Nữ y tá 29 tuổi phải cắt 1,2m ruột vì căn bệnh nhiều người mắc phải
Cô gái trẻ sống trong đau đớn nhiều năm và liên tiếp phải đi vệ sinh 30 lần/ngày. Cuối cùng cô buộc phải cắt ruột nếu không sẽ chết.
Alex Newton,ữytátuổiphảicắtmruộtvìcănbệnhnhiềungườimắcphảmanchester united 29 tuổi, Birmingham, Anh là y tá của bệnh viện quân đội RAF. Trước khi có cuộc phẫu thuật “cách mạng” giúp cô có cuộc sống mới vào cuối năm ngoái, Alex đã có 5 năm như sống trong địa ngục với những cơn đau dữ dội do viêm loét đại tràng (ruột già) ở thể nặng.
Tình trạng đau đớn lặp đi lặp lại khiến cô bị sụt cân, tiêu chảy, đi ngoài ra máu thường xuyên. Tình trạng bệnh của Alex ngày càng nặng thêm, từ năm 2015, tần suất đi vệ sinh của cô tăng lên 30 lần/ngày.
Alex đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt 1,2m ruột vào tháng 11 năm ngoái |
Trong vòng 2 tuần, cô sụt tới hơn 12kg. Alex gọi đó là những ngày ác mộng, sống không thể thiếu nhà vệ sinh, thậm chí cô phải cài trên điện thoại ứng dụng dò tìm nhà vệ sinh gần nhất.
Cô gái trẻ ban đầu chủ quan cho rằng mình là y tá, có thể kiểm soát được bệnh nhưng sau đó cô buộc phải tìm gặp bác sĩ để thăm khám.
“Bác sĩ cảnh báo nếu không phẫu thuật gấp, ruột của tôi có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào và có thể tử vong do đã phù nề gấp đôi bình thường”, Alex nhớ lại.
Ca mổ được thực hiện vào tháng 11 năm ngoái, bác sĩ đã buộc phải cắt đi 1,2 m đại trực tràng, sau đó lắp túi hậu môn nhân tạo cho Alex để thoát chất thải.
Sau phẫu thuật 7 tuần, Alex đã đi trượt tuyết |
Sau phẫu thuật 7 tuần, Alex đã đi trượt tuyết, mọi đau đớn kết thúc khiến cô có cảm giác cuộc sống tươi đẹp dường như mới bắt đầu. Cô ước giá như bản thân có đủ dũng cảm để phẫu thuật từ 2 năm trước. Sau tất cả những gì đã trải qua, cô khuyên những người phải chịu đựng đau đớn như cô đừng sợ hãi khi chọn phẫu thuật.
Sức khoẻ của Alex hiện đang rất tốt, cô cùng bạn của mình đang lên kế hoạch chinh phục Everest ở độ cao 6.000 m trong 10 ngày.
Cô trở lại công việc thường ngày với vai trò là một y tá |
Viêm loét đại tràng thường diễn ra âm thầm thời gian dài khiến cả đại tràng và trực tràng bị viêm. Tại Anh, có khoảng 146.000 người đang phải sống chung với căn bệnh này. Những vết loét nhỏ có thể xuất hiện trên niêm mạc ruột kết gây chảy máu, hình thành mủ.
Những triệu chứng sớm của bệnh bao gồm tiêu chảy định kỳ, có thể kèm các tia máu, chất nhầy hoặc mủ; đau bụng. Hầu hết các trường hợp viêm loét đại tràng đều bị giảm cân, chán ăn, mệt mỏi.
Đi đại tiện thường xuyên có thể giúp làm dịu các cơn đau nhưng khi bệnh ở thể nặng, tiêu chảy sẽ tăng lên, tần suất đi vệ sinh cũng nhiều lên.
Viêm loét đại tràng là bệnh tự miễn. Nguyên nhân chính của viêm loét đại tràng do hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch trong ruột khiến các tế bào miễn dịch của cơ thể liên tục “tấn công” nhầm vào thức ăn, vi khuẩn, thành ruột khiến đại tràng xuất hiện các vết loét hở miệng.
Minh Anh
Nữ sinh tắc ruột phải phẫu thuật gấp vì ăn loại quả nhà nhà yêu thích
Sau ăn, L. đau bụng dữ dội kèm theo nôn, đưa vào bệnh viện cấp cứu và được bác sĩ chẩn đoán bị tắc ruột.