您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo U21 Belarus vs U21 Bồ Đào Nha, 20h00 ngày 4/6
NEWS2025-01-24 19:17:02【Thế giới】0人已围观
简介ậnđịnhsoikèoUBelarusvsUBồĐàoNhahngàlịch thi đấu vô địch quốc gia Chiểu Sương - lịch thi đấu vô địch quốc gialịch thi đấu vô địch quốc gia、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Malavan, 19h00 ngày 20/1: Cửa trên thắng thế
- Phát triển xe điện là con đường không thể thay đổi ở Việt Nam
- Tổng hợp một số món gỏi ngon ăn mãi không chán
- Kết quả bóng đá HAGL 0
- Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Al Jubail, 21h50 ngày 22/1: Bắt nạt đối thủ
- Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng
- Chân dung bạn gái xinh đẹp của tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng
- Chín tháng vạch trần mánh gian lận thi THPT quốc gia 2018
- Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Esteghlal Khuzestan, 19h30 ngày 20/1: Niềm tin cửa trên
- Phải lòng ngay lần đầu gặp mặt, cô gái 23 tuổi quyết 'tán' bằng được người đáng tuổi bố
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Orobah vs Al Qadsiah, 21h00 ngày 22/1: Cửa dưới thất thế
Hồi tháng 12 năm ngoái, Yun - một cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc bị bán ra nước ngoài. Trước đó vài ngày, một người đàn ông đã liên hệ với Yun qua một ứng dụng video và đưa ra lời mời làm việc hấp dẫn. Yun - một đứa trẻ mới bỏ học, bị gia đình ghẻ lạnh và hay nhảy việc từ nhà máy này sang nhà máy khác - nhận thấy mức lương được hứa hẹn quá hấp dẫn.
Một vài đứa trẻ khác đã đi theo Yun. Đến khi chúng biết mình bị lừa thì đã quá muộn. Những người đàn ông lạ mặt đưa bọn trẻ vượt biên bằng cả xe hơi, đi bộ xuyên núi, thậm chí là ẩn náu bên trong một chiếc thuyền. Rồi đột nhiên, các bảng hiệu có chữ nước ngoài hiện lên trước mặt chúng.
Tại điểm đến, 6 đứa trẻ - tất cả đều chưa đủ tuổi - bị bán vào một khu phức hợp ở thành phố Sihanoukville của Campuchia. Ở đó, chúng bị giam giữ và buộc phải tham gia vào công việc lừa đảo những người khác qua mạng.
Yun nói: “Chúng cháu kết bạn với họ trên WeChat” - ứng dụng nhắn tin - “và tiếp tục trò chuyện với họ để tạo mối quan hệ tốt đẹp”. Sau đó, bọn trẻ sẽ thuyết phục nạn nhân của mình tham gia một kế hoạch đầu tư lừa đảo.
Việc mà Yun và đám bạn phải làm là một kịch bản phổ biến. Sihanoukville, một thành phố ven biển mới nổi bởi các khoản đầu tư của Trung Quốc, đã trở thành một trong những điểm nóng lớn nhất trên toàn cầu về các hoạt động lừa đảo trực tuyến. Các băng đảng chiêu dụ người tìm việc làm bằng những lời hứa hão huyền, sau đó giam cầm họ. Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức, nhưng những thanh thiếu niên non nớt thường rơi vào bẫy của chúng.
Trong nhiều năm, cứu cánh cho những nạn nhân như Yun là một nhóm doanh nhân - những người tình nguyện dành thời gian, nguồn lực và mối quan hệ của họ để giành lại quyền tự do cho những người đồng hương bị lừa đảo.
‘Mổ lợn’
Khu nhà nơi Yun và những người bạn của cậu bị giam giữ trông giống như một văn phòng - có rất nhiều máy tính và điện thoại. Đám quản lý thường hô to các khẩu hiệu truyền cảm hứng và đào tạo những người mới đến.
Để tránh sự theo dõi của các nhà chức trách Trung Quốc, những kẻ cầm đầu liên lạc với người của mình thông qua ứng dụng nhắn tin được mã hóa Telegram.
Ming, một cô bé 15 tuổi bị bán cùng với Yun, chia sẻ với tờ Sixth Tone rằng những kẻ bắt giữ đe dọa chúng bằng cách gửi những đoạn video đẫm máu đến các nhóm làm việc trên Telegram để nạn nhân thấy hậu quả của việc không phối hợp. “Thật là đáng sợ” - Ming nói.
Những kẻ lừa đảo lạ mặt khiến Yun lo lắng. Cậu không hoàn toàn hiểu những gì mình đang làm và không sẵn sàng tham gia, nhưng cậu cũng không dám phản đối vì sợ bị trừng phạt.
Mới 14 tuổi, Yun là người nhỏ tuổi nhất trong số các nạn nhân, nhưng cậu đã bị đánh 2 lần vì không “câu” được ai.
Vào ban đêm, bên trong căn phòng ngủ chung mà Yun đã được chỉ định, cậu vừa khóc vừa trốn dưới lớp chăn. “Nếu bị những người đó nhìn thấy, chắc chắn cháu sẽ bị nghi ngờ là muốn bỏ trốn” - Yun nói.
Lừa đảo qua mạng là kiểu lừa đảo mà nhiều thanh thiếu niên bị mắc bẫy và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Sihanoukville, các băng nhóm người Trung Quốc chiếm ưu thế, nhưng các hoạt động nhằm vào các công dân nước khác đang gia tăng.
Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành trấn áp các vụ lừa đảo công dân từ Campuchia. Cụ thể, vào năm 2019, họ đã thiết lập một văn phòng thực thi chung với các cơ quan chức năng Campuchia tại thủ đô Phnom Penh. Năm ngoái, hơn 610 công dân Trung Quốc được cho là bị lừa đảo qua mạng đã được hồi hương. Tuy nhiên, các mạng lưới này vẫn phát triển mạnh mẽ và đang mở rộng hoạt động của chúng sang Myanmar, Dubai...
Một trò lừa đảo phổ biến khác còn được gọi là “kế hoạch mổ lợn”. Kẻ lừa đảo đóng giả là một người hấp dẫn và thành công để phát triển một mối quan hệ yêu đương qua mạng trước khi "giết thịt" nạn nhân. Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ dụ dỗ nạn nhân trả tiền cho các âm mưu liên quan đến tiền điện tử, cổ phiếu và các loại tài sản khác.
Theo Tổ chức Chống Lừa đảo Toàn cầu (GASO), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 6/2021 bởi một phụ nữ Singapore sau khi cô trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo này, những trò lừa đảo như vậy thường nhắm vào người thất tình và đang trở thành hiện tượng phổ biến trên khắp thế giới.
Ủy ban Thương mại Liên bang (Mỹ) cho biết, kể từ khi đại dịch bắt đầu, lừa đảo trực tuyến đã bùng nổ. Năm 2021, báo cáo từ các nạn nhân cho thấy số tiền bị lừa lên đến 547 triệu USD, tăng gần 80% so với năm 2020.
Ở Sihanoukville, đám trẻ nhanh chóng biết rằng rằng chúng phải chạy trốn. Với hy vọng thoát nạn, chúng đã liên lạc với gia đình. Ming đã chuyển đổi giữa hai tài khoản WeChat để có thể che giấu việc này với những kẻ bắt giữ mình. Tuy nhiên, không một người thân nào của đám trẻ có động thái gì về việc đưa con mình thoát ra khỏi nơi đó.
Sau khoảng 1 tuần, cuối cùng Ming cũng tìm được người giúp đỡ. Theo gợi ý của một người bạn cũng bị giam giữ, cô đã liên hệ với Chen Baorong, một doanh nhân ở Phnom Penh và là người tổ chức Đội Từ thiện Trung Quốc - Campuchia - nhóm tình nguyện viên giải cứu nạn nhân buôn người.
Chen - người sáng lập Đội Từ thiện đã trấn an đám trẻ và nói với chúng rằng hãy đề nghị cha mẹ báo cáo tình hình của chúng cho cảnh sát địa phương. Thông qua các mối quan hệ của mình, Chen đã liên lạc được với kẻ bắt giữ. Ban đầu hắn ta yêu cầu trả tiền chuộc, nhưng sau đó đồng ý thả bọn trẻ với điều kiện chúng phải xóa mọi thứ liên quan đến công ty khỏi điện thoại của mình.
Chúng được gửi đến khách sạn Changcheng ở Phnom Penh, một ngôi nhà an toàn cho các nạn nhân bị buôn bán do Li Jie, một thành viên của Đội Từ thiện làm chủ. Một phần do hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch, phải mất vài tháng sau đám trẻ mới có thể về nhà. Chen đã giúp chúng xin được giấy phép chính thức tại Đại sứ quán Trung Quốc trong trường hợp chúng không có hộ chiếu và thị thực. Và đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã giúp thu xếp hành trình trở về của các em. (Trung Quốc và Campuchia không có chung đường biên giới.)
Yun và các bạn là những người may mắn. Một nạn nhân khác, 17 tuổi, từng là thợ xăm ở Trung Quốc trước khi bị dụ vào một khu nhà ở Sihanoukville.
Bọn lừa đảo đã gọi video cho mẹ cậu và quay cảnh đánh đập cậu để đòi khoản tiền chuộc hơn 500.000 nhân dân tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng) nếu muốn đưa cậu và bạn gái ra ngoài. Mặc dù gia đình đã trả tiền, nhưng cuối cùng cậu lại bị bán cho một công ty khác, trước khi được Chen giải cứu.
Theo Sixth Tone
(Còn tiếp)
Phần 2: Mối nguy đe doạ những người giải cứu
">Bên trong 'sào huyệt' của những kẻ buôn người ở Campuchia
Tamiah chuẩn bị bảo vệ luận án ngay sau khi sinh. Ảnh: CNN Quãng đường từ trường vào bệnh viện thực sự là một cuộc đua với thời gian. Người trợ sinh luôn trấn an, nhắc cô hãy thở đều thay vì cố rặn, nhưng Tamiah cảm giác như “đứa bé sắp ra rồi”. Chỉ sau 3 lần rặn, một bé trai đáng yêu đã chào đời ngay trên xe cấp cứu.
Cùng lúc đó, người thân của cô là chị Alyza Brevard-Rodriguez cũng vội vàng lái xe vào bệnh viện. Khi đến nơi, bé trai Enzo được kiểm tra sức khỏe và mọi thứ đều ổn.
Vì đã chuẩn bị kỹ lưỡng, nên chỉ 7 giờ sau khi sinh con, Tamiah đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. "Tôi nghĩ mình làm được, tất cả đều chuẩn bị sẵn rồi, chỉ cần nghỉ ngơi, tắm rửa và lấy lại tập trung" - cô chia sẻ.
Đó là một ngày đặc biệt khi Tamiah vừa sinh con vừa bảo vệ luận án tiến sĩ. Và Chủ nhật, ngày 12/5 không chỉ là Ngày của Mẹ mà còn là lễ tốt nghiệp tiến sĩ của Tamiah.
Xót xa cảnh mẹ bầu 8 tháng bê vác cả tấn hàng ở Cao Bằng
Đoạn clip ghi lại hình ảnh một thai phụ bê vác những bao tải hàng nặng đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của nhiều người.">7 tiếng sau khi sinh con, bà mẹ bảo vệ luận án tiến sĩ
Chị bắt đầu bén duyên với sản phẩm từ năm 2020 khi tận dụng những mo cau tại quê nhà. Hoài Vui cho biết, chị bắt đầu bén duyên với sản phẩm này từ năm 2020 khi tận dụng những mo cau tại quê nhà.
Sản phẩm của chị được nhiều người dùng đón nhận. Tùy thuộc vào từng loại mà chị Vui có các mức giá khác nhau. Ví như bát sẽ có giá 2.000 đồng/cái, quạt 10.000-20.000 đồng/sản phẩm…
Những sản phẩm của chị đều sử dụng 1 lần và cung cấp chủ yếu cho nhà hàng, resort, công ty thực phẩm. Mỗi tháng chị xuất xưởng khoảng 10.000-20.000 sản phẩm làm từ mo cau.
Các sản phần đều được làm từ mo cau.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Quảng Nam lần thứ 3 (TechFest Quảng Nam 2022) với chủ đề "Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - du lịch xanh nâng tầm sản phẩm xứ Quảng".
Sự kiện có sự tham gia khoảng 220 gian hàng với hơn 600 sản phẩm khởi nghiệp đến từ 10 tỉnh, thành trên toàn quốc.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết: “TechFest 2022 là hoạt động trong khuôn khổ Năm du lịch quốc gia mà Quảng Nam đăng cai với chủ đề "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh". Đây là thông điệp nhằm mong muốn sản phẩm ở Quảng Nam phải hướng đến thân thiện với môi trường, vì cộng đồng, vì hạnh phúc của nhân dân".
Công Sáng
">8X Quảng Nam làm bát đĩa mo cau, đẹp rẻ lại thân thiện môi trường
Siêu máy tính dự đoán Villarreal vs Mallorca, 3h00 ngày 21/1
Cha mẹ để con em mình ngồi ở hàng ghế trước khi tham gia giao thông là điều khá phổ biến tại Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Hiệp) “Trong gần 15.000 xe đã khảo sát, chúng tôi chỉ ghi nhận được 19 trường hợp trẻ em ngồi trong thiết bị an toàn chuyên dụng, số xe này đều ở Hà Nội và TP.HCM. Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy rằng số chủ xe này chủ yếu là những người từng công tác, học tập và làm việc tại nước ngoài – nơi có những quy định bắt buộc trẻ em nhỏ phải ngồi trong những thiết bị an toàn dành riêng”, PGS.TS Phạm Việt Cường thông tin.
Bình luận về con số trên, TS. Evelyn Murphy đến từ Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, tỷ lệ hơn 42% trẻ em Việt Nam khi đi ô tô ngồi ở hàng ghế trước là con số rất cao, bởi theo nghiên cứu thì hàng ghế sau mới là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
“Ở hàng ghế sau, nguy cơ thương tích của trẻ giảm tới 26% so với ngồi ở hàng ghế trước khi gặp tai nạn dù chưa sử dụng các thiết bị an toàn như ghế chuyên dụng cho trẻ em.”,bà Evelyn Murphy khẳng định.
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, trẻ em dưới 12 tuổi có cấu tạo cơ thể khác xa người lớn vì chiều cao, cân nặng nhỏ hơn nhiều. Trong khi đó, dây an toàn của ô tô lại chỉ thiết kế cho người trưởng thành, do vậy trẻ em cần có những thiết bị an toàn như ghế chuyên dụng, được thiết kế để giữ cố định trẻ ở tư thế ngồi hay nằm quay mặt lên trên.
“Trẻ em có phần đầu chiếm tỷ trọng lớn nên dễ bị chấn thương nặng khi gặp va chạm hoặc thậm chí phanh gấp. Sử dụng thiết bị an toàn phù hợp và lắp đặt đúng cách có thể giảm ít nhất 60% số trường hợp tử vong ở trẻ em”,chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới chia sẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam là cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. Năm 2019, tỷ lệ này là 30,6 ca tử vong trên 100.000 dân, trong khi bình quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 16,4 ca/100.000 dân, còn của thế giới là 16,6 ca/100.000 dân.
Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi tại Việt Nam. Trong đó, số lượng trẻ tử vong do tai nạn ô tô ngày càng tăng qua các năm.
Việt Nam cần có quy định nhằm bảo vệ trẻ em ngồi trên ô tô
Vào cuối năm 2021, Bộ Công an đã xây dựng dự thảo Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (tách từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành). Trong đó, tại khoản 3, Điều 8 có đề xuất: “Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô tô chở người không được ngồi cùng hàng ghế của lái xe khi tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 4 tuổi được chở bằng ghế thiết kế riêng dành cho trẻ em”. Tuy vậy, dự thảo Luật này chưa được Quốc hội thông qua.
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về đề xuất trên, song các chuyên gia đều cho rằng, cần phải có những quy định rất rõ ràng liên quan đến việc trẻ em ngồi trên ô tô vì đây là đối tượng rất dễ tổn thương, cần được bảo vệ an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông.
Trao đổi với PV VietNamNet, TS. Trần Hữu Minh - Chánh VP Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng, việc cấm trẻ em ngồi ở hàng ghế trên và bắt buộc trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi) phải có thiết bị an toàn như đề xuất của Bộ Công an là có cơ sở và đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
"Lượng ô tô tại Việt Nam tăng trưởng trên 7%/năm, đường cao tốc ngày càng nhiều, tốc độ tối đa nâng cao và đây là xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, chúng ta nên sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc áp dụng các thiết bị an toàn cho trẻ nhỏ trên xe ô tô",TS. Trần Hữu Minh nói.
Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia cũng cho hay, qua nghiên cứu, dây an toàn trên xe ô tô được thiết kế cho người trưởng thành và có tác dụng rất nhỏ đối với trẻ em. Do vậy cần thiết phải có thiết bị an toàn dành riêng cho đối tượng đặc biệt này và phải được luật hoá sớm tại Việt Nam. Từ đó các cơ quan chức năng có cơ sở để tổ chức thực thi cũng như có những bộ tiêu chuẩn, quy định cụ thể về thiết bị này.
"Một quốc gia bảo vệ được sự an toàn của trẻ em là một quốc gia có tương lai", TS. Trần Hữu Minh chia sẻ.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
">Người Việt ít quan tâm đến sự an toàn của trẻ khi đi ô tô
Nhưng cách xử lý của các đại lý Huyndai thì coi thường khách hàng. Cái kết cuối cùng là hủy hợp đồng. Tôi thiết nghĩ hợp đồng đại lý Huyndai cho khách hàng ký không khác gì tờ giấy gói xôi, vì nó chẳng có có cái điều khoản phạt nào cho việc đại lý không thực hiện đúng hợp đồng sau nhiều lần làm trò yêu cầu khách mua thêm option, tăng giá...
Thực sự tôi thích mẫu xe này, nhưng quá chán cách làm ăn của các đại lý nên tôi quyết định “chia tay”. Một sản phẩm được cung cấp bởi hệ thống đại lý không ra gì, thì dịch vụ sau bán hàng chắc chắn cũng không thể tốt hơn khi thiếu sự tôn trọng khách hàng.
Hiện tại tôi đã rút cọc và muốn tìm mua xe hãng khác, với đúng giá cũng như nhận được sự tôn trọng khách hàng nhưng chưa biết chọn xe gì. Rất mong nhận được những tư vấn, góp ý chân thành từ mọi người. Tôi xin cám ơn!.
Đọc giả Hoàng Minh Ngọc (Hà Nội)
">Nhận kết đắng vì cuồng Hyundai Tucson, tôi rút cọc nhưng chưa biết chọn xe gì?
Hình ảnh chiếc siêu xe Ferrari 23 tỷ với phần đầu nát bét khi đưa về xưởng dịch vụ Volvo Hà Nội sau tai nạn. Ảnh: NVCC "Hôm nay ngày 23/07/2022, tôi xin được trình bày sự việc như sau liên quan đến vụ tai nạn của chiếc xe Ferrari màu đỏ, số khung: ZFF79ALA1Jxxxxxxx tại khu vực Long Biên như sau:
Vào ngày 09/07/2022, tôi có nhận được tin nhắn của bạn Thuật là Cố vấn dịch vụ của Ferrari Việt Nam về việc chiếc xe trên gặp sự cố trên đường và không di chuyển được. Thuật xin phép tôi được cứu hộ chiếc xe trên về bãi đậu xe của Volvo.
Do có quen biết trước đây nên tôi đã đồng ý cho Thuật để nhờ xe và Thuật đã gửi số điện thoại của khách hàng là anh H. để tôi liên hệ. Sau khi liên hệ, tôi được biết là anh H. đã cho xe lên cứu hộ và đang trên đường mang sang bãi xe Volvo.
Đến khoảng 18h cùng ngày thì bên cứu hộ mang xe đến sân Volvo và hạ xe xuống trong tình trạng không đề nổ được, vô lăng khóa cứng.
Ngày 10/07/2022, tôi đã liên lạc lại với anh Thuật để báo cáo về việc đã nhận được xe. Anh Thuật xin thời gian để có phương án ra Hà Nội sửa chữa.
Ngày 11/07/2022, đại diện Ferrari Việt Nam có gọi điện thông báo là không thể sắp xếp người ra Hà Nội để kiểm tra được và nhờ tôi kiểm tra xem hư hỏng bộ phận nào để bên đó có phương án báo khách hàng.
Ngày 15/07, tôi đã kiểm tra và phát hiện bị đứt dây cu-roa, dẫn đến xe không thể đề nổ được. Tôi đã liên lạc và báo cáo lại tình hình cho đại diện của Ferrari. Sau đó, phía Ferrari đã đề nghị sẽ chuyển phụ tùng, dụng cụ chuyên dụng ra Hà Nội và nhờ tôi thay thế giúp.
Ngày 18/07, có anh Chí (Lê Huỳnh Chí-PV) là Tổng giám đốc (Giám đốc điều hành) của bên Ferrari Việt Nam đã mang dây cu- roa cũng như dụng cụ chuyên dụng cho tôi. Sau đó, anh Thuật có gọi điện nhờ tôi báo lại với anh H. là đã nhận được phụ tùng của Ferrari.
Tôi đã liên lạc với anh H. sau đó để thông báo và anh H. có nhờ tôi thay thêm má phanh và bugi do anh ấy tự mua. Tôi đã đồng ý thay thế với chi phí là 5 triệu đồng tiền công thay dây cua-roa, má phanh và bugi. Anh H. đã đồng ý.
Tối ngày 20/07, sau khi hết giờ làm tôi đã thay thế phụ tùng cho chiếc xe trên.
Sáng ngày 21/07, tôi đã nhờ anh Phạm Văn Doanh chạy thử kiểm tra trước khi giao xe và đã xảy ra tai nạn. Sau khi xảy ra tai nạn, tôi đã nhờ Doanh gọi cứu hộ đưa xe về bãi xe của Volvo và chờ khách hàng sang.
Tôi xin cam đoan những việc trên là hoàn toàn đúng sự thật và tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về Bản tường trình".
Người tường trình:
Đoàn Xuân Trường
Theo tìm hiểu của VietNamNet, người chỉ dẫn trực tiếp với chủ xe H. là Tr. Giám đốc bán hàng của Ferrari Việt Nam. Đây là người đã nhắn tin mời chủ xe H. tham gia chương trình dịch vụ của Ferrari hồi tháng 1/2022, là người hướng dẫn anh H. đưa xe về Volvo Hà Nội, gặp anh Trường để sửa xe và cũng là người gửi báo giá cho chủ xe.
Trong khi đó, theo tường trình trên, kỹ sư Đoàn Xuân Trường, Giám đốc Xưởng dịch vụ Volvo Hà Nội nhận việc sửa xe qua anh Thuật, cố vấn dịch vụ của Ferrari Việt Nam kết nối. Mọi giao dịch về sửa xe cũng đều được kỹ sư này báo cáo với đại diện của Ferrari Việt Nam trước khi trao đổi với chủ xe.
Các thông tin này cho thấy tính chính thống trong giao dịch sửa xe giữa anh H. và Ferrari Việt Nam. Đó là giao dịch chính thức giữa khách hàng với pháp nhân công ty chứ không phải giữa các cá nhân với nhau. Cũng vì lẽ này, chủ xe H. cho rằng, Ferrari Việt Nam và Volvo Hà Nội phải có trách nhiệm bồi thường.
Dựa trên bản tường trình trên, Volvo Hà Nội thoái thác trách nhiệm và thông báo rằng, đây là giao dịch cá nhân của ông Đoàn Xuân Trường, đồng thời, kiên quyết không ra mặt và có bất kỳ động thái nào khác với chủ xe H.
Thậm chí, khi xe bị tai nạn do nhân viên của mình cầm lái, Volvo Hà Nội đã bắt nhân viên này phải mang siêu xe ra khỏi khuôn viên xưởng dịch vụ. Kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh đã gửi siêu xe Ferrari 488 GTB bị tai nạn sang garage quen ở Long Biên rồi mới nhắn tin báo cho chủ xe H. biết.
Theo anh H, khi một giao dịch sửa xe được thực hiện công khai trong xưởng chính thức của Volvo, lại được thực hiện bởi kỹ sư có chức danh quản lý- Giám đốc xưởng dịch vụ thì rất khó nói rằng, đó là giao dịch cá nhân đơn thuần mà lãnh đạo công ty lại không nắm bắt. Trong việc này, Volvo Hà Nội vẫn phải có trách nhiệm liên đới.
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, đây không phải là chiếc xe duy nhất ngoài thương hiệu Volvo mà ông Đoàn Xuân Trường nhận sửa.
Chủ xe H cho biết, hôm 24/7, ông Lê Huỳnh Ch. Giám đốc quản lý chung tại Ferrari Việt Nam đã gọi điện cho anh để xin lỗi và hứa tìm giải pháp giải quyết. Tuy nhiên, sau 1 tuần kể từ khi có cuộc gọi này, Ferrari Việt Nam vẫn chưa có thêm hành động cụ thể nào khác.
Về trách nhiệm của các cá nhân, trái ngược với đồn đoán của dư luận, kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh và kỹ sư Đoàn Xuân Trường dường như rất bình thản trước vụ tai nạn do mình gây ra. Các mức bồi thường cụ thể cũng chưa được bàn đến.
Trả lời qua điện thoại với VietNamNet, kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh chỉ cho biết đã trao đổi về phương án giải quyết với chủ xe H. rồi cúp máy.
Sáng 21/7, tại khu vực ngõ 45, đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội, chiếc siêu xe Ferrari 488 GTB lao như bay, mất lái, tông bật cây xanh ở vỉa hè. Người lái xe là kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh của Volvo Hà Nội. Anh này lái thử siêu xe trước khi giao cho khách theo chỉ đạo của kỹ sư Đoàn Xuân Trường, Giám đốc xưởng dịch vụ.
Chủ nhân siêu xe bị tai nạn là anh H, một đại gia kín tiếng ở Hà Nội. Trước đó, theo chỉ dẫn của nhân viên Ferrari Việt Nam, chủ xe đưa xe đến xưởng dịch vụ của Volvo Hà Nội, giao cho kỹ sư T tại đây sửa chữa, thay dây cu-roa.
Gửi thông tin tới báo chí, Volvo Hà Nội cho biết: "Bắc Âu Hà Nội (đơn vị pháp nhân phân phối xe Volvo ở Hà Nội và miền Bắc) và Ferrari không có bất kỳ thỏa thuận và hợp tác nào về việc sửa chữa, bảo dưỡng xe Ferrari.
Bắc Âu Hà Nội không thực hiện việc tư vấn, báo giá, cung cấp dịch vụ, phụ tùng sửa chữa cho chiếc xe Ferrari 488 và cũng không thu nhận tiền dịch vụ từ chủ nhân của xe.
Sự việc diễn ra là quan hệ nội bộ, cá nhân giữa Ferrari nhờ hỗ trợ, chủ nhân của xe Ferrari 488 và cá nhân nhân viên của Bắc Âu Hà Nội. Trên thực tế, việc đưa xe Ferrari vào xưởng của Bắc Âu Hà Nội không có hề có biên bản giao nhận xe và chào giá dịch vụ của Bắc Âu Hà Nội."
Trong khi đó, Ferrari Việt Nam vẫn chưa có hồi âm chính thức nào về việc này.
* Năm 2017, showroom và xưởng dịch vụ chính hãng của công ty CP Ô tô Bắc Âu Hà Nội- Volvo Hà Nội đi vào hoạt động tại địa chỉ số 7-9 Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội. Đây là đại lý phân phối xe tại khu vực Hà Nội và miền Bắc của Volvo Việt Nam.
Tháng 3/2016, công ty cổ phần Ô tô Bắc Âu chính thức là nhà phân phối chính hãng của thương hiệu xe Volvo. Đây là công ty hình thành trên cơ sở hợp tác giữa Volvo Car Thuỵ Điển và công ty CP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn Savico.
* Năm 2019, Ferrari chính thức vào Việt Nam với sự ra đời của Công ty TNHH Vina ASC Automotive. Đơn vị này trực thuộc Ferrari Hàn Quốc, Ferari Hàn Quốc trực thuộc Ferrari Singapore là công ty phụ trách phân phối siêu xe tại thị trường châu Á- Thái Bình Dương.
Đại lý duy nhất của công ty tại Việt Nam là Supreme Auto. Showroom và xưởng dịch vụ được đặt tại quận 7, TP.HCM.
Bạn có góc nhìn nào về trách nhiệm của các bên trong vụ tai nạn trên? Hãy chia sẻ bài viết phân tích về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
">Hé lộ tường trình của kỹ sư liên quan đến vụ siêu xe Ferrari bị tai nạn ở Hà Nội