您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Soi kèo phạt góc Tigres UANL vs Pumas UNAM, 9h00 ngày 11/12
NEWS2025-02-26 00:17:31【Thể thao】3人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 10/12/2023 09:19 Kèo phạt góc doc baodoc bao、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Nhận định, soi kèo ENPPI vs Smouha, 21h00 ngày 21/2: Chia điểm?
- Gia đình khó khăn 7 người ở Hải Dương cần 1 ngôi nhà, để trở về sau bão số 3
- Nan giải vấn nạn xử lý rác thải
- 4 loại cây trồng trong nhà có thể giúp trừ tà khí, xua đuổi vận đen, tài lộc kéo đến
- Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs Gloria Buzau, 22h00 ngày 21/2: Tiếp tục trắng tay
- MU xác nhận không ký thêm tiền đạo, tìm người thay Luke Shaw
- MU mượn Gareth Bale một mùa giải
- Lý do MU bỏ Kai Havertz, dồn toàn lực 'hốt' Sancho
- Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2
- Tin chuyển nhượng 29
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2
Phòng ngủ tươi mới sẽ giúp gia chủ tái tạo năng lượng cho ngày làm việc mới. Dưới đây là một số mẹo decor nhà đơn giản, tiết kiệm bạn đọc có thể tham khảo:
Màu sơn phù hợp
Màu sắc tường chính là yếu tố quan trọng giúp bạn ngủ ngon, thoải mái và thích thú mỗi khi chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể lựa chọn màu sơn hợp với phong cách, sở thích của mình. Một số màu sơn pastel như xanh ngọc, hồng, cam, xanh babi, kem, trắng ngà… hợp với phong cách nhẹ nhàng, kiểu vintage. Nếu cá tính, bạn có thể cân nhắc đến màu xám bê-tông, phối đen trắng.
Tuy nhiên, nếu bạn thích các gam màu sắc rực rỡ như đỏ, cam, vàng, tím… cũng nên chọn sắc độ vừa phải, dùng làm điểm nhấn, cân đối tỉ lệ giữa các màu. Ví dụ sơn tường trắng, có thể dùng màu đỏ, cam làm đệm, ga hoặc sơn nhấn ở một mảng nhỏ…
Nếu phòng nhỏ và muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua sơn về tự sơn. Ngoài ra, hiện trên thị trường có nhiều mẫu giấy dán tường đẹp để bạn thỏa sức làm mới lại không gian sống cho mình.
Ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong phòng ngủ. Ngoài ánh sáng tự nhiên thì bạn cần trang trí phòng ngủ bằng đèn có ánh sáng dịu nhẹ không gây ảnh hưởng đến mắt và giấc ngủ. Hãy decor đèn với ánh sáng hợp lý để tạo cảm giác ấm áp cho căn phòng của bạn.
Ánh sáng là yếu tố để phòng ngủ thêm nhiều sinh khí. Nếu bạn thích ấm cúng có thể chọn đèn led vàng hoặc đèn ngủ ánh vàng nhạt, ánh sáng đó sẽ rất hiệu quả cho không gian lãng mạn, thư giãn.
Đồ nội thất phòng ngủ tiện dụng
Nếu bạn muốn không gian phòng ngủ thông thoáng, rộng rãi thì bạn nên lựa chọn các đồ nội thất tiện dụng để trang trí phòng ngủ.
Tiết chế nội thất là cách giúp không gian phòng ngủ rộng rãi hơn. Đặc biệt, bạn nên tiết chế đồ nội thất, chỉ kê những đồ cần thiết cho phòng ngủ như: giường, tủ quần áo, bàn trang điểm, táp đầu giường và kệ tivi.
Những chiếc tủ hay giường thông minh, có nhiều hộc đựng là bí quyết để bạn giữ phòng ngăn nắp, gọn gàng.
Tranh/ảnh
Tranh, ảnh, bản đồ... là vật dụng trang trí phòng rất hiệu quả. Căn phòng sẽ trở nên thiếu tinh tế nếu không có tranh treo tường. Hãy trang trí phòng ngủ bằng những bức tranh ý nghĩa, hoặc những bức tranh có màu sắc tươi sáng, hạnh phúc,… bằng chất liệu bền bỉ, có tính thẩm mỹ cao để tạo cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn.
Nếu bạn thích đồ handmade có thể tự chụp và in ảnh của mình, tự làm khung tranh và treo cho bắt mắt.
Cây xanh
Một chậu cây nhỏ trong phòng ngủ sẽ làm gia chủ thấy yêu đời, tích cực hơn. Hãy chọn một chậu cây nhỏ xinh để decor phòng ngủ. Nó sẽ giúp bạn thanh lọc không khí, mang đến cảm giác tươi mới, thông thoáng. Những loại cây thủy sinh cũng là gợi ý hay cho căn phòng ngủ của bạn.
Quỳnh Nga
">Mẹo decor phòng ngủ tiết kiệm, đơn giản mà vẫn độc đáo
Trong giai đoạn từ năm 1999-2017, Quy chế Tuyển sinh quy định có 4 khu vực ưu tiên: khu vực 1, khu vực 2-NT, khu vực 2 và khu vực 3.
Trong đó, từ năm 1999-2003, mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp là 1 điểm.
Từ năm 2004-2017, mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp giảm xuống còn 0,5 điểm.
Có một khoảng thời gian, từ năm 2012-2017, các thí sinh tại khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ được xét điểm trúng tuyển thấp hơn điểm chuẩn 1 điểm.
Mức chênh lệch điểm ưu tiên dựa trên thời gian thí sinh học và tốt nghiệp THPT, trên nguyên tắc học ở khu vực nào lâu hơn thì hưởng mức điểm chênh lệch khu vực đó.
Đến năm năm 2018, sau gần 15 năm duy trì ổn định chính sách ưu tiên khu vực, Bộ GD-ĐT lần thứ hai quyết định giảm 50% mức điểm ưu tiên.
Cụ thể là mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp thì giảm từ 0,5 điểm theo quy chế các năm trước xuống chỉ còn mức 0,25 điểm.
Như vậy, với thí sinh khu vực 1 vốn được cộng điểm ưu tiên khu vực cao nhất cũng chỉ được hưởng tối đa điểm ưu tiên khu vực là 0,75 điểm.
Bộ GD-ĐT cũng quyết định bỏ quy định chính sách ưu tiên riêng đối với học sinh ở các địa phương khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Những con số giật mình
Sở dĩ Bộ GD-ĐT một lần nữa đi đến quyết định giảm điểm ưu tiên khu vực vào năm 2018 bởi một năm trước đó, trong kỳ tuyển sinh năm 2017, hiện tượng thí sinh được cộng điểm ưu tiên áp đảo trong danh sách trúng tuyển của các trường đại học “hot” nhất như Y Dược, Bách khoa, Ngoại thương đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nối.
Câu chuyện của 2 thí sinh khu vực 3 (thành phố) có điểm thi là 29,25 và 29,35 nhưng vẫn trượt 2 trường Y khoa lớn nhất của cả nước vì thua ở tiêu chí phụ và không được cộng điểm ưu tiên khiến những người làm công tác tuyển sinh phải ngồi nhìn nhận lại vấn đề này.
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy có 82-83% thí sinh hưởng chế độ ưu tiên khu vực. Ở một số ngành, trường như công an, quân đội, Y Dược..., kết quả của các thí sinh khác biệt hẳn so với điểm số chưa cộng ưu tiên.
Trường đại học luôn có điểm trúng tuyển trong nhóm đầu của cả nước là ĐH Y Hà Nội đưa ra một thống kê “giật mình”: Năm 2016, chỉ có 99 thí sinh đỗ vào trường mà không có điểm cộng (ưu tiên, khuyến khích), chiếm khoảng 8%.
Năm 2017, số thí sinh đỗ vào ĐH Y Hà Nội mà không có điểm ưu tiên (đối tượng và khu vực) là 105 thí sinh, chiếm 8,9%.
Nếu không tính 6 thí sinh có điểm cộng khuyến khích (không phải ưu tiên) thì tổng số thí sinh đỗ vào ĐH Y bằng điểm thi cũng chỉ 99 thí sinh, chiếm 8,4%.
Số thí sinh khu vực 3 trúng vào trường ĐH Y Hà Nội năm 2017 là 110 em. Trong đó có 5 em có điểm ưu tiên đối tượng.
Nếu chỉ tính riêng ngành Y đa khoa (cơ sở Hà Nội), chỉ có 24 thí sinh thuộc khu vực 3 (không được cộng điểm ưu tiên khu vực) đỗ vào ngành này của Y Hà Nội năm đó (chiếm 5%). 452 thí sinh còn lại thuộc các khu vực khác (được cộng điểm ưu tiên).
21 thí sinh không được cộng cả điểm ưu tiên khu vực lẫn ưu tiên đối tượng chỉ chiếm 4,4% trong tổng số 476 thí sinh trúng tuyển ngành Y đa khoa năm 2017.
Nếu tính theo điểm thi, trong tổng số 476 thí sinh trúng tuyển ngành Y đa khoa, chỉ có 84 thí sinh có tổng điểm 3 môn thi đạt từ mức điểm chuẩn 29,25 trở lên.
Như vậy, 392 thí sinh còn lại trúng tuyển nhờ điểm ưu tiên, khuyến khích, chiếm 82,4%.
Cùng năm 2017, trong 404 thí sinh đỗ vào ngành Y đa khoa - Trường ĐH Y Dược TP.HCM chỉ có 26 thí sinh không được cộng bất kỳ điểm ưu tiên nào, là những thí sinh thuộc khu vực 3.
Có 6 thí sinh có 3 môn thi đều đạt điểm 10. Nhưng nhờ cộng điểm ưu tiên, có 115 thí sinh có tổng điểm xét tuyển trên 30.
Thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất là 32 - ngoài được 3 điểm 10, em được cộng 2 điểm ưu tiên.
Chỉ 84 thí sinh có tổng điểm 3 môn thi từ 29,25 trở lên. Điều đó có nghĩa nếu không có điểm ưu tiên, 320 thí sinh (tỷ lệ 79,2%) sẽ không trúng tuyển vào ngành Y đa khoa của trường.
Trong số 404 thí sinh có 370 thí sinh được công điểm ưu tiên khu vực, 43 thí sinh được cộng ưu tiên đối tượng, 39 thí sinh được cộng cả ưu tiên khu vực cả ưu tiên đối tượng.
Có 22 thí sinh được cộng mức ưu tiên cao nhất là 3,5 điểm.
Trong kỳ tuyển sinh năm 2015, một thí sinh nếu chỉ tính điểm thi thì là Thủ khoa ĐH Y Hà Nội có điểm số 10-10-9,75, tổng điểm 29,75 nhưng liên tục nằm ngoài top 30 của chuyên ngành dự tuyển, dưới nhiều thí sinh được cộng điểm (nhóm thí sinh có điểm lên tới 30,5-31-32,5 trong thang điểm 30)….
Thí sinh thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội năm 2015 chỉ xếp thứ 32 trong danh sách xét tuyển vào ngành Bác sĩ đa khoa Và mới đây, khi điểm chuẩn đại học 2021 bùng nổ, không khó để nhận thấy một số ngành học có điểm chuẩn lên tới trên 30 điểm, một số ngành học hot như Khoa học Máy tính, Trí tuệ nhân tạo... của ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ rất hiếm hoi có một vài sinh viên người Hà Nội.
Giảm điểm ưu tiên nhưng nên có ngoại lệ
Nhìn lại quá trình thực hiện chính sách ưu tiên khu vực từ trước đến nay, với dự kiến của Bộ GD-ĐT trong kỳ tuyển sinh năm 2022 không cộng điểm ưu tiên cho thí sinh thi lại, PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất, Bộ nên xem xét lại một số trường hợp ngoại lệ.
Theo ông Kiên, có những thí sinh vì điều kiện, hoàn cảnh gia đình khó khăn khăn trong năm tốt nghiệp hoặc vì một số lý do bất khả kháng không thể tham gia xét tuyển đại học, giờ đây, sau 1 – 2 năm đã ổn định hơn và mong muốn thi lại, cần được áp dụng cộng điểm ưu tiên khu vực.
Ông Kiên cho rằng đây là những đối tượng cần phải được động viên và khuyến khích. Đặc biệt, nếu những thí sinh này đăng ký vào các ngành học “hot”, đôi khi, chỉ 0,25 – 0,75 điểm cũng sẽ tạo ra ranh giới trượt – đỗ. Nếu không được cộng điểm, điều này sẽ gây thiệt thòi cho các em.
Tuy nhiên, đối với những thí sinh đã tham gia thi tốt nghiệp THPT vào những năm trước, đã sử dụng quyền cộng điểm ưu tiên, theo ông Kiên, có thể bỏ việc cộng điểm cho những đối tượng này. Lý do là bởi, điểm ưu tiên khu vực vốn dĩ là sự ưu tiên cho những đối tượng khó khăn trong điều kiện tiếp cận và hưởng thụ giáo dục.
Những thí sinh tự do có nhiều lợi thế hơn so với các em thi lần đầu, chưa kể có những bạn tuy hộ khẩu thuộc vùng ưu tiên, nhưng đã chuyển tới những nơi có điều kiện tốt hơn để ôn thi. Từ đó, khó khăn cũng đã giảm đi.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải cho rằng, chủ trương của Bộ GD-ĐT mong muốn tạo ra sự bình đẳng trong điều kiện học tập giữa các nhóm thí sinh. Đối với thí sinh tự do vốn có ưu thế về thời gian và kinh nghiệm thi cử hơn những bạn thi lần đầu. Do đó, việc bỏ cộng điểm ưu tiên cho đối tượng này là hợp lý.
Tuy nhiên, theo ông Chương, quy định này cũng nên cân nhắc tới những trường hợp đặc biệt, ví dụ thí sinh năm trước do ốm đau, bệnh tật, không thể dự thi, những trường hợp này có thể xếp vào diện thi lần đầu, vẫn nên được áp dụng chính sách ưu tiên để tránh thiệt thòi cho các em. Việc bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực có thể áp dụng cho những trường hợp thi từ lần thứ 2 trở lên.
Trong khi đó, TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, cho rằng, nên giữ quy định cộng điểm ưu tiên cho tất cả các đối tượng, dù là thí sinh dự thi tốt nghiệp năm nay hay thi trong các năm trước.
“Chuyện cộng điểm ưu tiên khu vực vốn mang ý nghĩa khuyến khích, hỗ trợ các thí sinh vùng nông thôn, có điều kiện học tập khó khăn hơn thành thị. Chỉ nên bỏ điểm ưu tiên khi đã đảm bảo được sự bình đẳng, công bằng giữa các vùng miền, khu vực. Nhưng tại Việt Nam, sự thụ hưởng từ phúc lợi xã hội còn chưa đồng đều, do vậy vẫn cần phải có những sự ưu tiên như thế.
Đối với thí sinh tự do, dù thi lại nhưng hoàn cảnh của các em vẫn không thay đổi, vẫn học ở khu vực ưu tiên và phải chịu nhiều thiệt thòi, tại sao lại có sự phân biệt và loại các em ra như vậy?
Chưa kể, có những thí sinh phải vất vả kiếm sống, do không đủ tiền đi học nên phải chấp nhận ở nhà. Sau một thời gian, đời sống được cải thiện, họ mới có cơ hội được tiếp tục đi học. Với những đối tượng này vẫn nên được ưu tiên, khuyến khích”, TS Lê Viết Khuyến nói.
Phương Chi - Thúy Nga
Kỳ thi tốt nghiệp THPT chính thức diễn ra vào ngày 7 - 8/7Bộ GD-ĐT thông tin, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 7 - 8/7.">
Nhìn lại con số về điểm ưu tiên tốt nghiệp THPT: Vì sao Bộ GD
Link xem trực tiếp bóng đá Đức vs Nhật Bản, 20h hôm nay 23/11
Link xem trực tiếp World Cup 2022 Đức vs Nhật Bản - VietNamNet cập nhật link xem trực tiếp bóng đá giữa Đức vs Nhật Bản, Bảng E World Cup 2022.">Kết quả bóng đá Hà Nội 2
Nhận định, soi kèo U20 Hàn Quốc vs U20 Uzbekistan, 18h30 ngày 23/2: Khó phân thắng bại
Anh Thành nói đến nay dù không hối hận với quyết định chuyển hướng và thấy ngành anh theo đuổi hiện nay cũng phù hợp, nhưng sâu trong thâm tâm, anh vẫn có sự nuối tiếc nhất định.
“Đôi khi vào mùa thi, đọc thông tin thi cử, tôi lại nghĩ rằng nếu ngày đó tôi cũng có điểm ưu tiên, hay ai cũng vào đại học chỉ bằng điểm thi thực chất, thì giờ này tôi đã là một bác sĩ”.
Với câu chuyện đang ồn ào mấy ngày gần đây, khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 có điểm mới là điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT, anh Thành bình luận mặc dù không đồng tình với việc cộng điểm ưu tiên nhưng dự kiến này là sự “nửa vời”.
“Tôi nghĩ nếu bỏ thì bỏ luôn, còn nếu đã “thương” thì “thương cho trót”, bởi không biết Bộ có khảo sát hay thống kê về tỉ lệ thi lại của các thí sinh thuộc diện ưu tiên hay không, ở năm thi lại bao nhiêu bạn về thành phố ôn thi, bao nhiêu bạn vẫn chỉ học thi ở khu vực mình sinh sống… Bộ nên đưa ra quyết định của mình một cách khoa học chứ như đề xuất hiện nay dường như chỉ xuất phát từ cảm tính”.
Trong khi đó, Nguyễn Huy Tùng (Nghệ An) – hiện đang là sinh viên năm thứ nhất của Trường ĐH Y Dược Huế nhưng vẫn ấp ủ quyết tâm thi lại vào ngành Răng – Hàm – Mặt của Trường ĐH Y Hà NộI – là đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng nếu dự kiến về điểm ưu tiên của Bộ GD-ĐT được chính thức hóa.
Là thí sinh thuộc khu vực 1, năm ngoái, Tùng được cộng 0,75 điểm ưu tiên. Tuy nhiên, trước khả năng sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực nữa, nam sinh sinh năm 2003 này cảm thấy lo lắng.
“Năm vừa rồi, em được 27,95 điểm, cũng chỉ thiếu 0,5 điểm là có thể đỗ vào được ngôi trường mà mình mơ ước. Do đó, em biết rằng việc không cộng điểm sẽ tạo ra sự chênh lệch đến mức độ nào” – Tùng bày tỏ.
Theo nam sinh này, việc không cộng điểm cho những thí sinh thi tốt nghiệp các năm trước có thể gây ra nhiều điều bất công, đặc biệt là đối với những ngành học top đầu, “vốn 0,1 điểm cũng có thể tạo ra khoảng cách rất xa”.
Ngoài ra, với ý kiến cho rằng thí sinh tự do sẽ có nhiều ưu thế hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như thời gian ôn luyện, kinh nghiệm thi cử… Tùng cho rằng việc thi lại không phải là quyết định dễ dàng với bất kỳ ai, và không phải ai cũng dám thi lại.
“Bỏ 1, 2, 3 năm, thậm chí nhiều hơn nữa để thi lại không phải cứ muốn là quyết, nhất là trong môi trường coi trọng thành tích học tập ở nhiều địa phương. Áp lực có thể xuất phát từ gia đình, họ hàng hay cả từ những người bạn đồng trang lứa đã đỗ đạt. Sự chạnh lòng và khả năng bị gièm pha là điều hoàn toàn có thể hiện hữu trong suốt quá trình ôn thi lại.
Ngoài ra, thi lại cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận một năm đầy rủi ro. Nhiều thí sinh có khả năng bỏ cuộc giữa lúc đang ôn thi lại, nhất là khi cảm giác thi trượt vẫn còn đeo bám. Áp lực học tập vì thế sẽ lớn hơn rất nhiều lần dẫu phải thi ít môn hơn”.
Với những lý do này, Tùng cho rằng, sẽ thật bất công nếu bỏ điểm ưu tiên khu vực, bởi “điều này chẳng khác nào đang trừ điểm của người thi lại”.
Giống như Tùng, Trần Minh Anh (sinh năm 2003), cũng cảm thấy “sốc” trước sự thay đổi này. Minh Anh cho rằng, nếu thông tin này được thông báo sớm hơn - vào khoảng đầu năm học, rất có thể nhiều thí sinh tự do sẽ cân nhắc về quyết định thi lại.
“Giờ đây, chỉ còn vài tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, điều này sẽ gây hoang mang cho không ít người, như em chẳng hạn” - Minh Anh nói.
Ảnh: Thanh Tùng Vốn là sinh viên ngành Kế toán tại một trường đại học ở Hà Nội, hết kỳ 1 năm nhất, vì cảm thấy mệt mỏi với chương trình học, Minh Anh quyết định bảo lưu để ôn thi lại vào ngành Thiết kế đồ họa của Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Để đưa ra quyết định này, nữ sinh nói, bản thân cũng phải chịu rất nhiều áp lực về mặt tinh thần, thậm chí rất khó khăn để thuyết phục gia đình.
“Ra Tết, khi chỉ còn 6 tháng nữa để ôn thi, bố mẹ mới đồng ý cho em được theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng việc ôn thi lại với em cũng rất khó khăn khi phải ôn luyện một khối thi khác hoàn toàn so với khối cũ. Chưa kể, ngành học em dự định thi cũng là ngành có mức điểm cao nhất vào trường - năm ngoái lấy 21,38 điểm.
Lúc nào em cũng trong tâm trạng lo lắng không biết ôn thi có kịp không, tâm lý cũng không vững vì phải cố gắng lắm bố mẹ mới cho phép thi lại nên rất sợ thi trượt”.
Nữ sinh cũng cho rằng, những trường hợp như mình không có lợi thế hơn so với những thí sinh dự thi năm nay, thậm chí tâm lý “phải đỗ” nặng nề hơn rất nhiều.
“Như em còn có 1 kỳ bảo lưu để tập trung ôn luyện, còn có những bạn thời gian eo hẹp hơn khi vừa phải làm thêm để trang trải chi phí ôn thi, vừa học tập trên trường đại học, vừa phải giấu diếm gia đình,… áp lực và kỳ vọng từ đó cũng nhân đôi.
Chưa kể, có không ít người vì hoàn cảnh khó khăn mà phải tạm gác lại việc học, phải bươn chải kiếm tiền hoặc đi nghĩa vụ, đến khi ổn định mới có thể tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập”.
Do vậy, theo Minh Anh, việc bỏ ưu tiên khu vực sẽ là sự bất công và thiệt thòi cho những thí sinh dự thi lại.
“Mặc dù điểm ưu tiên không nhiều, nhưng đây cũng là một phần an ủi, động viên cho những thí sinh thi lại có thêm khả năng, cơ hội để tiếp tục việc học của mình”, nữ sinh nói.
Phương Chi - Thúy Nga
">Nếu không có điểm ưu tiên tuyển sinh khu vực, giờ này tôi đã trở thành bác sĩ
Thực tế cho thấy, người cao tuổi khi sử dụng nhà vệ sinh thường có tỷ lệ té ngã cao. Những sự cố không mong muốn này có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Mặt khác, vệ sinh cá nhân cần đến sự giúp đỡ của người khác được xem là nỗi khổ sở của không ít người cao tuổi. Tâm lý chung của họ là không muốn phụ thuộc nhiều vào người xung quanh, đặc biệt là chuyện vệ sinh cá nhân.
Phòng vệ sinh cho người cao tuổi cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định. (Ảnh minh hoạ) Để hạn chế tối đa những sự cố không đáng có cũng như giúp chủ động trong việc vệ sinh cá nhân, phòng vệ sinh dành cho người cao tuổi cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định.
Vị trí
Yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế phòng vệ sinh cho người cao tuổi đó là vị trí. Thường nhà vệ sinh được đặt trong hoặc ngay bên cạnh phòng ngủ, đảm bảo thuận tiện cho người cao tuổi di chuyển.
Lối ra vào phòng vệ sinh không có vật cản, thông thoáng, ánh sáng đầy đủ, hệ thống công tắc đèn dễ tìm và dễ với tay. Cửa phòng vệ sinh phải đủ rộng, chiều ngang vừa chiếc xe lăn đi qua.
Sàn nhà
Phòng vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm ướt, dễ trơn trượt. Do đó, khi lựa chọn gạch lát nền nên chọn loại gạch có khả năng chống trơn trượt, độ nhám cao. Cần giữ cho sàn phòng vệ sinh luôn sạch sẽ, khô ráo.
Nên sử dụng gạch lát phòng vệ sinh cho người cao tuổi có độ nhám cao. (Ảnh minh hoạ) Gạch ốp tường nên chọn loại có màu sắc nhẹ nhàng, tránh những màu quá loè loẹt. Để người cao tuổi tránh nhầm lẫn, nên chọn phối màu gạch và tường tương phản với màu thiết bị vệ sinh.
Bồn rửa mặt
Bồn rửa mặt trong nhà vệ sinh cho người cao tuổi không nên đặt quá cao. Khoảng cách từ sàn đến bồn rửa mặt nằm trong khoảng từ 80cm đến 90cm là hợp lý.
Ghế tắm
Với người cao tuổi, ngồi tắm là tư thế an toàn và thoải mái nhất. Thị trường có rất nhiều loại ghế tắm để lựa chọn. Mặt ghế bằng nhựa, chân và thành ghế bằng nhôm. Có thể điều chỉnh độ cao của chân ghế cho phù hợp với người sử dụng.
Ngồi tắm là tư thế thoải mái và an toàn nhất cho người cao tuổi. Do vậy, nên có ghế tắm trong phòng vệ sinh. (Ảnh minh hoạ) Vòi hoa sen
Khóa và vòi hoa sen nên lắp đặt ở vị trí vừa tầm tay, thuận tiện khi tắt, mở. Vòi ở bồn rửa mặt cũng nên sử dụng các sản phẩm tay gạt dễ cầm nắm.
Tay vịn
Khác với phòng vệ sinh thông thường, phòng vệ sinh cho người cao tuổi nên có tay vịn. Bởi tay vịn là điểm tựa cần thiết để người cao tuổi dễ dàng di chuyển trong không gian này.
Phương án lắp đặt tay vịn trong phòng vệ sinh cho người cao tuổi. (Ảnh minh hoạ) Gia chủ nên gắn thêm tay vịn trên tường ở độ cao khoảng 1,3m tại các vị trí như bồn cầu, bồn tắm, khu vực vòi hoa sen… để hỗ trợ. Tay vịn nên chọn các sản phẩm có chất lượng tốt, chịu lực cao, chất liệu không gỉ.
Ghế bô
Với những người cao tuổi bị hạn chế trong việc tự vệ sinh cá nhân, gia chủ nên sử dụng ghế bô có bánh xe và chỗ để chân.
Gợi ý về tỷ lệ thiết bị vệ sinh trong phòng vệ sinh cho người cao tuổi. (Ảnh minh hoạ) Nếu không dùng ghế bô, có thể nâng chiều cao bồn cầu. Bởi với bồn cầu thông thường, người cao tuổi khá khó khăn trong việc hạ thấp cơ thể khi vệ sinh.
Kệ xà bông
Kệ đặt xà bông trong phòng vệ sinh cho người cao tuổi nên lắp đặt ở vị trí vừa tầm với. Tốt nhất nên sử dụng loại có hộp phía dưới để tránh xà bông chảy xuống sàn gây trơn trượt.
Hệ thống báo động
Nhằm kịp thời phát hiện những sự số không đáng có, trong phòng vệ sinh cho người cao tuổi, gia chủ nên lắp đặt hệ thống báo động hoặc chuông báo. Công tắc báo động nên đặt ở vị trí gần mặt sàn để người cao tuổi dễ dàng sử dụng trong trường hợp sự cố xảy ra.
Những sai lầm khi bài trí phòng vệ sinh dễ ‘cuốn trôi’ tiền tài
Không đơn thuần chỉ là nơi tập trung hệ thống cấp thoát nước của ngôi nhà, phòng vệ sinh còn tượng trưng cho sức khoẻ của gia chủ. Những sai lầm khi bài trí không gian này dễ khiến tiền tài khó tích tụ.
">Lời khuyên hữu ích khi thiết kế phòng vệ sinh cho người cao tuổi
Theo cựu tiền đạo tuyển Việt Nam này, sở dĩ ông rút khỏi CLB Sài Gòn là bởi gia đình đang vướng việc riêng. Con của cựu danh thủ này bị ốm, nên Giám đốc kỹ thuật CLB Sài Gòn về lại Đà Nẵng, không thể cùng CLB Sài Gòn dự trận gặp Nam Định.
Giám đốc kỹ thuật Lê Huỳnh Đức rời CLB Sài Gòn vào thời điểm nước rút của V-League 2022 Ngoài ra, cũng theo cựu danh thủ này, thời gian qua ông tham gia vào CLB Sài Gòn để vực đội lúc khó khăn, không hề vướng bận về hợp đồng hay lương bổng.
Trong khi đó, một lãnh đạo CLB Sài Gòn xác nhận, HLV Lê Huỳnh Đức không tham gia vào ban huấn luyện đội bóng này trong thời gian còn lại của V-League 2022. Gánh nặng chèo lái đội bóng lúc này dồn cả lên HLV Phùng Thanh Phương.
Theo kế hoạch, CLB Sài Gòn di chuyển đến thành Nam vào ngày 11/11, trước khi đá trận "chung kết ngược" với chủ nhà ngày 13/11. Không khí đội bóng Sài thành đang bất ổn, vì áp lực của việc cạnh tranh suất trụ hạng và cả những vấn đề ở khâu tài chính.
Trong khi hàng xóm CLB TPHCM sớm trụ hạng thì Sài Gòn bất lợi về điểm số bởi 2 đội thủ trực tiệp là Hà Tĩnh (21 điểm) và Nam Định (20 điểm) đều hơn đội Sài Gòn (19 điểm).
">'Ông cố vấn' Lê Huỳnh Đức rút khỏi CLB Sài Gòn