您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Samaxi, 22h00 ngày 25/4:
NEWS2025-04-27 16:51:44【Ngoại Hạng Anh】5人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 25/04/2025 10:10 Nhận định bóng newcastle – tottenhamnewcastle – tottenham、、
很赞哦!(2439)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Vestmannaeyjar vs Fram, 23h00 ngày 24/4: Khách hoan ca
- Thủ tướng Phạm Minh chính yêu cầu đẩy mạnh truyển thông, quản bá về đất nước
- Việt Nam và Nga phối hợp thu xếp chuyến thăm của ông Putin vào thời điểm phù hợp
- Soi kèo Man City vs Tottenham, 23h30 ngày 03/12/2023
- Nhận định, soi kèo Thể Công Viettel vs Sông Lam Nghệ An, 19h15 ngày 25/4: Tâm lý buông bỏ
- Giá ký túc xá các trường đại học ở TPHCM, cao nhất 3,4 triệu đồng/tháng
- Hàng loạt đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung, có trường lên tới 28,25
- Điểm chuẩn Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2024
- Nhận định, soi kèo Spartak Subotica vs Napredak, 22h00 ngày 24/4: Cửa trên ‘tạch’
- Thực hư thạc sĩ Vật lý 24 tuổi được tuyển làm tạp vụ trường học
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Real Betis vs Valladolid, 02h30 ngày 25/4: Tạm biệt La Liga
Các lực lượng trên đảo Trường Sa chuẩn bị lễ khai giảng năm học 2024-2025. Không giấu nổi niềm vui và sự tự hào, thầy giáo Lê Xuân Hạnh, đang công tác tại đảo cũng chia sẻ: “Suốt từ cuối tháng 8 tới giờ, Trường Sa liên tục mưa lớn, sóng to, biển động nhưng không khí háo hức chào đón năm học mới vẫn lan tỏa khắp đảo.
Phóng viên an tâm, đồng bào ở đất liền an tâm, nhờ có bàn tay và sự yêu thương đùm bọc của các chú bộ đội, Trường Tiểu học Trường Sa hôm nay như khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ sắc cờ hoa. Dưới bầu trời vững vàng của Đất Mẹ, cùng với sự chuẩn bị chu đáo của thầy cô, chiến sĩ và người dân trên đảo, chắc chắn chúng tôi sẽ có một năm học mới đầy hứng khởi và thành công cho các con nơi đây”.
Thầy Hạnh cho biết, trong số 9 học sinh, tới đầu giờ sáng nay, vẫn còn 4 em chưa thể ra được đảo do điều kiện mưa to, sóng lớn.
Ươm mầm non trên đảo
Năm học mới lại về mang theo bao niềm vui và hy vọng, đặc biệt là với thầy giáo Lê Xuân Hạnh, người đã dành trọn trái tim mình cho những mầm non nơi đầu sóng ngọn gió.
Từ mảnh đất Cam Lâm thân thương, thầy Hạnh đã viết đơn tình nguyện vượt hàng trăm hải lý để đến với Trường Sa, nơi biển trời giao hòa, cũng là nơi những khát vọng được ươm mầm. 15 năm gắn bó với học trò vùng cao, 7 năm trước tuổi hưu, thầy vẫn quyết tâm ra đảo, mang theo hành trang là tình yêu nghề, yêu trẻ và khát khao cống hiến.
Các lực lượng trên đảo chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới. Thượng tá Điệp không giấu nổi xúc động khi nói về thầy Hạnh: “Cả đảo có 9 học sinh, học từ mầm non tới hết lớp 5. Chín gương mặt thơ ngây, chúng tôi cảm nhận mỗi ngày, đó là cả gia tài quý giá của trường Tiểu học Trường Sa và của thầy Hạnh. Thầy yêu thương các con như con cháu ruột thịt; thầy chăm lo từng giấc ngủ, từng bữa ăn.
Và bạn biết đó, Trường Sa sóng gió triền miên nhưng dù có là vào dịp nghỉ hè, dù sóng gió có ngăn cách như thế nào, thầy vẫn luôn hướng về các em, mong chờ ngày đoàn tụ. Và tôi tin rằng, dù có trở về đất liền, các con cũng sẽ nhớ mãi những vần thơ ca ngợi Tổ quốc, thấm đẫm tình yêu với bốn mùa ở Trường Sa. Chúng tôi thật may mắn khi có thầy ở đây”.
Những học trò "cưng" của thầy Lê Xuân Hạnh. Thầy Hạnh luôn tâm niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Ngoài kiến thức, tôi và thầy Cao Văn Truyền luôn chú tâm dạy các con về tình yêu quê hương, đất nước, về ý chí vượt khó, vươn lên và trái tim biết phụng sự cộng đồng, phụng sự Tổ quốc.
Tôi mong muốn các em không chỉ giỏi Toán, Tiếng Việt mà còn thành thạo Ngoại ngữ, Âm nhạc. Chúng tôi cùng với Tiến sĩ, bác sĩ Nông Hữu Thọ (bệnh xá Đảo Trường Sa) nỗ lực bổ túc thêm vốn từ tiếng Anh cho các em vào cuối tuần. Thực tế, ở đảo có nhiều cháu thông minh. Nổi trội như trò Trương Nguyễn Triệu Vy học sinh lớp 3 nhưng có thể học được chương trình lớp 4”, thầy Hạnh chia sẻ.
Hạnh phúc cuối đời
5 năm trên đảo, 2 năm nữa dạy ở đất liền, thầy Hạnh sẽ về hưu. “Quãng thời gian ở Trường Sa sẽ mãi là kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời tôi, là những ngày tháng tôi được sống trọn vẹn với đam mê, được chứng kiến những mầm non của đất nước trưởng thành nơi mảnh đất linh thiêng của Tổ quốc”, thầy Hạnh giãi bày.
Thầy Xuân Hạnh “Vậy mong ước lớn nhất lúc này của thầy là gì?”, tôi hỏi.
Ngậm ngùi một hồi lâu, tôi như nghe rõ cả tiếng sóng Trường Sa vang ở đầu dây bên kia. “Tôi có ba mong ước lớn nhất lúc này. Điều đầu tiên, tôi mong năm học mới, mỗi con có thêm một bộ đồng phục. Thứ hai, tôi ước giá như có cách nào đó nguồn điện ổn định hơn, phục vụ tốt hơn cho việc học của các con, để những chiếc đèn bão nơi đây sẽ chỉ được dùng khi hy hữu.
Thứ ba, tôi mong con trai của tôi sớm đậu công chức, để ước mơ ra Trường Sa dạy học của cháu sớm thành hiện thực. Tôi tin rằng, mảnh đất này sẽ góp phần hun đúc thêm cho con khát vọng về dựng xây đất nước. Là người đã dành 35 năm cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục, trong đó có 16 năm ở nơi vùng cao, hải đảo, tôi càng thấu hiểu hơn tình cảm thiêng liêng đó”.
Khai giảng trên đảo xa, nơi sóng gió biển khơi là bản hòa ca của tình yêu thương, của ý chí và khát vọng. Những người thầy như thầy Lê Xuân Hạnh, thầy Cao Văn Truyền, những em nhỏ nơi hải đảo chính là những bông hoa đẹp nhất, tô thắm thêm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Video: Lễ khai giảng tại các trường tiểu học tại Trường Sa
Hơn 23 triệu học sinh chính thức bước vào năm học mới
Sáng nay (5/9), hơn 23 triệu học sinh trên cả nước dự lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2024-2025.">Khai giảng đặc biệt của thầy giáo ở Trường Sa
Trước những quy định của dự thảo về việc giáo viên phải cam kết đảm bảo chất lượng dạy trên lớp và không dùng bất cứ hình thức nào ép buộc học sinh học thêm, nhiều người đặt câu hỏi: "Ai sẽ kiểm soát được nếu giáo viên dạy vượt quá chương trình ở lớp học thêm hay chỉ dạy hời hợt trên lớp, để kiến thức chính cho lớp phụ đạo? Ai sẽ kiểm soát giáo viên sẽ thiên vị những học sinh đi học thêm hay trù úm những em không tham gia lớp bên ngoài?
"Trong ‘cuộc đua’ học thêm, dạy thêm, rõ ràng con em các gia đình khó khăn sẽ chịu sự thiệt thòi khi cha mẹ các em không có điều kiện cho con tham gia các lớp học thêm”, một phụ huynh tên Thanh Đàobày tỏ.
Vị này cho rằng, sẽ rất khó để kiểm soát được việc giáo viên có ép buộc học sinh học thêm hay không. Thực tế, không ít người dạy đã sử dụng “quyền lực mềm” để gây khó khăn cho học sinh bằng nhiều hình thức, khiến các em không biết phải lên tiếng thế nào.
Ngoài ra, việc thiếu công bằng không chỉ xảy ra giữa các học sinh mà ngay cả giữa giáo viên, vì không phải thầy cô nào cũng dạy thêm được - nhất là các giáo viên dạy môn phụ.
Một lý do khá phổ biến khiến nhiều người không đồng tình với quy định cho phép dạy thêm, học thêm là việc này đặt gánh nặng lên vai con trẻ, khiến các em không còn một tuổi thơ đúng nghĩa.
Chị Anh Thơ(TPHCM) chia sẻ, con chị mỗi ngày phải học hai buổi trên lớp, tối về vẫn sang nhà cô học thêm, cuối tuần cũng không nghỉ. “Nếu con không học thêm là không theo kịp các bạn. Con mới cấp một mà học nhiều tới nỗi đêm còn ngủ mơ ú ớ đọc bài. Tôi thấy mà đau lòng nhưng không biết phải làm sao”, chị bày tỏ.
Nhiều người khác cũng đồng tình rằng, áp lực về học thêm không chỉ nặng nề với học sinh mà còn với cả phụ huynh. Đôi khi, dù không ai ép, nhiều cha mẹ lo lắng con mình thua kém các bạn đi học thêm hay có thể bị thiệt thòi khi trên lớp, nên cố gắng cho con đi học. Để thực hiện việc này, nhiều gia đình không chỉ chật vật về kinh tế mà còn đau đầu xoay sở thời gian đưa đón con.
Nhìn việc dạy thêm, học thêm ở bức tranh rộng hơn, một số ý kiến cho rằng, nên cấm việc này vì nó không nâng tầm giáo dục nước nhà hay giúp học sinh nước ta giỏi giang, đạt nhiều thành tựu hơn.
Ông Tuấn Phạm, một người Việt đang sống tại Mỹ cho rằng, nhiều nước có nền giáo dục phát triển cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình. “Cháu tôi học cấp 1 ở Australia, giáo viên tại trường cháu không được phép dạy thêm cho học sinh của mình, ngoại trừ môn âm nhạc. Tôi sang thăm con thứ ở Canada cũng thấy tình hình tương tự. Giáo viên sẽ dạy kèm miễn phí cho các học sinh có sức học kém hơn hay các em nhập cư chưa hòa nhập tốt, ngôn ngữ chưa thạo. Ở Mỹ, tôi biết, học sinh nếu đi học thêm cũng chỉ theo các lớp về âm nhạc và thể thao”, ông chia sẻ.
Bổ sung ý kiến này, anh Thanh Hải (Hà Nội) cho rằng, nhìn gần hơn, ngay ở nhiều nước châu Á thì hầu như cũng không cho phép giáo viên mở lớp bên ngoài dạy phụ đạo học sinh của mình. Chẳng hạn, ở Nhật, giáo viên toàn thời gian ở trường công sẽ không được phép dạy thêm. Trẻ cần học thêm thường tìm tới hệ thống trung tâm độc lập.
Tương tự, tại Hàn Quốc, hầu hết học sinh đi học thêm tại các trung tâm gọi là hagwon - nơi chủ yếu luyện thi tuyển sinh đại học, hay đăng ký các dịch vụ học thêm các chương trình bổ trợ kiến thức…
Tại Singapore, giáo viên biên chế ở các trường do Bộ Giáo dục quản lý được phép dạy thêm ngoài giờ học, nhưng không quá 6h/tuần và phải đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giảng dạy chính tại trường.
Một vấn đề nữa được nhiều người đưa ra khi không ủng hộ việc cho phép dạy thêm là: Tại sao, hiện nay chương trình học đã rất nặng, chiếm hầu hết thời gian nghỉ ngơi, giải trí của trẻ nhưng các em vẫn phải đi học thêm, hay Bộ GD-ĐT đã áp dụng chương trình mới, tại sao những vấn đề cũ vẫn không chuyển biến?
Một cựu giáo viên thẳng thắn đặt câu hỏi trên trang cá nhân rằng: "Tại sao đã có một chương trình giáo dục mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) với mục tiêu giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời, mà vẫn phải dạy thêm, học thêm nhiều? Phải chăng, chương trình mới này không mang lại hiệu quả hay vì nó còn thiếu nên cần bù đắp bằng việc học thêm?".
'Học thêm là nhu cầu chính đáng - tại sao phải cấm'
Bên cạnh nhiều ý kiến phản đối việc nới lỏng quy định cấm dạy thêm, học thêm, một số người ủng hộ dự kiến này vì cho rằng, đó là nhu cầu thực tế cần đáp ứng, và dù có cấm nó vẫn diễn ra như tình hình hiện nay.
Một số ý kiến cho rằng, thay vì cấm giáo viên dạy thêm, nên có yêu cầu cụ thể để tránh nảy sinh các vấn đề tiêu cực. Ảnh minh họa Một độc giả có tài khoản Đỗ Vănbày tỏ, nhu cầu học thêm - dạy thêm tới từ cả 2 phía. Thầy cô muốn tăng thu nhập và truyền tải kiến thức, cách thức thi cử. Cha mẹ muốn con được bồi dưỡng và đôi khi vì không có ai giúp trông giữ con.
“Vợ chồng tôi đi làm từ sáng đến tối. Con thì 4-5h chiều đã tan học. Cho con đi học thêm, cháu vừa được củng cố kiến thức trên lớp, làm bài tập để tối đỡ phải thức khuya, chúng tôi yên tâm vì con ở nơi an toàn. Cô giáo bỏ công sức, chất xám thì nhận được thù lao, đỡ gánh nặng kinh tế. Như vậy chẳng phải tốt cho tất cả?”, phụ huynh này bày tỏ.
Đồng ý với việc không nên cấm dạy thêm, học thêm, anh Hoàng Công (Hưng Yên) thẳng thắn: Bản chất việc dạy thêm, học thêm không hề xấu và đó là nhu cầu của xã hội. Theo anh, việc học thêm có nhiều ý nghĩa tích cực như giúp bồi dưỡng cho học sinh giỏi, hỗ trợ và củng cố kiến thức cho học sinh yếu. Việc này chỉ tiêu cực khi giáo viên dạy hời hợt trên lớp, để dành những kiến thức quan trọng cho lớp học thêm và đối xử thiếu công bằng giữa các em có hoặc không tham gia lớp này.
“Vậy thì, việc cần làm không phải là cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài mà là cần có yêu cầu cụ thể để tránh những tiêu cực. Chẳng hạn, yêu cầu giáo viên phải đạt chất lượng giảng dạy trên lớp như thế nào mới được dạy thêm ngoài trường, cam kết không ép buộc học sinh học thêm và chịu phạt nếu không tuân thủ”, anh Công góp ý.
Đứng ở góc độ một chuyên gia về kinh tế, chị Vương Thịnh(Hà Nội) cho rằng, người làm nghề nào cũng được phép và nên được tạo cơ hội gia tăng thu nhập bằng chính năng lực của mình. Với việc dạy thêm, không nên cấm mà nên có cơ chế quản lý minh bạch, phù hợp, ví dụ cơ sở dạy thêm phải được cấp phép, công khai thu chi, nộp thuế…
“Bác sĩ được khám bệnh ngoài giờ, chuyên gia tài chính được tư vấn ngoài doanh nghiệp mình làm, tại sao giáo viên lại không được dạy học ngoài trường? Rất nhiều thầy cô giỏi, kiến thức sâu rộng, nếu không dạy thêm và có cơ hội tăng thu nhập thì quá phí, cho cả họ và học sinh”, chị Vương Thịnh bày tỏ.
Đồng tình với điều này, nhưng độc giả Hải Bằng(Nam Định) bổ sung: Cần đảm bảo nguyên tắc những kiến thức thi cử được gói gọn trong chương trình trên lớp, việc học thêm chỉ củng cố và nâng cao.
Về vấn đề làm sao cho phép dạy thêm, học thêm nhưng tránh được những tiêu cực liên quan tới việc này, theo một giảng viên đại học, nên tăng lương cho giáo viên để họ đủ sống và dạy hết mình, không cần phải bươn chải tìm cách tăng thu nhập mới đảm bảo cuộc sống.
Bộ GD-ĐT: Việc cần chấn chỉnh nhất là ép học sinh học thêm bên ngoài
Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều liên quan tới dự kiến không cấm giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường, trả lời phỏng vấn báo Giáo Dục & Thời Đại, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) khẳng định, quy định giáo viên trường công lập không được “tổ chức” dạy thêm, học thêm vẫn giữ nguyên, đúng với quy định chung về việc viên chức thì không được tổ chức kinh doanh; nhưng thầy cô vẫn được “tham gia” dạy thêm.
Nếu tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, giáo viên phải làm 2 việc: Báo cáo hiệu trưởng về môn học, địa điểm, thời gian tham gia dạy thêm và cam kết hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm quy định về các nguyên tắc dạy thêm, học thêm; Trường hợp trong lớp dạy thêm ngoài nhà trường có học sinh lớp mình, phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học sinh học thêm.
Những báo cáo này để hiệu trưởng nhà trường có thông tin và lưu hồ sơ, trường hợp giáo viên vi phạm sẽ có minh chứng xử lý.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, để kiểm soát việc này, cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương phải đóng vai trò người giám sát, quản lý, bắt đầu từ trường, đến phòng và sở GD-ĐT.
“Khi xây dựng dự thảo này, điều quan trọng mà chúng tôi hướng đến là cấm những hiện tượng tiêu cực chứ không cấm những nhu cầu có thực và chính đáng của cả người dạy và người học”, ông Thành khẳng định.
Theo ông, dạy thêm ngoài nhà trường là một hoạt động kinh doanh. Do đó, đã tổ chức thì phải đăng ký kinh doanh.
Ông nhấn mạnh, vấn đề dư luận đang bức xúc là giáo viên dạy học sinh ở trường, rồi lại bằng cách này, cách kia “ép” học sinh học thêm bên ngoài, khiến học sinh và phụ huynh phải “tự nguyện một cách bắt buộc”. "Đây là vấn đề mà ngành GD-ĐT muốn chấn chỉnh nhất", ông nói.
Liên quan tới vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn từng khẳng định tại phiên thảo luận Quốc hội ngày 20/11/2023 rằng, đây là một nhu cầu thực tế và Bộ đã có nhiều quy định về hoạt động này.
Tuy nhiên với môi trường ngoài nhà trường, Bộ trưởng nhìn nhận còn đang thiếu cơ sở pháp lý để quản lý, giám sát, điều tiết, xử lý.
Bộ từng đề xuất bổ sung việc dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, từ đó có cơ sở pháp lý để xử lý bên ngoài trường học, nhưng chưa được chấp thuận.
Với 53.000 trường học trên cả nước, Bộ trưởng mong muốn những gì xảy ra bên ngoài nhà trường, chính quyền địa phương phối hợp để kiểm soát việc dạy thêm học thêm.
Trong Dự thảo Thông tư quy định về Dạy thêm học thêm vừa ban hành, tại mục 1, điều 5, chương II, nêu rõ: Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Dự kiến không cấm giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trườngBộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm. Trong đó, thay đổi đáng chú ý so với quy định hiện hành là việc bỏ quy định không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường đối với giáo viên trường công lập.">Dạy thêm nên cấm hay quản?
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Trung Quốc. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN Tham gia đoàn có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; các Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc; Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh; Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc Nguyễn Hoàng Anh; Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an; Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
">Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba tiễn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Trung Quốc
Nhận định, soi kèo Auda vs Grobinas, 22h00 ngày 24/4: Kết quả dễ đoán
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Phú Thọ và TP Việt Trì tặng hoa chúc mừng ông Đào Mạnh Thắng (đứng thứ 2 bên phải). Ảnh: Lệ Thuỷ Ông Thắng từng là học sinh lớp chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hùng Vương (khoá 1995-1998).
Trong thời gian công tác giảng dạy tại trường THPT Chuyên Hùng Vương, ông Thắng là giáo viên dạy môn Toán và là giáo viên đầu tiên của tỉnh Phú Thọ có học sinh đạt Huy chương Vàng Toán Quốc tế.
Sau đó ông Đào Mạnh Thắng được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng rồi được điều động làm Trưởng phòng GD-ĐT TP Việt Trì.
Trường THPT Chuyên Hùng Vương với hơn 40 năm hình thành và phát triển và là trường chuyên duy nhất của tỉnh Phú Thọ. Ngôi trường đã đào tạo các thế hệ học sinh ưu tú, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế.
Ông Nguyễn Phú Sơn làm tân Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc
Giám đốc Sở Nội vụ Vĩnh Phúc Nguyễn Phú Sơn được điều động và bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở GD-ĐT.">Trưởng phòng GD
Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt đón Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko. Ảnh: TTXVN Đón Thủ tướng Belarus và đoàn ở sân bay có: Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Đại sứ Việt Nam tại Belarus Nguyễn Văn Ngự, lãnh đạo Cục lễ tân, Vụ Châu Âu (Bộ Ngoại giao).
Dự kiến Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko sẽ dự lễ đón chính thức do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì vào thứ 6 (8/12). Hai Thủ tướng sau đó sẽ hội đàm và chứng kiến lễ trao một số văn kiện hợp tác.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đón Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko. Ảnh: TTXVN Thủ tướng Belarus sẽ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm Văn miếu Quốc Tử Giám.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Belarus và đoàn sẽ có các hoạt động tại thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).
Việt Nam và Belarus chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 24/1/1992. Từ đó đến nay, quan hệ hai nước đã phát triển hợp tác nhiều mặt trên cơ sở quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, phát triển đất nước ở mỗi quốc gia.
Đại sứ Việt Nam tại Belarus Nguyễn Văn Ngự cho biết trong hơn 30 năm qua, Việt Nam và Belarus đã và đang duy trì phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với độ tin cậy ngày càng cao.
Hai nước đang hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực từ quốc phòng cho đến kinh tế thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương… Có khoảng 10 địa phương cấp tỉnh của Việt Nam đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 6/7 địa phương cấp tỉnh của Belarus.
Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Belarus trong 9 tháng năm 2023 đạt 46,42 triệu USD. Việt Nam và Belarus có nhiều thế mạnh bổ sung cho nhau. Việt Nam xuất sang Belarus thủy hải sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, hàng dệt may, giày dép, gạo, hạt điều, lạc, hạt tiêu, gia vị, chè, rau quả đóng hộp, dược phẩm, máy tính...; nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa, phân bón, máy móc, thiết bị, linh kiện phụ tùng ô tô, máy kéo, ô tô tải, hóa chất.
Còn Đại sứ Belarus tại Việt Nam Uladzimir Baravikou trả lời báo chí cho biết, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng vì khẳng định vai trò then chốt của Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Belarus tại Đông Nam Á. Việt Nam rất quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Belarus với tư cách là một quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động dựa trên những công nghệ hiện đại nhất, dân số ngày càng tăng, thị trường tiềm năng và đầy hứa hẹn cũng như có hệ thống thu hút đầu tư nước ngoài rất hiệu quả.
Đại sứ cho rằng, chuyến thăm của Thủ tướng Roman Golovchenko sẽ đưa ra tín hiệu rõ ràng cho tất cả đối tác quan tâm đến việc thiết lập đối tác hợp tác cùng có lợi. Chuyến thăm cũng sẽ khẳng định lợi ích chung của hai nước trong việc tăng cường và phát triển hơn nữa hợp tác toàn diện vì lợi ích của đất nước và nhân dân.
Đại sứ tin tưởng với nỗ lực chung, hai nước sẽ thành công vượt qua mọi khó khăn và trở ngại trên con đường đạt đến tầm cao mới trong quan hệ.
Việt Nam, Belarus cùng hỗ trợ sản xuất ô tô vận tải
Việt Nam và Belarus nhất trí hỗ trợ thực thi nghị định thư về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ cũng như bảo dưỡng cho các sản phẩm xe tải, xe khách...
">Thủ tướng Belarus đến Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam
Văn Lâm phải nói lời chia tay tuyển Việt Nam. Ảnh: S.N Được biết, lý do khiến HLV Kim Sang Sik gạch tên Văn Lâm là bởi thủ thành này không thể kịp hồi phục chấn thương để đảm bảo vị trí trong đội hình của tuyển Việt Nam. Ở buổi tập gần nhất, Văn Lâm và Tuấn Hải phải tập riêng với bác sĩ.
Dù vắng Văn Lâm nhưng HLV Kim Sang Sik không lo lắng bởi khung thành tuyển Việt Nam vẫn còn Nguyễn Filip, bên cạnh 2 thủ môn Đình Triệu và Trung Kiên.
Các cầu thủ còn lại hầu hết đều không cạnh tranh được vị trí ở tuyển Việt Nam trước các đàn anh. Thực tế, ngoại trừ Phan Văn Đức và Trần Bảo Toàn trên 23 tuổi, đều là những gương mặt trẻ rất có tiềm năng phát triển.
HLV Kim Sang Sik chốt danh sách 26 cầu thủ tuyển Việt Nam. Ảnh: VFF Việc được tạo điều kiện truy rèn tại đội tuyển quốc gia giúp họ tích luỹ thêm những kinh nghiệm quý báu, qua đó từng bước phấn đấu trở thành lớp kế cận chất lượng hướng tới tương lai, trong đó trước mắt là vòng loại U23 châu Á 2026 và SEA Games 33 diễn ra vào năm 2025.
Chiều 5/12, HLV Kim Sang Sik chào đón 3 cầu thủ CLB Thép Xanh Nam Định gồm hậu vệ Nguyễn Văn Vĩ, tiền đạo Nguyễn Xuân Son và Nguyễn Văn Toàn, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cho CLB chủ quản tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.
Theo kế hoạch, sáng 6/12, tuyển Việt Nam lên đường sang Lào để chuẩn bị cho trận ra quân tại bảng B giải vô địch Đông Nam Á 2024, gặp chủ nhà vào lúc 20h ngày 9/12 trên SVĐ Quốc gia Lào.
Lịch thi đấu AFF Cup 2024 mới nhất
Lịch thi đấu AFF Cup 2024 - VietNamNet cập nhật lịch thi đấu chi tiết AFF Cup 2024 (Asean Cup) nhanh, đầy đủ và chính xác.">HLV Kim Sang Sik loại Văn Lâm, chốt danh sách tuyển Việt Nam