Cũng trong kết luận tại hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam năm 2018 có chủ đề “IPv6 với 4G LTE và Dịch vụ Nội dung” diễn ra chiều ngày 4/5 tại Hà Nội,ácdoanhnghiệpdiđộngkhôngnêntriểnkhaiIPvchomạvòng loại c1 châu âu ông Trần Minh Tân - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Phó Trưởng ban Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đánh giá, hội thảo với nhiều nội dung hấp dẫn, mang tính chuyên môn cao của các đơn vị, doanh nghiệp cùng những trao đổi, thảo luận cởi mở, tích cực về kết quả, hiện trạng công tác phát triển IPv6 ở nước ta nói chung, 2 mảng dịch vụ 4G LTE và nội dung số nói riêng là tín hiệu tốt về tình hình ứng dụng IPv6 tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Thường trực Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, trong 4 tháng đầu năm 2018, tỉ lệ sử dụng địa chỉ IPv6 của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt. Tính đến 30/4/2018, theo thống kế của APNIC, chỉ số triển khai IPv6 của Việt Nam đạt mức 14%, đứng thứ 3 khu vực ASEAN và thứ 7 châu Á, với khoảng 6 triệu người sử dụng IPv6 (nguồn Cisco). “Tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam có được là do kết quả triển khai dịch vụ IPv6 tốt của hai doanh nghiệp tiêu biểu là FPT Telecom và VNPT, đặc biệt là trong 4 tháng đầu năm VNPT đã mở rộng triển khai dịch vụ IPv6 cho khách hàng băng rộng cố định”, báo cáo của Thường trực Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 nêu.
Nhấn mạnh năm 2018 là năm nước rút của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, ông Trần Minh Tân đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp cần tăng tốc chuyển đổi IPv6, chung tay cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng. VNNIC - Thường trực Ban được giao tiếp tục được giao trách nhiệm đốc thúc các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2018 đã được Bộ TT&TT ban hành. Kết quả triển khai IPv6 của đơn vị, doanh nghiệp sẽ được xem xét đánh giá khen thưởng của Bộ TT&TT vào cuối năm nay.
Đối với việc triển khai thực tế dịch vụ IPv6 trên mạng di động 4G LTE và trên các ứng dụng trên nền tảng di động, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đề nghị các doanh nghiệp di động gồm Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile cần mạnh dạn triển khai cung cấp chính thức dịch vụ di động 4G LTE cho các thuê bao di động. Các doanh nghiệp triển khai IPv6 cho mạng 4G LTE, không nên triển khai cho mạng 3G, đây cũng là xu thế triển khai IPv6 cho mạng di động trên thế giới.
Lãnh đạo Ban công tác cũng giao VNNIC và Cục Viễn thông tiếp tục giám sát, khuyến khích, yêu cầu, thậm chí bắt buộc (trong cấp, gia hạn giấy phép viễn thông) các doanh nghiệp triển khai thực tế dịch vụ IPv6 trên mạng di động 4G LTE.
Về việc tăng cường ứng dụng, phần mềm, dịch vụ nội dung số trên nền tảng IPv6, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung thời gian tới triển khai cung cấp dịch vụ IPv6; các đơn vị sản xuất ứng dụng, phần mềm đảm bảo hỗ trợ IPv6 trên sản phẩm cung cấp. “Đề nghị lấy VnExpress là trường hợp chuyển đổi thành công IPv6 điển hình trong mảng nội dung số để nhân rộng kinh nghiệm chuyển đổi IPv6 với các đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung khác. Giao FPT Online/VnExpress tiếp tục tham gia các hoạt động do Thường trực Ban tổ chức để chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi IPv6 cho các đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung khác”, đại diện lãnh đạo Ban công tác yêu cầu.