hinh 1 5.png
GS Abhijit Banerjee và Esther Duflo được trao cùng một giải Nobel Kinh tế vào năm 2019.

Banerjee theo học Trường Trung học South Point và ĐH Calcutta ở TP Calcutta, hoàn thành tấm bằng thạc sĩ kinh tế tại ĐH Jawaharlal Nehru (JNU). Khi đang theo học tại JNU, ông bị bắt giam trong một cuộc biểu tình của sinh viên phản đối hiệu trưởng trường.

Banerjee được tại ngoại và tiếp tục lấy bằng tiến sĩ tại ĐH Harvard vào năm 1988, theo thông tin trên website Khoa Kinh tế, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông hiện là GS Kinh tế Quốc tế của Quỹ Ford tại MIT, đồng thời giảng dạy tại ĐH Harvard và ĐH Princeton.

Trong khi đó, Esther Duflo sinh năm 1972 tại thủ đô Paris (Pháp), là con gái của một bác sĩ nhi khoa và giáo sư toán học. Thời thơ ấu, Duflo thường cùng mẹ tham gia các dự án y tế nhân đạo- điều đã tác động đến hướng nghiên cứu sau này của bà, theo The New Yorker.

Bà tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử và kinh tế tại trường École Normale Supérieure năm 1994 và nhận bằng thạc sĩ tại Trường Kinh tế Paris (PSE). Sau đó, Duflo lấy bằng Tiến sĩ kinh tế tại MIT năm 1999. 

Sau đó, Duflo trở thành trợ lý GS và sau đó là PGS vào năm 2002 (ở tuổi 29), khiến bà trở thành một trong những giảng viên trẻ nhất được phong hàm PGS. Duflo trở thành giáo sư vào năm 2003.

Tình yêu bất chấp lời đàm tiếu và sự công nhận Nobel

Câu chuyện tình của Banerjee và Duflo bắt đầu tại MIT khi bà rời Pháp để đến Mỹ học nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế.

Năm 2012, trang chủ MIT đăng tải bức ảnh Banerjee tay trong tay bên cạnh Duflo. Trên một số diễn đàn kinh tế, nhiều người bàn tán tiêu cực và ác ý.

Nguyên nhân xuất phát từ việc Banerjee là giảng viên hướng dẫn Duflo làm luận án tiến sĩ và ở thời điểm đó, Duflo là một trong những học giả trẻ tuổi sáng giá nhất. Banerjee lại là người từng có gia đình và vợ cũ của ông cũng là giảng viên MIT.

hinh 3 3.png
Hai nhà khoa học đưa ra những sáng kiến đột phá giúp xóa đói giảm nghèo ở những nước đang phát triển.

Cặp đôi bị chỉ trích và dè bỉu nặng nề bất chấp việc họ đưa ra những sáng kiến đột phá giúp xóa đói giảm nghèo ở những nước đang phát triển. 

Hai vợ chồng đồng sáng lập và đồng Giám đốc của Phòng thí nghiệm Hành động Nghèo đói Abdul Latif Jameel (J-PAL), một trung tâm nghiên cứu và hoạt động quy mô toàn cầu nhằm giảm sự nghèo đói, bằng cách đảm bảo những chính sách được đưa ra dựa trên các bằng chứng khoa học.

Điều thực sự khiến cặp đôi trở nên khác biệt là cam kết không ngừng nghỉ của họ trong việc nghiên cứu, thấu hiểu và cải thiện hoàn cảnh của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương. 

Những nỗ lực hợp tác, được đánh dấu bằng cách tiếp cận thử nghiệm và phân tích ở cấp độ vi mô, đã mang lại những hiểu biết sâu sắc, tác động trực tiếp đến cuộc sống của những người sống trong cảnh nghèo đói. 

Đỉnh cao trong hành trình chung của hai nhà khoa học đã thành hiện thực vào năm 2019, khi Abhijit Banerjee, Esther Duflo và đồng nghiệp Michael Kremer từ ĐH Harvard cùng được trao giải Nobel về Kinh tế. 

GS Duflo là người phụ nữ thứ hai được trao giải Nobel Kinh tế, sau nhà khoa học Mỹ Elinor Ostrom (1933-2012) nhận giải năm 2009. 

Sự công nhận lịch sử này không chỉ khẳng định tài năng cá nhân của họ mà còn là minh chứng cho sức mạnh của những nỗ lực hợp tác chung được thúc đẩy bởi tình yêu, sự đồng cảm và tầm nhìn chung về một thế giới tốt đẹp hơn.

Người chồng lui về hậu phương

Ngoài những thành công trong sự nghiệp, Banerjee và Duflo cũng xây dựng một tổ ấm dựa trên những nguyên tắc của sự đồng cảm, hợp tác và cống hiến.

Abhijit Banerjee và Esther Duflo nói rằng họ cũng giống như bất kỳ cặp vợ chồng nào khác đang cố gắng xoay sở cân bằng giữa con cái và công việc. Các nhà nghiên cứu của MIT có 2 người con, 9 và 11 tuổi, theo tờ Chicago Tribune.

Duflo chia sẻ trong một cuộc họp báo rằng các con của bà “tin rằng chúng là trung tâm của vũ trụ và chúng không chấp nhận cuộc trò chuyện trên bàn ăn về những vấn đề nặng nề như kinh tế”.

Bà dí dỏm nói rằng hai vợ chồng phải lén nói chuyện công việc khi họ đang nấu bữa ăn hoặc đi bộ hoặc đi bộ đến cơ quan.

Được biết, dù là chồng nhưng Banerjee mới là người thường xuyên vào bếp. Ðồng nghiệp tiết lộ ông nấu ăn rất ngon và am hiểu ẩm thực của nhiều quốc gia. Banerjee luôn tôn trọng mọi quyết định của vợ và vui vẻ lui về phía sau, như một hậu phương vững chắc.

“Là phụ nữ, tôi tự hào khi trở thành hình mẫu vì có rất ít phụ nữ trong lĩnh vực khoa học và kinh tế”, bà thừa nhận khoảng cách giới tính trong lĩnh vực này. “Con gái tôi, 3 ngày sau khi chúng tôi được trao giải, đi học về và nói với tôi: ‘Con hơi mệt khi mọi người ở trường cứ hỏi con”.

Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan ca ngợi họ là “hai trong số những nhà kinh tế vĩ đại nhất thế giới”.

Chia sẻ với tờ Vogue, Banerjee và Duflo nói rằng giải thưởng không phải là đỉnh cao trong công việc của họ. Hai giáo sư còn rất nhiều điều phải làm. 

“Giải thưởng đến vào cuối sự nghiệp đối với hầu hết nhà khoa học. Chúng tôi đang ở giai đoạn giữa cuộc sống của mình và vẫn còn một chặng đường dài phía trước với công việc của mình”, GS Duflo kết luận.

Tử Huy

Thành tích đáng nể của nữ sinh 16 tuổi được Thủ tướng Pakistan tặng quà

Thành tích đáng nể của nữ sinh 16 tuổi được Thủ tướng Pakistan tặng quà

Phá vỡ kỷ lục của thần đồng Anh trước đó, Mahnoor Cheema (16 tuổi) là học sinh đầu tiên hoàn thành 34 môn trong chương trình GCSE (chứng chỉ giáo dục THPT tại Anh)." />

Mối tình thầy

Abhijit Banerjee và Esther Duflo không chỉ là những đồng nghiệp trong lĩnh vực kinh tế,ốitìnhthầtrận đấu ngoại hạng anh mối quan hệ của họ còn vượt qua ranh giới học thuật. 

Câu chuyện tình độc đáo của hai nhà khoa học trong bối cảnh tìm kiếm một nghiên cứu đột phá, chia sẻ mối quan tâm chung mong muốn giảm bớt nghèo đói toàn cầu đã được ghi nhận. Họ trở thành cặp vợ chồng đầu tiên được trao cùng một giải thưởng Nobel.

Truyền thống gia đình GS Toán học

Abhijit Banerjee sinh năm 1961 tại TP Mumbai, Ấn Độ. Cha mẹ ông là giáo sư kinh tế và từng theo học tiến sĩ tại Trường Kinh tế London (HSE). 

hinh 1 5.png
GS Abhijit Banerjee và Esther Duflo được trao cùng một giải Nobel Kinh tế vào năm 2019.

Banerjee theo học Trường Trung học South Point và ĐH Calcutta ở TP Calcutta, hoàn thành tấm bằng thạc sĩ kinh tế tại ĐH Jawaharlal Nehru (JNU). Khi đang theo học tại JNU, ông bị bắt giam trong một cuộc biểu tình của sinh viên phản đối hiệu trưởng trường.

Banerjee được tại ngoại và tiếp tục lấy bằng tiến sĩ tại ĐH Harvard vào năm 1988, theo thông tin trên website Khoa Kinh tế, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông hiện là GS Kinh tế Quốc tế của Quỹ Ford tại MIT, đồng thời giảng dạy tại ĐH Harvard và ĐH Princeton.

Trong khi đó, Esther Duflo sinh năm 1972 tại thủ đô Paris (Pháp), là con gái của một bác sĩ nhi khoa và giáo sư toán học. Thời thơ ấu, Duflo thường cùng mẹ tham gia các dự án y tế nhân đạo- điều đã tác động đến hướng nghiên cứu sau này của bà, theo The New Yorker.

Bà tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử và kinh tế tại trường École Normale Supérieure năm 1994 và nhận bằng thạc sĩ tại Trường Kinh tế Paris (PSE). Sau đó, Duflo lấy bằng Tiến sĩ kinh tế tại MIT năm 1999. 

Sau đó, Duflo trở thành trợ lý GS và sau đó là PGS vào năm 2002 (ở tuổi 29), khiến bà trở thành một trong những giảng viên trẻ nhất được phong hàm PGS. Duflo trở thành giáo sư vào năm 2003.

Tình yêu bất chấp lời đàm tiếu và sự công nhận Nobel

Câu chuyện tình của Banerjee và Duflo bắt đầu tại MIT khi bà rời Pháp để đến Mỹ học nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế.

Năm 2012, trang chủ MIT đăng tải bức ảnh Banerjee tay trong tay bên cạnh Duflo. Trên một số diễn đàn kinh tế, nhiều người bàn tán tiêu cực và ác ý.

Nguyên nhân xuất phát từ việc Banerjee là giảng viên hướng dẫn Duflo làm luận án tiến sĩ và ở thời điểm đó, Duflo là một trong những học giả trẻ tuổi sáng giá nhất. Banerjee lại là người từng có gia đình và vợ cũ của ông cũng là giảng viên MIT.

hinh 3 3.png
Hai nhà khoa học đưa ra những sáng kiến đột phá giúp xóa đói giảm nghèo ở những nước đang phát triển.

Cặp đôi bị chỉ trích và dè bỉu nặng nề bất chấp việc họ đưa ra những sáng kiến đột phá giúp xóa đói giảm nghèo ở những nước đang phát triển. 

Hai vợ chồng đồng sáng lập và đồng Giám đốc của Phòng thí nghiệm Hành động Nghèo đói Abdul Latif Jameel (J-PAL), một trung tâm nghiên cứu và hoạt động quy mô toàn cầu nhằm giảm sự nghèo đói, bằng cách đảm bảo những chính sách được đưa ra dựa trên các bằng chứng khoa học.

Điều thực sự khiến cặp đôi trở nên khác biệt là cam kết không ngừng nghỉ của họ trong việc nghiên cứu, thấu hiểu và cải thiện hoàn cảnh của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương. 

Những nỗ lực hợp tác, được đánh dấu bằng cách tiếp cận thử nghiệm và phân tích ở cấp độ vi mô, đã mang lại những hiểu biết sâu sắc, tác động trực tiếp đến cuộc sống của những người sống trong cảnh nghèo đói. 

Đỉnh cao trong hành trình chung của hai nhà khoa học đã thành hiện thực vào năm 2019, khi Abhijit Banerjee, Esther Duflo và đồng nghiệp Michael Kremer từ ĐH Harvard cùng được trao giải Nobel về Kinh tế. 

GS Duflo là người phụ nữ thứ hai được trao giải Nobel Kinh tế, sau nhà khoa học Mỹ Elinor Ostrom (1933-2012) nhận giải năm 2009. 

Sự công nhận lịch sử này không chỉ khẳng định tài năng cá nhân của họ mà còn là minh chứng cho sức mạnh của những nỗ lực hợp tác chung được thúc đẩy bởi tình yêu, sự đồng cảm và tầm nhìn chung về một thế giới tốt đẹp hơn.

Người chồng lui về hậu phương

Ngoài những thành công trong sự nghiệp, Banerjee và Duflo cũng xây dựng một tổ ấm dựa trên những nguyên tắc của sự đồng cảm, hợp tác và cống hiến.

Abhijit Banerjee và Esther Duflo nói rằng họ cũng giống như bất kỳ cặp vợ chồng nào khác đang cố gắng xoay sở cân bằng giữa con cái và công việc. Các nhà nghiên cứu của MIT có 2 người con, 9 và 11 tuổi, theo tờ Chicago Tribune.

Duflo chia sẻ trong một cuộc họp báo rằng các con của bà “tin rằng chúng là trung tâm của vũ trụ và chúng không chấp nhận cuộc trò chuyện trên bàn ăn về những vấn đề nặng nề như kinh tế”.

Bà dí dỏm nói rằng hai vợ chồng phải lén nói chuyện công việc khi họ đang nấu bữa ăn hoặc đi bộ hoặc đi bộ đến cơ quan.

Được biết, dù là chồng nhưng Banerjee mới là người thường xuyên vào bếp. Ðồng nghiệp tiết lộ ông nấu ăn rất ngon và am hiểu ẩm thực của nhiều quốc gia. Banerjee luôn tôn trọng mọi quyết định của vợ và vui vẻ lui về phía sau, như một hậu phương vững chắc.

“Là phụ nữ, tôi tự hào khi trở thành hình mẫu vì có rất ít phụ nữ trong lĩnh vực khoa học và kinh tế”, bà thừa nhận khoảng cách giới tính trong lĩnh vực này. “Con gái tôi, 3 ngày sau khi chúng tôi được trao giải, đi học về và nói với tôi: ‘Con hơi mệt khi mọi người ở trường cứ hỏi con”.

Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan ca ngợi họ là “hai trong số những nhà kinh tế vĩ đại nhất thế giới”.

Chia sẻ với tờ Vogue, Banerjee và Duflo nói rằng giải thưởng không phải là đỉnh cao trong công việc của họ. Hai giáo sư còn rất nhiều điều phải làm. 

“Giải thưởng đến vào cuối sự nghiệp đối với hầu hết nhà khoa học. Chúng tôi đang ở giai đoạn giữa cuộc sống của mình và vẫn còn một chặng đường dài phía trước với công việc của mình”, GS Duflo kết luận.

Tử Huy

Thành tích đáng nể của nữ sinh 16 tuổi được Thủ tướng Pakistan tặng quà

Thành tích đáng nể của nữ sinh 16 tuổi được Thủ tướng Pakistan tặng quà

Phá vỡ kỷ lục của thần đồng Anh trước đó, Mahnoor Cheema (16 tuổi) là học sinh đầu tiên hoàn thành 34 môn trong chương trình GCSE (chứng chỉ giáo dục THPT tại Anh).