您现在的位置是:NEWS > Thể thao
HLV Hà Nội nêu lý do khiến thủ môn Bùi Tiến Dũng dự bị dài hạn
NEWS2025-02-23 19:38:56【Thể thao】2人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 06/05/2019 07:07 V-League am lich 2024am lich 2024、、
很赞哦!(29252)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Dyala vs Newroz SC, 18h30 ngày 20/2: Nằm im bét bảng
- Thương Tín ân hận, xúc động khi nhắc đến con trai độc nhất
- Nghệ sĩ Việt Hương và ông xã tặng 200 triệu mua vaccine ngừa Covid
- Angela Phương Trinh thả rông vòng 1 gây sốc trong sự kiện
- Nhận định, soi kèo ISPE FC vs Thitsar Arman, 16h30 ngày 20/2: Trả nợ nhọc nhằn
- Ông Trump ‘không thấy lý do’ để quay lại Twitter
- Nghe giọng hát ngọt ngào của vợ Kim Jong Un
- ĐH Luật TP.HCM điểm cao nhất là 25
- Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Talaba, 23h30 ngày 19/2: Thách thức đội đầu bảng
- Trận thủy chiến lớn nhất sử Việt, sánh ngang Xích Bích thời Tam Quốc?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Sydney FC, 19h00 ngày 19/2: Tin vào chủ nhà
Đã 35 năm trôi qua sau ngày phát sóng bộ phim 4 tập "Biệt động Sài Gòn" do nghệ sĩ Long Vân làm đạo diễn nhưng đến thời điểm hiện tại, nhiều thế hệ khán giả vẫn nhớ mãi dàn diễn viên gạo cội. Những ngày qua, việc nghệ sĩ Thương Tín - chàng biệt động Sáu Tâm bị đột quỵ càng khiến khán giả quan tâm.
Chàng biệt động Sáu Tâm - Thương Tín của thập niên 80.
Thời gian trôi qua, cuộc sống của mỗi diễn viên đã thay đổi rất nhiều. Ở tuổi xế chiều, đa phần mọi người đã bình yên với gia đình. Riêng chỉ có Thương Tín khiến khán giả trăn trở vừa giận mà vẫn thương.
Ông được coi là tài tử điện ảnh phía Nam. Vai diễn chàng biệt động Sáu Tâm năm nào đã giúp Thương Tín có chỗ đứng trong lòng khán giả. Anh lính điển trai, dũng cảm, thay đổi linh hoạt thân phận để chiến đấu được lột tả trọn vẹn qua diễn xuất của Thương Tín. Phim giúp diễn viên chiếm được nhiều cảm tình từ khán giả.
Thương Tín và cố nghệ sĩ Chánh Tín trong "Ván bài lật ngửa".
Trước khi là Sáu Tâm, nghệ sĩ Thương Tín sinh ra tại Phan Rang, trong một gia đình có 9 người con. Đam mê nghệ thuật cải lương từ nhỏ, năm mới 13 tuổi, ông bỏ nhà trốn theo một gánh cải lương chỉ để được vào vai “không cần thoại” để theo đoàn hát lưu diễn ở khắp nơi. Sau đó, gia đình gửi ông vào học tại Trường Quốc gia Âm nhạc - Kịch nghệ ở Sài Gòn. Ra trường, ông đầu quân cho Đoàn kịch nói Cửu Long Giang rồi Đoàn Kim Cương.
Tại Đoàn Kim Cương, ông được đóng cặp với kỳ nữ Kim Cương và nhanh chóng trở nên nổi tiếng với những vở diễn gây ấn tượng mạnh với khán giả như: Bông hồng cài áo, Vực thẳm chiều cao, Huyền thoại mẹ… Thương Tín đã diễn tổng cộng trên 100 vai kịch, hai phần ba số đó là vai chính, vai kép độc.
Ngoài tỏa sáng trên sân khấu kịch - cải lương, Thương Tín còn là tài tử màn bạc. Ông từng vào vai thiếu tá Lưu Kỳ Vọng trong "Ván bài lật ngửa", tướng cướp Bạch Hải Đường trong "Săn bắt cướp", Tám Thương trong "Chiến trường chia nửa vầng trăng"... Tính đến năm 2015, ông đã đóng gần 200 phim.
Thương Tín và con gái nhỏ.
Hoành tráng trong nghệ thuật nhưng chuyện đời của ông dài bằng mấy cuốn tiểu thuyết. Đời tư của Thương Tín khiến khán giả vừa giận mà thương. Nam nghệ sĩ 65 tuổi có 4 lần lên xe hoa nhưng chưa 1 lần tổ chức lễ cưới và có một người con trai tên Thanh Tùng, đã lập gia đình và đang là ca sĩ phòng trà tại TP.HCM.
Ngoài chuyện lấy lắm vợ, hôn nhân thất bại đến tuổi xế chiều không vợ, cũng chẳng sống gần con, Thương Tín còn vướng đến cờ bạc. 15 năm trước, ông khiến dư luận bất ngờ khi liên quan đến vụ đánh bạc ăn tiền và bị bắt. Nhìn lại chuyện quá khứ, nam nghệ sĩ gốc Phan Rang tâm sự khiến ông buồn vô cùng Tuy nhiên, chuyện đáng tiếc trong quá khứ ấy không còn làm diễn viên gốc Phan Rang buồn lòng nữa, bởi đối với ông điều quan tâm nhất lúc này là kiếm tiền nuôi con nhỏ.
Đó là đứa con nhỏ đến bất ngờ khi ông đang bước sang tuổi 58, vì con ông không nề hà bất cứ việc gì. Tuổi xế chiều nhưng ông vẫn tích cực nhận phim, dù là vai nhỏ. Thậm chí ông mở quán cafe để kiếm thêm tiền nhưng mọi việc vẫn thất bại. Tuy nhiên, Thương Tín vẫn gắng gượng vượt qua để nuôi vợ con còn non dại.
Thời gian vừa qua, ông bị đột quỵ và được khán giả quyên góp giúp đỡ.
Tuổi già mà vẫn phải đèo bòng để khiến nghệ sĩ đào hoa thuở nào xuống sức và phải nhập viện trong cô đơn. May mắn, ông nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè nên cuối cùng cũng tai qua nạn khỏi. Hiện tại, sức khỏe của Thương Tín giờ đã khỏe hơn. Ông thậm chí còn tập lái xe hơi khiến khán giả tranh cãi một thời gian.
Trước vấn đề này, Á hậu Trịnh Kim Chi, một người em thân thiết của ông đã chia sẻ: "Chiếc xe đó là của một người bạn thân anh Tín tặng, vì người này đi Canada. Hai anh em cũng đã thống nhất với nhau xong. Một, anh Tín sẽ bán chiếc xe này đi, để anh có một số vốn làm ăn. Hai là anh cho thuê. Sau đó, anh Tín quyết định sẽ cho thuê vì đây là kỷ niệm của bạn để lại. Nếu cho thuê chiếc xe này, hàng tháng anh ấy cũng được mấy triệu, như vậy anh sẽ có thu nhập hàng tháng, cũng rất tốt".
Qua những thăng trầm sóng gió của nghệ sĩ Thương Tín - chàng Sáu Tâm của "Biệt động Sài Gòn", khán giả cảm thán sự thay đổi trong cuộc đời mỗi con người. Từ một chàng tài tử đào hoa, khi về già qua những sóng gió Thương Tín cuối cùng vẫn chỉ là ông lão tuổi xế chiều héo hon sức khỏe vẫn đèo bòng vợ dại, con thơ.
(Theo GĐXH)
Thương Tín được tặng ô tô, lái xe về quê dưỡng bệnh
"Trong hôm nay, anh Thương Tín sẽ đi nhận chiếc xe do một khán giả tặng", NSƯT Trịnh Kim Chi cho hay.
">Thương Tín 'Biệt động Sài Gòn': Trẻ đào hoa, già héo mòn
Công nhân Foxconn Trịnh Châu (Trung Quốc) biểu tình. (Ảnh: Reuters) Rắc rối bắt đầu từ tháng trước khi công nhân rời nhà máy Trịnh Châu do lo sợ Covid-19. Video về những người rời Trịnh Châu, đi bộ về quê đã lan truyền trên mạng xã hội trong nước vào đầu tháng 11.
Thiếu lao động, Foxconn buộc phải dùng nhiều biện pháp, bao gồm dùng tiền thưởng, để kêu gọi họ quay trở lại. Một tuần trước, truyền thông Trung Quốc đưa tin 100.000 người được tuyển mới để lấp đầy các vị trí ở Foxconn.
Song, biểu tình xảy ra vào đêm 22/11 khi các nhân viên mới cho biết ban lãnh đạo đã không giữ lời hứa về tiền lương, cũng như điều kiện sống. Biểu tình leo thang thành bạo lực khi hàng trăm công nhân đụng độ với các bảo vệ của nhà máy. Chiều 23/11, đám đông bình tĩnh hơn và người biểu tình quay lại ký túc xá sau khi Foxconn đề nghị trả 10.000 NDT (1.400 USD) để họ nghỉ việc và ra đi.
Theo các nhà phân tích, nỗi đau mà Foxconn đang đối mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ đa dạng hóa của Apple nhằm tránh lệ thuộc vào Trung Quốc. Trên CNN, Dan Ives, Giám đốc quản lý tại hãng chứng khoán Wedbush, nhận xét gián đoạn sản xuất tiếp diễn tại Foxconn là “thách thức lớn” với Apple. Ông ước tính mỗi tuần đóng cửa và bất ổn gây thiệt hại 1 tỷ USD cho nhà sản xuất iPhone. Hiện nay, gần 5% doanh số iPhone 14 không còn nữa vì những gì đang xảy ra tại Trung Quốc.
Nhu cầu iPhone 14 trong dịp Black Friday vừa qua cao hơn nhiều so với nguồn cung. Tình trạng khan hàng có thể kéo dài đến cả mùa Giáng sinh. Gián đoạn tại Foxconn giáng đòn đau đớn vào Apple, theo chuyên gia Ives.
Ông cũng cho biết, dựa theo các phân tích riêng, iPhone 14 Pro thiếu hàng trầm trọng hơn rất nhiều và còn rất ít hàng tồn kho. “Chúng tôi tin nhiều cửa hàng Apple Store đang thiếu iPhone 14 Pro, dưới mức bình thường 25% đến 30%”. Theo nhà phân tích Ming Chi Kuo, hơn 10% sản lượng iPhone toàn cầu đã bị ảnh hưởng từ nhà máy Foxconn Trịnh Châu.
Trong tuyên bố gửi CNN ngày 24/11, Apple nói đã gửi một nhóm đến nhà máy Trịnh Châu, phối hợp chặt chẽ với Foxconn để xoa dịu những lo lắng của công nhân. Trước khi những điều này xảy ra, “Táo khuyết” đã bắt đầu sản xuất iPhone 14 tại Ấn Độ. Nó đánh dấu thay đổi lớn trong chiến lược của hãng, tương tự các công ty “đồng hương” đang tìm cách thoát ly Trung Quốc – “công xưởng thế giới” hàng chục năm qua.
Theo Thời báo Phố Wall, Apple muốn tăng cường sản xuất tại Việt Nam và Ấn Độ. Nhà phân tích Kuo tin rằng Foxconn sẽ đẩy nhanh tiến độ mở rộng nhà máy iPhone tại Ấn Độ sau vụ việc tại Trịnh Châu. Ông dự đoán sản xuất iPhone ở quốc gia Nam Á sẽ tăng ít nhất 150% vào năm 2023 so với năm nay. Mục tiêu dài hạn là xuất xưởng 40% đến 45% iPhone từ Ấn Độ so với chưa đầy 4% lúc này.
(Theo CNN)
">Apple tổn thất nặng vì bạo loạn tại Foxconn Trung Quốc
Chip bán dẫn trên một bảng mạch in. Ảnh: Reuters.
Xu hướng nói trên diễn ra trong bối cảnh hoạt động công nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc đang diễn ra nhanh chóng do căng thẳng thương mại với phương Tây, theo Reuters.
Ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn giai đoạn sau - chuyên về đóng gói và thử nghiệm - ít đòi hỏi vốn đầu tư hơn so với khâu đầu nguồn của quy trình sản xuất chip tại các xưởng đúc.
Hiện, Trung Quốc đại lục và Đài Loan (Trung Quốc) đang thống trị thị trường này nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất lĩnh vực trị giá 95 tỷ USD này.
Ông Cho Hyung Rae, Phó chủ tịch Hana Micron tại Việt Nam cho biết công ty đang mở rộng để đáp ứng yêu cầu từ các khách hàng muốn chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Quan chức một công ty tại Hàn Quốc cho biết đơn vị này có kế hoạch đầu tư khoảng 1.300 tỷ won (930 triệu USD) đến năm 2026 để thúc đẩy hoạt động đóng gói chip nhớ truyền thống.
Năm ngoái, Amkor Technology (trụ sở chính tại Mỹ) đã công bố kế hoạch trị giá 1,6 tỷ USD để xây dựng một nhà máy tiên tiến nhất rộng 200.000 m2 cung cấp khả năng đóng gói chip bán dẫn thế hệ tiếp theo.
Một giám đốc điều hành kinh doanh có hiểu biết trực tiếp về hoạt động của Amkor tại Việt Nam cho biết một số thiết bị được lắp đặt trong nhà máy mới đã được chuyển từ các nhà máy ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Amkor đã không trả lời các yêu cầu bình luận của Reuters về việc chuyển giao dây chuyền này.
Intel hiện đặt nhà máy sản xuất chip với công suất lớn nhất của hãng tại Việt Nam.
Tăng trưởng phân khúc hậu cần của ngành sản xuất chip tại Việt Nam đã được chính quyền ông Biden thúc đẩy trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh. Điều này còn có thể leo thang hơn nữa với nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
Nhờ phần lớn khoản đầu tư từ các công ty nước ngoài, Việt Nam dự kiến chiếm 8-9% thị phần toàn cầu về lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chip (ATP) vào năm 2032, từ mức chỉ 1% vào năm 2022, theo báo cáo được Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ và Boston Consulting Group công bố vào tháng 5.
Các công ty trong nước cũng dự kiến đóng góp vào dự báo tăng trưởng của ngành.
3 nguồn tin cho biết Tập đoàn FPT đang xây dựng nhà máy thử nghiệm gần Hà Nội, rộng 1.000 m2 dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm tới với 10 máy thử nghiệm. Con số này sẽ tăng gấp 3 vào năm 2026, với khoản đầu tư lên tới 30 triệu USD. Công ty đồng thời đang tìm kiếm các đối tác chiến lược trong lĩnh vực này.
Tập đoàn Sovico cũng đang tìm kiếm đối tác nước ngoài để cùng đầu tư vào một cơ sở ATP tại Đà Nẵng, theo ông Lê Đăng Dũng, cố vấn cao cấp của Sovico.
Reuter khẳng định Việt Nam cũng đang đặt mục tiêu trở thành một nhân tố trong lĩnh vực sản xuất chip ở giai đoạn đầu. Trong đó, Viettel có kế hoạch xây dựng nhà máy đúc chip đầu tiên nhằm đáp ứng mục tiêu của Chính phủ là có ít nhất một xưởng đúc chip đi vào hoạt động vào năm 2030.
Hiện, cả FPT và Viettel đều không phản hồi yêu cầu bình luận từ phía Reuters.