您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Puszcza Niepolomice vs Lechia Gdansk, 23h00 ngày 16/8: Tiếp đà sa sút
NEWS2025-02-23 19:33:55【Công nghệ】0人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 16/08/2024 00:56 Nhận định bóng khoa pug có bao nhiêu bitcoinkhoa pug có bao nhiêu bitcoin、、
很赞哦!(675)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Sydney FC, 19h00 ngày 19/2: Tin vào chủ nhà
- Niềm vui nhận quà cứu trợ trong Ngày Quốc khánh Việt Nam
- Loạt dự án của Tập đoàn Hưng Thịnh ở Khánh Hòa đang được gỡ nút thắt
- Hà Giang dự kiến chi 50 tỷ đồng cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong năm 2021
- Nhận định, soi kèo U20 Saudi Arabia vs U20 Triều Tiên, 14h00 ngày 19/2: 3 điểm nhọc nhằn
- Top 5 xe MPV bán chạy tháng 11: Veloz Cross bứt tốc, Hyundai Custin góp mặt
- Nước nghèo nhất thế giới công nhận Bitcoin dù mức độ dùng Internet cực thấp
- Công bố chương trình hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước đến năm 2025
- Kèo vàng bóng đá Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Khó tin chủ nhà
- Vì sao cúm thường giết chết 5 người ở miền Nam?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2: Kỳ phùng địch thủ
Sam và chú mèo Billy Sam, hiện sống ở thị trấn Stapleford, Nottinghamshire (Anh). Cô cho biết, Billy vốn là chú mèo thích ở một mình, không hay quấn chủ. Chú thường không không đánh thức chủ vào buổi tối nhưng hôm xảy ra sự cố, Billy đã có hành động đó.
Bác sĩ cho biết, Billy đã giúp cho Sam được cấp cứu kịp thời.
Chuyên gia về hành vi của mèo, Lucy Hoile, cho biết, Billy có thể đã nhận ra những thay đổi sinh lý ở Sam: “Việc chú mèo nhảy lên người chủ và kêu meo meo có thể là dấu hiệu của sự lo lắng. Đó là cách Billy phản ứng với tình huống và cứu mạng chủ”.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, nhồi máu cơ tim là trường hợp cần cấp cứu do việc cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn đột ngột, thường vì xuất hiện cục máu đông. Thiếu máu đến tim có thể làm cơ tim bị tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Các triệu chứng bao gồm đau tức ngực có thể lan tỏa xuống cánh tay, hàm, cổ, lưng, bụng, cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt, đổ mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn, ho, thở khò khè.
Các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Ước tính có khoảng 17,9 triệu người tử vong vì lý do trên vào năm 2019, chiếm 32% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Trong số những ca tử vong này, 85% là do đau tim và đột quỵ.
Biểu hiện cơn đau tim xuất hiện trước 1 tháng ở 71% bệnh nhân nữNữ giới có thể cảm thấy mệt mỏi bất thường, rối loạn giấc ngủ và khó thở 1 tháng trước khi họ bị đau tim.">
Mèo cứu sống chủ nhân bị cơn đau tim
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TT&TT hy vọng Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số sẽ tiếp ngọn lửa cho các doanh nghiệp trong suốt hành trình chuyển đổi số.
Phát biểu tại lễ khởi động Chương trình vào ngày 29/1, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, lễ công bố Chương trình như một lời cam kết của Bộ TT&TT và các bộ, ngành liên quan cùng các doanh nghiệp nền tảng số xuất sắc Make in Vietnam sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) để giải quyết các “nỗi đau”, các vấn đề mà bất kỳ một doanh nghiệp SME nào cũng có thể gặp phải.
Theo Thứ trưởng, trong bối cảnh một lần nữa dịch bệnh Covid lại xuất hiện những ca lây nhiễm mới trong cộng đồng và đặt ra nhu cầu chuyển đổi số, thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội ngày càng mạnh mẽ hơn nữa, Bộ TT&TT cùng các bên liên quan tổ chức lễ khởi động, chính thức đưa vào hoạt động Chương trình SMEdx. “Sự kiện là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm hiểu và trải nghiệm trực tiếp các nền tảng số để lựa chọn những nền tảng phù hợp với nhu cầu của mình”, Thứ trưởng nói.
Cổng thông tin www.SMEdx.vn là nơi để các nền tảng số và SMEs tìm thấy nhau, hợp tác và hỗ trợ chuyển đổi số. Cùng với việc chính thức khởi động Chương trình SMEdx, Ban chỉ đạo Chương trình cũng bắt đầu đưa vào vận hành Cổng kết nối, tương tác, tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp SME tại địa chỉ https://SMEdx.vn.
Qua Cổng kết nối này, các doanh nghiệp SME có thể tìm hiểu về chuyển đổi số, học hỏi phương pháp chuyển đổi số phù hợp cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, tính năng quan trọng nhất của SMEdx là các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và lựa chọn ngay những nền tảng số mà mình cần dùng để đăng ký triển khai sử dụng kèm theo nhiều ưu đãi lớn.
Được triển khai xuyên suốt cả năm 2021 một cách hệ thống, bài bản, có đánh giá hàng tháng, hàng quý để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp, SMEdx cũng là cơ hội để quảng bá và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác trên thế giới, đồng thời giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam năng động và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Chia sẻ tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Trọng Đường cho biết, với việc kích hoạt Chương trình này, Bộ TT&TT đặt mục tiêu trong năm 2021 sẽ có 50.000 doanh nghiệp SME tiếp cận với Chương trình, trong đó tối thiểu 30.000 doanh nghiệp sẽ trải nghiệm, sử dụng các nền tảng số phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Phép thử với các nền tảng số Make in Vietnam
Trong khuôn khổ lễ khởi động, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT và 15 doanh nghiệp cung cấp nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số đã ký kết biên bản ghi nhớ triển khai Chương trình SMEdx.
Biên bản ghi nhớ triển khai Chương trình SMEdx vừa được đại diện lãnh đạo Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp nền tảng số Make in Vietnam ký kết. Các nền tảng chuyển đổi số tham gia Chương trình đều là nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc do Bộ TT&TT tập hợp, đánh giá, lựa chọn kỹ lưỡng, trước khi giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp SME dùng thử, trải nghiệm và vận dụng vào các nghiệp vụ cụ thể của mình. Từ đó, từng bước thay đổi nhận thức, biến đổi tư duy và hành động mạnh mẽ, tham gia hiệu quả hơn vào thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy sự hoàn thiện quốc gia số.
Lý giải rõ hơn vì sao Ban chỉ đạo Chương trình chọn các nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, các nền tảng số tham gia Chương trình phải sẵn sàng khả năng mở rộng, nhanh chóng cung cấp dịch vụ tốt, ổn định cho số lượng khách hàng tăng đột biến với chi phí thấp. Và chỉ những doanh nghiệp với các nền tảng số xuất sắc có năng lực công nghệ mới đáp ứng được điều này.
“Chương trình như một phép thử với các doanh nghiệp số và nền tảng số Make in Vietnam. Phần thưởng khi vượt qua được phép thử này chính là cơ hội được khách hàng biết đến và sử dụng lâu dài, ổn định”, Thứ trưởng chia sẻ.
Thứ trưởng cũng cho rằng, Chương trình như một địa chỉ tin cậy, đồng hành cùng các doanh nghiệp SME trong suốt quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp SME với nguồn lực hạn chế đa số còn lạ lẫm với khái niệm chuyển đổi số có thể nhanh chóng bắt tay chuyển đổi số thông qua các nền tảng số xuất sắc với chính sách sử dụng ưu đãi mà không phải thực hiện bất kỳ cam kết nào.
Các doanh nghiệp SMS “trăm hoa đua nở”, có những vấn đề chung nhưng cũng có vấn đề rất riêng. Chương trình mới đáp ứng được phần nào những nhu cầu cơ bản thiết yếu của mỗi doanh nghiệp. Thời gian tới, ngoài việc tiếp tục các vấn đề cơ bản, Chương trình cần tiếp tục tìm kiếm các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề hoạt động cụ thể.
“Thông qua Chương trình, Bộ TT&TT cùng các bên liên quan mong muốn được các doanh nghiệp SME chia sẻ nhiều hơn nữa về khó khăn, nỗi đau trong quá trình hoạt động. Đây chính là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, thực tế nhất để cộng đồng công nghệ Việt Nam nắm bắt được nỗi đau của các doanh nghiệp SME, định hình các bài toán của Việt Nam để từ đó chúng ta cùng nhau dùng công nghệ số giải quyết những bài toán này”, Thứ trưởng bày tỏ mong muốn.
Dẫn ra lý thuyết hòn tuyết lăn từ trên núi xuống, càng lăn càng dày và càng dày sẽ lăn càng nhanh, Thứ trưởng khẳng định: “Càng nhiều doanh nghiệp nền tảng và doanh nghiệp SME tham gia, quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp và chuyển đổi kinh tế số diễn ra nhanh chóng và có tác động lan tỏa”.
15 nền tảng số Make in Vietnam sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp SME chuyển đổi số
Hiện tại, số lượng nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc được chọn tham gia Chương trình SMEdx đã là 15 nền tảng như: nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office, nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP, nền tảng chăm sóc khách hàng đa kênh StringeeX, nền tảng an toàn an ninh mạng CyRadar, nền tảng tuyển dụng trực tuyến Vietnamworks…
Chính sách ưu đãi tối thiểu của Chương trình cho các doanh nghiệp SME có 3 điểm chính: miễn phí trải nghiệm sử dụng nền tảng trong thời gian 3 tháng; ký hợp đồng sử dụng 1 năm được miễn phí sử dụng 6 tháng (giảm 50%); Miễn phí các khóa đào tạo, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng nền tảng.">Khởi động chương trình hỗ trợ 98% doanh nghiệp Việt bước vào kỷ nguyên số
Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Nupur Krishnan cho biết: "Thanh long mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vitamin C trong quả giúp cải thiện khả năng miễn dịch của tế bào và ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết; tăng cường sức khỏe xương khớp cũng như làm gia tăng lượng hemoglobin (giúp ngăn ngừa sự nguy hiểm của các gốc tự do).
Loại quả này cũng giàu các chất chống oxy hoá, các dưỡng chất thực vật, chất lycopene, chất xơ, hàm lượng phốt pho và sắt cao".
Nước ép từ quả và lá đu đủ được coi là một trong những dược thiện cho bệnh sốt xuất huyết.
Bác sĩ Krishnan giải thích: "Lá đu đủ chứa nhiều enzyme như chymopapin và papain giúp phục hồi trở lại số lượng tiểu cầu, cải thiện chức năng gan và sửa chữa tổn thương gan do sốt xuất huyết gây nên. Từ đó giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi". Lưu ý dùng lá non của cây đu đủ có quả.
Điều quan trọng nữa là chế độ ăn trong và sau khi mắc bệnh. Ngay cả khi đã hồi phục, bệnh nhân cần ăn chế độ giàu đạm để khôi phục tất cả các nguồn vitamin, chất khoáng, protein và chất béo trong cơ thể.
Chế độ ăn nhiều cá, trứng và các sản phẩm sữa giúp bệnh nhân có sức đề kháng chống lại virus. Người bị sốt xuất huyết nên uống nhiều chất lỏng trong ngày.
Ngoài việc uống nhiều nước, cần tăng cường uống nước ép trái cây, nước dừa, nước cam tươi chứa nhiều vitamin và năng lượng giúp cơ thể nhanh chóng thải các chất độc qua hệ bài tiết, cải thiện quá trình tiêu hóa và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Chế độ ăn nhiều rau xanh cũng giúp cơ thể chống lại virút.
Chống sốt xuất huyết, trạm trưởng y tế xin nghỉ việc vì mệt
Vì áp lực chống dịch quá lớn, quá mệt mỏi, một cán bộ chống dịch và một trạm trưởng trạm y tế tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã xin nghỉ việc.
">Sốt xuất huyết: Nên dùng thanh long, lá đu đủ
Nhận định, soi kèo Racing d'Abidjan vs ISCA, 22h30 ngày 20/2: Khó cho cửa trên
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: Chuyển đổi sang IPv6 đồng nghĩa với việc không gian phát triển của mạng Internet Việt Nam sẽ rộng lớn hơn nhiều.
Với trọng tâm chuyển đổi IPv6 cho cộng đồng, trong hơn 10 năm qua, kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã có 34 triệu người dùng IPv6 với tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam đạt 46%, gấp tới 1,7 lần trung bình toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 4 Châu Á và thứ 10 toàn cầu, khẳng định vị thế trong khu vực và quốc tế. Mạng lưới, dịch vụ IPv6 của doanh nghiệp hoạt động tốt với 11 triệu thuê bao FTTH và hơn 34 triệu thuê bao di động IPv6.
Với khối CQNN, hiện đã có 33 địa phương và 4 bộ, ngành ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6; 13 Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoạt động tốt với IPv6; 20 địa phương và 11 bộ, ngành đã đăng ký sử dụng địa chỉ IP độc lập (IPv4, IPv6), sẵn sàng tài nguyên số phục vụ quy hoạch, hiện đại hóa mạng lưới, dịch vụ, phát triển hạ tầng số.
23 tập thể và 59 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 được trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, hành trình chuyển đổi Internet Việt Nam sang thế hệ mới hoạt động với địa chỉ IPv6 đã được bắt đầu từ những quyết định mạnh dạn, đúng đắn, kiên trì và hiệu quả; thể hiện rõ nhất bằng việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 – đóng vai trò kim chỉ nam xuyên suốt một thập kỷ vừa qua.
Theo Thứ trưởng, kết quả triển khai IPv6 những năm qua là niềm tự hào của Việt Nam. “Nếu nói về các bảng xếp hạng thế giới, rất ít có những xếp hạng mà Việt Nam lọt vào Top 10 quốc gia làm tốt nhất. Chúng ta đã làm được điều này với việc thúc đẩy chuyển đổi sang IPv6”, Thứ trưởng nói.
100% cơ quan nhà nước chuyển đổi sang IPv6 vào năm 2025
Để định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ khối cơ quan nhà nước chuyển đổi IPv6 thành công, ngày 14/1/2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định 38 phê duyệt Chương trình “IPv6 For Gov” giai đoạn 2021-2025.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Chương trình "IPv6 For Gov" giai đoạn 2021 - 2025. Theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), cơ quan được giao chủ trì triển khai Chương trình, trong 5 năm tới, Bộ TT&TT xác định thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi IPv6 Việt Nam sẽ tập trung vào khối CQNN.
Bộ TT&TT sẽ tiên phong và đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của CQNN; xúc tiến, hỗ trợ và đảm bảo cho việc thực hiện thành công toàn bộ quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của CQNN.
Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình “IPv6 For Gov” trong 5 năm có thể khái quát theo hai giai đoạn lớn gồm: giai đoạn 2021 – 2022 với mục tiêu 50% bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công hoạt động tốt với IPv6; giai đoạn 2023 - 2025 với mục tiêu 100% mạng lưới, dịch vụ của CQNN chuyển đổi sang IPv6 và sẵn sàng hoạt động thuần IPv6.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng về chuyển đổi số: “Việt Nam đi cùng nhịp với các nước trên thế giới trong ứng dụng công nghệ”, chúng ta đặt mục tiêu đi cùng nhịp với Mỹ, Trung Quốc và những nước tiên phong khác trong triển khai IPv6.
Khẳng định Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi IPv6, Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành, Sở TT&TT và các đơn vị chuyên trách về CNTT làm tốt vai trò hạt nhân, đơn vị tham mưu xây dựng, triển khai thành công kế hoạch chuyển đổi IPv6 của các bộ, ngành, địa phương; chủ động triển khai và đáp ứng tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí của Chương trình.
Bộ TT&TT sẽ hoàn tất việc chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của Bộ trước để làm hình mẫu tham khảo. Các CQNN thực hiện nhanh hơn quá trình xây dựng kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công. Phấn đấu ngay trong năm 2021, 100% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi IPv6 thành công cho Cổng thông tin điện tử.
Các doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh nghiệp CNTT cần chủ động tư vấn, cung ứng dịch vụ có hỗ trợ tính năng IPv6 cho các CQNN; chủ động rà soát, đầu tư nâng cấp hạ tầng, dịch vụ, phần cứng, phần mềm hỗ trợ IPv6 và phát triển các nền tảng hỗ trợ IPv6 như nền tảng của kinh tế số, định danh số, thanh toán điện tử… tiếp tục tham gia tiến trình chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng IPv6, hướng tới chỉ tiêu 100% người sử dụng truy cập Internet qua IPv6.
Các doanh nghiệp viễn thông, Internet đẩy nhanh cung cấp dịch vụ IPv6 tới người dùng trên diện rộng; hướng tới mục tiêu 100% người sử dụng IPv6 vào năm 2023. Các doanh nghiệp nội dung, các trung tâm dữ liệu, nền tảng điện toán đám mây lớn chuyển đổi cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định ngay trong quý I/2021. Trạm trung chuyển lưu lượng quốc gia VNIX là nơi lý tưởng để kết nối, trao đổi lưu lượng Internet, IPv6.
Trung tâm VNNIC và các đơn vị thuộc Bộ TT&TT thực hiện tốt vai trò chủ trì, điều phối, tư vấn, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi IPv6; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, ICT chuyển đổi IPv6 đồng bộ; tham mưu cho Bộ TT&TT các chính sách, kế hoạch và có biện pháp thúc đẩy cụ thể.
Là cơ quan thường trực, VNNIC cũng cần thực hiện tốt hơn vai trò trung tâm tổng hợp, theo dõi, giám sát thông tin để tương trợ hỗ trợ các đơn vị bám sát và hoàn tất các chỉ tiêu của chương trình.
“Các cơ quan, tổ chức, đơn vị hãy xác định tinh thần đi cùng nhau, làm cùng nhau và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu trong Chương trình IPv6 cho CQNN như đã thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6”, Thứ trưởng đề nghị.
(Xem tư liệu Quyết định Phê duyệt chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 2025)
Vân Anh
Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực APAC được ITU chọn đào tạo triển khai IPv6 cho mạng 5G
ictnews Trên cơ sở các yếu tố đi đầu về ứng dụng IPv6, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã lựa chọn Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) để tổ chức Chương trình đào tạo triển khai IPv6 trong mạng 5G.
">Công bố chương trình hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước đến năm 2025
Ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng phụ trách điều hành Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT). Ảnh: Trọng Đạt
Với lĩnh vực Y tế, Việt Nam đã triển khai hơn 1.500 điểm khám chữa bệnh từ xa được kết nối, triển khai phần mềm quản lý cơ sở y tế phủ khắp 12.000 trạm y tế. Nếu không có khám chữa bệnh từ xa, việc chuyển tuyến mất 6 giờ và người bệnh có thể tử vong.
Trong lĩnh vực giáo dục, cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT đã có thông tin của 53.000 trường học, 1,4 triệu giáo viên, 23 triệu học sinh. 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến trong giai đoạn cao điểm của đại dịch Covid-19, cao hơn mức trung bình của các nước là 67,15%.
Các nền tảng giáo dục và hội họp trực tuyến đã được phổ biến rộng khắp tại Việt Nam trong năm 2020. Việt Nam cũng đã thực hiện thí điểm chuyển đổi số cấp xã. Đây là mô hình thí điểm rất quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến người dân. Kết quả cho thấy, các nền tảng công nghệ đều đã sẵn sàng, rất rẻ, thậm chí miễn phí, quan trọng là chúng ta phải tìm được bài toán đúng để áp dụng công nghệ giải quyết, ông Đỗ Công Anh nói.
Năm 2020 cũng là năm có nhiều nền tảng quan trọng phục vụ Chuyển đổi số được hình thành. Theo thống kê của Cục Tin học hóa, đã có 38 Nền tảng chuyển đổi số Make in Việt Nam được ra mắt trong năm 2020 ở đa dạng các lĩnh vực, từ chính phủ, y tế, giáo dục, du lịch, thương mại,….
Nhiều nền tảng trong số này đã được đánh giá cao bởi hội đồng giám khảo giải thưởng Make in Việt Nam, Viet Solutions,… Đây là sẽ là các nền tảng quan trọng phục vụ cho Chính phủ số.
Giải thưởng Viet Solution tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia được Bộ TT&TT tổ chức. Ảnh: Trọng Đạt Để giải quyết vấn đề một số bộ, ngành, địa phương gặp phải khi triển khai chuyển đổi số, Bộ TT&TT đã ban hành Cẩm nang Chuyển đổi số, xây dựng Nghị quyết mẫu, Chiến lược mẫu để hướng dẫn các địa phương. Bộ TT&TT đã xây dựng danh mục các nền tảng Make in Việt Nam, duy trì ngày Thứ sáu công nghệ để liên tục giới thiệu/ra mắt các nền tảng.
Theo đại diện Cục Tin học hóa, chuyển đổi số phải bắt đầu từ chính nỗi đau, từ các vấn đề nhức nhối mà các ngành, lĩnh vực ở bộ, địa phương gặp phải. Nếu đang gặp khó khăn, khi tiến hành chuyển đổi số sẽ thấy được hiệu quả ngay.
Muốn hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước, Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ, thực hiện công cuộc chuyển đổi số nhanh hơn, toàn diện hơn. Năm 2021, Bộ TT&TT xác định phải tăng tốc thực hiện chuyển đổi số trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, mọi tổ chức, doanh nghiệp và từng địa phương.
Trong năm tới, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của chính phủ điện tử, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để chuyển sang xây dựng Chính phủ số. Hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trên phạm vi toàn quốc 2 CSDL quốc gia lớn là dân cư và đất đai.
Việt Nam sẽ tích cực chuyển đổi số rộng khắp hơn nữa trong năm 2021. Ảnh: Trọng Đạt Trong năm 2021, Bộ TT&TT sẽ thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số. Chương trình này sẽ thường xuyên đánh giá hiệu quả, khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để liên tục điều chỉnh, đáp ứng mục tiêu đề ra. Đây cũng là năm Việt Nam thực hiện các sáng kiến mở để phát triển và làm chủ công nghệ số đã được đặt ra trong Diễn đàn Vietnam Open Summit 2020.
Mỗi lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số quốc gia sẽ xác định ra những nền tảng quan trọng để xây dựng và triển khai trên toàn quốc. Những nền tảng cốt lõi phục vụ kinh tế số, xã hội số cũng cần phải được tiếp tục hoàn thành. Đó là nền tảng định danh số trên thiết bị di động, nền tảng thương mại điện tử, logistic, nền tảng thanh toán trên di động mobile money.
Chỉ khi mỗi người dân sẽ được định danh, xác thực thông qua thiết bị di động, thanh toán được thông qua tài khoản di động, mua và bán hàng trên mạng, cuộc sống của người dân Việt Nam lên môi trường số sẽ nhanh và an toàn hơn. Đây cũng là việc làm cụ thể nhất để giúp người dân ở các vùng nông thôn, miền núi thoát nghèo.
Theo đại diện Cục Tin học hóa, trong năm 2021, mỗi xã sẽ phổ cập 1 dịch vụ số cho người dân. Chỉ khi thấy việc khám bệnh qua mạng tiện lợi hơn, bán hàng qua mạng thu được nhiều lợi nhuận hơn, người dân sẽ tự tìm tòi để sử dụng, khám phá thêm các dịch vụ số khác. Đây sẽ là cách thức phổ cập dịch vụ số cho người dân trong thời gian tới.
Trọng Đạt
Bộ TT&TT ra mắt 38 nền tảng Make in Vietnam trong năm 2020
Các nền tảng Make in Vietnam chính là những công cụ quan trọng giúp chính quyền, doanh nghiệp và người dân tham gia vào công cuộc chuyển đổi số.
">Những con số ấn tượng về chuyển đổi số Việt Nam năm 2020
Thuật toán dựa trên những hình ảnh thu được từ máy quay an ninh. Ảnh: Sputnik ">Trí tuệ nhân tạo ngăn chặn nguy cơ xả súng