您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Soi kèo tài xỉu Tecnico vs Cuenca hôm nay, 7h ngày 4/10
NEWS2025-01-18 06:10:01【Công nghệ】0人已围观
简介èotàixỉuTecnicovsCuencahômnayhngàtỷ giá Hoàng Ngọc - 03/10/2022 05:15 tỷ giátỷ giá、、
很赞哦!(841)
相关文章
- Soi kèo góc Al Hilal vs Al Fateh, 22h05 ngày 16/1
- Golf Australia vô địch giải golf chuyên nghiệp Việt Nam
- Juventus hủy hợp đồng sớm với Aaron Ramsey
- Cách điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển ĐH
- Soi kèo góc Al
- Aguero phán Haaland: Đời đang đẹp gặp Van Dijk ra sầu ngay!
- Charyl Chappuis kêu gọi Thái Lan đánh bại Việt Nam
- 3 hoạt động giúp trẻ giỏi toán, ngôn ngữ và khoa học
- Nhận định, soi kèo Uthai Thani vs Bangkok United, 18h00 ngày 16/1: Tin vào Bangkok United
- Thương về miền trung mưa bão
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Farense vs Benfica, 03h15 ngày 15/1: Không có cơ hội cho chủ nhà
- Bộ GD-ĐT vừa công bố thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về một trong các hành vi mà học sinh không được làm là “Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Trong khi đó, ở thông tư 12 hiện hành (sẽ bị thay thế từ ngày 1/11/2020), học sinh sẽ không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
Bộ GD-ĐT cho hay việc đưa ra quy định mới này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.
Thông tư mới này sau khi ban hành đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rẳng tinh thần của thông tư là rất phù hợp với thời đại, với xu hướng học tập của tương lai và bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục.
Có chăng thách thức và trở ngại là vấn đề quản lý học sinh ra sao và cần tìm ra giải pháp cho việc này.
Không nên cấm!
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội ủng hộ tinh thần của thông tư này.
“Hiện nay, chương trình mở, internet phát triển và nguồn học liệu cũng rất phong phú. Do đó, không nên cấm mà làm sao để học sinh sử dụng điện thoại di động đúng mục đích phục vụ cho việc học”.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng Tuy nhiên, ông Lâm cũng cho rằng, tinh thần thông tư có thể hay nhưng khi đi vào thực tiễn thì có khi lại phản tác dụng. Cũng vì thế mà đòi hỏi giáo viên phải ý thức, trách nhiệm hơn trong quản lý học sinh.
“Ra yêu cầu phải kiểm tra kết quả của học sinh cuối cùng một cách rõ ràng, chứ không phải cho học sinh mở điện thoại rồi thích làm gì thì làm”.
Song, ông Lâm cũng nhìn nhận, việc giám sát là không hề đơn giản.
Theo ông Lâm, khi cho phép sử dụng thiết bị cho nhiệm vụ học tập, giáo viên cần quy định về thời hạn và yêu cầu học sinh thể hiện được kết quả.
Có thể ngoài giám sát của chính giáo viên, cần nâng cao, phát huy tính tự quản của học sinh. “Phải chia tổ, chia nhóm học sinh để theo dõi, nhắc nhở và giám sát lẫn nhau. Để bạn ngồi ngay cạnh vi phạm thì các học sinh xung quanh không ngăn chặn cũng phải chịu trách nhiệm liên đới, chịu kỷ luật theo nhóm”, ông Lâm nói.
“Cũng phải nêu rõ các mức kỷ luật đối với học sinh sử dụng điện thoại không vì mục đích học tập và không được giáo viên cho phép. Ngoài ra, cũng cần phải làm rõ trách nhiệm của giáo viên nếu để học sinh sử dụng điện thoại một cách tùy tiện, không vì mục đích học tập”.
Công nghệ có thể giúp quản lý học sinh dùng điện thoại
TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, quy định mới của thông tư 32 là phù hợp với thời đại, với xu hướng học tập của tương lai, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang chuyển đổi số rất mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục.
Việc học tập và giảng dạy hiện nay là ở bất cứ nơi đâu, mọi nơi mọi chỗ chứ không chỉ giới hạn trong tường bao lớp học.
“Khi trường học là hệ sinh thái rồi thì việc học thông qua các thiết bị di động trước sau gì cũng sẽ diễn ra, chỉ là nhiều hay ít mà thôi”.
Tuy nhiên, theo ông Nam, vấn đề quan trọng là kiểm soát học sinh ra sao. Ông Nam cho rằng hiện nay, công nghệ để kiểm soát việc học tập qua các thiết bị di động của học sinh cũng đã có.
Tuy nhiên, để làm được những điều đó thì cần có một số sự chuẩn bị.
TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng Thứ nhất, bản thân người giáo viên phải được tập huấn tất cả những gì về phương pháp quản lý học sinh trên không gian internet.
“Mỗi học sinh có một thiết bị di động nhưng có thể đều phải cài vào một phần mềm và giáo viên có thể biết và kiểm soát bao nhiêu học sinh đang truy cập. Hoặc giáo viên đưa ra một câu hỏi thì có thể cài đặt trong khoảng thời gian là bao nhiêu đó, thì các học sinh trong lớp đã kết nối điện thoại phải đưa ra câu trả lời; nếu không hoặc khi hết thời gian, phần mềm sẽ tự động đóng và coi như học sinh không hoàn thành nhiệm vụ học tập đó.
Thậm chí có những phần mềm có thể cho giáo viên thấy khi học sinh đang thao tác trên ứng dụng gì thì sẽ hiển thị trên màn hình của giáo viên bên cạnh tên học sinh. Màn hình của giáo viên chiếu luôn trên bảng, nên nếu học sinh nào làm gì cả lớp đều rõ. Tức là phải đến mức như thế thì mới có thể quản lý được học sinh không làm những việc riêng khác. Công nghệ có thể giúp giáo viên quản lý những việc đó nhưng vấn đề là phải tập huấn, huấn luyện giáo viên”.
Thứ hai, khi đã cho phép học sinh mang điện thoại di động vào lớp thì phải trang bị cho các em các năng lực của công dân số từ trước.
“Ví dụ đưa vào từ cấp THCS thì phải chuẩn bị cho các em từ cấp tiểu học về các kỹ năng về an toàn mạng, người dùng có trách nhiệm, biết sử dụng các ứng dụng,...”.
Thanh Hùng
'Sự thông minh trống rỗng' khi cho học sinh dùng smartphone
Công nghệ phát triển khiến "lớp học phải thông minh" là tất yếu nhưng điều đáng lo là phải đối mặt với "sự thông minh trống rỗng", khi kho dữ liệu dùng cho giảng dạy không hề được đầu tư.
">Hiến kế quản lý học sinh khi được cho phép dùng điện thoại trong giờ học
- Tuy nhiên, sau gần 3 giờ đồng hồ tranh luận và nghị án sáng nay, Tòa án Nhân dân Quận 12, TPHCM đã ra quyết định đình chỉ vụ án.
Theo Tòa án Nhân dân Quận 12, quyết định kỷ luật của nhà trường đối với ông Đạt không phải là tranh chấp lao động nên không thuộc thẩm quyền của tòa án.
Nguyên do vụ kiện
Ông Phạm Quốc Đạt (sinh năm 1985) là giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12, TP.HCM. Hơn một năm trước, trong quá trình dạy học, ông Đạt đã cho sân khấu hóa tác phẩm “Bỉ vỏ" của nhà văn Nguyên Hồng và "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng…
Trong tác phẩm "Bỉ vỏ" có phân đoạn nhân vật Tám Bính bị hãm hiếp, còn trong tác phẩm "Số đỏ" có cảnh nhạy cảm của cô Tuyết và Xuân tóc đỏ. Hai phân đoạn nhạy cảm này đều được học sinh thể hiện. Những clip học sinh diễn hai phân đoạn này sau khi lan truyền trên mạng xã hội đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
Phân đoạn nhạy cảm trong tác phẩm văn học được thầy Đạt cho học sinh đóng (Ảnh:cắt từ clip) Lãnh đạo Trường THPT Võ Trường Toản đã họp và quyết định kỷ luật ông Đạt với hình thức đình chỉ đứng lớp 1 năm, chuyển làm công tác thư viện.
Sau khi bị kỷ luật, ông Phạm Quốc Đạt có đơn khởi kiện Trường THPT Võ Trường Toản (đại diện là ông Lương Văn Định - Hiệu trưởng) ra Tòa án nhân dân Quận 12, TP.HCM.
Toàn án nhân dân Quận 12 thụ lý vụ kiện. Sau nhiều lần hòa giải bất thành, tháng 3/2020, tòa quyết định xét xử vụ kiện. Đến tháng 7/2020, Tòa lại có quyết định tạm ngừng phiên tòa vì xét thấy “cần phải xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu từ Sở GD-ĐT TP.HCM, nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên toà”.
Vào đầu tháng 8, Tòa tiếp tục có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự kể từ ngày 11/8.
Đến ngày 3/9, Toà án nhân dân Quận 12 lại có quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự “Yêu cầu hủy các quyết định kỷ luật và bồi thường thiệt hại" nguyên đơn là ông Phạm Quốc Đạt và bị đơn là Trường THPT Võ Trường Toản (ông Lương Văn Định - đại diện theo pháp luật của bị đơn).
Ngày 4/9, Tòa có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?
Trước khi diễn ra phiên xử, Tòa án nhân dân Quận 12 đã có văn bản xin ý kiến Sở GD-ĐT TP.HCM về việc nội dung hoạt cảnh “Quan âm Thị Kính” và “Bỉ vỏ” có phù hợp với mục đích giảng dạy ở bậc THPT hay không?
Thầy Phạm Quốc Đạt (Ảnh: NQ) Sở GD-ĐT đã có trả lời bằng văn bản về vấn đề này. Theo Sở, căn cứ chương trình giáo dục môn Ngữ văn THPT, tác phẩm “Quan âm Thị Kính” thuộc bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 7, và tác phẩm “Bỉ vỏ” không nằm trong chương trình giảng dạy ở bậc THPT.
Căn cứ Điều 12, Thông tư 12/2011 của Bộ GD-ĐT về ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học thì các hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học như trường hợp này có thể thuộc hoạt động ngoại khóa trong nhà trường.
“Hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng, có mục đích rõ ràng. Nội dung, hình thức của các hoạt động ngoại khóa rất đa dạng, phong phú như câu lạc bộ khoa học, câu lạc bộ văn học, tham quan, xem kịch, sân khấu hóa các tác phẩm văn học, giao lưu với tác giả văn học… Mục tiêu của hoạt động ngoại khoá là bổ trợ, nâng cao kiến thức, kỹ năng, hình thành phẩm chất tốt đẹp, rèn luyện kỹ năng sống... Hoạt động ngoại khóa ở môn ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung phải được nhà trường, tổ bộ môn xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể, khoa học, phù hợp với tình hình đơn vị và đạt hiệu quả cao nhất. Việc quản lý hoạt động chuyên môn nói chung, hoạt động ngoại khoá nói riêng được căn cứ vào kế hoạch tổ bộ môn và hiệu trưởng phê duyệt” - văn bản của Sở GD-ĐT nêu rõ.
Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định nếu xét ở góc độ hoạt động ngoại khóa thì phải xem xét kế hoạch tổ chức, nội dung, mục đích cụ thể của hoạt động này mà tổ bộ môn, nhà trường đã xây dựng và hiệu trưởng nhà trường duyệt. Khi đó mới có đủ căn cứ trả lời "có phù hợp với mục đích giảng dạy ở bậc phổ thông trung học hay không".
Về vấn đề khiếu nại các quyết định xử lý kỷ luật ông Phạm Quốc Đạt có thuộc thẩm quyền xử lý của Sở GD-ĐT hay không, Sở GD-ĐT cho hay quyết định xử lý kỷ luật của hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản không thuộc thẩm quyền của Sở mà người khiếu nại có quyền, nghĩa vụ khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Lê Huyền
Hòa giải bất thành, tòa sẽ xử vụ thầy giáo cho học sinh diễn “cảnh nóng”
- Sau một thời gian hòa giải, Toàn án nhân dân Quận 12, TP.HCM sẽ xét xử vụ thầy giáo Trường THPT Võ Trường Toản- người cho học sinh diễn “cảnh nóng”.
">Thầy giáo cho học sinh diễn “cảnh nóng” và hiệu trưởng lôi nhau ra tòa
Lịch thi đấu MU ở Ngoại hạng Anh mùa giải 2022/23: Chờ HLV Erik Ten Hag trổ tài
Cung cấp lịch thi đấu của MU tại Ngoại hạng Anh mùa giải 2022/23, dưới triều đại của tân HLV Erik Ten Hag cùng nhiều kỳ vọng về cuộc cách mạng tại Old Trafford.">Kết quả bóng đá hôm nay 1/8
Soi kèo phạt góc Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1
Bạn đọc ủng hộ em Hiền số tiền 30.571.200 đồng Trải qua 3 năm ròng, căn bệnh đã di căn vào xương, gây biến chứng khiến em liệt nửa người. Bởi thế, kinh tế gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ nghiêm trọng. Thương con, cô Dung phải bán non đất ruộng để lấy tiền mua thuốc cho Hiền cầm cự sự sống
Trong lúc, gia đình rơi vào tình cảnh khó khăn nhất thì may mắn được bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ kịp thời. Số tiền 30.571.200 đồng, tấm lòng của bạn đọc ủng hộ đã được báo VietNamNet chuyển đến em. Mong sao em Hiền sớm ngày bình phục
Phạm Bắc
Mẹ già kiệt quệ xin cứu con trai thoát cảnh mù lòa
Sau 4 tháng điều trị, sức khỏe của Sang đang dần phục hồi nhờ sự chăm sóc tỉ mỉ của người mẹ 60 tuổi. Tuy nhiên, cuộc sống của em vẫn chìm trong bóng tối, mà mẹ già đã chẳng còn tiền cho em chữa trị.
">Bạn đọc ủng hộ em Nguyễn Văn Hiền bị ung thư gan
- Bộ GD-ĐT cho biết, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học, một trong những điều kiện để được phép đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe (trong đó có ngành Dược) là cơ sở giáo dục đại học phải đảm bảo điều kiện có ít nhất một khóa sinh viên trình độ đại học chính quy đã tốt nghiệp.
Tuy nhiên, từ năm 2017, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức đào tạo liên thông ngành Dược khi chưa đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, đối với thí sinh cao đẳng muốn học lên đại học liên thông chính quy phải có chứng chỉ hành nghề trước khi thi. Nhưng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chấp nhận cho cả những sinh viên cao đẳng chưa có chứng chỉ hành nghề ứng tuyển vào hệ học này.
Cũng theo quy định của Thủ tướng, đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe (trong đó có ngành Dược), không tổ chức đào tạo liên thông theo hình thức vừa học vừa làm, do đó, không được triển khai liên kết đào tạo tại các địa phương.
Việc nhà trường tổ chức thí điểm đào tạo liên thông ngành Dược từ năm 2017 và tổ chức đào tạo tại một số địa phương như đã báo cáo là không đúng quy định hiện hành.
Do đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chính thức yêu cầu Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dừng việc tuyển sinh đào tạo liên thông ngành Dược sai quy định, không thực hiện liên kết đào tạo đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu nhà trường báo cáo chi tiết việc tổ chức liên thông đào tạo ngành Dược theo từng năm (từ năm 2015 đến nay).
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đào tạo "chui" nhiều lớp thạc sĩ
Trước đó, theo thông báo kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT, trong quá trình tuyển sinh, đào tạo những năm 2017, 2018 và 2019, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã để xảy ra nhiều sai phạm.
Cụ thể, năm 2017, trường tuyển sinh trình độ thạc sĩ vượt chỉ tiêu được thông báo. Trong đó, khối ngành III (Kinh doanh và Quản lý, Pháp luật) vượt 79% chỉ tiêu; khối ngành V (Toán và Thống kê, Máy tính và Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và Chế biến, Kiến trúc và Xây dựng, Nông lâm và Thủy sản, Thú y) vượt 35% chỉ tiêu.
Năm 2018, nhà trường tiếp tục tuyển sinh vượt so với chỉ tiêu tự xác định ở các ngành Tài chính - Ngân hàng (vượt 36%), Quản lý Kinh tế (vượt 96,6%), Quản lý công (vượt 98%).
Năm 2019, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ 9/10 ngành, chuyên ngành vượt năng lực đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong đó, ngành Quản lý công vượt chỉ tiêu 236%.
Đối với tuyển sinh trình độ đại học chính quy, năm 2018, trường vượt 30,7% và năm 2019 vượt 46,3% so với chỉ tiêu trường tự xác định.
Bên cạnh đó, năm 2017, trường không được thông báo chỉ tiêu văn bằng 2 khối ngành VII nhưng vẫn tuyển sinh và đào tạo 138 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh thuộc khối ngành này. Đến năm 2018, trường tiếp tục tuyển thêm 342 sinh viên dù không được thông báo chỉ tiêu.
Đặc biệt, trong hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh năm 2017 của một số nghiên cứu sinh còn có dấu hiệu không phải là hồ sơ dự tuyển năm 2017.
Thúy Nga
ĐH Kinh doanh và Công nghệ đào tạo 'chui' 19 lớp thạc sĩ
Sau khi thanh tra công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã phát hiện ra hàng loạt sai phạm của trường này trong nhiều năm qua.
">ĐH Kinh doanh và Công nghệ bị ‘tuýt còi’ vì nhiều sai phạm đào tạo ngành Dược
- Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Thanh Hải cho biết ngày 18/9, Ban Thường vụ Đảng ủy khối đại học, cao đẳng TP.HCM đã thi hành kỷ luật bằng hình thức “Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng” đối với ông Lê Vinh Danh, Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng do có nhiều thiếu sót, khuyết điểm…
Theo ông Hải, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tôn trọng quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối ĐH-CĐ TP.HCM. Theo quy định pháp luật, sau khi xử lý về Đảng thì sẽ tiếp tục xử lý về chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh.
Nhìn nhận về sự đóng góp của ông Lê Vinh Danh, ông Trần Thanh Hải, cho hay ông Lê Vinh Danh có công sẽ được ghi nhận ở phần công, nhưng hôm nay có những sai phạm khuyết điểm mà Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM đã công bố thì xử lý theo sai phạm khuyết điểm.
Ông Lê Vinh Danh vừa bị kỷ luật bằng hình thức cách hết chức vụ trong Đảng “Sự phát triển của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đến lúc này có sự đóng góp của nhiều thế hệ. Đó là sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền của nhiều địa phương, trong đó có TP.HCM. Trong những đóng góp của các cá nhân có vai trò của đồng chí hiệu trưởng Lê Vinh Danh”- ông Hải nói.
Liên quan tới nhân sự hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng sắp tới và chuyện ký bằng tốt nghiệp cho sinh viên, ông Hải cho rằng phải chờ kết quả xử lý ông Lê Vinh Danh ở mức độ nào.
“Thẩm quyền của người ký bằng cho sinh viên phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Văn bằng ghi nhận trình độ học tập sinh viên ảnh hưởng tới cuộc đời các em nên phải tuân thủ và có phương án tốt nhất cho các em”- ông Hải khẳng định.
Ông Lê Vinh Danh, sinh năm 1963, Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Đầu tháng 8 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM đã công bố quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng ủy đối với ông Lê Vinh Danh do một số sai phạm trong công việc.
Ngày 25/8/2020, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố quyết định tạm đình chỉ công tác 90 ngày đối với ông Lê Vinh Danh.
Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng TP.HCM đã công bố quyết định kỷ luật và thông báo kết luận của Ban Thường vụ Đảng ủy khối về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với tập thể Đảng ủy Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cá nhân ông Lê Vinh Danh và các đảng ủy viên có liên quan.
Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng TP.HCM thành phố đã thi hành kỷ luật bằng hình thức “Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng” đối với ông Lê Vinh Danh, Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Lý do ông Danh bị cách hết chức vụ trong Đảng là với vai trò hiệu trưởng, ông Lê Vinh Danh đã có những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm như việc chỉ đạo xây dựng, ban hành quy chế làm việc và các quy chế, quy định của trường có nội dung không đầy đủ, không bám sát quy định của Đảng và quy định pháp luật.
Trong công tác tổ chức, cán bộ, thực hiện chưa đúng quy định của Đảng, quy định pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trực tiếp ký các văn bản thể hiện việc không chấp hành các chỉ đạo của Đảng, Đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (cơ quan chủ quản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng) liên quan đến thực hiện công tác tổ chức, cán bộ của trường.
Ông Danh trực tiếp biên tập nội dung biên bản cuộc họp phản ánh không đúng ý kiến của các đồng chí trong cuộc họp. Nội dung chỉnh sửa theo hướng thêm những phát biểu phản đối nhằm làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Tổng Liên đoàn. Chỉ đạo ban hành văn bản khẳng định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vi phạm chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Trong công tác quản lý tài chính, tài sản, ông Lê Vinh Danh đã duyệt chi nhiều khoản tiền lớn để thực hiện công tác đối ngoại của trường không đúng quy định.
Việc chi trả lương, thu nhập cho cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường chưa đảm bảo sự công khai, minh bạch theo quy định, có sự chênh lệch lớn trong việc phân phối thu nhập giữa một số ít cán bộ lãnh đạo với giảng viên, nhân viên.
Thực hiện mua sắm, quản lý tài sản của trường có một số nội dung chưa đúng quy định về quản lý tài sản công. Đối với việc ban hành hướng dẫn, thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, đấu thầu, chỉ định thầu, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng không đảm bảo theo quy định pháp luật.
Ông Lê Vinh Danh ban hành hướng dẫn, thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, đấu thầu, chỉ định thầu, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng không đảm bảo theo quy định pháp luật.
Trong đ,ó có một số vi phạm nghiêm trọng cụ thể như xây dựng công trình không phù hợp chức năng theo quy hoạch và giấy phép xây dựng được cấp, làm ảnh hưởng đến việc quản lý Nhà nước về quy hoạch tại Khu Nam của thành phố...
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng TP.HCM đã thi hành kỷ luật bằng hình thức “Cảnh cáo” đối với tập thể Đảng ủy Trường Đại học Tôn Đức Thắng, nhiệm kỳ 2015-2020.
Kỷ luật bằng hình thức “Khiển trách” đối với các đồng chí Đảng ủy viên, gồm có ông Võ Hoàng Duy, Phó Bí thư Đảng ủy; bà Phạm Thị Minh Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; ông Nguyễn Văn Bắc, Đảng ủy viên (nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Trường giai đoạn 2015-2018); ông Nguyễn Minh Quang, Đảng ủy viên…
Lê Huyền
Vì sao ông Lê Vinh Danh bị cách hết chức vụ trong Đảng?
Ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng duyệt chi nhiều khoản tiền lớn để thực hiện công tác đối ngoại không đúng quy định. Việc chi trả lương, thu nhập có sự chênh lệch lớn giữa một số ít cán bộ lãnh đạo với giảng viên.
">Sẽ xử lý về mặt chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh