Tin tốt là chúng ta thực sự đã bắt đầu trông đợi Bixby. Trợ lý âm thanh này tương đối dễ sử dụng và khi bạn đã tạo thành thói quen, nút Bixby bên hông điện thoại Galaxy S8/S8+ cũng bắt đầu trở nên hợp lý hơn. Rõ ràng, mục tiêu Samsung đang nhắm tới ở đây là một trải nghiệm cá nhân hơn Google Assistant. Khả năng phán đoán của Bixby chưa tốt cũng như chưa hữu dụng bằng Google Assistant, nhưng bù lại Bixby lại dễ nói chuyện hơn và mang tính chất trò chuyện hơn. Đây hoàn toàn có thể là đòn bẩy giúp Bixby chiếm được vị trí vững chắc trong “dàn sao” trợ lý ảo tới từ Apple, Google hay Amazon.

Phức tạp như nói chuyện với người vậy

Tương tác với Bixby rất giống nói chuyện với người, trong khi Google Assistant đôi lúc có thể trở nên cứng nhắc và được lập trình thái quá. Bixby như một thực thể với mục đích duy nhất là học hỏi về người chủ của nó. Thậm chí, mỗi lần bạn ra lệnh cho Bixby, cô trợ lý này còn hỏi lại sau khi thực hiện mệnh lệnh để chắc chắn mình đã làm đúng ý chủ nhân.

Tất nhiên, không con người nào lại ám ảnh với việc làm hài lòng người khác đến vậy, nhưng vì Bixby chưa thực sự sẵn sàng cho ngôn ngữ Anh (lý do vì sao dự án này ra mắt chậm trễ), việc cho phép người dùng phản hồi lại ngay mà không cần phải bấm nút rõ ràng là một điểm cộng rất đáng khen. Đó là cách con người giải quyết vấn đề với nhau, không phải là bấm nút và thử lại.

Với trợ lý của Google, người dùng phải nghĩ ra một lệnh chứa đựng đủ các hành động. Ví dụ, nếu muốn nghe podcast, bạn sẽ phải đọc tên podcast đó trước tiên, sau đó nêu tên ứng dụng, nếu không Google Assistant sẽ không biết phải mở ứng dụng nào để lấy podcast.

Trong thực tiễn, Bixby được cho là sẽ dễ điều khiển hơn vì bạn có thể nói chuyện với nó bằng ngữ điệu, cú pháp thông thường mà không cần phải ghi nhớ bất kỳ lệnh cụ thể nào. Một số ví dụ có thể kể đến là: crop một bức ảnh, tắt Always-on Display trong mục Cài đặt. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, Bixby cũng không biết phải làm gì. Chẳng hạn với Google Play Music, Bixby gặp khó khăn trong việc nghe hiểu rằng người dùng đang muốn bật podcast. Đây là điều Samsung cần khắc phục.

" />

Những điều Google Assistant có thể học tập từ Bixby

Bixby Voice hiện vẫn chưa xuất hiện,ữngđiềuGoogleAssistantcóthểhọctậptừgiải vô địch quốc gia tây ban nha nhưng Samsung đã bắt đầu lên kế hoạch phát triển nhiều sản phẩm khác tích hợp Bixby trong tương lai. Tính năng này đã chính thức lỡ thời cơ vàng để ra mắt, và có vẻ sẽ chưa sẵn sàng cho đến sau khi Galaxy Note 8 trình làng. Hiện tại, tất cả những gì chúng ta có thể sử dụng được là một bản preview Bixby Voice có nhiều hạn chế.

Tin tốt là chúng ta thực sự đã bắt đầu trông đợi Bixby. Trợ lý âm thanh này tương đối dễ sử dụng và khi bạn đã tạo thành thói quen, nút Bixby bên hông điện thoại Galaxy S8/S8+ cũng bắt đầu trở nên hợp lý hơn. Rõ ràng, mục tiêu Samsung đang nhắm tới ở đây là một trải nghiệm cá nhân hơn Google Assistant. Khả năng phán đoán của Bixby chưa tốt cũng như chưa hữu dụng bằng Google Assistant, nhưng bù lại Bixby lại dễ nói chuyện hơn và mang tính chất trò chuyện hơn. Đây hoàn toàn có thể là đòn bẩy giúp Bixby chiếm được vị trí vững chắc trong “dàn sao” trợ lý ảo tới từ Apple, Google hay Amazon.

Phức tạp như nói chuyện với người vậy

Tương tác với Bixby rất giống nói chuyện với người, trong khi Google Assistant đôi lúc có thể trở nên cứng nhắc và được lập trình thái quá. Bixby như một thực thể với mục đích duy nhất là học hỏi về người chủ của nó. Thậm chí, mỗi lần bạn ra lệnh cho Bixby, cô trợ lý này còn hỏi lại sau khi thực hiện mệnh lệnh để chắc chắn mình đã làm đúng ý chủ nhân.

Tất nhiên, không con người nào lại ám ảnh với việc làm hài lòng người khác đến vậy, nhưng vì Bixby chưa thực sự sẵn sàng cho ngôn ngữ Anh (lý do vì sao dự án này ra mắt chậm trễ), việc cho phép người dùng phản hồi lại ngay mà không cần phải bấm nút rõ ràng là một điểm cộng rất đáng khen. Đó là cách con người giải quyết vấn đề với nhau, không phải là bấm nút và thử lại.

Với trợ lý của Google, người dùng phải nghĩ ra một lệnh chứa đựng đủ các hành động. Ví dụ, nếu muốn nghe podcast, bạn sẽ phải đọc tên podcast đó trước tiên, sau đó nêu tên ứng dụng, nếu không Google Assistant sẽ không biết phải mở ứng dụng nào để lấy podcast.

Trong thực tiễn, Bixby được cho là sẽ dễ điều khiển hơn vì bạn có thể nói chuyện với nó bằng ngữ điệu, cú pháp thông thường mà không cần phải ghi nhớ bất kỳ lệnh cụ thể nào. Một số ví dụ có thể kể đến là: crop một bức ảnh, tắt Always-on Display trong mục Cài đặt. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, Bixby cũng không biết phải làm gì. Chẳng hạn với Google Play Music, Bixby gặp khó khăn trong việc nghe hiểu rằng người dùng đang muốn bật podcast. Đây là điều Samsung cần khắc phục.