Giải trí

PGS.TS Phạm Đức Chính: Giữa tĩnh và động

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Giải trí   来源:Thế giới  查看:  评论:0
内容摘要:PGS. TS Phạm Đức Chính. Ảnh: Thanh Nhàn.Để đánh giá tường tận về một con người hay một sự việc,ạmĐứcxem lịch âm hôm nayxem lịch âm hôm nay、、


PGS. TS Phạm Đức Chính. Ảnh: Thanh Nhàn.

Để đánh giá tường tận về một con người hay một sự việc,ạmĐứcChínhGiữatĩnhvàđộxem lịch âm hôm nay người ta cần có độ lùi cần thiết về không gian và thời gian, đủ sức gạt bỏ những yếu tố gây “nhiễu” hoặc những ấn tượng ban đầu dễ làm hiểu sai lệch bản chất vấn đề. Với trường hợp PGS. TS Phạm Đức Chính cũng vậy, đôi khi cái nhìn của nhà nghiên cứu thế hệ sau lại vượt qua được những yếu tố nhiễu đó. Trong một cuộc trò chuyện qua mạng internet với Tia Sáng cách đây vài năm, PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng (Đại học Công nghệ TPHCM) – một “thủ lĩnh” trẻ của ngành Cơ học Việt Nam với 5 lần lọt vào top 1% các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới, không ngần ngại đánh giá: ngành Cơ học với nếp làm việc dựa trên các chuẩn mực quốc tế, tạo cơ hội và khuyến khích các nhà nghiên cứu trẻ như ngày hôm nay là nhờ có sự đóng góp rất lớn của thầy Chính. Từ những nỗ lực và kiên trì đấu tranh trong nhiều năm của thầy Chính mà những nhà nghiên cứu đi sau như anh và đồng nghiệp có thêm nhiều cố gắng để tiếp tục làm nhiều điều có ý nghĩa cho ngành.

Đấu tranh trực diện để thay đổi ngành Cơ

Mỗi khi nhắc đến cái tên Phạm Đức Chính, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành Cơ học thường nhìn nhau cười “từ hồi trước, tay ấy đã thích tranh luận, mổ xẻ để làm rõ vấn đề”. Thực ra, những thứ mà PGS. TS Phạm Đức Chính thích tranh luận đó thường chỉ gói gọn trong các vấn đề liên quan tới chuyên môn, còn những thứ là “chuyện cá nhân con người tự nhiên như để tóc dài quá tai, thi thoảng đi nhảy với bạn bè thì mình tránh, khó có thể thể làm theo yêu cầu của chi đoàn”, anh nhớ lại thời sinh viên ở Belarus vẫn bị chi đoàn phê là thiếu tinh thần đấu tranh.

Vậy có mâu thuẫn giữa một người còn bị phê “thiếu tinh thần đấu tranh” hồi sinh viên với một nhà nghiên cứu được nhiều người biết đến vì dũng cảm nói thật về những vấn đề tiêu cực của ngành mình không? PGS. TS Phạm Đức Chính trầm ngâm, “việc đấu tranh sau này thì do tình huống mang đến. Khi mình đấu tranh thì bị phản công, mà khi ở thế cưỡi lên lưng hổ thì mình phải đấu tranh tiếp, không có đường lùi nữa”.

Câu chuyện đấu tranh của PGS. TS Phạm Đức Chính bắt đầu từ những bức xúc trước chuyện tiêu cực trong khoa học Việt Nam những năm 2000, “dù hồi xưa tôi cũng nép mình lắm, chỉ nghĩ đến chuyện nghiên cứu chứ không dám nói gì đến chuyện khác. Song có nhiều chuyện ngang tai trái mắt trong Viện Cơ, ví dụ các đề tài khoa học ưu tiên giao một cách nhập nhèm cho những chủ trì không xứng đáng, phớt lờ các chuẩn mực quốc tế khách quan. Không riêng gì trong viện mà nhìn rộng ra, cả ngành Cơ còn lạc hậu và trì trệ, thậm chí, “khái niệm công bố quốc tế còn chưa phổ biến, hoặc có được đề cập đến nhưng chỉ là bề ngoài còn trên thực tế thì chả quan tâm gì”. Nguyên nhân sâu xa khiến ngành Cơ lúc đó tụt hậu so với ngành toán và lý, theo lý giải của PGS. TS Phạm Đức Chính, “ở ngành toán còn có những người như bác Hoàng Tụy cố gắng gây dựng một văn hóa học thuật nghiêm túc” trong khi “từ rất nhiều năm, trong ngành Cơ thì chẳng mấy ai quan tâm đến chuyện làm khoa học phải hướng tới chuẩn mực quốc tế. Những quan chức đầu ngành, dù là những người được đào tạo ở Tây về, nhưng lại chỉ hài lòng với tư duy bao cấp cũ, chỉ thích làm chủ nhiệm các đề tài ‘to’ thông qua hệ thống quản lý xét duyệt quan liêu nên Viện Cơ và ngành Cơ gần như không có công bố quốc tế”.

Vậy bằng cách nào anh có thể góp phần xoay chuyển tình thế? “Tôi ‘tấn công’ trực diện luôn, công khai nói về những vấn đề của ngành và cả khoa học Việt Nam nói chung ở các diễn đàn, trong đó có Tia Sáng”, anh kể. Tuy nhiên, anh vẫn luôn cho rằng, việc mình cất lên một tiếng nói là vì khó nhắm mắt làm ngơ trước cảnh những hội đồng nghiên cứu cơ bản có “những nhà quản lý lũng đoạn, né tránh tiến trình hội nhập đang diễn ra rộng khắp ở mọi lĩnh vực kinh tế xã hội Việt Nam những năm 2000. Các đề tài khoa học rởm thì nhiều còn những người làm nghiêm túc, có chất lượng khoa học thực sự lại rất ít ỏi”. 

“Tôi muốn đấu tranh để quyền lực không tập trung vào một số người trì trệ và tiêu cực, để đem lại sự trong sạch và minh bạch của khoa học Việt Nam nói chung, chứ không phải riêng chuyện nội bộ cơ quan”. (PGS. TS Phạm Đức Chính)

Trong quá trình đấu tranh chống những tiêu cực trong nghiên cứu của khoa học, PGS. TS Phạm Đức Chính cho rằng mình có ba điểm thuận lợi: Thứ nhất là người đi sau, tiếp nối những đề xướng của “các bác Hoàng Tụy ngành Toán, bác Phạm Duy Hiển ngành Lý – những nhà khoa học lão thành có uy tín ‘đã nổ những phát súng đầu tiên’ qua những bài viết đề cập đến một số mặt lạc hậu của khoa học Việt Nam trên Tia Sáng”; Thứ hai, anh không đơn độc trong cuộc đấu tranh này do “có nhiều anh em tiến bộ trong ngành Cơ và nhất là ở nhiều ngành khác họ ủng hộ mình, dù là không trực tiếp lên tiếng”; Thứ ba là những năm 2000, đất nước đã mở cửa trên tiến trình hội nhập nên xu hướng cởi mở hơn trước, “đến đội tuyển bóng đá cũng đã mời huấn luyện viên nước ngoài và sẵn sàng sa thải nếu không đạt được mục tiêu huy chương”, anh nhấn mạnh. 

Trong ba yếu tố đó, điều quan trọng nhất là PGS. TS Phạm Đức Chính được những “anh em tiến bộ” ủng hộ, đó đều là những người có uy tín về học thuật như các GS. TS Ngô Việt Trung, Lê Tuấn Hoa, Nguyễn Đông Yên, Phùng Hồ Hải, Hoàng Xuân Phú (Viện Toán), Hoàng Ngọc Long, PGS. TS Nguyễn Bá Ân, Trần Minh Tiến, Nguyễn Hồng Quang (Viện Vật lý), Nguyễn Ngọc Châu (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật)…, vì “họ cũng bức xúc vì những chuyện tiêu cực đó” nên “khi tôi nói thì mọi người nói rất ủng hộ, đặc biệt sự khuyến khích của các bác Hoàng Tụy và Phạm Duy Hiển đã cổ vũ chúng tôi rất nhiều”.

Để có được tiếng nói sắc bén và vạch ra những tồn tại của ngành cơ nói riêng cũng như trong quản lý khoa học cơ bản nói chung, PGS. TS Phạm Đức Chính đã phải dành rất nhiều thời gian tới các Viện Toán, Viện Lý gặp gỡ bàn thảo với các đồng nghiệp nhằm đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng bởi theo quan điểm của anh, viết bài phản biện trên Tia Sáng “phải nêu được phương án giải quyết, chứ chỉ vạch ra cái xấu thì để làm gì, họ lại bảo mình bất mãn. Điều quan trọng là phải xử lý [vấn đề] như thế nào, cái nào hợp với hoàn cảnh Việt Nam, không cứ nguyên mẫu Tây bê nguyên xi vào là ổn”. 

PGS. TS Phạm Đức Chính được mời tham gia viết bộ sách “Bách khoa toàn thư về mài mòn, ma sát và bôi trơn” (Springer, New York, 2013). Ảnh: Springer Link

Là một người làm nghiên cứu nên anh có một cách định lượng rất riêng về ảnh hưởng của việc đấu tranh, “thời kỳ 2008-2010, số lượng bài báo khoa học tôi viết ít hẳn đi so với thời gian trước và sau đó (3 năm chỉ công bố 4 bài ISI) vì mất rất nhiều thời giờ vào việc ấy, tốn thời gian kinh khủng”. 

Dẫu cho rằng ở Viện Cơ hồi đó không có ai cản trở anh trong công việc nhưng không hẳn PGS. TS Phạm Đức Chính có thể làm bất cứ việc gì mình muốn. Đôi khi, khách đến Viện gặp anh cũng bị "tra khảo" dò xét, và những nội tình trong viện khiến anh có lần gửi email tới các nhà khoa học tiến bộ, trong đó có cả Tia Sáng, chia sẻ nỗi niềm: “Trong viện, người ta cho rằng tôi chơi nổi, muốn đạp đổ mọi chuyện…” Đỉnh điểm của chuyện chống tiêu cực là năm 2008, một cuộc họp Hội đồng Khoa học Viện Cơ diễn ra với nội dung duy nhất: mười mấy người lần lượt đứng lên phê phán anh - một thành viên của Hội đồng, là người muốn phá tung hệ thống và có những hành động, lời nói bất mãn làm mất uy tín lãnh đạo và cơ quan. Năm đó, PGS. TS Phạm Đức Chính mất danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Sau khi Quỹ NAFOSTED ra đời, một số thành viên Hội đồng đã từng phê phán anh kịch liệt đã tới bắt tay, “chúc mừng thành công - thỏa mãn nhé, muốn gì được nấy”.

Tuy nhiên, anh không lấy điều đó làm phiền, vì quan trọng nhất là đã bảo vệ được quan điểm của mình, “tôi muốn đấu tranh để quyền lực không tập trung vào một số người trì trệ và tiêu cực, để đem lại sự trong sạch và minh bạch của khoa học Việt Nam nói chung, chứ không phải riêng chuyện nội bộ cơ quan” như lời anh phản bác trong phiên họp đó. Và dù chuyện gì xảy ra, đông đảo anh em làm khoa học trong Viện Cơ vẫn tín nhiệm anh, “dù bị phê phán kịch liệt như thế thì tôi vẫn luôn được bầu vào Hội đồng Khoa học viện với số phiếu cao. Nếu tôi là người cá nhân, vụ lợi thì đừng có hòng”, anh nói. 

Rút cục, đấu tranh của những nhà khoa học tiến bộ, trong đó có tiếng nói của PGS. TS Phạm Đức Chính, cũng đi đến thắng lợi: năm 2009, những đổi mới trong quản lý khoa học đã dẫn đến sự ra đời của Quỹ NAFOSTED – một mô hình tài trợ cho các đề tài khoa học cơ bản theo cơ chế quỹ với những tiêu chí công bằng và minh bạch. “Mọi chuyện tốt dần lên, cái xấu bị giảm thiểu và không thể lấn át cái tốt được nữa”, anh kết luận.

Tĩnh tâm làm nghiên cứu

Câu chuyện làm nghiên cứu của PGS. TS Phạm Đức Chính dường như dao động quanh hai thái cực, một bên là động với những nhiệt tình đấu tranh chống tiêu cực trong khoa học, một bên là tĩnh với những tập trung nghiên cứu về lý thuyết. Anh giải thích: “Tôi thấy trên thế giới có những nhà khoa học thích ngồi một chỗ làm việc. Tôi cũng là một kiểu như thế, mà người làm lý thuyết nói chung hay thích như thế”.
Do cái thích riêng biệt này mà không như nhiều đồng nghiệp khác, PGS. TS Phạm Đức Chính ít đi công tác nước ngoài dài hạn, ngoại trừ hai chuyến đi dưới một năm theo học bổng Humboldt (Aachen, Đức) vào năm 1999 và Fullbright (Princeton, Mỹ) năm 2002. Cả hai chuyến đi đều để lại dấu ấn đậm nét trong con đường nghiên cứu của PGS. TS Phạm Đức Chính: chuyến đi Đức tập trung vào hướng thích nghi và hỏng dẻo kết cấu chịu lực, chuyến còn lại là về cơ học vi mô và đồng nhất hóa vật liệu – đều là những vấn đề đã được đặt ra từ thế kỷ trước. “Tôi không thấy người khác cùng lúc làm theo hai hướng nghiên cứu khác nhau đó nhưng tôi thấy, theo đuổi nó cũng có cái hay là thỉnh thoảng có thể nhảy sang làm cái này rồi lại sang cái kia, không khi nào thấy nhàm chán cả”, anh nói. 

Sống trong thời đại của cơ học tính toán, khi những bài toán kỹ thuật với kích cỡ hàng ki lô mét đến nano mét đều có thể diễn tả bằng các mô hình số trên máy tính thì việc một nhà nghiên cứu theo đuổi các vấn đề lý thuyết cổ điển có lạc hậu? Anh giải thích, “việc tôi chọn ‘chiến đấu’ với các vấn đề cổ điển đã được bàn thảo rộng rãi là vì nó là vấn đề mang tính nền tảng và cũng là thế mạnh của mình. Để tiếp cận những vấn đề thời sự như cơ học nano (lý thuyết còn rất thô), mình cần được tham gia vào các thực nghiệm công nghệ như các đồng nghiệp quốc tế. Ở Việt Nam thì rất khó vươn lên tuyến đầu”. Với một số đồng nghiệp, giải bài toán là điều quan trọng nhất nhưng với anh, việc xây dựng mô hình lý thuyết thú vị nhất, bởi “phải xây dựng được phương trình phản ánh vấn đề thực tế và biến nó thành bài toán tổng quát, không phải cho chỉ một vật liệu cụ thể mà những vật liệu trên một diện rộng, xây dựng những giả thuyết mà người khác có thể thấy là nó đủ rộng và đủ tin cậy”. 

Việc kiên trì theo đuổi các vấn đề lý thuyết, đặc biệt lý thuyết thích nghi và hỏng dẻo kết cấu chịu lực – vốn đem lại cho PGS. TS Phạm Đức Chính hơn 1/4 trong tổng số hơn 100 bài công bố quốc tế ISI (hầu hết được thực hiện độc lập từ VN), trong số đó là một đề cử giúp anh giành giải thưởng Tạ Quang Bửu 2019 (đề cử đầu tiên năm 2014 là nghiên cứu về đa tinh thể hỗn độn - trên hướng cơ học vi mô và đồng nhất hóa vật liệu), đã đem lại cho anh một uy tín nhất định trên diễn đàn quốc tế: được mời viết chương-bài về hướng nghiên cứu này cho các bộ sách “Bách khoa toàn thư về mài mòn, ma sát và bôi trơn” (Springer, New York, 2013), và “Bách khoa toàn thư về cơ học môi trường liên tục” (Springer, Berlin, Heidelberg, sẽ xuất bản trong thời gian tới). 

Để có được những điều đó, thật không phải là điều dễ dàng. Nhớ lại quãng thời gian bắt đầu làm nghiên cứu, PGS. TS Phạm Đức Chính kể: “Thời gian đầu tôi gửi bài toàn bị từ chối với lời bình là có ý tưởng nhưng thiếu thông tin về những kết quả đã có trong lĩnh vực, tiếng Anh thì kém. Đến 5, 6 bài bị trả lại như vậy”. Thật khó hình dung tình thế của một nhà nghiên cứu vào thời điểm đó cứ mò mẫm viết bài, ngày nghỉ đến viện để mượn máy chữ gõ, công thức ghi bằng tay và mỗi lần gửi bài đi mất hàng trăm nghìn tiền cước. “Thời gian đầu, tôi cũng phải dùng đến lương. Sau thì có tiền từ đề tài nghiên cứu cơ bản, người ta dùng để tiêu pha còn tôi dồn vào việc gửi bài. Cũng may giai đoạn đó tôi chưa lập gia đình, nếu không cũng khó”, anh kể. Có lần, anh tập hợp hóa đơn kinh phí gửi bài trong một năm, “tính đến cả triệu” và gửi lãnh đạo Viện đề nghị hỗ trợ thì bị gạt đi, “nếu hồi đó mình tinh ý ghi tên lãnh đạo vào bài báo của mình thì có thể cũng được duyệt đấy nhưng tôi không làm điều đó. Cái vất vả của tôi nó cứ dài dài như thế”, anh nói hài hước về gian nan làm nghiên cứu của mình. 

Bất luận hoàn cảnh thế nào thì niềm say mê làm nghiên cứu với anh không thay đổi. Gương mặt anh sáng lên khi nói về lý thuyết thích nghi và hỏng dẻo kết cấu chịu lực, hướng nghiên cứu mà mình đã có công bố từ những năm 1990. Được khởi xướng từ thế kỷ trước, lý thuyết thích nghi sau được phát triển cho các vật liệu phức tạp hơn với mô hình đàn dẻo tái bền giới hạn. Sau chuyến đi Đức, anh tập trung vào vật liệu đàn dẻo tái bền chứ không phải vật liệu đàn dẻo lý tưởng vì “các quy luật dẻo tái bền phi tuyến của các vật liệu thực, vốn phụ thuộc vật liệu cụ thể, nói chung là không xác định duy nhất và thường phụ thuộc vào đường đặt tải”, anh giải thích.

Những bài toán về vật liệu đàn dẻo tái bền hết sức phức tạp. Theo PGS. TS Phạm Đức Chính, “lý thuyết thích nghi phải dành cho những vật liệu đàn dẻo tái bền mới phản ánh đúng các vật liệu thực, kết cấu thực, chứ còn lý thuyết thích nghi cổ điển trên vật liệu đàn dẻo lý tưởng bị hạn chế rất nhiều”. Trong vật liệu đàn dẻo tái bền, quan hệ biến dạng - ứng suất là phi tuyến, phụ thuộc đường đặt tải, không duy nhất, “không thực nghiệm nào mô tả được hết tất cả các đường ấy cả. Trong không gian tải trọng đa chiều, anh đề cập đến việc khó đưa ra được một lý thuyết thích nghi theo tinh thần kinh điển không phụ thuộc đường đặt tải đối với một vật liệu chứa đựng nhiều yếu tố không xác định.

Với dân Cơ học, khó không có nghĩa là không làm được. PGS. TS Phạm Đức Chính cho rằng, cần phải xây dựng thêm một số giả thiết cho vật liệu đàn dẻo tái bền, đặt để nó thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định theo cảm nhận vật lý của mình. Suy nghĩ như vậy nhưng cũng phải mất nhiều năm, từ năm 2001 khi bắt đầu quan tâm đến lý thuyết này, trải qua quá trình nghiên cứu hoàn chỉnh lý thuyết thích nghi cổ điển cho vật liệu đàn dẻo lý tưởng đến việc bổ sung và xây dựng đủ các giả thiết vào năm 2017: 1. Hao tán dẻo tối đa (vốn gắn liền với các tên tuổi ngành Cơ thế kỷ 20 như Hill, Drucker, Prager); 2. Hysteresis dương trong không gian đa chiều (được xây dựng trong một bài báo đăng năm 2008 của anh); 3. Tái bền ổn định mạnh; 4. Bauschinger đa chiều. Trong đó, bài báo giúp anh nhận giải Tạ Quang Bửu 2019 đã bổ sung 2 giả thiết cuối cùng. “Xuất phát từ việc có một số vấn đề mâu thuẫn không giải thích được xảy ra khi nhiều khoa học áp dụng lý thuyết cho bài toán cụ thể, tôi đã xây dựng thêm 2 giả thiết mới để giải quyết những mâu thuẫn đó”, PGS. TS Phạm Đức Chính nói. Với các giả thiết này, chỉ cần cho trước biên của vùng lực tác động, bất kể quy luật tái bền dẻo như thế nào, người ta vẫn có thể trả lời được câu hỏi kết cấu có bị hỏng dẻo (mất khả năng chịu lực) hay không. Anh nhận xét: “Mọi người chấp nhận giả thiết của tôi vì nó tương đối phản ánh đúng thực nghiệm”.

Có công bố xuất sắc nhưng PGS. TS Phạm Đức Chính cho rằng, “mình làm tốt việc của mình thôi, không có ý định tham gia giải thưởng Tạ Quang Bửu lần hai”. Ý nghĩ này của anh khiến Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu suýt mất cơ hội xét giải cho một công trình tốt. Chỉ gần một tuần trước khi “khóa sổ”, anh mới quyết định lập hồ sơ, sau khi được Hội đồng khoa học ngành Cơ (NAFOSTED) chủ động khuyến nghị anh đăng ký. “Anh Chính là một nhà khoa học đích thực, ngại nói về mình, nói về công trình của mình, vì thế ngay cả hồ sơ đề cử giải thưởng cũng không cố giải thích một cách tường tận mà chỉ trình bày vấn đề rất ngắn gọn”, TS. Phạm Đình Nguyên - Phó giám đốc NAFOSTED, đề cập đến “trường hợp đặc biệt” này của giải thưởng năm nay. 

***
Có lẽ bắt đầu con đường làm khoa học của mình, PGS. TS Phạm Đức Chính chưa khi nào nghĩ, “một nghiên cứu viên như mình lại có thể phá bỏ những ‘lô cốt’ bền vững” (cách anh gọi những hội đồng xét duyệt nghiên cứu cơ bản kiểu cũ) trong khi đang phải dồn sức vượt khó trong chuyên môn. Rút cục thành công cũng đến với anh, dù chật vật và trầy trật. Bây giờ, mọi thứ với anh đều rõ ràng và giản dị: tập trung vào làm những thứ mình thật sự thích, và hơn nữa, không quên đấu tranh làm trong sạch môi trường nghiên cứu ngành Cơ, khi một số điều “ngang tai chướng mắt” và một số vấn đề mới phát sinh còn chưa được giải quyết. 

Theo tiasang.com.vn

Trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 cho 3 nhà khoa học xuất sắc

Trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 cho 3 nhà khoa học xuất sắc

Ngày 18/5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 cho 3 nhà khoa học có kết quả nghiên cứu xuất sắc.

copyright © 2025 powered by NEWS   sitemap