Chiều 6/7,áođộngtìnhtrạngthángxảyravụbạolựchọcđườngởNghệbảng xếp hạng ngoại hạng anh 2024 tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 14 của HĐND tỉnh Nghệ An, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến thực trạng bạo lực học đường.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, mỗi năm cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Tại Nghệ An, trong 3 năm (từ 2021 đến hết tháng 6/2023), đã xảy ra 245 vụ bạo lực học đường, riêng trong 6 tháng đầu năm nay, xảy ra 56 vụ bạo lực học đường.
Các đại biểu cho rằng bạo lực học đường hiện diễn ra nhức nhối tại Nghệ An, xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau.
Đại biểu Hồ Văn Đàm (trú huyện Quỳnh Lưu) yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An đánh giá thực trạng, nêu giải pháp về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Theo ông Đàm, bạo lực không chỉ "bạo lực nóng" với các hành vi đánh nhau, chửi bới, công kích, còn diễn ra dưới dạng "bạo lực trắng" bởi những hành vi tẩy chay, gây áp lực tâm lý trong môi trường ngoài đời thực lẫn không gian mạng.
Theo đại biểu Hồ Văn Đàm (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), thực trạng bạo lực trong lứa tuổi học đường đáng báo động, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ, còn đe dọa đến an toàn, an ninh trường học.
Đại biểu Nguyễn Công Văn (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) lại tỏ ra lo ngại trước nạn bạo lực học đường và lối sống của một bộ phận học sinh và cách giáo dục của phụ huynh.
"Trên lớp trò không sợ thầy, kính thầy. Ra đường, người già sợ trẻ nhỏ. Về nhà, cha mẹ nịnh con cái", đại biểu Văn nói và yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An đánh giá về thực trạng nói trên.
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An - ông Thái Văn Thành, cho biết tình trạng trên có nhưng không phổ biến và không chỉ ở Nghệ An.
Ông Thành cũng cho rằng hiện nay, để ngăn ngừa, Sở đã tham mưu cho tỉnh thực hiện xây dựng kế hoạch nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, học sinh tích cực.
"Ngoài giáo dục học sinh, ngành Giáo dục cũng cần tổ chức các buổi sinh hoạt với phụ huynh, cung cấp cho họ phương pháp dạy học, chia sẻ thông tin khi phát hiện con có biểu hiện bạo lực học đường. Các bố mẹ cần phải "lúc cứng lúc mềm", chú ý theo dõi học tập, nắm bắt tâm tư tình cảm của con để định hướng những giá trị nhân cách đúng đắn, loại trừ những tư tưởng xấu", ông Thành nói.
Đại biểu Chu Đức Thái (trú huyện Diễn Châu) lại cho rằng thời gian qua, bạo lực học đường không chỉ diễn ra giữa các học sinh, còn diễn ra giữa giáo viên với học sinh.
"Ranh giới giữa tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh và hành vi được xem là bạo lực rất dễ lẫn lộn, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người đứng trên bục giảng. Bên cạnh đó, các vụ việc học sinh có lời lẽ đe dọa thầy cô cũng diễn ra phức tạp, thậm chí nhiều trường hợp phụ huynh vào trường đánh thầy cô", ông Thái nói và đề nghị Sở GD-ĐT nêu các giải pháp.
Ông Thái Văn Thành trả lời ngành Giáo dục Nghệ An có quan điểm: "Giáo dục học sinh bằng tất cả lòng yêu thương". Nếu giáo viên thực sự làm việc bằng tất cả lòng yêu thương, cha mẹ cũng như các em sẽ rất quý mến, biết ơn. Có thể bây giờ học sinh còn ít tuổi, nhận thức chưa đủ chín, nhưng sau này trưởng thành sẽ hiểu được vấn đề.
"Tôi luôn yêu cầu giáo viên phải nỗ lực rèn luyện suốt đời mới có thể đáp ứng. Đây là áp lực, song nếu làm được đôi lúc thầy cô có nóng tính một chút, học sinh vẫn yêu quý, phụ huynh sẽ bỏ qua. Ngược lại, thầy cô không quan tâm đến giáo dục nhân cách học sinh, đi dạy cho xong nhiệm vụ đôi lúc xảy ra một sai sót nhỏ cũng gây ra hệ lụy", Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An nói thêm.