Ảnh: Ban Tổ chức

Với chủ đề "tầm nhìn và xu hướng phát triển”, Blockchain Forum 2018 là diễn đàn về Blockchain đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Trả lời câu hỏi đầu tiên được đưa ra, “Blockchain là gì”, các diễn giả đề cập rất nhiều góc nhìn với ví dụ khác nhau.

Định nghĩa đơn giản nhất về Blockchain

Ví dụ đầu tiên xoay quanh câu chuyện giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân. Thông thường, trước khi kết hôn, một trong những việc đầu tiên phải làm là có giấy xác nhận độc thân tại địa phương. Sự quản lý thông tin tập trung này khiến quá trình xin giấy xác nhận độc thân tốn thời gian và chi phí.

Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ Blockchain, toàn bộ tình trạng hôn nhân, lý lịch, thông tin cá nhân đều sẽ được đưa lên công nghệ Blockchain - quản lý phi tập trung. Khi thông tin cá nhân được đưa lên Blockchain, thì cặp đôi dù có mặt ở bất cứ đâu, chính quyền tại đây cũng có thể kết nối và biết thông tin tình trạng hôn nhân của cả hai.

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cũng sẽ được lưu trữ tại công nghệ này. Chưa kể nếu không may tờ giấy mất thì sẽ rất phức tạp, còn nếu có trên Blockchain thì đã được lưu trữ và không ai có quyền thay đổi, tác động thông tin ngoại trừ hai anh chị.

Ông Adam Vaziri - Tổng Giám đốc QRC Group cho biết Blockchain có nhiều định nghĩa khá phức tạp, nhưng theo cách hiểu đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái mở và phân tán thông tin.

“Trước đây, chúng ta có một đĩa mềm sử dụng excel để lưu trữ thông tin, đây là đĩa mềm đã được dùng cách đây mấy chục năm để lưu trữ thông tin cá thân, con số... và nhiều thông tin khác", Tổng giám đốc QRC Group mô tả lại những cách lưu trữ thông thường. 

Theo ông, để có thể chia sẻ thông tin, ta phải gửi và chuyển, vì thế, người khác phải có phần mềm để mở và đọc. Lúc đó, máy tính của họ có thể chỉnh sửa thông tin và họ hoàn toàn có thể tác động vào file. Điều đó không tốt vì có thể sửa thông tin cá nhân, bảo mật. Rồi sau đó chúng ta sẽ có file Google sheet, là một bước tiến so với file bình thường.

"Nếu chúng ta lưu trữ thông tin trên Google và Google biến mất, hay không hoạt động thì toàn bộ thông tin, dữ liệu sẽ biến mất. Chúng ta không có server vĩnh viễn để lưu trữ thông tin", ông nói tiếp. 

Trong khi đó, blockchain cho phép người dùng được kiểm soát thông tin. Mỗi máy tính là một máy chủ, mỗi máy chủ sẽ lưu trữ cùng số lượng và nội dung thông tin, phân tán trên nhiều máy chủ, chứ không chỉ tập trung ở một máy. Blockchain mang tính cách mạng vì thông tin được lưu trữ trên nhiều máy, nếu một máy bị ảnh hưởng thì các thông tin vẫn được lưu giữ trên các máy khác và chúng ta không bị mất dữ liệu.

Blockchain sẽ chặn đứng nguy cơ ‘mất trăm tỷ tại ngân hàng’?

Tiếp đó, ông Vaziri giải thích về tiền thuật toán như bitcoin. Đây là ứng dụng đầu tiên của blockchain, không cần xác thực bởi bên thứ 3. Theo đó, thông tin trên bitcoin đã được lưu trữ cẩn thận. "Nói đến bitcoin nói đến sự cân đối, được lưu trữ trên blockchain, lưu trữ trên nhiều máy nhưng nội dung thông tin như nhau và không thể tùy ý thay đổi thông tin này", ông nói.

Theo ông Adam Vaziri, mọi người không thể thay đổi thông tin trên blockchain vì những dữ liệu này được lưu trữ ở hàng nghìn máy tính khác nhau. Để thay đổi thông tin, họ cần sự đồng thuận của hàng nghìn người sử dụng nên việc ứng dụng công nghệ blockchain đảm bảo tính bảo mật, không ai có thể thay đổi được. Hiện nay, blockchain được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, y tế...

Theo ông, đây là lần đầu tiên trong lịch sử con người không thể thay đổi thông tin nhờ ứng dụng công nghệ blockchain. Mọi người có thể tiết kiệm tối đa chi phí, lên tới 30 - 50% nhờ sự minh bạch ở cả cấp độ sản phẩm và sản xuất tập trung, khả năng kiểm toán của các giao dịch tài chính được minh bạch.

Ông Adam Vaziri cho hay có nhiều quốc gia đã ứng dụng blockchain vào điều hành kinh tế xã hội, trong đó Estonia được ghi nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa công nghệ này vận hành theo quy mô nhà nước. Họ đã xây dựng được hệ sinh thái cho các dịch vụ công trên nền tảng này như định danh điện tử, tòa án điện tử, cảnh sát điện tử...

Các diễn giả cũng cho rằng, người Việt chưa nhìn nhận đúng về công nghệ blockchain. Nhiều người vẫn nhầm tưởng các loại tiền mã hóa như bitcoin là blockchain nhưng đây chỉ là một ứng dụng của công nghệ blockchain.

Một ví dụ khác về ứng dụng của blockchain, nếu giao dịch giữa các tài xế và Uber sử dụng nền tảng blockchain thì mọi thông tin sẽ minh bạch, việc quản lý của cơ quan chức năng sẽ dễ dàng hơn. Hoặc trong lĩnh vực ngân hàng, có doanh nghiệp này đang xây dựng dự án quản lý hồ sơ vay thế chấp. Kết quả có thể ứng dụng cho các ngân hàng.

“Gần đây, các tiêu cực trong ngành ngân hàng như khách hàng mất trăm tỷ đồng hoặc hồ sơ của khách thế chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau. Nhưng khi ứng dụng Blockchain, chúng tôi đảm bảo được hồ sơ này là duy nhất, không ai có thể thay đổi, sửa chữa, kể cả nhân viên ngân hàng. Đặc tính của blockchain là sự minh bạch, không thể can thiệp, triệt tiêu được tiêu cực. Điều này dẫn tới sẽ không còn chuyện một hồ sơ có thể thế chấp ở nhiều ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng không thể đổi hồ sơ để rút tiền”, đại diện doanh nghiệp này nói.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Phát luật dân sự và kinh tế, Bộ Tư pháp cho hay Bộ đang triển khai đề án xây dựng quản lý tiền thuật toán từ năm 2016-2017. Dự kiến, đến tháng 8/2018, Bộ sẽ hoàn tất rà soát thực tiễn tài sản ảo, thực tế pháp luật, đề xuất định hướng…

Bộ cũng đang chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu công nghệ 4.0, Blockchain ảnh hưởng ra sao đến việc soạn thảo luật. "Vừa rồi, toàn bộ Bộ Tư pháp đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực này về nhiều vấn đề liên quan để Bộ có những thông tin mới để có các chính sách phù hợp thời gian tới", ông cho biết.

Trong khi đó, theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, diễn đàn đầu tiên tại Việt Nam về Blockchain đã đưa ra được những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý dành cho công nghệ Blockchain, tiền điện tử, tài sản số trong thời gian tới.

Ông cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ triển khai các công việc có liên quan nhằm hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cụ thể như phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain; nghiên cứu kinh nghiệm các nước, tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành những chủ trương, chính sách, quy định pháp luật phù hợp để thúc đẩy, kiểm soát công nghệ Blockchain tại Việt Nam.

Cùng với đó, hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain thông qua các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia, như chương trình về Chính phủ điện tử; chương trình về cách mạng công nghệ lần thứ 4…

Đồng thời ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thực hiện dự án có ứng dụng công nghệ Blockchain thông qua Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".

" />

Blockchain

Ảnh: Ban Tổ chức

Với chủ đề "tầm nhìn và xu hướng phát triển”,24/7 Blockchain Forum 2018 là diễn đàn về Blockchain đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Trả lời câu hỏi đầu tiên được đưa ra, “Blockchain là gì”, các diễn giả đề cập rất nhiều góc nhìn với ví dụ khác nhau.

Định nghĩa đơn giản nhất về Blockchain

Ví dụ đầu tiên xoay quanh câu chuyện giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân. Thông thường, trước khi kết hôn, một trong những việc đầu tiên phải làm là có giấy xác nhận độc thân tại địa phương. Sự quản lý thông tin tập trung này khiến quá trình xin giấy xác nhận độc thân tốn thời gian và chi phí.

Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ Blockchain, toàn bộ tình trạng hôn nhân, lý lịch, thông tin cá nhân đều sẽ được đưa lên công nghệ Blockchain - quản lý phi tập trung. Khi thông tin cá nhân được đưa lên Blockchain, thì cặp đôi dù có mặt ở bất cứ đâu, chính quyền tại đây cũng có thể kết nối và biết thông tin tình trạng hôn nhân của cả hai.

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cũng sẽ được lưu trữ tại công nghệ này. Chưa kể nếu không may tờ giấy mất thì sẽ rất phức tạp, còn nếu có trên Blockchain thì đã được lưu trữ và không ai có quyền thay đổi, tác động thông tin ngoại trừ hai anh chị.

Ông Adam Vaziri - Tổng Giám đốc QRC Group cho biết Blockchain có nhiều định nghĩa khá phức tạp, nhưng theo cách hiểu đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái mở và phân tán thông tin.

“Trước đây, chúng ta có một đĩa mềm sử dụng excel để lưu trữ thông tin, đây là đĩa mềm đã được dùng cách đây mấy chục năm để lưu trữ thông tin cá thân, con số... và nhiều thông tin khác", Tổng giám đốc QRC Group mô tả lại những cách lưu trữ thông thường. 

Theo ông, để có thể chia sẻ thông tin, ta phải gửi và chuyển, vì thế, người khác phải có phần mềm để mở và đọc. Lúc đó, máy tính của họ có thể chỉnh sửa thông tin và họ hoàn toàn có thể tác động vào file. Điều đó không tốt vì có thể sửa thông tin cá nhân, bảo mật. Rồi sau đó chúng ta sẽ có file Google sheet, là một bước tiến so với file bình thường.

"Nếu chúng ta lưu trữ thông tin trên Google và Google biến mất, hay không hoạt động thì toàn bộ thông tin, dữ liệu sẽ biến mất. Chúng ta không có server vĩnh viễn để lưu trữ thông tin", ông nói tiếp. 

Trong khi đó, blockchain cho phép người dùng được kiểm soát thông tin. Mỗi máy tính là một máy chủ, mỗi máy chủ sẽ lưu trữ cùng số lượng và nội dung thông tin, phân tán trên nhiều máy chủ, chứ không chỉ tập trung ở một máy. Blockchain mang tính cách mạng vì thông tin được lưu trữ trên nhiều máy, nếu một máy bị ảnh hưởng thì các thông tin vẫn được lưu giữ trên các máy khác và chúng ta không bị mất dữ liệu.

Blockchain sẽ chặn đứng nguy cơ ‘mất trăm tỷ tại ngân hàng’?

Tiếp đó, ông Vaziri giải thích về tiền thuật toán như bitcoin. Đây là ứng dụng đầu tiên của blockchain, không cần xác thực bởi bên thứ 3. Theo đó, thông tin trên bitcoin đã được lưu trữ cẩn thận. "Nói đến bitcoin nói đến sự cân đối, được lưu trữ trên blockchain, lưu trữ trên nhiều máy nhưng nội dung thông tin như nhau và không thể tùy ý thay đổi thông tin này", ông nói.

Theo ông Adam Vaziri, mọi người không thể thay đổi thông tin trên blockchain vì những dữ liệu này được lưu trữ ở hàng nghìn máy tính khác nhau. Để thay đổi thông tin, họ cần sự đồng thuận của hàng nghìn người sử dụng nên việc ứng dụng công nghệ blockchain đảm bảo tính bảo mật, không ai có thể thay đổi được. Hiện nay, blockchain được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, y tế...

Theo ông, đây là lần đầu tiên trong lịch sử con người không thể thay đổi thông tin nhờ ứng dụng công nghệ blockchain. Mọi người có thể tiết kiệm tối đa chi phí, lên tới 30 - 50% nhờ sự minh bạch ở cả cấp độ sản phẩm và sản xuất tập trung, khả năng kiểm toán của các giao dịch tài chính được minh bạch.

Ông Adam Vaziri cho hay có nhiều quốc gia đã ứng dụng blockchain vào điều hành kinh tế xã hội, trong đó Estonia được ghi nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa công nghệ này vận hành theo quy mô nhà nước. Họ đã xây dựng được hệ sinh thái cho các dịch vụ công trên nền tảng này như định danh điện tử, tòa án điện tử, cảnh sát điện tử...

Các diễn giả cũng cho rằng, người Việt chưa nhìn nhận đúng về công nghệ blockchain. Nhiều người vẫn nhầm tưởng các loại tiền mã hóa như bitcoin là blockchain nhưng đây chỉ là một ứng dụng của công nghệ blockchain.

Một ví dụ khác về ứng dụng của blockchain, nếu giao dịch giữa các tài xế và Uber sử dụng nền tảng blockchain thì mọi thông tin sẽ minh bạch, việc quản lý của cơ quan chức năng sẽ dễ dàng hơn. Hoặc trong lĩnh vực ngân hàng, có doanh nghiệp này đang xây dựng dự án quản lý hồ sơ vay thế chấp. Kết quả có thể ứng dụng cho các ngân hàng.

“Gần đây, các tiêu cực trong ngành ngân hàng như khách hàng mất trăm tỷ đồng hoặc hồ sơ của khách thế chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau. Nhưng khi ứng dụng Blockchain, chúng tôi đảm bảo được hồ sơ này là duy nhất, không ai có thể thay đổi, sửa chữa, kể cả nhân viên ngân hàng. Đặc tính của blockchain là sự minh bạch, không thể can thiệp, triệt tiêu được tiêu cực. Điều này dẫn tới sẽ không còn chuyện một hồ sơ có thể thế chấp ở nhiều ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng không thể đổi hồ sơ để rút tiền”, đại diện doanh nghiệp này nói.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Phát luật dân sự và kinh tế, Bộ Tư pháp cho hay Bộ đang triển khai đề án xây dựng quản lý tiền thuật toán từ năm 2016-2017. Dự kiến, đến tháng 8/2018, Bộ sẽ hoàn tất rà soát thực tiễn tài sản ảo, thực tế pháp luật, đề xuất định hướng…

Bộ cũng đang chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu công nghệ 4.0, Blockchain ảnh hưởng ra sao đến việc soạn thảo luật. "Vừa rồi, toàn bộ Bộ Tư pháp đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực này về nhiều vấn đề liên quan để Bộ có những thông tin mới để có các chính sách phù hợp thời gian tới", ông cho biết.

Trong khi đó, theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, diễn đàn đầu tiên tại Việt Nam về Blockchain đã đưa ra được những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý dành cho công nghệ Blockchain, tiền điện tử, tài sản số trong thời gian tới.

Ông cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ triển khai các công việc có liên quan nhằm hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cụ thể như phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain; nghiên cứu kinh nghiệm các nước, tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành những chủ trương, chính sách, quy định pháp luật phù hợp để thúc đẩy, kiểm soát công nghệ Blockchain tại Việt Nam.

Cùng với đó, hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain thông qua các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia, như chương trình về Chính phủ điện tử; chương trình về cách mạng công nghệ lần thứ 4…

Đồng thời ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thực hiện dự án có ứng dụng công nghệ Blockchain thông qua Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".