Hôm 18/12,ìsaoMỹnóikhôngvớinhậndiệnkhuônmặtTrungQuốcthìngượclạkết quả trận liverpool Google viết trên blog phát triển, tuyên bố rằng hãng sẽ dừng việc phát triển hệ thống nhận diện khuôn mặt sử dụng AI cho đến khi giải quyết được những câu hỏi về chính sách thực hiện.
Google không phải là ông lớn công nghệ đầu tiên lên tiếng về mối lo ngại của công nghệ nhận diện khuôn mặt. Tuần trước, Brad Smith, chủ tịch Microsoft cho rằng những điều luật công nghệ cần phải được xem xét và bổ sung đặc biệt là mục liên quan đến xâm phạm riêng tư cá nhân, phân biệt và giám sát.
Công nghệ Alipay trả tiền bằng nụ cười ở Trung Quốc. Ảnh: China Daily. |
Nước Mỹ vốn không mấy mặn mà gì khi công nghệ nhận diện gương mặt được tích hợp trong lĩnh vực hành chính công. Cụ thể, công nghệ Rekognition của từng bị phản đối mạnh mẽ khi Amazon có ý định mở rộng dịch vụ này cho Cục Kiểm soát di trú và Thuế quan Mỹ (ICE).
Trong khi đó tại Trung Quốc, nơi công nghệ nhận diện khuôn mặt xuất hiện khắp nơi, camera chi chít phố phường, những cuộc tranh cãi về công nghệ trên gần như không có.
Không những thế, ngày càng có nhiều dự án nhận diện khuôn mặt phục vụ chính phủ mọc lên như nấm sau mưa. Các ông lớn công nghệ tại quốc gia này tập trung phát triển công nghệ an ninh giám sát, đo tốc độ, kiểm soát biên giới.
Bên cạnh đó, khuôn mặt của người dùng là một mỏ thông tin cá nhân để khai thác triệt để. Công nghệ Alipay của Alibaba giúp người dùng thanh toán bằng khuôn mặt, WeChat giúp check in khách sạn chỉ bằng một cái nháy mắt trong khi Tencent hạn chế giờ chơi game cũng bằng một cú quét mặt.
Theo nghiên cứu của tổ chức Gen Market, Trung Quốc sở hữu thị trường sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt phát triển nhất thế giới. Quốc gia này còn là nơi khai sinh công ty phát triển công nghệ giám sát qua video lớn nhất thế giới Hikvision.
Nhận diện khuôn mặt có ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc. Ảnh: China Daily. |
Sau khi Microsoft thể hiện rõ thái độ tạm dừng việc phát triển công nghệ AI cho đến khi có một bộ luật rõ ràng. Các công ty công nghệ của Trung Quốc chuyên cung cấp loại dịch vụ này như Yitu, Megvii, SenseTime từ chối bình luận.
Những trang tin, mạng xã hội ở Trung Quốc cũng bày tỏ sự bất an về công nghệ nhận diện khuôn mặt nhưng tất cả đều không hề đả động đến vấn đề chính phủ nắm mọi thông tin cá nhân của người dân.
Chẳng hạn, tờ People Dailychỉ tập trung quan điểm về các vụ đánh cắp dữ liệu tiềm tàng thông qua công nghệ nhận diện mặt. Bên cạnh đó, các nhà làm luật tại quốc gia này chỉ khuyến cáo người dùng hãy cẩn thận trong việc giữ gìn thông tin cá nhân.
Trung Quốc đã bỏ xa Mỹ trong việc thiết lập các tiêu chuẩn dành cho trí tuệ nhân tạo, trong đó có công nghệ nhận diện khuôn mặt. Chính phủ Trung Quốc thiết lập kế hoạch cho AI vào năm 2015, sau đó tuyên bố rằng đến năm 2025 toàn bộ luật pháp, bảo mật đều sẽ được tích hợp AI. Trung Quốc mong muốn trở thành cường quốc AI vào năm 2030.
Mỹ không hề có một chính sách bảo vệ thông tin cá nhân nội địa rõ ràng trong khi Trung Quốc đã có hẳn một bộ luật. Samm Sacks, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ quốc tế tại Mỹ (CSIS) cho rằng bộ luật này nghiêm khắc hơn GDPR gấp nhiều lần.
Ở phương Tây, người ta lo sốt vó về sự phổ biến công nghệ nhận diện khuôn mặt còn người Trung Quốc chỉ đơn giản "sống chung với lũ". Một khảo sát được thực hiện bởi Chinanewscho thấy có 73% số người đồng ý băng qua đường khi gương mặt của họ bị chụp lại và 43% bày tỏ nỗi lo vì bị lộ diện thông tin cá nhân. Cuối cùng, chỉ có 2,3% nói rằng họ không chắc chắn về vấn đề trên.
Không hề có một lời phản đối về công nghệ nhận diện khuôn mặt tại Trung Quốc. Ảnh: China Daily. |
Bất chấp việc cư dân mạng Trung Quốc ngày càng có ý thức về quyền bất khả của thông tin cá nhân của chính bản thân, ngay cả trên mạng xã hội Weibo, có rất ít lời bình luận về động thái dứt khoát của 2 ông lớn Google và Microsoft. Đa số là những dòng nhận xét nước đôi, hại cũng không mà lợi cũng có.
"Là một công dân bình thường, tôi có cách nào khác ngoài việc chấp hành", một bình luận đặc biệt trên Weibo.