您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Siêu máy tính dự đoán MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1
NEWS2025-01-18 05:44:04【Thể thao】4人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 16/01/2025 04:39 Máy tính dự đoá ngoại.hạng anhngoại.hạng anh、、
很赞哦!(592)
相关文章
- Nhận định, soi kèo East Riffa vs Al Ali CSC, 22h59 ngày 16/1: Những kẻ khốn khổ
- Nhân sự Gen Z ngành xuất bản trong những ngày bận 'quay cuồng'
- Bà Bích 'Hương vị tình thân' rạng rỡ sánh vai chồng trên thảm đỏ LHP Tokyo
- Thông tin mới nhất về tuyển sinh vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2018
- Soi kèo góc Bình Dương vs Bình Định, 18h00 ngày 17/1
- Triều Tiên khiến phương Tây e sợ nguy cơ tấn công mạng
- Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính lĩnh vực đất đai
- NSND Lê Khanh xúc động khóc, Thuỳ Tiên nhận giải thưởng điện ảnh
- Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Jandal, 19h35 ngày 15/1: Cửa trên thắng thế
- Nhan sắc trong veo của dược sĩ Thái Lan đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2019
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ludogorets Razgrad vs Sanfrecce Hiroshima, 14h30 ngày 15/1: Lần đầu chạm mặt
- Đó là Chẩu Thị Mai, Hỏa Thị Minh Thùy và Vi Thị Thùy Trang - những nữ sinh lớn lên ở Lâm Bình - huyện nghèo nhất của tỉnh Tuyên Quang.
Ý tưởng thành lập “Hợp tác xã dệt thổ cẩm Lâm Bình” của cả 3 được trao giải Nhì tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.
Dự án này hướng đến xây dựng, phát triển mô hình kinh doanh hợp tác xã dệt thổ cẩm, thông qua chuỗi liên kết giữa các cá nhân, hộ gia đình sản xuất các sản phẩm thổ cẩm như quần, áo, mũ, chăn,… với thị trường tiêu thụ.
Dự án khởi nghiệp giúp kết nối cung cầu thổ cẩm của 3 nữ sinh người Tày giành được giải Nhì tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021. Nhóm bạn trẻ hi vọng việc này có thể giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên của hợp tác xã, đặc biệt là người cao tuổi, người yếu thế trên địa bàn huyện Lâm Bình nói riêng, tỉnh Tuyên Quang nói chung.
Đồng thời, phần duy trì nghề thổ cẩm, qua đó gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống lâu đời của địa phương.
Qua dự án, 3 bạn trẻ cũng muốn góp phần duy trì nghề thổ cẩm, gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống lâu đời của địa phương. Em Chẩu Thị Mai, trưởng nhóm chia sẻ ý tưởng được nhóm ấp ủ từ năm 2019 và bắt đầu triển khai thực hiện từ đầu năm 2020.
Những ngày đầu, cả 3 vấp phải sự e dè của người dân địa phương. Do còn trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm làm ăn kinh doanh, cả nhóm gần không nhận được sự ủng hộ.
Chẳng mấy ai tin rằng 3 cô gái trẻ có thể đem về một mô hình kinh doanh thu lại lợi nhuận tại vùng quê nghèo khó này.
Thời điểm đó, các thành viên phải thường xuyên đến từng nhà vận động người dân cung cấp sản phẩm cho dự án.
“Khó khăn nhất là việc kêu gọi người dân tham gia”, Mai nhớ lại.
Bên cạnh đó, vấn đề tài chính cũng là thách thức lớn đối với 3 cô gái trẻ. Các thành viên phải huy động vốn từ nhiều nguồn như gia đình, đi vay… Đầu ra của sản phẩm thời gian đầu cũng chưa ổn định, chủ yếu phục vụ cho khách du lịch.
Song, sự nhiệt huyết và nghiêm túc của cả đội dần khiến nhiều người có cách nhìn nhận khác, chuyển sang ủng hộ. Không chỉ người dân xung quanh, nhóm còn nhận được sự hậu thuẫn, tạo điều kiện của chính quyền địa phương để triển khai dự án này. Bên cạnh đó, nhóm cũng thường xuyên nhận được rất nhiều sự góp ý, hỗ trợ, bổ sung kiến thức kỹ năng kinh doanh từ các thầy cô trong trường.
Ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) trao giải Nhì cho ý tưởng khởi nghiệp của 3 nữ sinh. Mai và các thành viên còn lại của nhóm cho rằng, việc tham dự cuộc thi năm nay cũng là một cơ hội để quảng bá dự án và sản phẩm đến với nhiều người hơn. “Hiện tại nhóm đang thử nghiệm triển khai bán hàng qua các sàn thương mại điện tử", Mai chia sẻ.
Nhóm bạn trẻ chia sẻ, sẽ tiếp tục phát triển thêm ý tưởng để có thể mở rộng quy mô kinh doanh.
“Chúng em hy vọng dự án khởi nghiệp này sẽ không chỉ là mô hình kinh doanh gắn liền tại địa phương mà mở rộng ra thị trường bên ngoài, giúp gìn giữ nét đẹp dân tộc”.
Doãn Hùng - Mai Anh
Nhóm sinh viên sáng chế 'gậy thông minh' chỉ 1 triệu đồng
Ý tưởng “Gậy thông minh” tự nhận biết vật cản, giúp định vị người dùng của nhóm sinh viên đến từ Trường Cao đẳng Việt – Đức (Nghệ An) đã giành giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021.
">3 nữ sinh người Pà Thẻn và ý tưởng khởi nghiệp giúp kết nối cung cầu thổ cẩm
Sàn giao dịch tiền ảo luôn là đích ngắm của tin tặc Binance cho biết sàn này đã dự chi số tiền 10 triệu USD chỉ riêng cho hoạt động ngăn chặn và bắt giữ tin tặc. Điều này cho thấy Binance thực sự nghiêm túc với ý định của mình.
Sàn giao dịch tiền ảo nói chung và tiền ảo nói riêng đang là đích ngắm của tin tặc, nhất là vào thời điểm giá trị giao dịch các loại tiền ảo lên cao. Đã có rất nhiều sàn giao dịch tiền ảo bị tấn công gần đây.
Điển hình là sàn giao dịch tiền mã hóa Coincheck bị tin tặc tấn công và đánh cắp 500 triệu USD giá trị đồng NEM. Đây cũng là vụ tấn công nghiêm trọng nhất trong lịch sử thị trường tiền ảo.
Cũng liên quan tới vụ tấn công Binance, giá trị giao dịch bitcoin đã giảm 10% do tâm lý lo sợ của giới đầu tư.
Nguyễn Minh (theo Mashable)
Nhật đình chỉ hoạt động 2 sàn giao dịch tiền ảo
Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản vừa yêu cầu hai sàn giao dịch tiền số Bitstation và FSHO dừng hoạt động trong ít nhất một tháng; phạt hành chính 5 sàn giao dịch khác.Nhật đình chỉ hoạt động 2 sàn giao dịch tiền ảo
">Sàn tiền ảo treo thưởng 250.000 USD để bắt tin tặc
Ước tính có tới 4.700 trang web bị hacker tấn công. Trong số đó có cả những trang web thuộc về Văn phòng Cao ủy thông tin Anh, Công ty các khoản vay sinh viên và đường dây nóng Hệ thống y tế công Scotland. Tất cả chúng đều bị nhiễm virus có tên Coinhive.
Các hacker đã gài Coinhive vào phần mềm đang được các trang web sử dụng để giúp những người dùng khiếm thị truy cập vào trang. Và khi người dùng kích vào những trang này, virus sẽ tự động chuyển sang máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng của họ.
Thông qua virus, bọn tội phạm công nghệ cao sau đó sẽ chiếm quyền kiểm soát và lợi dụng các thiết bị để giúp chúng kiếm tiền. Cụ thể, các hacker sử dụng sức mạnh xử lý từ các thiết bị lây nhiễm Coinhive để "đào" các loại tiền ảo, chẳng hạn như Bitcoin.
"Về cơ bản, các nạn nhân đã vô tình hỗ trợ cho hacker. Thiết bị của họ có thể chạy chậm hơn do đang bị lợi dụng để đào các loại tiền ảo. Song, phần tồi tệ nhất là chúng đang bị điều khiển làm việc cho bọn tội phạm", Scott Helme, nhà nghiên cứu bảo mật phát hiện ra vụ tấn công đầu tiên giải thích.
Như chúng ta đã biết, "đào" tiền ảo là một quá trình tạo ra những đồng tiền kỹ thuật số mới bằng cách giải những câu đố toán học hóc búa, sử dụng lượng lớn sức mạnh xử lý máy tính. Khi đào được các đồng tiền ảo này, chúng có thể được lưu trữ trực tuyến và sau đó rút như tiền thật. Kể từ khi ra đời, đồng tiền ảo Bitcoin đã tăng vọt giá trị từ 0,72 USD lên 17.000 USD.
Vụ tấn công nói trên xảy ra không đầy 1 năm sau khi sự cố mã độc tống tiền Wannacry phá hoại các máy tính thuộc về hơn 1/3 số cơ sở y tế công của Anh.
Một phát ngôn viên của Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) nhấn mạnh: "Các chuyên gia kỹ thuật của NCSC đang kiểm tra các dữ liệu liên quan đến những vụ mã độc dùng để khai thác tiền ảo trái phép. Những dịch vụ bị ảnh hưởng đã được đưa về hoạt động ngoại tuyến, chủ yếu làm giảm thiểu mức độ nguy hại. Ở giai đoạn hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy người dân đang đối mặt với rủi ro".
Tuấn Anh (Theo Daily Mail)
Hàn Quốc tố Triều Tiên đánh cắp hàng triệu USD tiền ảo
Các quan chức Hàn Quốc vừa cho biết Triều Tiên có thể đã đánh cắp số lượng lớn tiền kỹ thuật số từ nước này thông qua hoạt động tấn công sàn giao dịch tiền ảo.
">Hacker dùng hàng ngàn website chính phủ Anh để 'đào' tiền ảo
Nhận định, soi kèo Ludogorets Razgrad vs Sanfrecce Hiroshima, 14h30 ngày 15/1: Lần đầu chạm mặt
- - Tại hội thảo "Tuyển sinh trường tư thục: Thực trạng và giải pháp" do báo Giáo dục Việt Nam tổ chức sáng 26/4, nhiều trường phổ thông tư thục ở Hà Nội cho rằng quy định mốc thời gian được kiểm tra đánh giá năng lực và tuyển sinh hiện nay quá cứng nhắc.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie phát biểu tại hội thảo Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie cho hay mặc dù thông tư quy chế của Bộ GD-ĐT về tuyển sinh đầu cấp với các trường đặc thù có tính “mở”, nhưng về đến cấp địa phương thì câu chuyện không còn như vậy.
“Hầu hết các địa phương đều trao quyền tự chủ cho các trường tư, nhưng Hà Nội lại yêu cầu kèm theo các trường phải “làm đề án, lập tờ trình” xin UBND quận/huyện phê duyệt, đối với tuyển sinh lớp 6. Trường chúng tôi cũng đang chờ quận Nam Từ Liêm phê duyệt và không biết đến khi nào”.
Điều mà ông Khang cũng như nhiều trường không hài lòng là thời gian tuyển sinh phải theo ngày/tháng cụ thể như quy định của thành phố. Tức là các trường ngoài công lập sẽ kiểm tra đánh giá năng lực đồng loạt vào 1 trong 2 ngày 29 và 30/6.
“Các trường đều mong khoảng thời gian, sớm hơn so với thời gian đối với các trường công lập không đặc thù. Để trường này thực hiện kiểm tra đánh giá, tuyển sinh vào hôm này, còn trường kia vào hôm khác. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho các trường mà còn cho học sinh và các gia đình. Khi bỏ tiền cho con vào trường tư, người ta phải cân nhắc lắm. Lý gì lại chốt chỉ vào một hai ngày”.
Ông Khang cho hay, dù có xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ khang trang mà không tuyển được học sinh thì trường tư không thể tồn tại.
Đại diện trường này cũng cho biết đã sẵn sàng chịu phê bình của Sở GD-ĐT Hà Nội trong việc tuyển sinh vào lớp 1 bởi trên thực tế “chúng tôi đã tuyển xong trước thời gian sở quy định 2 tháng”.
“Mồng 4-6/5 chúng tôi sẽ làm thủ tục nhập học cho các em được tuyển vào lớp 1 của nhà trường năm học 2018-2019 trước kế hoạch của UBND TP Hà Nội 2 tháng. Bởi nếu cháu nào không được vào trường thì để các cháu có lựa chọn khác”.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm. Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm cũng cho biết "sẵn sàng nhận kỷ luật để mang lại lợi ích cho người học".
"Theo quy định thì ngày 1-3/7, chúng tôi mới được tuyển sinh lớp 1. Phải nói nghiêm túc rằng không trường nào mà không có những động thái để tuyển sinh trước những ngày quy định này. Hiện nay, chúng tôi đã cho đăng ký online và lên tới hơn 2000 đơn trong khi chỉ tiêu chỉ là 500. Nếu đợi đến ngày 1/7 thì khó khăn lại rơi vào phụ huynh, họ không biết tình hình như thế nào để nếu không được thì xoay xở trường khác”.
Theo bà Hiền, quy định các trường tư cùng kiểm tra đánh giá năng lực học sinh đồng loạt 2 ngày gây khó cho phụ huynh hơn là các trường.
“Phải trong tình thế của phụ huynh cân nhắc, đắn đo như thế nào khi quyết định chọn cho con học công hay tư mới hiểu. Nhiều phụ huynh đã tìm hiểu trước tận 1 năm, nhưng không biết là trường này có nhận con họ hay không trước ngày 1/7, để còn tìm sang trường khác”.
Bà Hiền cho hay cũng vì tuyển sinh vào cùng 1 ngày gây khó khăn cho học sinh, nên buộc các trường phải tìm cách “lách”. "Chúng tôi đã tự chủ về tài chính, nhân sự thì xin được cho tự chủ về tuyển sinh”.
Bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh. Bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ: “Có cho tự chủ tuyển sinh nhưng chỉ cho trong 2 ngày đồng loạt với tất cả các trường, Sở đang tạo cánh cửa hẹp cho học sinh trong chuyện vào lớp 10”.
Theo bà Na, như vậy không thể gọi là tự chủ và kiến nghị được tự chủ trong mọi vấn đề.
Bà Phạm Thị Thu Phương, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Ban Mai cũng kiến nghị nên nới rộng thời gian tuyển sinh cho các trường tư thục, đặc biệt để phụ huynh có thời gian tìm hiểu về các trường trước khi ra quyết định lựa chọn.
“Có những phụ huynh chia sẻ trước khi đến trường tôi đã đi tìm hiểu ít nhất 5 trường khác rồi, như vậy cũng cần phải có thời gian cho phụ huynh nữa. Trường công thì không cần tìm hiểu quá nhiều, nhưng trường tư, không cần quá sớm nhưng có thể cho phép từ tháng 3 đến tháng 5 là thời gian trường tư được phép tiếp cận phụ huynh, học sinh. Cũng như xây dựng một gia đình, có thời gian tìm hiểu đủ dài thì hành phúc mới bền vững, với các trường và phụ huynh cũng vậy. Phải có thêm thời gian để tìm hiểu và chỉ khi hiểu kỹ được tinh thần, định hướng thì mới đạt được các mục tiêu giáo dục”.
GS Vũ Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. GS Vũ Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội kiến nghị các cơ quan quản lý cần quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với trường tư thục, bởi sự quan tâm hiện nay còn ít. Ông dẫn lời nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ khi đương chức cho thấy việc thành lập nên một trường tư là rất khó khăn rằng “muốn mở được trường phải có được 9 chữ ký, 9 con dấu”.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đề nghị cho các trường tự chủ hơn nữa.
“Nếu chỉ cho co lại trong 1-2 ngày thì làm sao tránh khỏi việc phụ huynh xếp hàng. Có những trường lượng hồ sơ đăng ký 2.000 nhưng chỉ lấy 500 chỉ tiêu, mà chỉ trong vài ngày, ai cũng muốn sớm nên phải khổ sở đi sớm. Trên thực tế, các trường ở Hà Nội đủ khả năng để đón nhận 100% con em vào, vậy việc gì phải quy định trong một vài ngày để tạo ra chuyện cầu lớn hơn cung “ảo” như thế và buộc người dân phải xếp hàng”.
Ông Hòa cho rằng, nếu tư duy theo kiểu quản lý siết chặt thì không thể phát triển sáng tạo. “Nếu không có tư duy sáng tạo thì đất nước sẽ không thể phát triển được”.
Các đại biểu cũng nêu lên những thực trạng khó khăn mà các trường tư phải tự tìm cách bươn chải về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, đội ngũ giáo viên,…
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, thời gian qua Bộ đã ban hành Thông tư 05 theo hướng có nhiều thay đổi trong vấn đề tuyển sinh đầu cấp. Trong đó cho phép các trường được tự chủ trong việc kiểm tra đánh giá năng lực khi tuyển sinh vào lớp 6.
Bộ đã yêu cầu các sở GD-ĐT có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện tuyển sinh và tuyệt đối không có yêu cầu nào buộc các trường phải xây dựng phương án tuyển sinh, phải trình các cấp xét duyệt.
“Chủ trương của Bộ GD-ĐT cũng nêu rõ, về phương thức, các nhà trường được chủ động về kiểm tra, đánh giá. Phải giao cho các trường quyền tuyển sinh, kiểm tra đánh giá học sinh theo những năng lực mà các trường mong muốn”
Ông Thành cũng cho rằng, về mặt thời gian, phải đủ đề phụ huynh và học sinh được tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về nhà trường và có thời gian cân nhắc để quyết định.
Thanh Hùng
Lịch khảo sát chất lượng đầu vào lớp 1 của các trường tư ở Hà Nội
Để con lớp 1 vào được các trường tư mong muốn, nhiều phụ huynh ở Hà Nội đang rất quan tâm tới lịch tổ chức khảo sát năng lực đầu vào học sinh của các trường.
">Nhiều trường chấp nhận bị kỷ luật để tuyển sinh trước thời gian quy định
Show diễn thu đông 2019 “Nghệ thuật và hạnh phúc” của NTK Hà Linh Thư sẽ diễn ra vào lúc 3h chiều 7/12 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội để giới thiệu bộ sưu tập mới với chủ đề “Nghệ thuật và hạnh phúc”. Bộ sưu tập gồm 60 mẫu, được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu của ông bà nội NTK Hà Linh Thư. Chủ đề của show diễn cũng là tựa đề bộ phim truyện do ông nội Hà Linh Thư sản xuất. NTK Hà Linh Thư đưa chuyện tình của ông bà nội vào bộ sưu tập mới Ít ai biết, bà nội của NTK Hà Linh Thư là cố NSND cải lương Ái Liên nức danh về nhan sắc và tài năng trong thập niên 1930-1940. Còn ông nội của chị là công tử gốc Huế, Hà Quang Định, người sản xuất phim “Phạm Công Cúc Hoa”, phim truyền nhựa đầu tiên của Việt Nam. “Ông nội, một người đàn ông goá vợ với ba con thơ đã vượt qua bao nhiêu công tử nhà giàu thời đó để chinh phục được trái tim của giai nhân nổi tiếng xứ Bắc là bà nội tôi. Lúc bà còn sống, mỗi lần nhắc kỷ niệm về ông, ánh mắt bà vẫn ánh lên lấp lánh, giọng nói đầy hạnh phúc, tự hào. Họ cùng nhau tạo nên những giá trị nghệ thuật lớn trong lĩnh vực cải lương và tôi thừa hưởng tình yêu nghệ thuật từ họ”, NTK Hà Linh Thư chia sẻ. Câu chuyện tình yêu của ông bà nội được NTK Hà Linh Thư đưa tinh thần vào bộ sưu tập thu đông 2019. Chị nói, sự quyết liệt theo đuổi tình yêu của ông nội cũng giống như cá tính mạnh mẽ của chị qua từng đường cắt cúp trên trang phục: “Tình yêu là sự cảm nhận, chứ không phải một điều gì đó hiện hữu cụ thể. Khi mọi người nhìn ngắm bộ sưu tập, chắc chắn sẽ cảm nhận được những gì tôi muốn truyền tải”. Vẫn trung thành với chất liệu nhung lụa, Hà Linh Thư khai thác các dáng váy suông hoặc bó sát cơ thể cùng những đường cắt xẻ táo bạo, giúp người mặc khoe trọn hình thể. Các khoảng hở ở ngực, eo, lưng đều có sự tiết chế chừng mực, tránh sự phản cảm để tôn đường cong của phái nữ. Nét văn hoá phương Đông cũng được Hà Linh Thư thể hiện rõ rệt qua các hoạ tiết rồng, lân, cò, con mắt cổ trên trang phục. Các hoạ tiết đều được những người thợ thủ công thêu tay tỉ mỉ, cầu kỳ và tinh tế. Nhiều nghệ sĩ sẽ tham gia sự kiện để ủng hộ cho Hà Linh Thư như: Hoa hậu Thu Thuỷ, Dương Thuỳ Linh, ca sĩ Maya, người mẫu Hồng Quế… Hơn 10 năm trong nghề, Hà Linh Thư trở thành cái tên quen thuộc trong giới thiết kế. Nhắc đến Hà Linh Thư, giới mộ điều vẫn dành cho chị cụm từ ưu ái “người đàn bà nhung lụa” bởi đây là chất liệu chủ đạo trong hầu hết các thiết kế của chị trong sự nghiệp. Ngân An
Người mẫu 80 tuổi làm vedette trong show Hà Linh Thư
Bà Bích Tuyên - 80 tuổi không chỉ là người truyền cảm hứng cho BST Khu vườn của Mẹ mà còn là vedette trong show thời trang của NTK Hà Linh Thư.
">NTK Hà Linh Thư đưa chuyện tình của ông bà nội vào bộ sưu tập mới
- Lao động kỹ năng thấp thì lương thấp
Trong tham luận tại Diễn đàn Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, ông Trương Anh Dũng, cho rằng thị trường lao động và việc làm đang ngày càng phân hóa theo hai xu thế là nhóm kỹ năng thấp-lương thấp và kỹ năng cao-lương cao. Điều này không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động có trình độ thấp mà ngay cả lực lượng lao động bậc trung nếu họ không được trang bị các kiến thức, kỹ năng mới, kỹ năng sáng tạo để thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động và của doanh nghiệp.
Dẫn báo cáo “Triển vọng việc làm và xã hội thế giới: xu hướng 2021” của ILO (WESO) ông Dũng cho hay nêu, dự kiến sẽ có 205 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu vào năm 2022, tăng cao so với mức 187 triệu năm 2019. Chưa kể tổn thất về thời gian làm việc cũng bị ảnh hưởng bởi hàng triệu người rời bỏ lực lượng lao động hay rơi vào tình trạng thất nghiệp khi các quốc gia trong khu vực không tạo được việc làm mới.
Tại Việt Nam, theo ông Dũng, đợt Covid-19 lần thứ tư đã gây sức ép nặng nề cho kinh tế trong đó có thị trường lao động quý III năm 2021. “Thị trường lao động đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với hàng loạt kỷ lục tiêu cực, hàng triệu lao động bị mất việc làm, bị cắt giảm thu nhập. Cơ hội tìm kiếm được việc làm của người lao động trở nên khó khăn hơn bao giờ hết”- ông Dũng nói.
Ông Trương Anh Dũng dự trực tuyến Diễn đàn Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, Dẫn báo cáo tình hình lao động việc làm quý III/2021 của Tổng cục thống kê, ông Dũng thông tin cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 với các hình thức như mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây. Cụ thể lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2021 là 49,1 triệu người, giảm 2 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 đến 24 tuổi) tăng đột biến vượt xa con số 2% như thường thấy, duy trì ở mức cao là 8,89%. Thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập hoặc đào tạo tiếp tục tăng và đạt gần 2,4 triệu người, tăng 642 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Ông Dũng nhìn nhận, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, trong đó có 652.000 người bị mất việc làm và 8,8 triệu người bị thay đổi thu nhập.
Quy mô giáo dục nghề nghiệp chưa tương xứng
Nhìn nhận lại sự phát triển nghề nghiệp, ông Dũng cho hay dù luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và không ngừng đổi mới và có nhiều chuyển biến tích cực.. Tuy nhiên vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức như quy mô, số lượng đào tạo chưa tương xứng với dân số trong độ tuổi lao động.
“Đến hết năm 2020 còn khoảng 75,4% trong tổng số hơn 54 triệu lao động chưa có có văn bằng, chứng chỉ, phải làm những công việc giản đơn, năng suất lao động thấp”- Tổng cục trưởng nêu.
Mặt khác theo ông Dũng, công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào giáo dục nghề nghiệp chưa đạt được mục tiêu đặt ra trong Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị là “Đến 2020 phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN”.
Cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý về trình độ, ngành nghề, vùng miền, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề trên thị trường lao động. Bên cạnh đó việc đào tạo theo các chương trình chất lượng cao còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu nâng cao chất lượng cạnh tranh của nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh cao.
Ngoài ra, tính thích ứng của hệ thống chưa cao để theo kịp với sự thay đổi của khoa học công nghệ, nhất là CMCN 4.0. Do dịch Covid-19 nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp được huy động trở thành khu cách ly; đào tạo nghề chuyển sang hình thức trực tuyến, chất lượng bị ảnh hưởng do không bố trí đủ thời gian học thực hành trực tiếp tại cơ sở đào tạo và thực hành, thực tập tay nghề tại các doanh nghiệp.
Cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp vẫn còn bất cập. Việc huy động các nguồn lực đầu tư còn khó khăn; ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp những năm gần đây có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu…
Đưa sinh viên nghề cung ứng cho doanh nghiệp
Theo ông Dũng, để phục hồi thị trường lao động cần quyết liệt thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và đẩy lùi Covid-19, nhất là tại thành phố lớn các địa phương có nhiều khu công nghiệp, trong đó đẩy mạnh chiến lược tiêm vắc-xin.
Mặt khác cần triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động phục hồi sau đại dịch, nhất là các chính sách đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động, xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách khuyến khích người lao động, đặc biệt là thanh niên tích cực học tập nâng cao trình độ để có các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Có thể đưa sinh viên trường nghề cung ứng lao động tạm thời cho các doanh nghiệp theo hình thức vừa học vừa làm Ông Dũng cũng đề xuất Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các địa phương thiết lập các kênh thông tin chính thống, chuyên ngành để cập nhật cho doanh nghiệp và người lao động về chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách hỗ trợ lao động và thu hút lao động, các kế hoạch về xét nghiệm, kiểm soát bệnh dịch của địa phương để họ xây dựng và thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển sản xuất. Sẵn sàng cung ứng lao động tạm thời cho các doanh nghiệp là lực lượng học sinh sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hình thức thực hành, thực tập tại doanh nghiệp và theo hình thức vừa học, vừa làm.
Để đào tạo, phát triển giáo dục nghề nghiệp, ông Dũng đề xuất bổ sung thêm chính sách và nguồn lực để đặt hàng đào tạo kỹ năng, tay nghề ngắn hạn cho học sinh, sinh viên và người lao động không thuộc đối tượng đào tạo từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề của thị trường lao động, nhất là khu vực, địa bàn thành thị tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất…
Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề; tăng nhanh quy mô đào tạo nghề, nhất là khi nhu cầu lao động có kỹ năng tăng cao nhưng những rào cản bởi dịch bệnh và năng lực chuyển đổi, thích ứng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế;
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển sinh, đào tạo trực tuyến, trực tiếp, đào tạo chính quy; vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn…
Minh Anh
Phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, tranh thủ 'dân số vàng'
Nhiều ý kiến cho rằng phải coi việc phát triển giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tranh thủ thời cơ dân số vàng của đất nước.
">Đề xuất đưa sinh viên trường nghề cung ứng lao động tạm thời cho các doanh nghiệp