您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Chợ tình độc đáo ở Cao Bằng, khách tới 'tìm duyên', ăn đậu phụ rán nóng hổi
NEWS2025-03-31 11:50:22【Thể thao】8人已围观
简介Từ xa xưa,ợtìnhđộcđáoởCaoBằngkháchtớitìmduyênănđậuphụránnónghổgiá vàng hôm nay thế giới chợ tình Tổngiá vàng hôm nay thế giớigiá vàng hôm nay thế giới、、
Từ xa xưa,ợtìnhđộcđáoởCaoBằngkháchtớitìmduyênănđậuphụránnónghổgiá vàng hôm nay thế giới chợ tình Tổng Cọt là phiên chợ ca ngợi, tôn vinh tình yêu đôi lứa trong sáng, thuỷ chung. Đây là nơi tái ngộ của các cặp đôi bị lỡ hẹn trên con đường tình duyên, mong muốn gặp lại để tâm sự, chia sẻ, động viên. Ngày nay, chợ tình được bà con dân tộc Nùng gìn giữ, bảo tồn và tái hiện những giá trị văn hoá tốt đẹp.
Theo ông Lã Hoài Bắc - Chủ tịch UBND xã Tổng Cọt, bà con trên địa bàn xã 100% là người Nùng. Những năm gần đây, chợ tình Tổng Cọt không chỉ thu hút được rất đông người dân trong xã, các xã lân cận mà còn có du khách từ nhiều địa phương. Địa phương đã và đang nỗ lực vận động bà con gìn giữ phiên chợ đặc sắc này.
Anh Đàm Đình Diệm (Cao Bằng) là du khách đã có hai lần tới tham gia Lễ hội chợ tình Tổng Cọt để ghi lại những hình ảnh thú vị tại đây. "Tôi rất ấn tượng khi tới khu chợ tình này bởi bà con còn giữ gìn được những nét văn hóa đặc trưng của người Nùng từ trang phục, ẩm thực đến các trò chơi dân gian.
Hai năm gần đây, địa phương cũng rất quan tâm, đầu tư tổ chức nên lễ hội hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều du khách gần xa và quảng bá văn hóa, sản vật", anh Diệm chia sẻ.

Dạo quanh khu chợ, du khách sẽ bắt gặp bà con mặc trang phục truyền thống, rộn ràng cười nói, gặp gỡ, buôn bán.
Ở Cao Bằng, người Nùng gồm các ngành: Nùng Inh, Nùng An, Nùng Giang, Nùng Sluồng, Nùng Khen Lài, Nùng Vẻn… Trong đó, người Nùng Giang phân bố chủ yếu ở các xã: Vân An, Cải Viên, Thượng Thôn, Hạ Thôn, Mã Ba, Tổng Cọt (Hà Quảng), một số ít cư trú trên địa bàn huyện Trùng Khánh.
Trang phục của người Nùng Giang được làm từ vải chàm. Áo của phụ nữ là loại áo ngắn, khuy ngang, cài khít cổ, tay và phần ngực không rộng cũng không quá chật, phía thân áo xẻ tà. Ngày nay, chỉ những phụ nữ lớn tuổi mới mặc áo chàm, còn phụ nữ trung niên và thanh niên mặc áo màu xanh hoặc kẻ ca rô may theo kiểu truyền thống.
Tại phiên chợ tình, bà con bày bán nhiều đặc sản địa phương, nông cụ, đồ dùng... Trong đó, du khách dễ bị thu hút bởi những gian hàng bán đậu phụ chao mỡ béo ngậy, thơm nức mũi. Đậu được chiên ngập trong chảo dầu mỡ sôi sùng sục, đảo đều tay đến khi đậu nổi lên, bên ngoài vàng ươm, giòn tan, bên trong vừa chín tới, mềm và xốp. Đậu đang nóng hôi hổi được ăn kèm với tương.
![]() | ![]() |
Tại lễ hội chợ tình có nhiều hoạt động khác nhau như trình diễn múa lân đến từ thành phố Lạng Sơn; thi trưng bày gian hàng đặc sản lâu đời của xã Tổng Cọt; tổ chức giải bóng chuyền hơi, thi lày cỏ, kéo co, hát dân ca, giải bóng đá nam, giải bóng chuyền da...

![]() | ![]() |
Một trò chơi dân gian tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong chợ tình là lày cỏ.
Lày cỏ còn gọi là “sai mạ”, đây là hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, Tết, ngày vui của người Tày, Nùng từ xa xưa được lưu truyền cho đến ngày nay. Cách chơi lày cỏ của người Tày, Nùng gần giống như trò oẳn tù tì của người Kinh ở dưới xuôi.
Mỗi lượt chơi chỉ có hai người, khi chơi họ cùng đồng thanh hô một con số, số nào là do mình chọn, xòe ra mấy ngón tay tùy mình thích. Miễn sao cộng các ngón tay hai người khớp lại, vừa đúng với số mà mình hô. Ai đoán đúng sẽ thắng, ai thua thì bị phạt.

Từ xã Tổng Cọt, du khách có thể kết hợp ghé thăm nhiều địa danh nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng như Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó (27km), núi Mắt Thần (22km)...

很赞哦!(45)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 00h45 ngày 28/3: Khó tin chủ nhà
- Bị ngựa hoàng gia cắn nhanh như chớp, du khách choáng váng tới ngất xỉu
- Bức ảnh người phụ nữ ôm thi thể cháu đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới 2024
- 4.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng
- Nhận định, soi kèo Fatih Vatanspor Nữ vs Galatasaray SK Nữ, 19h00 ngày 27/3: Phá dớp đối đầu
- Trưng bày trực tuyến các tuyệt tác tranh sơn mài Việt Nam
- Diễn viên phim 'Phép thuật' qua đời ở tuổi 53 sau 9 năm chiến đấu với ung thư
- Diễn viên Minh Cúc trong 'Độc đạo' thích vai điên dại, ngoài đời cực cá tính
- Nhận định, soi kèo Navbahor Namangan vs Andijan, 21h30 ngày 28/3: Tiếp đà bất bại
- Chú chó cứu hộ trong động đất Đài Loan khiến nhiều trái tim loạn nhịp
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bunyodkor vs Surkhon Termiz, 22h00 ngày 28/3: Tin vào cửa dưới
Phương Linh và Văn Mai Hương. Ảnh: Internet Nữ ca sĩ khẳng định những bình luận chê bai Văn Mai Hương trên mạng xã hội là do anti-fan cố tình gây ra tạo căng thẳng. Cô chưa đọc những nhận xét đó mà chỉ được quản lý thông báo về sự việc nên phải lên tiếng xin lỗi ngay lập tức.
Trong lời xin lỗi, Phương Linh giải thích thêm: "Tôi không có tài khoản Facebook của Văn Mai Hương và Hứa Kim Tuyền nên không thể gắn tag họ. Tôi xin lỗi vì đã tự ý ghép ban nhạc và trình diễn ca khúc này tại sự kiện ở Hà Nội. Tôi chân thành xin lỗi 2 bạn và cam kết sẽ không trình diễn ca khúc này thêm lần nữa".
Bên cạnh đó, Phương Linh thừa nhận Mưa tháng sáu qua giọng hát của Văn Mai Hương là hay nhất do nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền viết riêng. Cô ví von Mưa tháng sáulà ca khúc của Văn Mai Hương tương tự như Cơn gió lạlà ca khúc "mặc định" của mình vì nhiều người biết đến dù cô không mua độc quyền.
Cuối lời xin lỗi, Phương Linh nhấn mạnh sự khác biệt giữa văn viết và văn nói, mong người hâm mộ thông cảm. Cô cho biết quản lý của mình sẽ làm việc với các bên để tránh kiện tụng.
Trao đổi với VietNamNet,nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền cho biết đây là ca khúc độc quyền của Văn Mai Hương nên cho hai bên tự giải quyết. Phía Văn Mai Hương hiện chưa có phản hồi chính thức về sự việc.
Phương Linh hát ca khúc "Mưa tháng sáu":
Minh Nghĩa
Phương Linh lần đầu tiết lộ chuyện 'nghỉ chơi' Hà Anh TuấnCa sĩ Phương Linh lần đầu tiết lộ lý do nhiều năm không xuất hiện cùng Hà Anh Tuấn.">Hát không xin phép, Phương Linh công khai xin lỗi Văn Mai Hương
Gần một năm trôi qua, những gì Temu làm được tại Nhật vẫn dừng ở những cơn sốt cục bộ. Chỉ cần tra cứu trên Google Nhật Bản từ khóa "Temu", sẽ thấy vô số bài viết đánh giá chất lượng, độ tin cậy và tính an toàn của sàn thương mại này.
Nhật Bản là thị trường khó tính. Người mua không chỉ quan tâm đến giá thành mà còn chất lượng sản phẩm và những review đánh giá. Những chiến lược giảm giá shock không quá hiệu quả tại Nhật. Các chiêu trò để tăng review cũng không nhận được thiện cảm, thậm chí gây ra phản ứng ngược. Tôi nhiều lần thử lướt qua các đánh giá của khách hàng đã mua, đa phần đều là những nhận xét tiêu cực về sản phẩm.
Nhưng với một số thị trường khác, Temu có thành công nhất định. Hai năm trước, Temu vào Mỹ. Chỉ sau vài tháng, ứng dụng này đứng top 1 trong danh sách tải các ứng dụng miễn phí trên cả hai nền tảng chính App Store và Google Play.
Thực tế, mô hình kinh doanh của Temu không quá khác biệt so với các trang thương mại điện tử đến từ Trung Quốc như Shein, Wish hay AliExpress. Điểm đặc biệt khiến Temu gây được sự chú ý lớn ở Mỹ ngoài các chính sách chiết khấu và các chiến dịch khuyến mãi, ưu đãi - nằm ở giá thành.
Trong một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi Numerator, gần một nửa số người tham gia biết tới Temu qua các trang mạng xã hội. Trong đó, 40% khách hàng của Temu sử dụng Tiktok hàng ngày. Nắm bắt được thị hiếu của giới trẻ là điều khiến Temu thành công.
Nghiên cứu của Microsoft cho thấy chỉ trong 15 năm từ 2000 đến 2015, "khoảng tập trung" (attention span) của người tiêu dùng đã giảm tới 25% xuống còn 8 giây. Con số này của cá vàng là 9 giây. Với độ tập trung kém cả một con cá, chiến lược gây chú ý bằng những nội dung sốc không quá khó hiểu. Temu đã tiếp cận người dùng bằng hàng loạt sản phẩm "trông ngon" - "chưa biết bổ hay không" - nhưng quan trọng nhất: rất rẻ.
Cho tới năm 2030, khoảng 75% người tiêu dùng ở những thị trường đang phát triển nằm trong độ tuổi 15 đến 34. Sức tiêu thụ hàng hóa của lực lượng này cũng nhiều hơn gấp hai lần giới trẻ ở các nước phát triển. Tâm lý tiêu dùng này có thể lý giải bằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và sự cải thiện chất lượng và tiêu chuẩn sống. Kinh tế càng tăng trưởng nhanh, người trẻ càng lạc quan về tương lai và càng mạnh tay trong chi tiêu. Đánh vào đối tượng này, Temu có thể đảm bảo một lượng người tiêu thụ ổn định, tiêu nhiều, tiêu thường xuyên, và trung thành với sàn.
Tuy nhiên, những nền tảng khuyến khích "số lượng" thay vì "chất lượng" như Temu thúc đẩy văn hóa tiêu thụ dư thừa (overconsumption) - mà không nghĩ tới hậu quả lâu dài. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng rác thải và biến đổi khí hậu.
Ở một thị trường khó tính và chuộng chất lượng như Nhật Bản thì hàng năm cũng có tới khoảng 1,3 triệu tấn quần áo bị vứt bỏ, trong đó phần lớn đến từ ngành công nghiệp thời trang nhanh. Lượng rác này không chỉ tạo ra gánh nặng lên hệ thống xử lý chất thải mà còn gây ô nhiễm nguồn nước và đất, đa phần bởi các chất liệu dệt may giá rẻ vốn không dễ phân hủy sinh học.
Để sản xuất hàng loạt sản phẩm với số lượng khổng lồ, những ngành công nghiệp này tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên. Điển hình là các sản phẩm thời trang nhanh. Việc trồng bông, ví dụ như ở Ấn Độ hay Trung Quốc, tiêu tốn lượng nước khổng lồ, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên nước tự nhiên và dẫn đến khủng hoảng nước ở những khu vực.
Theo nghiên cứu năm 2018 được thực hiện bởi Đại học Tân Cương, số lượng nước sử dụng cho việc trồng bông đã tăng từ 2 lên đến 21 tỷ mét khối chỉ trong 30 năm từ 1989 đến 2018. Báo cáo của Quantis năm 2018 cũng chỉ ra: gần 80% lượng ô nhiễm môi trường trong ngành dệt may có liên quan đến polyester - loại chất liệu tổng hợp được sử dụng phổ biến trong thời trang nhanh, khi quá trình sản xuất (nhuộm, tẩy, và dệt sợi) đòi hỏi lượng lớn dầu mỏ và giải phóng lượng lớn khí nhà kính, góp phần vào biến đổi khí hậu.
Khi tính đến chất lượng sản phẩm, đa phần sản phẩm giá rẻ đều có chất lượng dưới mức trung bình, vòng đời rất ngắn. Tại các nước đang phát triển chưa có hệ thống xử lý và tái chế rác thải tiên tiến, lượng rác thải khổng lồ này (chủ yếu là rác thải nhựa) chỉ có một con đường duy nhất: xả thẳng ra tự nhiên, qua hình thức chôn lấp hoặc đốt.
Trong xã hội hiện đại, người tiêu dùng dễ bị cuốn vào vòng xoáy của việc sở hữu và tiêu thụ, còn dẫn đến tình trạng căng thẳng và áp lực về tài chính khi mua sắm không kiểm soát. Cảm giác hạnh phúc do việc sở hữu những món đồ mới chỉ mang tính tạm thời, sau đó thường là sự trống rỗng và cần tiếp tục tiêu thụ để cảm thấy hài lòng hơn.
Xét rộng hơn về trách nhiệm xã hội, khi truy cập trang chủ, Temu có thông báo về cam kết "phát triển bền vững"; dù phải mất 10 lần kéo trang để thấy mục này. Temu cho biết họ có cam kết liên tục đối với tính bền vững của môi trường bằng việc hợp tác với tổ chức Trees for the Future trong dự án trồng cây tại vùng cận Sahara của châu Phi.
Trees for the Future là tổ chức uy tín và được bảo hộ bởi Liên Hợp Quốc. Tính đến nay, Temu cho biết đã có gần 15 triệu cây được trồng nhờ đóng góp của mình. Tuy vậy, ít người chú ý rằng số cây này thực chất được đóng góp bởi người tiêu dùng, khi họ đồng ý chi trả một phần nhỏ giá trị gia tăng trong đơn hàng dùng để hỗ trợ dự án. Đây là cách đẩy trách nhiệm xã hội sang cho khách hàng.
"It’s too good to be true" (Quá tốt để có thể là sự thật) là câu thành ngữ phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, khi cuộc "đổ bộ" còn mới chớm, người dùng hoàn toàn có thời gian bình tĩnh để suy nghĩ trước khi quyết định mua hàng.
Vừa ngon, vừa bổ, chắc chắn không rẻ. Hàng hóa trên sàn thương mại điện tử đang gây sốt Temu, thì cực rẻ. Thay vì bị cuốn vào các chương trình khuyến mãi và xu hướng thời trang ngắn hạn, ưu tiên chọn những sản phẩm bền vững, có tuổi thọ cao là cách giúp giảm lượng rác thải và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Đầu tư vào quần áo, giày dép hay sản phẩm gia dụng chất lượng tốt không chỉ bảo vệ sức khỏe bản thân, giúp tiết kiệm chi phí lâu dài mà còn góp phần xây dựng thói quen tiêu dùng có trách nhiệm hơn với môi trường và cộng đồng.
Phạm Tâm Long
">Hàng giá rẻ và rác tiêu dùng
Năm nay 103 tuổi nhưng mẹ Ngô Thị Lang vẫn rất minh mẫn. Ảnh: Hà Nam "Tôi cũng sợ mất con, nhưng giữ con lại thì mất nước"
Mẹ Lang là thân nhân của 2 liệt sĩ và 1 thương binh. Chồng và con trai mẹ lần lượt hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước.
Chồng mẹ Lang, liệt sĩ Huỳnh Kinh Nhi (SN 1918) cũng là người Hội An. Những năm giặc Pháp tàn phá quê hương, để tiện hoạt động cách mạng, cả gia đình di tản vào xã Bình Dương (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) sinh sống.
Năm 1950, chồng hy sinh, mẹ Lang một mình gồng gánh nuôi con và tiếp tục hoạt động cách mạng. Lợi dụng việc buôn bán, thường xuyên đi lại giữa Thăng Bình và Hội An, mẹ nhận nhiệm vụ tiếp tế thực phẩm, thuốc men cho bộ đội.
Mỗi lần nhắc đến chồng và con trai là liệt sĩ, mẹ Lang rất đỗi tự hào và rưng rưng xúc động. Ảnh: Hà Nam Căn nhà của mẹ Lang cũng trở thành nơi nuôi giấu cán bộ. Bên dưới khu bếp lụp xụp chính là hầm bí mật giúp họ trú ẩn. Nhiều lần bị địch nghi ngờ, chúng đánh đập dã man nhưng mẹ Lang thà chết không khai.
Mẹ Lang có 3 người con, 1 gái, 2 trai. Năm 1963, cô con gái đầu được ra Hà Nội học tập theo diện con cán bộ hy sinh, con trai út đi làm ăn xa. Chỉ còn con trai thứ là Huỳnh Quang Thợ (SN 1946) ở nhà, vừa học lớp 11, vừa phụ mẹ đồng áng.
Rồi, trong kỳ nghỉ hè, chàng trai 17 tuổi đã lén mẹ xung phong ra chiến trường…
Và, chiến tranh một lần nữa cướp đi cậu con trai "da trắng, mắt tròn" của mẹ Lang. Năm 1965, chiến sĩ Huỳnh Quang Thợ hy sinh tại miền cát trắng Núi Thành (Quảng Nam) khi mới 19 tuổi.
Niềm mong mỏi cuối đời của mẹ Lang là tìm được mộ phần của con. Ảnh: Hà Nam “Nó trốn tôi đi tòng quân. Ngày ấy, chiến tranh ác liệt, tôi cũng sợ mất con lắm, nhưng giữ con lại thì mất nước, nên tôi không ngăn cản. Hai năm sau nghe tin nó mất, tôi đau đớn lắm. Hồi đó loạn lạc, biết tìm con nơi mô”, mẹ Lang giàn giụa nước mắt.
59 năm, mẹ vẫn đợi con
Năm anh trai hy sinh, cũng là lúc ông Huỳnh Quang Thuyền (SN 1948, thương binh hạng 3/4, con út của mẹ Lang) viết đơn tình nguyện nhập ngũ.
Vào sinh ra tử khắp chiến trường miền trung, đến năm 1980, ông Thuyền xuất ngũ, về lại địa phương và tiếp tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền cách mạng. Hiện, ông là Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Cẩm Phô (TP Hội An).
Tài sản quý giá trong nhà mẹ Lang chính là những tấm bằng khen của chồng, con. Ảnh: Hà Nam Trao đổi với PV VietNamNet, ông Thuyền chia sẻ, qua xác minh, anh trai ông được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Tam Nghĩa (huyện Núi Thành), nhưng cụ thể phần mộ nào thì không thể xác định.
"Nhiều năm nay, gia đình cố gắng tìm kiếm hài cốt, mộ phần của anh nhưng vô vọng. Do tại nghĩa trang này có rất nhiều mộ liệt sĩ vô danh, nên không thể biết anh ấy đang nằm chỗ mô.
Mỗi lần vào đây, mẹ tôi đều đi khắp những hàng bia mộ thắp hương, khấn vái trong vô vọng rồi khóc nức nở. Di nguyện cuối đời của bà chỉ mong đưa được anh Thợ về Hội An yên nghỉ, thì mẹ mới an lòng", ông Thuyền nghẹn ngào.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, mẹ Lang vẫn chưa nguôi nỗi nhớ con. Ảnh: Hà Nam Chiến tranh kết thúc, không có niềm vui nào bằng ngày đoàn viên, nhưng cũng không có nỗi đau nào bằng việc trong ngày chiến thắng mà chồng, con không về nữa...
Giờ tuổi càng cao càng lắm nỗi niềm, mỗi lần nỗi nhớ con trỗi dậy, mẹ Lang chỉ biết lục lại những ký ức đã cũ.
Không rõ con trai hy sinh ngày nào, cũng chẳng có kỷ vật gì sót lại. Bàn thờ anh Thợ chỉ treo tấm bằng Tổ quốc ghi công và gia đình lấy ngày Thương binh - Liệt sĩ hằng năm để làm “giỗ vọng”.
Bàn thờ liệt sĩ Huỳnh Quang Thợ chỉ treo tấm bằng Tổ quốc ghi công và lấy ngày 27/7 làm ngày giỗ. Ảnh: Hà Nam Cho đến giờ, mẹ Ngô Thị Lang vẫn đau đáu, chẳng biết hài cốt con nằm lại nơi đâu.
Mẹ bảo, niềm an ủi khi tuổi già được sống quây quần bên con cháu; được Đảng, Nhà nước quan tâm; được bà con lối xóm chia sẻ, thăm hỏi thường xuyên... là sự động viên tinh thần lớn nhất với mẹ.
Mẹ Việt Nam anh hùng 109 tuổi mỗi ngày vẫn mong con trở về để cùng ăn cơmCứ mỗi khi nghe thấy tiếng mở cổng, mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Ngách lại tưởng hai con trai mình từ chiến trường trở về và gọi mọi người nấu cơm cho con ăn.">Mẹ Việt Nam anh hùng 103 tuổi: Nước mắt vẫn chưa ngừng rơi, mong tìm được mộ con
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3: 'Virus FIFA' tàn phá
Người được hỗ trợ là trẻ em dưới 16 tuổi có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là đoàn viên, người lao động có giao kết hợp đồng lao động tử vong do bão Yagi.
Trường hợp đoàn viên, người lao động tử vong nhận con nuôi thì phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục của pháp lý về điều kiện, trình tự, thủ tục. Trường hợp nếu cả cha và mẹ mất nhưng chỉ có 1 người là đoàn viên, người lao động thì vẫn được hưởng chính sách này.
Sổ tiết kiệm được giao cho người giám hộ hợp pháp của trẻ đứng tên bao gồm cha hoặc mẹ, hoặc người giám hộ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Hàng năm, vào đầu năm học mới hoặc dịp Tết Nguyên đán, công đoàn phối hợp với người giám hộ rút lãi suất tiền gửi để trao cho các cháu, tất toán sổ và giao số tiền gốc khi các cháu đủ 18 tuổi.
Trong trường hợp các cháu đã chuyển nơi ở khác thì người giám hộ có trách nhiệm nhận sổ và chăm lo cho các cháu theo quy định.
Trẻ em dưới 16 tuổi có cha hoặc mẹ tử vong được tặng sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng/cháu.
Bên cạnh đó, trẻ em dưới 16 tuổi có cả cha và mẹ là đoàn viên, người lao động tử vong được tặng sổ tiết kiệm trị giá 20 triệu đồng/cháu (bao gồm cả trường hợp cha hoặc mẹ là người đơn thân).
Thời điểm thực hiện hỗ trợ và thời gian tính tuổi trẻ em được hỗ trợ trước ngày 31/12.
">Trẻ em có cha mẹ tử vong do bão Yagi được tặng sổ tiết kiệm 20 triệu đồng
Nữ chính Pu do Thu Hà Ceri thủ vai nhận nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, đúng như bạn Phương Nga dẫn chứng, chênh lệch chiều cao giữa Thu Hà và bạn diễn Long Vũ sao có thể bằng sự chênh lệch chiều cao giữa Hoàng Hà và Quốc Anh của Chúng ta của 8 năm sau nhưng người xem không hề cảm thấy khó chịu khi hai diễn viên này đối thoại với nhau.
Vì thế, cái vẻ mặt "câng câng" của Pu mỗi khi nói chuyện với Chải cần thay đổi để không làm người xem khó chịu. Khán giả góp ý là có lý của họ. Ê-kíp sản xuất cũng nên có biện pháp cho nữ chính không phải ngước mặt lên mỗi khi thoại với nam chính như kê ghế cho cô đứng lên chẳng hạn, miễn không để lọt hình ảnh đó vào khung hình.
Tôi cũng đồng tình với không ít nhận xét chính xác của bạn Phương Nga rằng nhân vật Pu quá sắc sảo, thậm chí khôn lỏi, thực dụng, không như tôi hình dung về những cô gái người dân tộc vùng cao. Tuy vậy, điều tôi khó chịu lại không nằm ở Pu mà là hai nhân vật mới xuất hiện gần đây ở bối cảnh thành phố. Đó là hai bạn cùng phòng trọ với Pu.
Nhân vật Lê nói giọng miền Trung trong phim khiến nhiều khán giả phải căng tai nghe. Có lẽ vì muốn lôi kéo khán giả các vùng miền khác nên đạo diễn cố nhồi vào hai nhân vật nói giọng miền Trung và miền Nam. Tôi không rõ nhân vật Lê có nói chuẩn giọng quê mình hay không nhưng thấy thực sự khó nghe. Nhiều người miền Trung tôi biết lên Hà Nội học và làm việc thường có cách điều chỉnh thành giọng Hà Nội cho dễ giao tiếp.
Trong khi Lê đã học đại học 4 năm ở Hà Nội rồi mà giọng vẫn đặc vùng miền, mỗi lúc cô này cất tiếng là tôi phải căng tai nghe và luận xem nhân vật nói gì. Chưa kể, Lê được xây dựng như một cô nàng quá thực dụng, là sinh viên kinh tế thì dứt khoát mọi thứ cứ phải quy ra tiền như thế sao, từ cốc nước cam đến cuộc điện thoại?
Còn nhân vật Như hiện lên quá rõ là một cô nàng xấu tính mê trai rồi. Tuy nhiên, tôi thấy diễn viên đóng vai Như quá nhạt, vênh với các bạn diễn khác trong phim khiến Đi giữa trời rực rỡmấy tập gần đây giảm hẳn sức hút.
Nhân vật khiến tôi thích thú nhất vẫn là Chải - một cậu bé nhiệt tình, dễ thương và hài hước. Chải được yêu mến, tôi nghĩ cũng là vì là tuýp nhân vật khá lạ chưa từng xuất hiện trên truyền hình. Chưa kể, Chải còn có phong cách và lời thoại bắt trend giới trẻ hiện nay.
Diễn viên Long Vũ trong vai Chải. Nhân vật này thành công đến thế chắc chắn là vì diễn viên Long Vũ diễn quá hợp vai và duyên dáng. Cũng dễ hiểu khi Chải chiếm spotlight tất cả các tập phim Đi giữa trời rực rỡđã lên sóng và cũng là yếu tố thu hút khán giả. Mong rằng Chải sẽ giữ chân được khán giả cho đến tập cuối cùng.
Rất nhiều bộ phim Việt đã lâm vào cảnh "đầu voi đuôi chuột", chỉ thu hút được ít tập đầu rồi càng ngày càng đuối. Tôi nghe nóiĐi giữa trời rực rỡcũng dài cả trăm tập nên đâm lo. Chưa biết các nhà làm phim có đủ "vốn" để thuyết phục người xem trong dăm bảy chục tập phim sắp tới không?
Toan Nguyễn
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Ảnh, clip: SK
Khán giả có quyền gì mà thóa mạ diễn viên 'Đi giữa trời rực rỡ'?Vai Pu của nữ chính Thu Hà Ceri trong "Đi giữa trời rực rỡ" gây tranh cãi và bị phản ứng hoàn toàn có lý do, nhưng khán giả đang nhầm lẫn giữa diễn viên và nhân vật trên phim mất rồi!">Tôi khó chịu vô cùng khi nghe giọng miền Trung trong 'Đi giữa trời rực rỡ'
Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM. Phát biểu khai mạc hội nghị, nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM cho biết chủ đề Khát vọng phương Namcủa năm nay thể hiện nỗi khao khát những tác phẩm văn học phản ánh được hơi thở của thời đại.
Bà kỳ vọng một lớp nhà văn trẻ, sung sức, có kiến thức và kỹ năng để nắm bắt được những dòng chảy trên bề mặt hay tầng sâu của cuộc sống và đưa vào trang viết.
"Đời sống và công chúng đang cần, rất cần tác phẩm văn học phản ánh được hiện thực cả bề rộng lẫn chiều sâu. Tác phẩm có thể bao quát được những gì đang diễn ra ở TPHCM, một đô thị năng động, hào hiệp và bao dung, một thành phố luôn đi đầu của cả nước, luôn hành động vì cả nước", bà Ngân nói.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từ Hà Nội vào TPHCM tham dự hội nghị. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có chia sẻ tâm tư, tình cảm gửi đến thế hệ nhà văn kế thừa. Theo ông, con đường văn chương thuộc về những người trẻ. Một nền văn học Việt Nam kiêu hãnh, đầy sáng tạo, kỳ diệu hay không là do người viết trẻ hôm nay quyết định.
Là khách mời rất được quan tâm tại sự kiện, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói khi hiện diện ở hội trường, ông như nhìn thấy chính mình nhiều năm về trước. Việc tham dự ngày hội như một điều gì háo hức, được hít thở trong bầu không khí văn chương ấm áp.
Ông bày tỏ sự ngạc nhiên vì không nghĩ nghề văn lại được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, họ bị mê hoặc bởi chữ nghĩa, nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ.
Với Nguyễn Nhật Ánh, viết văn là nghề bất trắc nhất trong các nghề. Thời trẻ, ông vào nghề chỉ vì đam mê, song bản thân không biết rằng đặt chân vào thành bại được mất thế nào.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ tâm tư, kinh nghiệm với thế hệ nhà văn trẻ. Năm 18 tuổi, ông đọc một quyển sách nước ngoài có tựa Việt Văn chương là gì?, trong đó có 3 câu hỏi quan trọng: Tại sao viết? Viết cái gì? Viết cho ai? Nhà văn đã dựa vào đây để tự hỏi mình.
“Tôi đặt ngược vấn đề để tìm câu trả lời. Không viết được không? Sống mà không viết có thích không? Không viết thì cuộc sống có đáng sống hay không? Qua đó để thấy rằng tất cả các cây bút trẻ ngồi đây đều vì đam mê. Chữ nghĩa có sự mê hoặc của nó với người thích sáng tạo”, ông bộc bạch.
Nguyễn Nhật Ánh tin rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đều như ông: Say mê văn chương một cách vô điều kiện, không thể đánh đổi bằng vật chất hay bất kể điều gì khác.
Ông so sánh văn chương giống như tình yêu, không biết đối phương có yêu mình không, nhưng cứ theo đuổi và tận hưởng.
“Văn chương cũng vậy thôi, ta không biết thành bại được mất ra sao cả. Tôi nghĩ cái hạnh phúc của người viết là khám phá, sáng tạo, làm điều bản thân thích”, ông bày tỏ.
Mỗi nhà văn nên giữ một trái tim thanh xuân
Đồng quan điểm, đạo diễn - nhà văn 95 tuổi Xuân Phượng nói niềm vui của bà là được sáng tác, có được người đồng điệu văn chương. Bà từng nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho cuốn hồi ký Gánh gánh... gồng gồng..., hiện vẫnsay mê sáng tác ở tuổi "xưa nay hiếm".
Nhà văn Xuân Phượng nói, mỗi người nên giữ trái tim thanh xuân. Với nữ nhà văn, tuổi tác không là vấn đề, miễn sao người ta giữ được thanh xuân của trái tim. Mỗi cá nhân nên sống tích cực, truyền được nguồn năng lượng ra xung quanh. Đó cũng là phương thức để chống lại sự cô đơn.
“Khi giữ một trái tim thanh xuân, tôi tin rằng không có gì hạn chế chúng ta trong vấn đề sáng tác văn học hay tiếp xúc với cuộc đời này”, bà nói.
Nhà văn Xuân Phượng nhắn nhủ đến các bạn trẻ bên cạnh chuyên môn thơ văn, nên trau dồi ngoại ngữ.
“Đừng để trí thức của mình bị ảnh hưởng bởi lũy tre làng. Ta phải vượt tầm khỏi Việt Nam, tiếp thu tinh hoa của các nước khác. Khi có thêm ngoại ngữ, các bạn sẽ thấy cuộc đời đẹp hơn rất nhiều”, bà nêu ý kiến.
Hội nghị lần này quy tụ 100 tác giả, là những người có tác phẩm được công chúng đón nhận, đoạt giải thưởng ở các cuộc thi văn chương.
Hai gương mặt trẻ nhất là Cao Việt Quỳnh (sinh năm 2008) đã đoạt Giải thưởng Sách quốc gia năm 2022 và Trần Phú Minh Anh (sinh năm 2007) đoạt giải A của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2023.
Các nhà văn được tuyên dương trong hội nghị. Các đại biểu trao đổi câu chuyện nghề nghiệp và kiến nghị giải pháp thúc đẩy công tác phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực văn chương.
Qua các bài tham luận của Cao Việt Quỳnh (Trí tưởng tượng là thuộc tính tự nhiên của con người), Huỳnh Trọng Khang (Truyện ngắn Ôm đóa cúc trắng), Lê Quang Trạng (Một ví dụ về văn học trẻ), Nguyễn Thị Kim Hòa (Hành trình không có đích đến), Võ Chí Nhất (Tác giả trẻ trong lực lượng vũ trang nhân dân)… cơ quan quản lý mong muốn đề cao tinh thần cởi mở, sáng tạo và phát triển.
Tiêu chí của Hội Nhà văn TPHCM là ở thời đại 4.0 không có vách ngăn, tất cả đều phải rộng mở và hội nhập theo xu thế chung của thế giới.
Ảnh:HK
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư cùng cổ vũ người viết trẻHội nghị người viết trẻ TPHCM lần 5 với sự góp mặt của nhiều thế hệ nhà văn, trong đó có các gương mặt nổi tiếng như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Mạnh Tuấn…">Mỗi nhà văn nên giữ một trái tim thanh xuân