Với phương pháp tuyên truyền đổi mới, vui nhộn và cởi mở, chương trình giúp cho các em tự tin thể hiện bản thân. Ngoài ra, các em còn được cung cấp thông tin, giải đáp các kiến thức về giới tính, tình bạn, tình yêu, tình dục, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Các em cũng được nhận được những phần quà ý nghĩa từ chương trình. 

tuyen truyen giao duc.jpg
Cần có những hình thức truyền thông sáng tạo, cởi mở cho học sinh về sức khỏe sinh sản. Ảnh minh họa.

Đây là hoạt động ý nghĩa do trường THPT Cẩm Khê thực hiện thường niên. Thông qua đó, học sinh có được kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là phòng chống HIV/AIDS ngay khi còn trên ghế nhà trường, để các em tự tin bước vào cuộc sống.

Vị thành niên là giai đoạn khởi đầu của quá trình hình thành nhân cách trước khi trở thành người trưởng thành. Đây là lứa tuổi có tâm sinh lý phức tạp, thích thử nghiệm những điều mới, thích khám phá năng lực bản thân, dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, ma túy, những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy.

Do đó, trẻ có thể gặp các vấn đề như quan hệ tình dục không an toàn, nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu; viêm gan B, C; HIV/AIDS… Do cơ thể của các em chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc mang thai ngoài ý muốn, làm mẹ quá sớm có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non, tăng nguy cơ tử vong cho mẹ. 

Bên cạnh đó, để tránh định kiến của xã hội, trẻ có thể lựa chọn biện pháp phá thai không an toàn, đối mặt với nguy cơ choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh. Thậm chí, khi phải chịu áp lực tâm lý từ gia đình và xã hội, trẻ có thể thực hiện những hành động dại dột, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. 

Chính vì vậy, công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục của các nhà trường, giúp trẻ có kiến thức về giới, tình yêu, tình dục và sức khỏe sinh sản. Việc cung cấp đầy đủ thông tin chính thống sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc và làm theo những thông tin không phù hợp gây ảnh hưởng đến tương lai về sau. 

Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 đặt mục tiêu: 

- 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn.

- 50% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi.

- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học.

" />

Truyền thông cởi mở về sức khỏe sinh sản vị thành viên cho 1.200 học sinh

Sáng 2/12,ềnthôngcởimởvềsứckhỏesinhsảnvịthànhviênchohọgiá cả thị trường tại Trường THPT Cẩm Khê, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê phối hợp với nhà trường tổ chức chương trình ngoại khóa "Giáo dục giới tính - Sức khỏe sinh sản vị thành niên và hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2024" cho hơn 1.200 học sinh.

Với phương pháp tuyên truyền đổi mới, vui nhộn và cởi mở, chương trình giúp cho các em tự tin thể hiện bản thân. Ngoài ra, các em còn được cung cấp thông tin, giải đáp các kiến thức về giới tính, tình bạn, tình yêu, tình dục, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Các em cũng được nhận được những phần quà ý nghĩa từ chương trình. 

tuyen truyen giao duc.jpg
Cần có những hình thức truyền thông sáng tạo, cởi mở cho học sinh về sức khỏe sinh sản. Ảnh minh họa.

Đây là hoạt động ý nghĩa do trường THPT Cẩm Khê thực hiện thường niên. Thông qua đó, học sinh có được kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là phòng chống HIV/AIDS ngay khi còn trên ghế nhà trường, để các em tự tin bước vào cuộc sống.

Vị thành niên là giai đoạn khởi đầu của quá trình hình thành nhân cách trước khi trở thành người trưởng thành. Đây là lứa tuổi có tâm sinh lý phức tạp, thích thử nghiệm những điều mới, thích khám phá năng lực bản thân, dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, ma túy, những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy.

Do đó, trẻ có thể gặp các vấn đề như quan hệ tình dục không an toàn, nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu; viêm gan B, C; HIV/AIDS… Do cơ thể của các em chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc mang thai ngoài ý muốn, làm mẹ quá sớm có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non, tăng nguy cơ tử vong cho mẹ. 

Bên cạnh đó, để tránh định kiến của xã hội, trẻ có thể lựa chọn biện pháp phá thai không an toàn, đối mặt với nguy cơ choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh. Thậm chí, khi phải chịu áp lực tâm lý từ gia đình và xã hội, trẻ có thể thực hiện những hành động dại dột, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. 

Chính vì vậy, công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục của các nhà trường, giúp trẻ có kiến thức về giới, tình yêu, tình dục và sức khỏe sinh sản. Việc cung cấp đầy đủ thông tin chính thống sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc và làm theo những thông tin không phù hợp gây ảnh hưởng đến tương lai về sau. 

Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 đặt mục tiêu: 

- 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn.

- 50% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi.

- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học.