Làng nghề hơn 400 năm tuổi
Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 30 km,ínhiệutíchcựctừcáckhóahọcnghềmâytređanởChươngMỹpháp luật hình sự làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) được biết đến là một làng nghề lâu đời của Hà Nội.
Trước xu hướng phát triển của thị trường, những nghệ nhân của làng nghề Phú Vinh đã và đang có nhiều giải pháp và cách làm để tạo ra những mẫu mã sản phẩm mới, đa dạng, phong phú.
Nghề mây tre đan có tuổi đời hàng trăm năm tại Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Lao động của làng nghề chủ yếu là những người đang trong độ chín của tuổi lao động. Mặc dù có tay nghề, có kinh nghiệm nhưng lại thiếu vắng kỹ năng mới nên các sản phẩm vẫn thô mộc, chưa hấp dẫn yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Để duy trì và phát triển nghề cổ truyền, và cũng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, xã Phú Nghĩa đã tập trung triển khai tích cực đào tạo nghề cho lao động phổ thông và nâng cao tay nghề cho những người thợ có nhu cầu.
Nhiều lớp học đã được tổ chức từ nguồn vốn khuyến công , từ các chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo, Xây dựng nông thôn mới, Đề án 1956...
Hiệu ứng tích cực từ các lớp dạy nghề ngắn hạn
Các nghệ nhân làng mây tre đan Phú Vinh trăn trở làm sao để thu hút giới trẻ ham học nghề, gắn bó với nghề. Những năm qua, họ đã thử nhiều cách đẻ để nghề mây tre đan cổ truyền không những không bị mai một mà còn trở thành một sản phẩm góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương.
Trước những băn khoăn đó, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh đã tự thành lập Trung tâm dạy nghề Mây tre đan Phú Vinh, ngoài chủ động tìm học viên, Trung tâm còn hỗ trợ địa phương triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan tới đào tạo nghề.
Mỗi năm, cơ sở sản xuất phối hợp với chính quyền và chương trình khuyến công tổ chức được từ 3 - 5 lớp dạy nghề cho người lao động, mỗi lớp có từ 35 - 50 học viên.
Hơn 10 năm qua, kể từ khi thành lập, trung tâm đã đào tạo miễn phí cho gần 5.000 lao động ở Hà Nội và các địa phương khác, trong đó có hơn 1.000 người khuyết tật…
Không chỉ dạy các kỹ năng cơ bản, cơ sở còn có các lớp nâng cao, nhằm trang bị cho học viên kiến thức lý thuyết, nâng cao kỹ năng thực hành, khả năng sáng tác sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm.
Sau khi tham dự các lớp đào tạo theo chương trình khuyến công, hầu hết các học viên đều nắm chắc kỹ thuật. Kết quả thực tế, nhiều học viên đã đứng ra lập các cơ sở sản xuất của riêng mình, hoặc chủ động nhận gia công một số công đoạn của sản phẩm tại nhà cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.
Thời gian gần đây, ông Nguyễn Văn Trung đã chuyển việc điều hành sản xuất kinh doanh sang cho con trai để dành nhiều thời gian, tâm huyết cho việc đào tạo nghề cho lớp trẻ và sáng tác mẫu mã mới.
Trung bình mỗi năm, Trung tâm dạy nghề tư thục Phú vinh đã tổ chức từ 10 - 15 lớp, với trên dưới 400 học viên.
Đứng trước nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác đào tạo nghề cho lớp trẻ, nâng cao tay nghề là vấn đề tiên quyết ở Phú Vinh.
Nhờ học các lớp đào tạo, người dân Phú Vinh có thêm công việc. Từ đây, họ có thể tự mình sáng tạo các sản phẩm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sau 10 năm, Nam Định dạy nghề cho hơn 54.000 lao động nông thôn
- Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nam Định, từ năm 2010 đến tháng 10/2019, toàn tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho 54.219 lao động nông thôn.