您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Bangladesh Police vs Dhaka Wanderers, 16h30 ngày 25/4: Sáng cửa dưới
NEWS2025-04-27 22:07:01【Bóng đá】9人已围观
简介 Hồng Quân - 24/04/2025 17:49 Nhận định bóng đ bóng đá giải ngoại hạng anhbóng đá giải ngoại hạng anh、、
很赞哦!(48)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Rayo Vallecano, 2h30 ngày 25/4: Khó có bất ngờ
- Mẹ mất đột ngột, ba đứa trẻ đói khát thẫn thờ bên người cha nghèo khó
- FIFA Online 4 trao cơ hội 'làm lại cuộc đời' cho tất cả gamer với chiếc thẻ thần thánh này
- 11 sai lầm tai hại trong ăn uống ai cũng phải tránh xa
- Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Cruz Azul, 09h00 ngày 24/4: Khách chiếm ưu thế
- Người đàn ông lao đến chặn xe ô tô tự trôi vì tài xế quên kéo phanh tay
- Đất Xanh Miền Nam ‘tăng tốc’ kinh doanh trong bình thường mới
- Siết quản lý thuế với cá nhân có thu nhập 'khủng' từ Facebook, Google
- Soi kèo góc Osasuna vs Sevilla, 00h00 ngày 25/4
- 40 sản phẩm, giải pháp “Make in Vietnam” xuất sắc góp phần đẩy nhanh chuyển đổi số
热门文章
- Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Western Sydney Wanderers, 14h00 ngày 26/4: Tiếp tục bất bại
- Các Sở TT&TT sẽ được cấp tài khoản truy cập phần mềm quản lý thẻ nhà báo
- Công bố hỗ trợ lãi suất 2%/năm mua nhà dự án nào để được hưởng lợi
- Tân Hoàng Minh chính thức lên tiếng việc bỏ cọc gần 600 tỷ lô đất Thủ Thiêm
站长推荐
Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Dalian Yingbo, 18h00 ngày 26/4: Niềm vui mong manh
Theo quyết định kiện toàn, các Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử của Ninh Thuận, Đắk Lắk được bổ sung thêm các nhiệm vụ về đô thị thông minh, chuyển đổi số, kinh tế số (Ảnh minh họa).
Cụ thể, sau khi được kiện toàn, Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk gồm có 17 thành viên, với Trưởng ban là ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh và Phó trưởng ban là Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Hoàng Giang. Sở TT&TT là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo.
Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk có các nhiệm vụ: Tham mưu UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển đô thị thông minh, chính quyền điện tử; Đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định, hướng dẫn liên quan đến quy hoạch, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và quản lý phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh, chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số;
Cho ý kiến về các chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển đô thị thông minh, chính quyền điện tử, chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh…
Đối với Ninh Thuận, Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh này sau khi kiện toàn có 32 thành viên. Chủ tịch UBND tỉnh Lưu Xuân Vĩnh là Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Lê Văn Bình là Phó trưởng ban thường trực và Giám đốc Sở TT&TT là Phó trưởng Ban chỉ đạo. Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo là Sở TT&TT.
Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Thuận có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy việc xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh và phát triển doanh nghiệp công nghệ số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Ban chỉ đạo này cũng có các nhiệm vụ: Giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh và phát triển doanh nghiệp công nghệ số; Giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế chính sách, các đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh và phát triển doanh nghiệp công nghệ số…
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương vào ngày 12/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Ủy ban chỉ đạo thêm các nội dung về đô thị thông minh, chuyển đổi số, kinh tế số, không thành lập thêm các Ban chỉ đạo mới về việc này.
Ngày 26/5/2020, Quyết định 701 kiện toàn Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã được ban hành. Cùng với việc được bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo về đô thị thông minh, chuyển đổi số, kinh tế số, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử cũng có thêm 2 thành viên là Bộ trưởng 2 Bộ: Xây dựng, Công Thương. Ngày 3/8 vừa qua, Thủ tướng đã phê duyệt danh sách 19 thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.
Trong tháng 7/2020, đã có một số bộ, tỉnh cũng đã kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử theo Quyết định 701 của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh, đó là Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh Bến Tre, Cao Bằng, Gia Lai, Kon Tum.
M.T
Thủ tướng phê duyệt Danh sách 19 thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử
Theo danh sách thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử mới được Thủ tướng phê duyệt, Ủy ban có 19 thành viên trong đó có 4 thành viên mới.
">Ninh Thuận, Đắk Lắk kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử
Bộ Xây dựng đề xuất bắt buộc giao dịch BĐS phải qua sàn
Theo dự thảo Hồ sơ đề nghị sửa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2014, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ dung thêm một số quy định nhằm phù hợp với thị trường hiện nay. Trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định bắt buộc các giao dịch mua, bán BĐS (bao gồm BĐS là Nhà ở, các công trình xây dựng không phải nhà ở, Quyền sử dụng đất) phải thông qua sàn giao dịch BĐS.
Trước đó, Luật Kinh doanh bất động sản lần đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007) đã quy định tất cả các giao dịch bất động sản đều phải thông qua sàn giao dịch.
Theo Bộ Xây dựng, trên cả nước đã có khoảng 1.600 sàn giao dịch BĐS được thành lập và đa phần các sàn giao dịch có quy mô nhỏ, tính chuyên nghiệp chưa cao, năng lực tài chính thấp, điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân sự còn yếu... Đến năm 2008-2013, do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường BĐS cũng rơi vào tình trạng trầm lắng kéo dài. Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, Chính phủ đã trình Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi năm 2014, trong đó bỏ quy định bắt buộc giao dịch BĐS phải thông qua sàn.
Theo Bộ Xây dựng, điều này nhằm phù hợp với bối cảnh “trầm lắng” của thị trường BĐS tại thời thời điểm đó.
Tuy nhiên, Bộ này đánh giá, trước sự phục hồi của thị trường BĐS và sự phát triển nhanh chóng của các sàn giao dịch từ năm 2014 đến nay, những cơ chế chính sách này không còn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường, thiếu tính chặt chẽ.
Từ đó, dẫn đến nhiều hệ lụy như tạo cơ sở cho việc hình thành nên các dự án ma, các vụ việc lừa đảo khách hàng từ chính các chủ đầu tư không tuân thủ quy định pháp luật. Khi các giao dịch không bắt buộc qua sàn BĐS nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không quản lý được thông tin về thị trường BĐS đúng với những gì đang diễn ra.
Bên cạnh đó gây ra tình trạng thất thu thuế, thất thu cho ngân sách Nhà nước... Người tiêu dùng mất đi một kênh tham khảo thông tin và một tổ chức chính thống để thẩm định, thẩm tra sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hoặc đầu tư.
Lo ngại quy định “bắt buộc” giao dịch nhà ở, công trình xây dựng phải qua sàn giao dịch bất động sản sẽ làm tăng giá bán nhà gây bất lợi cho người tiêu dùng Cũng theo Bộ Xây dựng, quy định của Luật Phòng chống rửa tiền thì sàn giao dịch BĐS là một trong 3 đối tượng báo cáo về các giao dịch lớn, giao dịch đáng ngờ. Tuy nhiên, với quy định này cũng đã gây ra những khó khăn trong công tác thu thập thông tin, số liệu về các giao dịch trên thị trường BĐS, đồng thời chưa phù hợp với Luật Phòng chống rửa tiền.
Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định bắt buộc các giao dịch BĐS phải thông qua sàn giao dịch BĐS.
Lo ngại giá nhà tăng cao
Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản bổ sung góp ý đề cương Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) của Bộ Xây dựng.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho rằng, đề xuất bổ sung quy định "chủ đầu tư dự án BĐS phải thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng thông qua sàn" nếu được thông qua thì có nghĩa là chủ đầu tư “bắt buộc” phải thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua 100% sản phẩm nhà ở, công trình xây dựng của dự án bao gồm nhà ở, căn hộ du lịch (condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), căn hộ dịch vụ (serviced apartment), các loại hình công trình xây dựng đưa vào kinh doanh như các công trình thương mại, y tế, giáo dục, dịch vụ… đều phải thông qua sàn giao dịch BĐS.
Điều này sẽ xâm phạm “quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh, tự chủ kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng” của chủ đầu tư dự án BĐS được quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 và là một bước đi “thụt lùi”, không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn.
Cùng với đó, Hiệp hội cho rằng, đề xuất trên không phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ sẽ tạo ra “lợi thế” không chính đáng và “đặc quyền, đặc lợi” cho các sàn giao dịch BĐS.
Theo HoREA, việc quy định “bắt buộc” giao dịch nhà ở, công trình xây dựng phải qua sàn giao dịch BĐS còn làm tăng giá bán nhà gây bất lợi cho người tiêu dùng.
“Phí dịch vụ của sàn giao dịch BĐS hiện nay thường bằng khoảng trên dưới 2% giá trị hợp đồng và được chủ đầu tư tính vào giá bán nhà, công trình xây dựng mà người mua nhà, nhà đầu tư phải gánh chịu.
Do vậy, không thể quy định “bắt buộc” chủ đầu tư phải thực hiện giao dịch nhà ở, công trình xây dựng thông qua sàn giao dịch BĐS, mà chỉ nên khuyến khích các bên thực hiện giao dịch qua sàn giao dịch BĐS", HoREA nhấn mạnh.
Ngoài ra, chất lượng hoạt động của sàn giao dịch BĐS chưa thật sự đảm bảo do trong tổng số khoảng 320.000 nhân viên môi giới BĐS hiện nay thì mới chỉ có khoảng 10% có chứng chỉ hành nghề.
Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ yêu cầu “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS” đã nói lên mặt “bất cập, hạn chế” về năng lực và chất lượng hoạt động, tính chuyên nghiệp của các sàn giao dịch BĐS, nên đã dẫn đến không ít vụ việc làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ sở hữu tài sản và người tiêu dùng, nhà đầu tư, thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vụ việc Công ty Alibaba.
Vì vậy, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng xem xét bỏ “đề xuất bổ sung quy định chủ đầu tư dự án bất động sản phải thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng thông qua các sàn giao dịch bất động sản”.
Không ít ý kiến đồng quan điểm cũng cho rằng, việc mua bán nhà đất phải thông qua sàn giao dịch BĐS sẽ kéo BĐS tăng giá, tạo khó khăn hơn cho người mua nhà. Cùng với đó, khó tránh khỏi trường hợp, nhiều chủ đầu tư dự án BĐS lợi dụng danh nghĩa các sàn giao dịch BĐS huy động vốn trái pháp luật, bán các BĐS không đủ điều kiện, gây tổn thất lớn cho người mua nhà như thời gian qua đã xảy ra.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, sự phát triển các sàn giao dịch giúp tạo thói quen giao dịch có văn bản hợp pháp, thông tin chính xác đầy đủ, phòng tránh gian lận, lừa đảo và góp phần ổn định thị trường. Do đó thông tin về chủ đầu tư, chủ nhà, diện tích, vị trí, tình trạng pháp lý của căn nhà đều rõ ràng, minh bạch.
Không nên quy định “cứng” bán nhà phải thông qua sàn giao dịch bất động sản nhưng khuyến khích người mua nhà tìm các đơn vị sàn giao dịch BĐS uy tín để được tư vấn và cung cấp thông tin đúng, đảm bảo quyền lợi người mua.
Thuận Phong
Bộ Xây dựng đề xuất sửa luật, cò đất hết cửa náo loạn thổi giá ăn chênh
Theo Bộ Xây dựng hiện có không ít môi giới bất động sản yếu kém về chuyên môn, đạo đức làm ăn “chụp giật”, gây thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn không đúng, thậm chí còn lũng đoạn thị trường, góp phần gây ra những cơn “sốt ảo”.
">Bắt buộc mua bán nhà đất qua sàn lo ngại đội giá người mua lãnh đủ
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động Cổng dữ liệu quốc gia Data.gov.vn.
Ngày 31/8, Bộ TT&TT tổ chức lễ khởi động Cổng dữ liệu quốc gia Data.gov.vn, sau một thời gian xây dựng và thử nghiệm. Việc xây dựng và đưa vào vận hành Cổng dữ liệu quốc gia là một hoạt động nhằm thực hiện Nghị định 47/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cổng dữ liệu quốc gia sẽ là điểm đầu mối truy cập thông tin, dữ liệu trên mạng Internet phục vụ việc công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin về chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước. Cổng cũng sẽ cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước.
Cổng dữ liệu quốc gia trên mạng Internet có địa chỉ https://data.gov.vn và Cổng dữ liệu mở thuộc Cổng dữ liệu quốc gia có địa chỉ tại https://open.data.gov.vn. Người sử dụng cũng có thể sử dụng tài khoản PostID của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) để truy cập Cổng dữ liệu quốc gia đối với những hạng mục cần định danh.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, triển khai thành công Cổng Data.gov.vn sẽ góp phần nâng thứ hạng về Chính phủ điện tử của Việt Nam thời gian tới. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng, sự kiện khởi động Cổng dữ liệu quốc gia là bước tiến quan trọng, là điều kiện ban đầu tiên quyết để chúng ta hướng tới thành công trong thời gian tới.
“Tôi cũng mong muốn Cổng dữ liệu quốc gia Data.gov.vn sẽ trở thành nền tảng quan trọng hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương trong việc chia sẻ các dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp hướng tới xây dựng thành công Chính phủ điện tử và Chính phủ số trong thời gian tới”, Thứ trưởng bày tỏ.
Theo Thứ trưởng, để thành công, bên cạnh quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ thì còn cần sự vào cuộc của người đứng đầu các bộ, ngành, những người sở hữu các dữ liệu quan trọng có sẵn sàng xây dựng, chia sẻ dữ liệu đó hay không. Quyết tâm đó sẽ quyết định đến sự thành công của Cổng Data.gov.vn.
Chỉ rõ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai và doanh nghiệp là 3 cơ sở dữ liệu quan trọng nhất, Thứ trưởng tin tưởng: “Với sự triển khai quyết liệt của các bộ, ngành để hoàn chỉnh 3 cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng trên, với nền tảng mới là Cổng Data.gov.vn cùng sự hợp tác chặt chẽ của các bộ, ngành, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội, chúng ta sẽ chia sẻ được các cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu lên Cổng, đồng thời mở một số dữ liệu… Khi đó, chúng ta sẽ có bước tiến dài trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số”.
Theo ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, trong giai đoạn đầu, Bộ TT&TT sẽ xây dựng và ra mắt một số phân hệ cơ bản của hệ thống bao gồm đăng tải thông tin về hiện trạng dữ liệu trong cơ quan nhà nước, phân hệ dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, Cổng cũng kết nối tích hợp một số nền tảng như bản đồ số Vmap, mã địa chỉ bưu chính Vpostcode... để tăng tiện ích, hỗ trợ người dùng ở mức tối ưu nhất.
Nhận định đây mới chỉ là bước khởi đầu, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, thời gian tới Bộ TT&TT sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng từng phân hệ và thành phần của Cổng dữ liệu quốc gia để Cổng sẽ trở thành công cụ, là nền tảng và đóng vai trò đắc lực thực hiện chủ trương dữ liệu là cốt lõi, là nền tảng trong phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ chỉ đạo điều hành dựa trên dữ liệu.
“Cổng dữ liệu quốc gia cần tiếp tục hoàn thiện, tích hợp với các hệ thống khác để hình thành hạ tầng dữ liệu quốc gia. Đặc biệt, thời gian tới, cần có sự chung tay, góp sức, hành động quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu để tăng cường quản trị dữ liệu, thúc đẩy phát triển dữ liệu mở.
Cổng dữ liệu quốc gia cũng sẽ hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam để cùng khai thác và cung cấp dữ liệu mở, từ đó tạo dựng hệ sinh thái dữ liệu trên Cổng; hợp tác với các tổ chức dữ liệu mở trên thế giới để nâng cao vị thế, thứ hạng của Việt Nam”, ông Công Anh chia sẻ phương hướng phát triển thời gian tới.
Đại diện các đơn vị thuộc: Bộ TT&TT, Bộ TN&MT, Bộ KH&CN, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội và VietnamPost ký biên bản phối hợp thúc đẩy dữ liệu mở trên Cổng Data.gov.vn. Cũng tại lễ khởi động, đại diện Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), iTrithuc (Bộ KH&CN), Cục CNTT và dữ liệu tài nguyên môi trường (Bộ TN&MT), Cục CNTT (Bộ Y tế), Cục CNTT (Bộ GD&ĐT), Trung tâm CNTT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), ĐH Quốc gia Hà Nội và VietnamPost đã ký biên bản hợp tác về thúc đẩy dữ liệu mở và đồng hành trong xây dựng và hoàn thiện Cổng dữ liệu quốc gia.
5 mục tiêu xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia Data.gov.vn:
-Thúc đẩy quản trị dữ liệu trong cơ quan nhà nước: Cổng sẽ là nền tảng dùng chung, nơi các cơ quan nhà nước công bố hiện trạng thông tin về dữ liệu của mình; kiểm kê, minh bạch về dữ liệu; là nơi chia sẻ các phương tiện, công cụ, kỹ năng để thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng dữ liệu bền vững trong Chính phủ điện tử.
- Quản lý và hỗ trợ thực hiện các yêu cầu về khởi tạo các kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; giám sát và giải quyết vướng mắc trong chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.
-Là nơi từng bước cung cấp các dịch vụ số mới của quá trình phát triển Chính phủ số; cho phép người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dữ liệu của mình, về mình do cơ quan nhà nước nắm giữ; các dịch vụ số khác trên cơ sở dữ liệu phân tích định lượng, dữ liệu được tổng hợp dữ liệu tự động từ nhiều nguồn khác nhau.
- Là đầu mối cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước; người dân, doanh nghiệp, cộng đồng sẽ có điều kiện khai thác dữ liệu của cơ quan nhà nước phục vụ nghiên cứu, học tập, sáng tạo sản phẩm, đóng góp cho sự phát triển của nhà nước và xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế.
-Cổng cũng là một kênh thông tin để tiếp nhận các đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cho cơ quan nhà nước để các cơ quan nhà nước có nhiều dữ liệu hơn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.">Thiết lập Cổng dữ liệu quốc gia, nền tảng quan trọng của Chính phủ số
Nhận định, soi kèo Beijing Guoan vs Henan, 18h35 ngày 25/4: Tiếp tục bất bại
(Nguồn video: Otofun Hải Phòng)
Sự việc diễn ra hôm 2/10 trên tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, đoạn gần lối rẽ sang Hạ Long. Trong tình huống này, tài xế được cho là một phụ nữ không thuộc đường nên dừng xe ngay trước lối rẽ để dùng điện thoại tìm kiếm sự hỗ trợ.
Tuy vậy, pha xử lý có phần "ngáo ngơ" này đã khiến nhiều ô tô di chuyển trên cao tốc này phải đánh lái tránh, trong đó có chiếc ô tô gắn camera hành trình.
Ô tô tập lái "chiếm trọn" làn tốc độ cao
(Nguồn video: GTVM)
Tình huống khá hay gặp trên những tuyến cao tốc khi xe đi với tốc độ thấp vẫn bám làn trái - nơi được thiết kế với vận tốc cao nhất. Theo đó, chiếc Toyota Vios di chuyển trên là trái Đại lộ Thăng Long chỉ với vận tốc khoảng 50km/h, trong khi làn đường này được chạy 100km/h.
Điều này khiến những xe đi phía sau "tức mắt", đành đánh lái chuyển làn sang phải để vượt. Đáng nói, chiếc xe nói trên mang biển "tập lái", càng khiến những người lái xe trên đường lắc đầu ngao ngán.
Sang đường ẩu, tài xế Mazda liên tục chèn ép trả đũa ô tô không nhường đường
(Nguồn video: Ngô Long)
Tình huống trên vừa xảy ra vào sáng 7/10 trên đường Lê Trọng Tấn (Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) theo hướng đi Đại lộ Thăng Long. Tài xế xe chiếc ô tô có camera hành trình cho biết, chiếc Mazda3 Sport từ đường nhánh đã lao sang đường rất nhanh mà không quan sát, khi xe có gắn camera hành trình không nhường thì chiếc Mazda3 đã đuổi theo liên tục chèn ép.
Hậu quả, chiếc Mazda3 tạt đầu và va chạm mạnh với xe có gắn camera hành trình khiến chiếc xe này bị lõm sâu ở phía gần đèn trước bên phụ. Tài xế Mazda3 sau đó xuống mắng chửi rồi lên xe bỏ đi luôn không ở lại giải quyết.
Rẽ trái kiểu "cướp đường" gây ra nguy cơ ùn tắc
(Nguồn video: Otofun)
Tình huống cũng khá hay gặp được camera hành trình của ô tô ghi lại tại một ngã tư ở phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên hôm 5/10.
Theo đó, chiếc xe tải đã rẽ trái quá sớm khi vừa vào giao lộ, dẫn tới việc chặn đường của nhiều xe khác, trong khi lẽ ra phải nhường đường để tránh gây xung đột giao thông.
Tài xế bất lực không thể vượt ô tô tải vì bị đèn chiếu ngược chói mắt
(Nguồn video: Thanh Quang)
Hình ảnh ô tô tải lắp đèn sau "chói loá" được camera hành trình trên chiếc xe con ghi lại vào tối ngày 2/10 khi đang di chuyển trên tuyến đường thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội).
Theo đó, thời điểm này khi xe có gắn camera hành trình có ý định vượt xe tải chở vật liệu xây dựng đang đi phía trước nhưng khi vừa lách sang trái thì ngay lập tức bị đèn lắp trên thùng xe tải chiếu ngược thẳng vào mắt gây chói loá đến mức không thể quan sát để vượt được xe.
Hoàng Hiệp (tổng hợp)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nóng trên đường: Khó đỡ với những 'chướng ngại vật' xuất hiện ngay trước mũi xeĐôi khi cánh tài xế đã đi rất "chuẩn chỉnh" nhưng hiểm nguy vẫn có thể rình rập và ập đến bất cứ lúc nào, từ bất cứ hướng nào.">
Nóng trên đường: Kiểu lái xe 'ngáo ngơ' khiến những người xung quanh ức chế
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/ chính quyền điện tử của các bộ, ngành, địa phương ngày 26/8/2020 (Ảnh: Chinhphu.vn)
Theo thông báo, để phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia giai đoạn mới, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai ngay một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, về triển khai chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, triển khai các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số, trong đó lồng ghép các nội dung Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử, Chính phủ số/chính quyền số, đô thị thông minh và kinh tế số. Thời hạn cần hoàn thành là trong quý III/2020.
Các bộ, ngành, địa phương còn được yêu cầu duy trì, tiếp tục phát triển các hoạt động trực tuyến, ứng dụng CNTT trong mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội sau thời gian dịch bệnh Covid-19. Việc này là để chuyển sang một trạng thái bình thường mới, khi các hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức được chuyển dần lên môi trường số, dựa trên nền tảng công nghệ số.
Thủ tướng cũng chỉ đạo, bắt đầu từ năm 2021, sẽ đánh giá, công bố xếp hạng chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm. Để thực hiện được việc này, Bộ TT&TT phải khẩn trương xây dựng, công bố Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của quốc gia, từng ngành, từng địa phương trong năm 2020.
Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủ trì việc rà soát, tổng hợp, đề xuất bổ sung quy hoạch và thành lập các khu CNTT tập trung, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng “Đề án phát triển kinh tế số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng “Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, bảo đảm phù hợp với các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Quyết định 749 ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng “Đề án hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số”, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Đưa vào sử dụng 2 CSDL quốc gia dân cư, đất đai trong tháng 7/2021
Cũng trong kết luận hội nghị ngày 26/8, để tiếp tục hoàn thiện thể chế, chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trình Chính phủ xem xét, ban hành trong 2020.
Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ TT&TT hoàn thành các thủ tục trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử trong quý III/2020.
Cùng với đó, Bộ TT&TT hoàn thiện dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trong quý III/2020, bảo đảm phù hợp xu thế phát triển của thế giới và đặc thù của Việt Nam.
Các nhiệm vụ nhằm triển khai thực hiện chuyển đổi số là một nội dung quan trọng trong kết luận của Thủ tướng tại hội nghị của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử ngày 26/8 (Ảnh minh họa) Tiến độ triển khai 2 CSDL quốc gia quan trọng tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử là CSDL quốc gia về dân cư và CSDL đất đai quốc gia tiếp tục được Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh.
Cụ thể, theo chỉ đạo của Thủ tướng, tháng 7/2021, Bộ Công an phải đưa vào khai thác sử dụng chính thức CSDL quốc gia về dân cư trên toàn quốc. Bộ TN&MT cần nghiên cứu thực hiện cách làm mới để hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng CSDL đất đai quốc gia trong tháng 7/2021.
Về các nền tảng, hạ tầng Chính phủ số, các bộ, ngành, địa phương sẽ phải hoàn thành xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP) trong tháng 10/2020 và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; đồng thời triển khai biện pháp giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung và kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trong năm 2020.
Bộ TT&TT được giao chủ trì, kết hợp cả đầu tư và thuê dịch vụ phát triển một số hạ tầng truyền dẫn, điện toán đám mây, nền tảng chuyển đổi số quan trọng.
Riêng về cung cấp DVCTT, Thủ tướng chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương cung cấp DVCTT mức 4, ít nhất đạt mục tiêu 30% trong năm 2020, theo hướng sử dụng các nền tảng dùng chung để tiết kiệm chi phí, thời gian; phấn đấu năm 2021, hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 4. Hàng tháng, Bộ TT&TT thống kê tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của từng bộ, địa phương để đôn đốc triển khai.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương còn được yêu cầu tập trung tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện DVCTT để tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; kết nối Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ/tỉnh với Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến do Bộ TT&TT xây dựng, quản lý để đánh giá hiệu quả sử dụng DVCTT của các bộ, ngành, địa phương…
Xây dựng Đề án kiện toàn, nâng cấp, tổ chức lại Cục Tin học hóa
Thủ tướng giao Bộ TT&TT xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Đề án kiện toàn, nâng cấp, tổ chức lại Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) với cơ cấu tổ chức phù hợp và các chế độ ưu đãi, cơ chế tài chính đặc thù nhằm thu hút được nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo đủ năng lực, nguồn lực để tổ chức triển khai tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Cùng với đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Nội vụ làm việc với Bộ TT&TT và các cơ quan liên quan về phương án kiện toàn, nâng cấp các đơn vị chuyên trách về CNTT thành các đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số tại các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
M.T
Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
">Đánh giá và công bố xếp hạng chuyển đổi số các bộ, tỉnh từ năm 2021
Các nền tảng mạng xã hội đang chệch hướng so với mục đích ban đầu. Ảnh: Computer World.
Trong thời điểm có quá nhiều vấn đề liên quan đến các nền tảng mạng xã hội khiến Google, Facebook, Twitter và một số ông lớn công nghệ khác phải đau đầu, người ta mới nhận ra quyết định rút chân khỏi thị trường này của Apple là bước đi thông minh.
Thất bại hóa thành công
Ra mắt vào năm 2010, bộ phận tiếp thị của Apple đã giới thiệu Ping như một “mạng xã hội dành cho âm nhạc”. Công ty hy vọng hợp tác với Facebook trong lĩnh vực này, nhưng CEO Steve Jobs cho biết đối tác muốn các điều khoản mà ông coi là "khó chịu".
Thay vì phát triển bằng mọi giá, Apple dần quên đi dự án có rất ít người dùng này, sau cùng đóng cửa nó và để lại hàng loạt mâu thuẫn với Facebook. Không ngạc nhiên khi Ping chưa bao giờ trở thành một mạng xã hội sôi động.
Ping chết yểu hóa ra là may mắn của Apple. Ảnh: iMore.
Tưởng chừng đây là thất bại muối mặt của Táo khuyết, hóa ra lại là một điều tuyệt vời.
Giờ đây, Apple không phải đối mặt với hàng loạt thách thức mà các công ty truyền thông xã hội đang gặp. Bản chất kết nối của những không gian này bị phá hoại bởi những kẻ xấu vì lợi ích riêng.
“Các nền tảng và thuật toán hứa hẹn cải thiện cuộc sống của chúng ta có thể phóng đại những khuynh hướng tồi tệ nhất của con người”, Tim Cook lưu ý đến mặt tiêu cực của mạng xã hội trong bài phát biểu vào năm 2018.
“Những kẻ xấu và thậm chí cả các chính phủ đã lợi dụng lòng tin của người dùng để gây chia rẽ sâu sắc, kích động bạo lực, làm suy yếu ý thức chung của chúng ta sự đúng sai. Cuộc khủng hoảng này là có thật. Không phải tưởng tượng, phóng đại hoặc điên rồ”.
Dường như CEO Apple đã dự đoán được những gì xảy ra trong thời điểm hiện tại.
Tự do và trách nhiệm
Sự cân bằng giữa quyền tự do và trách nhiệm đối với việc sử dụng mạng xã hội sẽ là cuộc thảo luận trọng tâm trong thời gian tới.
Cần có quy định thống nhất trong vấn đề sử dụng mạng xã hội. Ảnh: India Times.
Khó tránh khỏi các ý kiến trái chiều nhưng cuối cùng chúng ta phải tìm ra và xây dựng sự đồng thuận quanh những vẫn đề lớn. Trong tương lai, cần có những quy định thống nhất về mạng xã hội.
Ủy viên thị trường nội bộ của Ủy ban châu Âu, cựu giáo sư Harvard, Thierry Breton, mô tả sự kiện gần đây ở Mỹ như “khoảnh khắc 11/9 trên mạng xã hội”.
“Những ngày qua đã cho thấy chúng ta không thể chỉ đứng yên và dựa vào thiện chí của những nền tảng này. Cần đặt ra luật lệ, tổ chức không gian kỹ thuật số với các quyền, nghĩa vụ và biện pháp bảo vệ rõ ràng. Chúng ta cần khôi phục niềm tin trong không gian kỹ thuật số. Đó là vấn đề sống còn của các nền dân chủ trong thế kỷ 21”, Breton nói.
Ít nhất một CEO công nghệ tán đồng với ý tưởng này. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Time 100 vào năm 2019, Cook nói:
“Tất cả chúng ta đều cần trung thực về mặt trí tuệ và phải thừa nhận rằng những gì đang làm không hiệu quả. Công nghệ cần được điều chỉnh”.
(Theo Zing)
Tại sao cả Google và Apple đều muốn người dùng cài đặt hệ thống mới?
Hệ điều hành là một phần sức mạnh của smartphone, cả Google và Apple đều hy vọng sẽ tối ưu sản phẩm thông qua các tính năng mới được bổ sung bởi hệ thống mới.
">Từ bỏ mạng xã hội là quyết định sáng suốt của Apple