您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1: Phong độ sa sút
NEWS2025-01-24 20:53:55【Thời sự】5人已围观
简介 Chiểu Sương - 19/01/2025 23:51 Ngoại Hạng Anh chelsea vs mcchelsea vs mc、、
很赞哦!(74222)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Shakhtar Donetsk vs Brest, 00h45 ngày 23/01
- Bảng giá iPhone 11 chính hãng của Nguyễn Kim
- Trung Quốc giới thiệu môtô y hệt Honda CB150R với động cơ 200 cc
- LMHT: Cập nhật tin tức ngày 27/11
- Nhận định, soi kèo Aizawl vs Delhi FC, 20h30 ngày 22/1: Đối thủ khó chịu
- Kết quả bóng đá hôm nay 28
- The Arena Cam Ranh
- Thực hư quan điểm không thể ăn chuối, uống sữa khi bụng đói
- Nhận định, soi kèo El Gouna vs National Bank, 21h00 ngày 21/1: Khó cho cửa dưới
- Siêu xe 44 tỷ Bugatti Veyron va chạm Honda CR
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Bologna vs Dortmund, 3h00 ngày 22/1
Lái ô tô cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn tính mạng Hiểu rõ các tín hiệu khi tham gia giao thông
Những người đang học lái xe, thậm chí nhiều tài xế "đã qua rất nhiều xe" một thời gian nhưng không chú ý đến một điều nhỏ nhặt, đó là ra tín hiệu và đáp trả tín hiệu thế nào là hợp lý khi đang tham gia giao thông. Thực tế khi đang vận hành xe trên đường, cho người khác biết ý định lái xe như thế nào là rất quan trọng.
Đặt gót chân vào bàn đạp phanh ô tô
Trong khi lái ô tô tài xế luôn phải đặt gót giày chân phải đặt thẳng với bàn đạp phanh. Khi cần nhịp ga nên cố định gót chân và chếch xéo mũi giày về bên phải là sẽ gặp bàn đạp ga (không nên dịch chuyển gót chân khi điều khiển ga và phanh).
Mỗi sáng lên xe sau khi đã khởi động động cơ, không nên di chuyển ngay. Nên dành 5 phút ngồi trên ghế lái tập chân phải chuyển qua chuyển lại giữa hai bàn đạp ga và phanh, đồng thời nghĩ thầm trong đầu "cái này là ga", "cái này là phanh".Theo VietQ
Những lưu ý quan trọng khi vô lăng ô tô bị lệch
Vô lăng ô tô bị lệch sẽ khiến cho tài xế bị mất lái và có thể gây tai nạn thảm khốc nếu không xử lý kịp thời.
">Những nguyên tắc vàng lái ô tô để không trở thành 'xe điên'
Với mức giá này, tổng giá trị thị trường Bitcoin hiện đã vượt mốc 1.000 tỷ USD.
Đầu giờ chiều 6/1, đám đông biểu tình ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đạp đổ rào chắn bên ngoài Điện Capitol và tràn vào trong khi Quốc hội Mỹ đang họp để chứng nhận chiến thắng của Tổng thống tân cử Joe Biden.
Người ủng hộ ông Trump tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ chiều 6/1. Ảnh: Reuters.
Theo ông Halley, bất ổn chính trị Mỹ tạo áp lực lên đồng USD. "Và đó là mảnh đất màu mỡ cho tiền mã hóa. Những mức giá trên trời là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tôi vẫn sẽ gào lên trong tuyệt vọng rằng Bitcoin không phải là một tài sản có thể đầu tư", ông cảnh báo.
"Vui lòng không đưa lương hưu của quý vị vào đó", vị chuyên gia nói thêm.
Kể từ khi xuyên thủng ngưỡng 20.000 USD hồi giữa tháng 12, giá Bitcoin lần lượt vượt các mốc 25.000 USD, 30.000 USD và áp sát ngưỡng 35.000 USD/đồng vào ngày 3/1. Trước khi chính thức đạt 35.000 USD/đồng hôm 5/1, đồng tiền này trải qua một ngày thách thức tâm lý nhà đầu tư với mức giảm gần 20%.
Đồng Bitcoinđã tăng giá gần 400% trong năm 2020 khi giới đầu tư đổ tiền vào tiền mã hóa như một công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát và nguy cơ đồng USD mất giá. Ngày càng nhiều nhà đầu tư tổ chức đặt niềm tin vào Bitcoin cũng giúp thúc đẩy đà tăng của đồng tiền này.
Theo Zing
Bitcoin đu đỉnh, 'dân cày' Việt không mấy mặn mà
Những ngày qua, việc Bitcoin chạm đỉnh 33.000 USD và có khả năng tiếp tục tăng khiến các nhà đầu tư xôn xao, nhưng giới đào coin lại tỏ ra không mặn mà gì với đồng tiền mã hóa này.
">Bạo loạn ở Mỹ khiến giá Bitcoin tăng kỷ lục
- Phải nói ngay rằng đây là những căn bệnh nan y nhưng lại bị hiểu lầm cả về nguồn gốc lẫn nguyên nhân, ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh lẫn hiệu quả chữa trị.
Đâu là sự thật về “thuốc làm từ thịt người” đến từ Trung Quốc
4 người cùng gia đình bị ung thư tuyến giáp, 6 dấu hiệu bệnh không được bỏ qua
Phải nói ngay rằng đây là những căn bệnh nan y nhưng lại bị hiểu lầm cả về nguồn gốc lẫn nguyên nhân, ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh lẫn hiệu quả chữa trị. chúng Rất đa dạng như: giang mai, ung thư, động kinh, phong cùi và lao.
1. Giang mai
Thế giới cổ đại từng công nhận và xếp dịch hạch và những gì hiện nay chúng ta gọi là giang mai vào nhóm “ôn dịch”, bởi chúng đều có tốc độ lây lan và tỉ lệ tử vong và biến chứng cao.
Vào cuối thế kỷ 15, Chistopher Columbus và đoàn thám hiểm của ông đã mang căn bệnh này đến châu Âu, ban đầu được gọi là Syphilis hay The French Disease, bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, các cơ quan lực lúc bấy giờ lại cho rằng phụ nữ chính là nguyên nhân làm lan truyền bệnh, đặc biệt là những người phụ nữ làm nghề mại dâm hay gái làng chơi.
Bệnh giang mai xưa và nay
Quan niệm sai lầm này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nghiên cứu tìm ra cách chữa trị bởi giới nghiên cứu gần như mặc định điều này là đúng. Chính vì vậy, sang đến thế kỷ 20, ở Âu-Mỹ, người ta đã khuyên nhóm phụ nữ bán dâm nên giữ gìn cơ thể “sạch sẽ” còn đàn ông thì tuyệt nhiên không.
Sự mặc định này còn lan truyền cả sang phòng thí nghiệm, làm cho việc nghiên cứu cũng bị sai lệch, dùng cả thuỷ ngân để chữa bệnh. Bằng chứng, bác sĩ đã thử nghiệm thủy ngân trên gái mại dâm vì cho rằng họ là thủ phạm gây lan truyền bệnh. Những người mang thuyết “giang mai hóa” cho rằng, giang mai giống như đậu mùa.
Bởi vậy, trong suốt thế kỷ 19, chính các bác sĩ đã truyền bệnh giang mai cho những phụ nữ làm nghề gái gọi, luôn có quan niệm cơ thể họ có thể tự hình thành kháng thể để chống lại căn bệnh này.
2. Ung thư
Một trong những căn chết người đến nay y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị là ung thư, và từng bị hiểu lầm hoàn toàn. Theo đó, ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, do tôn giáo hà khắc nên việc thí nghiệm trên cơ thể người lẫn thiếu thốn trang thiết bị y tế làm cho hiểu biết của y học về cơ thể con người bị hạn chế.
Ngay cả bác sĩ Hy Lạp cổ đại lừng danh Hippocrates, cha đẻ của ngành Y, cũng cho rằng nguyên nhân gây ung thư là do “dịch xấu” trong cơ thể. Hippocrates cho rằng, tiết dịch cơ thể gồm 4 loại cơ bản là máu, đờm, mật vàng và mật đen, nếu nhiều mật đen thì nguy cơ ung thư rất cao.
Giả thuyết sai lầm này kéo dài đến tận thế kỷ 18, nó được bổ sung cả bạch huyết và sang thế kỷ 19, khi xuất hiện của kính hiển vi và các thiết bị y tế khác, sự thật mới thực sự được sáng tỏ, khoa học đã bắt đầu hiểu sâu thêm về cơ thể mình, hiểu được phần nào bản chất lẫn cơ chế phát triển của bệnh ung thư.
Bệnh ung thư xưa và nay
3. Động kinh
Giống như ung thư, bệnh động kinh hay rối loạn co giật đã tồn tại trong suốt lịch sử của nhân loại, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất cứ nơi nào, từng được lý giải bằng nhiều cách khác nhau. Những người mắc bệnh thường xuất hiện những cơn co giật thường xuyên và đa dạng. Một trong những dạng biến nhất là co giật khủng khiếp kèm ngất xỉu và thay đổi ý thức của người bệnh.
Bệnh động kinh xưa và nay
Tuy rất nguy hiểm nhưng thời xưa, người ta lại có quan niệm sai cho rằng bệnh là do quỷ ám, thậm chí trước cả khi Kinh Thánh ra đời, những người Babylon, Hy Lạp và La Mã còn có quan niệm cho rằng, động kinh là do quỷ ám, còn những người có niềm tin tôn giáo thì tìn rằn do Chúa trời trừng phạt. Do nhận thức sai nên cách chữa thời xưa cũng quái dị.
Ví dụ, người La Mã cổ đại cho rằng bệnh sẽ hết nếu uống máu của những đấu sĩ trong đấu trường bại trận và ăn thịt xác chết. Vì vậy mới xuất hiện những nghi lễ trừ tà rùng rợn do các pháp sư điều hành nhằm xua đuổi ma tà quỷ dữ.
4. Bệnh lao
Nhờ khoa học phát triển, ngày nay con người biết được nguyên nhân gây bệnh về đường hô hấp. Nhưng đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học vẫn tin rằng bệnh lao là căn bệnh “tiêu thụ”. Điều này có nghĩa bệnh lao bùng phát là do công nghiệp hóa diễn ra quá nhanh, đặc biệt là tiến trình đô thị hóa, và nạn ô nhiễm khiến cho con người bị mắc bệnh hô hấp.
Sự thật này mãi về sau mới được lý giải, theo đó nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Tubercle bacillus. Hiểu lầm này đã khiến một thời kỳ dài con người phải sống trong nỗi sợ, nhưng người ta lại không biết ở những nơi không khí trong lành nông thôn bệnh lao vẫn phát triển.
Hoặc có những giả thiết do các nhà khoa học Pháp đưa ra, cho rằng các loại bệnh lao như lao phổi lại do con người, nó chỉ xuất hiện ở một số vùng lãnh thổ nhất định. Trên thực tế, chính các nhà khoa học cũng từng thừa nhận, cuộc sống đô thị dễ làm cho con người dễ bị lao phổi, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính.
Đô thị chỉ làm cho con người tiếp xúc nhiều với vi khuẩn, và vi khuẩn mới chính là tác nhân gây bệnh lao phổi. Ngày nay cùng với sự hiểu biết về bệnh lao và sự ra đời của thuốc kháng sinh penicillin, sự cải thiện vệ sinh môi trường đô thị nên số người mắc bệnh lao giảm hẳn, thậm chí có nơi đã xóa bỏ hoàn toàn căn bệnh này trước khi nhân loại bước vào thế kỷ 21.
5. Bệnh phong
Bệnh phong (Leprosy) hay còn gọi là bệnh cùi, hủi… là căn bệnh bị hiểu nhầm tai hại nhất trong lịch sử y văn của nhân loại. Và cũng như nhiều căn bệnh đề cập ở trên, nó từng được nhiều người, kể cả trong ngành y hiểu sai, cho rằng đây là bệnh di di truyền hoặc do Chúa trời trừng phạt.
Do nhận thức sai lệch nên những người bị bệnh thường bị xa lánh, cô lập và bị đưa về các trại phong, nơi họ phải sống những ngày cuối đời trước sự ghẻ lạnh của cộng đồng, như một số trại phong nổi tiếng thế giới đã từng được báo chí nhắc đến ở đảo Hawai và đảo Molakai. Thậm chí một số vùng ở châu Âu còn lắp chuông cảnh báo mỗi khi có người mắc bệnh phong tới gần.
Bệnh phong xưa và nay
So với những căn bệnh khác, bệnh phong có những đặc thù riêng, ngay cả khi nguyên nhân được làm rõ, những hiểu lầm vẫn tồn tại trong tiềm thức con người, nhất là nỗi sợ bị lây bệnh. Trong nỗ lực giảm thiểu nhận thức sai lệch về bệnh phong, ngày nay căn bệnh này được gọi bằng cái tên mới, bệnh Hansen (Hansens Disease).
Qua nghiên cứu, khoa học phát hiện thấy có trên 95% dân số thế giới hiện nay có khả năng miễn dịch tự nhiên với bệnh phong, và nếu một ai đó chẳng may mắc bệnh thì khả năng lây bệnh là từ con vật có tên tatu (loài thú có vú thuộc họ Dasypodidae ở vùng Bắc và Nam Mỹ) gây ra, chứ không phải lây truyền từ người sang người.
Mặc dù khả năng miễn dịch với vi khuẩn thực sự đã tăng, song tỉ lệ người mắc bệnh trên thế giới hiện vẫn ở mức cao, trên 250.000 ca mỗi năm, nặng có thể phát sinh biến dạng, gây cụt chân tay hay mù lòa.
(Theo Sức khỏe đời sống)
7 thói quen nhiều người mắc đang âm thầm làm hại sức khỏe mỗi ngày
Ngay cả những tư thế thường ngày như ngồi xổm, vắt chéo chân hay cách đeo ba lô sai cũng có thể trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe.
">5 căn bệnh nan y bị hiểu lầm tai hại
Soi kèo góc Feyenoord vs Bayern Munich, 3h00 ngày 23/1
Kiến trúc 14nm của Intel đã ra mắt từ rất lâu nhưng các kiến trúc 10nm vẫn mãi nghiên cứu Thực tế, kiến trúc 14nm của Intel không thua kém quá nhiều 7nm của AMD. Intel đã muốn tiến tới 10nm nhưng việc sản xuất không đáp ứng và 10nm không đạt được hiệu năng như ý do quá nóng. Nguyên do là chip máy tính có một cường độ làm việc lớn hơn nhiều chip di động, do đó Intel đã loay hoay dừng ở tiến trình 14nm trong rất nhiều năm.
Dù vậy, nói gì thì nói, 7nm của AMD vẫn là một chiêu bài marketing hiệu quả. Và thực tế chip Ryzen dựa trên kiến trúc Zen cũng đã đem lại thành công rực rỡ cho AMD. Trong cuộc chơi của hai gã khổng lồ công nghệ, thành công của kẻ này chính là thất bại của kẻ khác, và Intel chính là kẻ thua cuộc lần này.
Cần nhớ lại rằng, vào thời điểm năm 2014, AMD còn đang trên bờ vực phá sản khi bị Intel thâu tóm hết thị phần bởi sự dẫn đầu của kiến trúc 14nm. Khi đó, một số phân tích còn đưa ra dự báo AMD sẽ phá sản vào năm 2020. Đó cũng là thời điểm Intel giới thiệu chip thế hệ thứ 5 (Intel 5th) mang mã Broadwell sử dụng kiến trúc 14nm.
Intel đã bị đối thủ thu hẹp khoảng cách đáng kể Năm 2020, Intel 11th mang đến kiến trúc 10nm mới sau nhiều năm loay hoay lên 10nm rồi lại xuống 14nm. Trong khi đó, AMD không phá sản như dự đoán, chip Ryzen thế hệ Zen 3 mới nhất dựa trên kiến trúc 7nm có giá thành rẻ, hiệu năng cao đã giúp đội đỏ dần lấy lại thị phần với khoảng cách chỉ còn là 49,8% so với 50,2%. Cổ phiếu của hãng này đã tăng 1.300% dưới thời nữ CEO Lisa Su (Tô Tư Phong).
Vậy chính xác là Intelđã sai ở đâu, khi họ liên tục dẫn đầu về mặt công nghệ trong nhiều năm, nhưng cuối cùng lại tụt lại phía sau? Intel đã thụt lùi bởi cùng một lý do giống các ông lớn công nghệ Nhật Bản, đó là tự sản xuất và gia công tại các nhà máy nội địa trong khi chậm chạp cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao tay nghề nhân công.
Trong khi đó, AMD vốn là một công ty Mỹ được điều hành bởi một CEO người Đài Loan, đã rất khôn ngoan trong việc thay đổi chiến lược tiếp cận. Hãng này tiến hành tái cấu trúc toàn bộ nhân sự bằng cách tập trung hoàn toàn vào việc R&D (nghiên cứu & phát triển), sau đó đẩy việc gia công cho các nhà máy bên ngoài nước Mỹ như TSMC. Nhờ đó, tiến trình sản xuất được đẩy nhanh, sản phẩm gia công có giá thành rẻ hơn dẫn tới kết quả cuối cùng là chip Ryzen vượt trội hoàn toàn so với Intel Core.
Cần nhớ rằng, TSMC cũng đã đi vào sản xuất số lượng lớn chip 5nm vào năm ngoái và đang đẩy nhanh tiến trình phát triển chip 3nm và 2nm. Nhà sản xuất Đài Loan này vừa lên kế hoạch ‘đốt’ tiếp 28 tỷ USD để xây nhà máy ở Arizona (Mỹ). Các khách hàng Mỹ của TSMC hiện có AMD, Apple, Qualcomm, Nvidia... Nghĩa là, Intel đang bị tụt lại rất xa trong cuộc chiến chip máy tính và nếu chỉ thay tướng chứ không đổi chiến thuật, đội xanh đang ở rất gần viễn cảnh thua trắng trong nhiều năm tiếp theo.
Phương Nguyễn(tổng hợp)
CEO Intel từ chức
Bob Swan sẽ rời vị trí CEO Intel từ 15/2 giữa lúc công ty gặp khó khăn trong việc cải thiện quy trình sản xuất chip xử lý.
">Tại sao CEO Intel phải xin từ chức?
- - 10 y bác sĩ Quảng Ninh thay nhau hiến máu trực tiếp cứu sống sản phụ bị băng huyết, nguy kịch tính mạng.
Ngày 2/11, thai phụ Trần Thị T. (37 tuổi, Cô Tô, Quảng Ninh) nhập viện khoa Sản đẻ, BV Sản nhi Quảng Ninh chờ sinh con thứ 3, thai nhi 38 tuần sau khi xuất hiện đau bụng cơn tại nhà. Bệnh nhân trước đó đã đẻ thường 2 lần, có u xơ tử cung.
Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy cổ tử cung của thai phụ đã mở 3cm, thai ngôi đầu, ối vỡ hoàn toàn, nước ối trong… Các bác sĩ hội chẩn chuyên khoa, chỉ định đẻ mổ. Bé trai nặng 3,9 kg chào đời an toàn.
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho sản phụ thoát cơn nguy kịch
Tuy nhiên, ngay sau sinh, sản phụ xuất hiện tình trạng tử cung co kém, chảy máu, được xử trí tăng co, cầm máu tích cực nhưng không đáp ứng.Kết quả xét nghiệm đông máu cho thấy sản phụ bị rối loạn đông máu, sốc mất máu do đờ tử cung, nguy cơ tử vong cao.
Sau hội chẩn, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt tử cung bán phần kèm truyền máu, truyền đạm, kháng sinh ngay để giữ tính mạng cho sản phụ.
Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển phòng mổ. Ca phẫu thuật kéo dài trong khoảng 1 giờ, kíp phẫu thuật đã mở bụng, xác định máu chảy từ buồng tử cung và quyết định cắt tử cung để cầm máu.
Trong quá trình phẫu thuật, sản phụ mất quá nhiều máu, cần truyền 30 đơn vị, xấp xỉ 8 lít máu nhưng lượng máu dự trữ không đủ. Trong tình huống nguy cấp, 10 bác sĩ, kỹ thuật viên của kíp trực đã thay nhau hiến máu cứu bệnh nhân.
Ca mổ thành công, hiện sản phụ đã qua cơn nguy kịch, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Gây mê hồi tỉnh.
BS Nguyễn Thúy Hà cho biết, bệnh lý đờ tử cung sau sinh là một tai biến sản khoa nguy hiểm. Bệnh diễn biến rất nhanh, sản phụ nhanh chóng rơi vào trạng thái nguy kịch, đe dọa tính mạng do sốc mất máu nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thúy Hạnh
Những anh hùng cứu chàng trai bị đâm, bụng trướng đầy máu
3 nhát đâm liên tiếp khiến chàng trai 30 tuổi rách cùng lúc nhiều phủ tạng như gan, phổi, dạ dày, mạch máu to như ngón tay cũng bị đứt lìa.
">10 y bác sĩ thay nhau hiến máu cứu sản phụ nguy kịch
Thung lũng Silicon đang phản kháng.
Với hơn 1.400 ngày cố gắng xoa dịu, đối phó với ông Trump và các đồng minh thân cận, ngành công nghệ Mỹ đang “tận hưởng” những ngày cuối nhiệm kỳ của vị tổng thống.
Sau hàng loạt phát ngôn vi phạm chính sách của nền tảng, Twitter đã quyết định khóa tài khoản của ông Trump vĩnh viễn. Tương tự, mạng xã hội Facebook tuyên bố khóa tạm thời tài khoản của ông chủ Nhà Trắng, ít nhất cho đến khi nhiệm kỳ tổng thống của ông chính thức kết thúc.
Vụ bạo loạn tại thủ đô Washington hôm 6/1 là giọt nước tràn ly đối với các công ty công nghệ. Ảnh: Getty
Parler, mạng xã hội phổ biến dành cho những người ủng hộ ông Trump, cũng trở thành đối tượng bị Apple, Amazon và Google chỉ trích do thiếu kế hoạch kiểm duyệt các nội dung bạo lực trên nền tảng. Ứng dụng này sau đó đã bị xóa khỏi gian hàng App Store và Play Store.
“Chúng tôi luôn ủng hộ sự phong phú trên App Store. Tuy nhiên, nền tảng này không có chỗ cho những mối đe dọa bạo lực và hoạt động bất hợp pháp.
Parler không có các biện pháp thích hợp để giải quyết tình trạng gia tăng sự thù ghét. Chúng tôi sẽ dừng hoạt động của Parler cho đến khi họ khắc phục được vấn đề đó”, Apple thông báo.
Ngành công nghệ đang nắm trong tay quyền lực mềm
Các cuộc “thanh trừng” gần đây đã thể hiện sức mạnh của ngành công nghệ. Theo Politico, các công ty tại Thung lũng Silicon thậm chí đủ khả năng định hình số phận của một vị tổng thống Mỹ.
Trong nhiều năm, chính quyền ông Trump đã cố gắng hạn chế quyền lực của Thung lũng Silicon, bao gồm hàng loạt vụ kiện chống độc quyền nhắm vào các Big Tech. Không chỉ thế, giới chức lưỡng đảng cũng nhiều lần thách thức phạm vi pháp lý của Mục 230, điều khoản trong luật truyền thông, theo đó giới hạn trách nhiệm của các nền tảng Internet đối với nội dung người dùng đăng tải.
Các công ty công nghệ đang có khả năng định hình số phận của ông Trump. Ảnh: EPA. Những vụ kiện, nỗ lực lập pháp hay các vụ điều tra chống độc quyền thời gian gần đây là hồi chuông cảnh báo thứ quyền lực “mơ hồ” đang nằm trong tay các công ty công nghệ.
“Mọi người nên lo lắng khi những công ty như Facebook và Twitter sẵn sàng sử dụng quyền lực không được kiểm soát để loại bỏ ai đó khỏi nền tảng, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến chính trị”, Kate Ruane, cố vấn lập pháp cấp cao của Liên minh Tự do Dân sự Mỹ, cho biết.
Tuy nhiên, hành động gỡ bỏ tài khoản tổng thống của Twitter vẫn nhận được không ít sự ủng hộ. Theo Chủ tịch nhóm vận động Color of Change Rashad Robinson, từ lâu, ông Trump và các đồng minh đã sử dụng mạng xã hội như một cách kích động làn sóng phân biệt chủng tộc tại Mỹ. Dù hành động chậm, Robinson vẫn cho rằng Twitter đã có những quyết định tiến bộ.
Ngoài Robinson, một số quan chức khác như Chủ tịch cơ quan Tình báo Hạ viện – Adam Schiff - tin rằng các công ty truyền thông xã hội đã giúp những nội dung độc hại có cơ hội tồn tại quá lâu, đồng thời cần có nhiều biện pháp khắc phục hơn thế nữa.
Đảng Dân chủ không có cái nhìn quá “thiện cảm” đối với những công ty công nghệ lớn. Chính quyền của Tổng thống tân cử Joe Biden dự kiến tiếp tục theo đuổi các vụ kiện chống độc quyền công nghệ, vốn đã được một số cơ quan hoạt động dưới thời ông Trump đệ trình. Chỉ trong tuần trước, ông Biden đã tiến cử Vanita Gupta, luật sư dân quyền, nhà phê bình Facebook nổi tiếng, đảm nhiệm chức vụ trong Bộ Tư pháp.
Không dừng ở đó, một số thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ Viện đã đề xuất hàng loạt thay đổi lớn về mặt lập pháp với mục tiêu kìm hãm quyền lực khổng lồ của những công ty công nghệ.
“Chỉ khi phải đánh đổi lấy máu và những lớp kính vỡ trong hội trường Quốc hội, các công ty công nghệ mới mảy may nhận ra sự nguy hiểm của ông Trump”, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal tuyên bố.
“Ngày mà các công ty truyền thông xã hội nhận ra họ có thể làm nhiều hơn để hạn chế hành vi kích động của ông Trump cũng chính là ngày Đảng Dân chủ chủ trì tất cả ủy ban Quốc hội nhằm giám sát họ”, Jennifer Palmeiri, Cựu giám đốc truyền thông của ông Obama và chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của bà Hillary Clinton, đăng trên Twitter.
Theo Politico, các nền tảng trực tuyến có thể loại bỏ bất cứ ai họ muốn. Tuy nhiên, trong suốt 4 năm, họ đã làm song song 2 việc: hạn chế các tác hại mà phát ngôn của ông Trump gây ra, đồng thời tránh kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của người Mỹ. Trong khi đó, những nền tảng này thường xuyên phải chịu những áp lực dữ dội yêu cầu tắt “chiếc loa kỹ thuật số” của ông Trump.
Vì sao Twitter hành động lúc này?
Phải đến khi vụ bạo loạn xảy ra trong Điện Capitol hôm 6/1 khiến 5 người thiệt mạng, các công ty công nghệ mới hiểu được rằng những phát ngôn mà Tổng thống Donald Trump đưa ra trên mạng đang thúc đẩy bạo lực trong thế giới thực. Tuy nhiên, sự kiện hôm 6/1 chưa hẳn đã là tồi tệ nhất.
Trong chưa đầy 2 tuần nữa, Tổng thống tân cử Joe Biden sẽ chính thức nhậm chức. Các công ty công nghệ đang lo sợ dưới sự ảnh hưởng của ông Trump, những người ủng hộ sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội để kích động bạo lực. Trước đó, hôm 8/1, ông Trump cho biết sẽ không tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Biden vào ngày 20/1.
Các bài viết trên mạng xã hội của ông Trump có nguy cơ châm ngòi cho bạo lực. Ảnh: Jakub Porzycki.
Dù chỉ là một tuyên bố ngắn gọn, phát biểu của ông Trump có thể khiến những người ủng hộ tin rằng họ sẽ có cơ hội tập trung về Washington để biểu tình trong sự kiện sắp tới.
“Các kế hoạch tổ chức biểu tình vũ trang đã bắt đầu xuất hiện phổ biến không chỉ trong mà còn ngoài Twitter, bao gồm cả cuộc tấn công thứ 2 nhắm vào Điện Capitol cùng hàng loạt tòa nhà thủ phủ bang”, Twitter thông báo trong tuyên bố khóa vĩnh viễn tài khoản của ông Trump.
“Đây là một hành động chậm trễ (ám chỉ Twitter). Nhưng điều quan trọng hơn, vấn đề này không chỉ xoay quanh một người. Đây là vấn đề của toàn bộ hệ sinh thái nơi thông tin sai lệch và sự thù ghét lan truyền mà không có bất cứ sự kiểm soát”, Mark Warner, đảng viên Đảng Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Thượng viện lên tiếng.
Theo Politico, việc khóa tài khoản của tổng thống đương nhiệm đã giải quyết được cả vấn đề lâu dài cũng như khủng hoảng tức thì cho Twitter.
TheoZing/Politico
Quyền lực của 'ông lớn' công nghệ thể hiện qua việc cấm tài khoản Tổng thống Trump như thế nào?
Quyết định cấm vĩnh viễn tài khoản Tổng thống Trump của Facebook, Twitter nhận được đồng tình. Song chúng một lần nữa cho thấy sức mạnh chưa được kiểm soát của các 'ông lớn' công nghệ.
">Thung lũng Silicon không còn chịu nổi ông Trump