, hương đèn, trà sạch và tinh thần sáng trong”.
Cũng vào ngày đầu năm mới, một người sẽ đến xông đất cho gia đình (thường gọi là phong tục đạp đất). Người đầu tiên đến xông nhà đều được chọn lựa kỹ lưỡng bởi quan niệm “người xông nhà sẽ ảnh hưởng đến may mắn cả năm”. Do đó người được chọn thường là những người có phúc, có đức.
GS. Tuệ nhớ người thường được bố mẹ mình chọn mời đến xông đất cho gia đình là một người bạn rất thân của ông cụ - thầy Phan Văn Dật, giảng viên giảng dạy môn Hán Nôm tại Viện Đại học Huế.
“Thầy tôi cũng được nhiều người mời đến xông đất. Mặc dù không học cao nhưng ông vẫn được xem là nhà tinh thông có kiến thức rộng. Những ai khó chuyện gì, dù là nghiên cứu Hán học hay Tây học, ông đều có thể cắt nghĩa rành rọt. Rất nhiều người làm nghiên cứu về Lịch sử, Văn học, Hán Nôm đều tìm đến ông và gọi bằng “thầy Hiến””.
Khi những thủ tục của buổi sáng ngày mồng một đã xong xuôi, đến chiều, ông thường theo ông cụ ra chùa cầu may mắn.
Ngày Tết, lũ trẻ con thường được bố mẹ cho một vài đồng bạc lẻ. Anh em ông Tuệ rủ nhau đi chơi bài tới. Đó là một trò chơi sinh động. Người ta dựng chòi để người chơi ngồi vào bên trong, vè về quân bài sẽ đánh để người khác nhận ra. Mỗi quân bài tới sẽ có một bài vè nói lên ý nghĩa của nó. Thú vị nhất của trò chơi là người chơi sẽ đối đáp thông qua các quân bài. Nhiều quân bài có cái tên rất “kỳ cục” như nòng nọc, voi, gà,…
"Thầy tôi cũng được nhiều người mời đến xông đất. Mặc dù không học cao nhưng ông vẫn được xem là nhà tinh thông có kiến thức rộng".
Ông Tuệ cũng thường chọn những bài toán khó nhất để khai bút đầu năm. Ông cho rằng, niềm vui sướng khi giải được một bài toán khó sẽ giúp cả năm suôn sẻ.
Ngày mùng một thường không có cỗ bàn mà chỉ có đèn hương, hoa quả. Nhưng sang ngày mùng hai Tết – vốn là ngày Tết nhà - con cái cháu chắt sẽ tụ tập, quây quần ăn Tết.
“Nhà tôi khi ấy tương đối khả giả. Chuyện đói ăn chưa bao giờ xảy ra. Ở thời đói “cào đất không có gì ăn”, bà cụ nhà tôi vẫn nấu cơm trong chiếc nồi rất lớn. Bà để một phần cơm ra ngoài cửa, thêm một chút rau, một chút nước chấm, một vài lát thịt cho những người nghèo khổ đi ngang qua.
Suốt cả năm bà đều đặn làm việc ấy chứ không riêng gì mấy ngày Tết. Tôi nhớ khi bà cụ mất, có những người xa lạ vì nhớ ơn này mà đến thắp hương và không ngừng khóc. Người phụ nữ Việt Nam của thế kỷ XIX, dù không được học hành chữ nghĩa đủ đầy nhưng luôn khiến anh em tôi cảm phục”.
“Còn ông cụ nhà tôi về lễ nghĩa rất khó tính. Ông luôn dạy chúng tôi phải trọng nghĩa thầy trò.
Tôi có hai người thầy đặc biệt là một cô giáo dạy vỡ lòng và một thầy giáo dạy lớp Nhất. Cả hai cũng là bạn rất thân của ông bà cụ. Ngày Tết, mẹ tôi chuẩn bị món quà tết thầy cô thường là một chiếc bánh tét và một cây bánh pháo. Bố dẫn tôi đến nhà thầy cô, bắt đứng trước thầy cô mà quỳ xuống lạy. Ông cho đó là cách thể hiện sự tôn kính với các thầy”.
"Bố dẫn tôi đến nhà thầy cô, bắt đứng trước thầy cô mà quỳ xuống lạy".
Hết năm 1961, giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ là một trong số những sinh viên xuất sắc nhận được học bổng du học tại Canada. Sau thời gian học đại học Laval, nhờ có kết quả học tập tốt, giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ đã được giữ lại trường làm nghiên cứu sinh, đồng thời làm giảng viên của trường.
Hơn 40 năm xa quê, ông cùng những du học sinh Việt Nam vẫn ăn Tết cổ truyền ở đất bạn. Nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ hương vị Tết quê hương cứ ngằn ngặt trong lòng chàng trai trẻ.
Đến năm 2005, GS Tuệ được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm bộ môn Xử lý thông tin, một bộ môn mới của khoa Điện tử Viễn thông, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Cũng từ đó, hầu như năm nào ông cũng ăn tết Tại quê nhà.
Với một người từng hơn 40 năm sống tại nền văn hóa phương Tây, những câu chuyện về mối quan hệ gia đình, làng xóm vẫn là bài học đạo lý khiến ông ghi nhớ.
GS. Tuệ kể rằng, dù qua bao nhiêu năm, kể cả khi bố mẹ đã mất, các anh chị em ông vẫn tụ họp đầy đủ vào mỗi dịp mùng 2 Tết. “Nếp nhà” ấy vẫn được các thành viên trong gia đình giữ gìn và tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Thúy Nga - Hạ Anh
Thầy giáo lúc lỉu giò bò, làm chân ship đồ ngày Tết
-Những ngày sát Tết, thầy Nguyễn Ngọc Ánh (Trường ĐH Duy Tân) vẫn đang rất tất bật với công việc phụ vợ bán hàng online và kiêm luôn chân chạy giao hàng.
">Ký ức Tết xưa qua hồi tưởng của GS Huỳnh Hữu Tuệ