Tại hội nghị "Thúc đẩy thực hiện giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam" do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức mới đây,àNộiônhiễmĐâuchỉbởiphươngtiệngiaothôthứ hạng của serie a ông Nguyễn Trọng Đông, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, chỉ ra rằng Hà Nội hiện có 9 triệu người sinh sống, 10 khu công nghiệp, 1300 làng nghề, hơn 7 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ô tô.
Mỗi ngày, thành phố tiêu thụ khoảng 80 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng, dầu, chưa kể tới tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát. Đây là những nguồn phát thải khí nhà kính gây ra tình trạng ô nhiễm tại thủ đô những năm qua.
Từ những con số dẫn chiếu nêu trên, nhiều người chỉ ra rằng nguồn cơn ô nhiễm của Hà Nội hiện nay tới từ nhiều lý do, không phải chỉ bởi nguồn phát thải của các phương tiện giao thông. Do đó, các cấp lãnh đạo cần đưa ra các giải pháp vĩ mô nhằm giải quyết triệt để vấn đề thay vì chỉ tập trung ở các biện pháp cấm phương tiện trong khu vực nội đô.
Bình luận về thực trạng của Thủ đô hiện nay, anh Lê Hoàng cho rằng nguồn ô nhiễm của Hà Nội hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân như phát thải của động cơ xăng dầu, hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, khói bụi từ các nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng, các khu công nghiệp ở các tỉnh đầu hướng gió... Do đó, cần có những nghiên cứu cụ thể về các yếu tố gây ô nhiễm để có giải pháp khắc phục lâu dài, thậm chí có thể mất tới 5-10 năm mới có thể xử lý.
"Nên có một nghiên cứu kéo dài 1-2 năm xem hiện tượng ô nhiễm xuất hiện vào thời điểm nào? Lúc loại hình thời tiết nào? Hướng gió từ phía Bắc hay Đông Bắc hay Đông, Đông Nam? Và các yếu tố các nhà máy, khu công nghiệp ở các khu vực khác có liên quan... Từng có tổ chức nước ngoài chỉ ra rằng khi gió Đông Bắc và chếch Bắc thì Hà Nội sẽ xuất hiện nhiều bụi mịn hơn và họ dự đoán là do nhà máy nhiệt điện nằm ở Hải Dương, Quảng Ninh gây ra. Còn khi gió Đông hoặc Đông Nam thổi từ biển vào thì không có hiện tượng trên.
Do đó, cần một nghiên cứu về nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Bắc Kinh cách đây khoảng 20 năm cũng bị như Hà Nội thế nhưng đến nay họ đã giải quyết được triệt để, nguyên nhân chủ yếu do các khu công nghiệp các vùng đầu hướng gió gây ra.", độc giả này phân tích.
Có chung nhận định, độc giả Chu Van Dung bình luận: "Vấn đề do các nhà máy phía Bắc và Đông Bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh mới là nguồn gây ô nhiễm khi Hà Nội chuyển gió mùa Đông Bắc nhẹ. Đêm đến ngủ không dám mở cửa".
Còn với độc giả Phạm Văn Hoan, anh ví môi trường của Hà Nội hiện nay như "cái hộp kín", bị vây quanh bởi các khu công nghiệp tại các địa phương như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang... Đây mới là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm tại Thủ đô.
"Hà Nội là cái hộp kín, khói bụi từ các khu công nghiệp địa phương theo gió đưa "tặng" Hà Nội. Vì vậy, không chỉ giải quyết vấn đề môi trường một cách cục bộ được. Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương, hạn chế phát thải ở tất cả các địa phương, chủ yếu tại các khu công nghiệp và phương tiện giao thông", bạn đọc nêu vấn đề.
Bên cạnh câu chuyện từ các khu công nghiệp, một vấn đề khác được nhiều người chỉ ra ngay từ chính nội tại của Thủ đô, đó là việc các công trình xây dựng quá nhiều, dẫn tới mặt đường luôn trong tình trạng ô nhiễm, bụi bẩn bởi vật liệu xây dựng.
"Các công trường xây dựng quá nhiều, mà hầu như vấn đề môi trường chưa được quan tâm. Mỗi công trình đất cát bụi bay dày đặc một khu vực rộng lớn. Hà Nội nên học tập Nhật bản về việc quản lý môi trường cho công trình nội, ngoại đô", chủ tài khoản Vo Cat bình luận.
"Nguyên nhân chính hiện nay là mặt đường quá bẩn, rất nhiều bụi, khi phương tiện lưu thông cuốn lên khiến không khí luôn ô nhiễm. Vì vậy, cần phải dùng nhiều xe rửa đường phun nước thì chắc chắn sẽ giảm được đến 50% ô nhiễm không khí. Ngoài ra, còn tình trạng đốt vàng mã rất nhiều, nhất là ngày rằm, mùng một hàng tháng tạo ra những cột khói màu khói đen kịt gây ô nhiễm không khí hết sức trầm trọng.
Còn không thể đổ cho đốt rơm rạ được vì mùa này không có rơm rạ đâu mà đốt, đã qua mùa thu hoạch rất lâu. Bây giờ người nông dân cũng sử dụng rơm rạ làm ra rất nhiều sản phẩm cho nên người ta không đốt. Nói như vậy là rất quan liêu", độc giả Nguyễn Hữu Trọng phân tích.
"Cầu xin lãnh đạo Hà Nội tăng cường xe rửa đường, rất nhiều tuyến đường dày bụi đặc biệt là Vành đai 3. Chỉ cần rửa sạch đường cũng giảm ít nhất 20% ô nhiễm rồi, đó là việc có thể làm ngay bây giờ", anh Nguyen Duy Manh bình luận.
"Phương tiện chỉ là một phần gây ô nhiễm, cần phải làm toàn diện, từ việc vứt đổ rác, phế liệu, đốt rác khắp nơi; quản lý chặt việc chở vật liệu xây dựng; hạn chế dần các phương tiện công cộng chạy xăng, dầu mà thay bằng chạy điện; không cấp đăng ký xe cho các phương tiện không đảm bảo về khí thải; quy hoạch thật nhiều làn đường dành cho xe đạp, người đi bộ; đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng... Tổng hòa các yếu tố đó, Hà nội mới có thể bớt ô nhiễm", bạn đọc Ngoc Tan bình luận.