您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Truyện Yêu
NEWS2025-01-19 23:17:47【Công nghệ】9人已围观
简介Ở phía Bắc London có một ngôi chùa cổ ban đầu do người Ấn Độ xây dựng,ệnYêlich ngoai hang khách hànhlich ngoai hanglich ngoai hang、、
Cứ mỗi tuần hai mẹ con Mộ Mai lại đến ngôi chùa này một lần, cô bé Mộ Mai từng hỏi mẹ Xuân “Vì sao phải đến chùa này hả mẹ, mẹ là người theo đạo Cơ Đốc kia mà?” Dù ai cũng bảo việc này là chuyện nước sông không phạm nước giếng, nhưng Mộ Mai không hiểu câu thành ngữ ấy có nghĩa gì. Hỏi bạn cùng lứa thì chúng không trả lời được, còn bà chủ nhà thì bảo nó giống như mối quan hệ giữa người thợ rèn và thợ đóng giày vậy, hai bên đều là thợ thủ công nhưng tính chất công việc không giống nhau. Còn đáp án của mẹ Xuân là “họ đến đây để đợi người cần gặp”.
Mẹ con họ vừa đến chùa thì phía sau xuất hiện hai chiếc xe hơi màu đen sang trọng. Người thiếu phụ bước ra khỏi hàng ghế sau, đi bên cạnh bà ấy là mấy người đàn ông mặc đồ đen hết sức cường tráng. Bọn họ ngăn những người đến đây cúng bái ở cửa, trong đó có cả mẹ con Mộ Mai để thiếu phụ kia đi vào.
Người thiếu phụ bụng to vượt mặt, trán lấm tấm mồ hôi được một người phụ nữ trung niên mặc áo sẩm dìu đỡ, thành kính bái lạy đức Phật hiền hậu được mạ vàng. Tiết trời đầu xuân tại London không khí ẩm ướt và lạnh lẽo, người thiếu phụ chỉ mặc một chiếc áo len tối màu, bên trong là chiếc váy dài rộng, chiếc áo lông chồn được vắt trên khuỷu tay của gã tài xế trung niên đứng bên cạnh. Bà ấy cúng bái khoảng nửa giờ, cung kính nhận lấy phật châu từ tay trụ trì rồi được trụ trì tiễn ra đến tận cửa.
Lúc này Mộ Mai đứng cách đó không xa, tay cô đang bị mẹ Xuân siết rất chặt, cô ngẩng đầu chỉ có thể nhìn chiếc cằm của mẹ Xuân bạnh ra, cho thấy lúc này mẹ đang tức giận. Mộ Mai cắn môi không dám nói cho mẹ Xuân biết mình đau. Lát sau, mẹ Xuân thả tay cô ra, ngồi xổm xuống kề sát vào người Mộ Mai, chỉ vào thiếu phụ bụng to kia: "Mộ Mai, con nhìn thấy người đó không?"
Mộ Mai gật đầu. Từ góc độ của cô bé chỉ thấy được cái bụng to tròn của người thiếu phụ, phía sau là bồn hoa đương độ nở rộ có trắng có đỏ, có tím có hồng vô cùng xinh đẹp.
Giọng mẹ Xuân vẫn vang lên bên tai: "Mộ Mai, bắt đầu từ bây giờ con hãy ghi nhớ lời mẹ Xuân nói. Con phải nhớ rõ người đàn bà kia, có một ngày mẹ Xuân muốn con phải làm cho gương mặt ấy trở nên đau khổ tột độ."
Mộ Mai vẫn vô thức gật đầu, cô bé đang nghĩ không biết mấy bông hoa kia có tên là gì ấy nhỉ? Chắc chắn tên của loài hoa ấy phải đẹp lắm đây.
"Mộ Mai, cách gây cho người đàn bà kia đau khổ chính là đứa bé trong bụng của ả. Mười ngày sau nó sẽ đến với thế giới này, mẹ Xuân nhất định sẽ cầu xin cho nó được bình an chào đời. Mộ Mai, sau này các con sẽ lớn lên, chờ đến ngày con trưởng thành, nếu người đàn bà kia sinh ra một bé trai thì con hãy nhớ phải khiến nó yêu con, rồi từ đó hóa tình yêu thành độc dược, để nó sống không bằng chết. Còn nếu người đàn bà kia sinh ra con gái, thì con nhất định phải cướp mất người yêu của nó vào thời điểm nó yêu đối phương nhất, khiến nó đau đớn khôn cùng."
Mộ Mai vẫn đang nghĩ vẩn vơ, nếu bên bồn hoa đó có bướm vờn quanh thì sẽ đẹp hơn nhiều.
"Mộ Mai, con có nghe mẹ nói gì không?"
Bên tai truyền đến tiếng nói cao vút của mẹ Xuân, cô bé bối rối dời mắt khỏi bồn hoa kia: "Con có ạ, mẹ Xuân." Rồi cúi thấp đầu.
"Vậy con có nghe theo lời mẹ Xuân nói không?" Tiếng nói lanh lảnh vẫn còn quanh quẩn bên tai.
很赞哦!(299)
相关文章
- Soi kèo góc Bình Dương vs Bình Định, 18h00 ngày 17/1
- Những việc cha mẹ cần dạy con làm được ở từng mốc tuổi
- 950 triệu mua Tucson hay CX
- CÓ KHI NÀO...
- Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Dhofar, 21h15 ngày 14/1: Nắm chắc danh hiệu
- Ba mẫu xe gầm thấp cỡ B tranh giải Ôtô của năm 2024
- Những quốc gia đánh vào túi tiền của tài xế để giảm ùn tắc giao thông
- Bầu show đòi tẩy chay đã xin lỗi Giang Hồng Ngọc
- Siêu máy tính dự đoán MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1
- Giong ải giọng ai: Trấn Thành ngỡ ngàng khi “soái ca áo trắng” hát hit Thùy Chi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Ain, 20h05 ngày 15/1: Đối thủ kỵ giơ
- Nhà báo Lê Bình là một phụ nữ xinh đẹp, cuốn hút nhưng không dịu dàng. Chị biết điểm yếu của mình là quá nóng tính nhưng Giám đốc VTV24 dường như không muốn sửa điều đó.MC Lê Anh kể về sự cố suýt chết trên sân khấu">
BTV Lê Bình: Tôi là đàn ông mà!
Báo VietNamnet trao số tiền hơn 14 triệu đồng đến gia đình em Lê Nam Vượng Trước đây, khi Vượng còn khỏe mạnh, anh Dương thuê một kiot nhỏ gần nhà để sửa xe nuôi con trai khôn lớn, mỗi tháng cũng được dăm ba triệu, hai cha con đủ ăn đủ sống. Thế nhưng từ lúc Vượng bị bệnh, cửa tiệm nhỏ cũng phải đóng cửa vô thời hạn, nguồn thu nhập chính không còn nữa.
Sau khi hoàn cảnh của em Lê Nam Vượng được Báo VietNamNet chia sẻ, gia đình đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các mạnh thường quân trong và ngoài nước. Có những nhà hảo tâm tìm đến tận bệnh viện để động viên, tặng quà cho em.
Anh Lê Nam Dương chia sẻ, với số tiền 14.432.000 đồng do bạn đọc Báo VietNamNet gửi tặng, gia đình sẽ dành để chi trả việc chữa trị cho con trong thời gian tới. Hiện bệnh tình em Vượng mỗi ngày một nặng thêm, nhiều tuần nay em sốt liên miên không ngớt.
">Em Lê Nam Vượng được bạn đọc ủng hộ hơn 14 triệu đồng
- "Tôi là phụ huynh có con học lớp 9 của trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Con tôi đặt mục tiêu vào lớp chuyên Toán Lê Hồng Phong từ năm lớp 7. Con không đặt nặng đến điểm phẩy trong năm học mà chỉ duy trì đạt Học sinh giỏi để được dự thi trường chuyên. Con cũng chỉ đăng ký thi Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM) trên tinh thần khởi động, còn mọi tâm huyết đều dồn vào đợt thi của Sở. Con tự tin là mình đậu được lớp 10 chuyên Toán Lê Hồng Phong với sự chuẩn bị kiến thức từ trước tới giờ.
Ấy vậy nhưng vì dịch bệnh nên kỳ thi này bị hủy, con phải tham gia xét tuyển với số điểm chỉ là 48,3 (đã được cộng hai điểm khuyến khích) và kết quả là con trượt Nguyện vọng 1 (chuyên Toán Lê Hồng Phong). Sang Nguyện vọng 2 của Trần Đại Nghĩa, điểm chuẩn đã là 48,5 và con vẫn rớt. Cũng may mắn là con tôi đã tham gia kỳ thi Phổ thông Năng khiếu nên bây giờ không phải hoang mang rằng có đỗ được Nguyện vọng 1, 2 hay 3 không nữa? Tôi đã quyết định nộp hồ sơ cho con học Phổ thông Năng khiếu.
Tôi biết còn rất nhiều trường hợp như con tôi, các bạn yêu mến hai trường chuyên là Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa nên chỉ trông chờ kỳ thi tuyển sinh đầu vào để đạt được một suất học, nhưng nay tất cả hy vọng đều tan biến. Vậy tại sao chỉ phụ huynh trường Trần Đại Nghĩa lên tiếng phản đối hình thức xét tuyển này, trong khi phụ huynh trường khác thì không? Vì gần như 100% các con học Trần Đại Nghĩa đều ấp ủ ước mơ vào trường chuyên. Kết quả hôm nay sẽ là một sự hụt hẫng mạnh đối với các em học sinh".
Đó là chia sẻ của độc giả Đào ThịLan Phươngphản đối cách xét tuyển lớp 10 trường chuyên. Theo nhiều phụ huynh, việc xét tuyển vào lớp chuyên, trường chuyên bằng công thức điểm trung bình môn cả năm lớp 9 các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ cộng điểm trung bình môn chuyên nhân hệ số 2, cùng điểm khuyến khích (nếu có) gây thiệt thòi lớn cho học sinh lớp 9 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, khiến hơn một nửa lớp 9 trường này bị "bật" khỏi các lớp chuyên.
Cũng cho rằng hình thức xét tuyển lớp 10 trường chuyên dựa trên điểm trung bình sẽ tạo nên sự thiếu công bằng, bạn đọc Phuongvahbức xúc: "Kính đề nghị các Sở Ban Ngành hãy xem qua giáo trình học của các học sinh trường Trần Đại Nghĩa ở tất cả các lớp 6, 7, 8 chứ không riêng gì lớp 9. Các em mua bộ SGK Toán và Anh của Sở nhưng hầu như không sử dụng đến. Thay vào đó, học sinh được rèn luyện theo một giáo trình nâng cao riêng với độ khó cao hơn hẳn so với các bài tập trong SGK phổ thông.
Trong các kỳ kiểm tra trong học kỳ, các thầy cô luôn dành một độ khó nhất định để thử thách các học sinh. Nhìn lại hệ điểm của toàn bộ học sinh lớp 9 của trường Trần Đại Nghĩa, chúng ta có thể thấy được bao nhiêu điểm Toán, Văn, Anh gần đạt điểm tuyệt đối từ 9,7 trở lên?
Ai cũng biết, trường Trần Đại Nghĩa là một trường chuyên Anh, các bé rất giỏi Tiếng Anh, vậy mà hiếm khi thấy điểm 10 tuyệt đối trong các bài kiểm tra học kỳ. Môn Văn cũng vậy, lớp con tôi điểm văn cao nhất chỉ là 9,5. "Nếu đạt điểm 10, đó là dành cho thiên tài" - theo lời thầy cô nói. Trong khi đó, hệ điểm Toán, Văn, Anh ở các trường khác không thiếu điểm tuyệt đối. Vì thế, để lấy điểm trung bình môn của trường Trần Đại Nghĩa đi so sánh đã là một thiệt thòi lớn cho các học sinh.
Số lượng học sinh lớp 9 của Trần Đại Nghĩa tham gia dự thi lấy suất vào đội tuyển thi Học sinh giỏi Anh của trường là hơn 100 em, trong khi chỉ tiêu chỉ là 15 học sinh. Đây là những em rất tự tin về trình độ của mình và thích tham gia phong trào nên mới đăng ký đi thi. Ngoài con số này, còn có cả trăm em khác có trình độ Tiếng Anh rất tốt nhưng không thích đi thi. Vậy cộng điểm ưu tiên cho các học sinh thi Học sinh giỏi có công bằng?".
Đồng quan điểm, độc giả Uyển Nhi 81bày tỏ: "Các em học sinh Trần Đại Nghĩa đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều trong môi trường học tập rất cạnh tranh. Các em được học những tài liệu nâng cao, giáo trình riêng để phù hợp với năng lực của mình. Đồng ý là các thầy cô ở trường Trần Đại Nghĩa đã dựa vào khung năng lực để ra đề kiểm tra cho học sinh. Tuy nhiên, bốn mức độ ấy cũng phải tính đến năng lực tiếp thu của học sinh trường mình.
Nếu ra đề giống như các trường khác thì học sinh sẽ cảm thấy nản, ỷ lại và không cố gắng vì đề quá dễ. Chính vì thế, theo mặt bằng chung, đề kiểm tra 15 phút, miệng hay các đề kiểm tra học kỳ khác của học sinh Trần Đại Nghĩa thường khó hơn. Điều này có nghĩa là xét điểm học bạ của các em sẽ thiệt thòi hơn rất nhiều".
"Trường chuyên chủ yếu tập trung vào thu lượm kiến thức chuyên sâu, mọi đề kiểm tra và thi cử cũng khó hơn rất nhiều trường thường, được điểm cao là rất khó. Tôi biết có hai đứa cháu học lớp 5 và lớp 9, một đứa tiểu học thì suốt 5 năm toàn điểm 10, một đứa cấp hai thì điểm học bạ cũng toàn trên 9. Nhưng khi cầm đề thi tuyển vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa thì cháu tôi không thể làm được 20% mặc dù tiếng Anh của bé cũng khá, có đậu vào chắc cũng khó theo kịp chương trình. Tôi nghĩ rằng trường chuyên, lớp chọn là môi trường học đặc thù cho những bé có tư duy tốt nên chỉ thông qua thi đầu vào mới đánh giá và phân loại chính xác được những em học tốt thực sự. Trong thời kỳ dịch bệnh, tôi cho rằng có nhiều cách khác công bằng hơn là xét điểm kiểu này", bạn đọc Phutrangsconstnói thêm.
>> Gánh nặng những kỳ thi quyết định đời người
Theo dữ liệu phụ huynh thống kê, khối 9 gồm 15 lớp với gần 500 học sinh, khoảng 28% đậu vào lớp chuyên, không chuyên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong; trong khi tỷ lệ này hằng năm khoảng 90%. Trong khi đó, Phó giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho rằng, đây là nhận định chủ quan và khẳng định phương án xét tuyển vào lớp 10 thay vì thi tuyển như mọi năm là phù hợp với tình huống dịch bệnh căng thẳng, đảm bảo công bằng.
Ủng hộ quan điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, độc giả Quỳnhphân tích:"Tôi nghĩ rằng phương án tuyển sinh năm nay vẫn có thể lọc ra được những học sinh giỏi thực sự vì:
1. Có trường cho bài kiểm tra dễ hơn, nhưng nếu học sinh nào luôn được điểm 9,5-10 thì chứng tỏ em đó rất chăm chỉ và cẩn thận. Người ăn may sẽ không thể nào đạt điểm cao trong suốt một năm học, trong khi bài thi học kỳ là đề chung của quận.
2. Về thi tuyển, năm nào trường chuyên cũng có học sinh đậu vào, nhưng học lực cuối năm của nhiều em cũng chỉ ở mức trung bình khá, nghĩa là một kỳ thi không thể đánh giá được chính xác năng lực của học sinh, nên chuyện xét tuyển cũng vậy là điều bình thường.
3. Học sinh nộp nguyện vọng trường chuyên là những em có đam mê và thường xuyên ôn luyện, hiếm có trường hợp đăng ký đại. Thế nên, các học sinh được xét đỗ cũng đều là các em có đam mê, bất kể học trường nào.
4. Các em thi chuyên thì hoàn toàn có khả năng đậu Phổ thông Năng khiếu từ trước, chỉ trừ một số trường hợp đáng tiếc.
5. Có nhiều học sinh hiện giờ không phải giỏi nhất, nhưng càng về sau, học lên cao, các con càng bộc lộ tố chất của mình và trở thành nhân tài trong tương lai.
6. Trong tình hình dịch bệnh này, nếu chúng ta cứ khăng khăng đòi công bằng từng chút một liệu có phù hợp? Nhất là khi nhìn vào xã hội ta đang oằn mình chống dịch.
7. Là cha mẹ, chúng ta nên an ủi, giải thích và động viên các con thay vì kêu gào đòi quyền lợi.
8. Tôi nghĩ rằng, nếu học sinh nào có tố chất, thì dù có học ở đâu, các con cũng sẽ có đất dụng võ. Nhiều khi đây lại là điều tốt cho các con khi con có GPA (điểm trung bình tích lũy) cao hơn học trường chuyên, khả năng xin học bổng hoặc du học sẽ tốt hơn.
Cùng chung nhận định, trên cương vị là một giảng viên, bạn đọc NTV cho rằng: "Tôi là giảng viên một trường đại học, và nhận thấy cách xét tuyển vào lớp 10 trường chuyên năm nay như vậy là hợp lý và khoa học. Trong tình hình dịch bệnh còn diễn tiến phức tạp, việc xét tuyển dựa học bạ là hợp lý. Điểm trung bình các môn học chính như Toán, Văn, Anh, thể hiện rất rõ quá trình học, phản ảnh chính xác khả năng của học sinh.
Để đạt các giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi Học sinh giỏi thành phố, các cháu cũng phải học tập, nghiên cứu thêm, có khi phải đến tối mới về nhà, đó là công sức của cả tập thể giáo viên và sự cố gắng của học sinh. Thi Học sinh giỏi cũng phải qua nhiều vòng nên kết quả hoàn toàn xứng đáng, do đó việc cộng điểm ưu tiên cũng là hợp lý. Các học sinh trường Trần Đại Nghĩa đã được ưu tiên, đặc cách kỳ thi Học sinh giỏi thành phố, không cần qua hai vòng đầu ở quận, trong khi các trường khác phải thi tới ba vòng, điều đó có phải bất công cho học sinh trường thường không?
Việc đánh giá một học sinh phải dựa vào cả quá trình học tập chứ không phải là một kỳ thi. Nếu các em học đều và giỏi thật sự thì kết quả lúc nào cũng sẽ tốt. Tất cả các trường THCS và THPT đều hoạt động theo quy định chung của Phòng và Sở Giáo dục nên rất công bằng. Học sinh phải luôn cố gắng phấn đấu rèn luyện dù đang học trường nào đi nữa".