NEWS

Năm 1900 - 1910: Mercedes-Simplex (117 km/h)Mercedes-Simplex,ữngchiếcxenhanhnhấttronglịchsửxehơal ital ittihad đấu với al-nassral ittihad đấu với al-nassr、、

Những chiếc xe nhanh nhất trong lịch sử xe hơi

Năm 1900 - 1910: Mercedes-Simplex (117 km/h)

{ keywords}
Mercedes-Simplex,ữngchiếcxenhanhnhấttronglịchsửxehơal ittihad đấu với al-nassr một trong những chiếc xe sang đầu tiên của Mercedes. Ảnh: Daimler

Ban đầu, khi mới xuất hiện trên thị trường, động cơ đốt trong không hề mạnh mẽ và bền bỉ như ngày nay. Thậm chí, công suất của nó còn yếu hơn cả động cơ hơi nước.

Chính vì lý do này, chiếc xe nhanh nhất thế giới trong những năm 1890 là chiếc Steamer dùng động cơ hơi nước của hãng Stanley ở Massachusetts, với tốc độ tối đa khoảng 56 km/h.

Nhưng động cơ đốt trong đã phát triển rất nhanh chóng và làm thay đổi lịch sử xe hơi.

Vào năm 1903, chiếc Mercedes-Simplex hạng sang, trang bị động cơ đốt trong, 4 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 9293 cc, tạo ra công suất 60 mã lực, đã đạt được tốc độ tối đa lên tới 117 km/h, nhanh nhất tại thời điểm đó.

Năm 1910 - 1920: Austro-Daimler Prince Henry (136 km/h)

{ keywords}
Chiếc xe là sản phẩm của Ferdinand Porsche. Ảnh: Brian Snelson

Chiếc xe đến từ nước Áo sở hữu loại động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 5714cc, sản sinh công suất 95 mã lực. Đây cũng là sản phẩm thiết kế của nhà sản xuất Ferdinand Porsche danh tiếng, người sáng lập ra hãng xe Porsche ngày nay.

Năm 1920 - 1930: Duesenberg Model J (191 km/h)

{ keywords}
Model J được trang bị nhiều công nghệ hiện đại. Ảnh: Chris J Moffett

Chiếc Model J sở hữu động cơ 8 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 6900 cc, sản sinh công suất lên tới 265 mã lực.

Ngoài ra, Model J còn được trang bị nhiều tính năng công nghệ hiện đại vào thời điểm đó như bộ ly hợp 2 đĩa, máy bơm nhiên liệu cơ-điện, phanh thủy lực. Chỉ có 430 chiếc Model J được xuất xưởng trên thế giới.

Năm 1930 - 1940: Duesenberg Model SJ (225 km/h)

{ keywords}
Chỉ có 36 chiếc Model SJ được sản xuất. Ảnh: Dennis Elzinga.

Hãng xe Duesenberg tiếp tục giữ ngôi vị quán quân tốc độ trong thập kỷ tiếp theo với chiếc Model SJ.

Được trang bị động cơ tăng áp công suất 320 mã lực, Model SJ dễ dàng đạt vận tốc 167 km/h khi mới sang số 2 trước khi đạt vận tốc tối đa 225 km/h.

Tuy nhiên, Fred Duesenberg, ông chủ của hãng xe đã không may qua đời vì tai nạn ô tô chỉ 2 tháng sau khi chiếc SJ được ra mắt. Sự ra đi của người sáng lập đã kéo theo công ty Duesenberg sụp đổ vào năm 1937.

Năm 1940 - 1950: Jaguar XK 120 (215 km/h)

{ keywords}
Jaguar XK 120, ngôi sao triển lãm ô tô London 1948. Ảnh: Autocar

Xuất hiện lần đầu vào năm 1948 tại triển lãm ô tô London, chiếc Jaguar XK 120 đánh dấu sự tái xuất của hãng Jaguar sau chiến tranh.

Jaguar XK 120 được trang bị động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 3441cc, công suất 162 mã lựcđã giúp chiếc xe đạt kỷ lục vân tốc 225 km/h tại Ostend vào năm 1949.

Với mức giá bán phải chăng, hãng Jaguar đã bán được hơn 12.000 chiếc Jaguar XK 120 tất cả.

Năm 1950 - 1960: Mercedes-Benz 300SL (246 km/h)

{ keywords}
Cửa xe dạng cánh chim mòng biển là điểm nổi bật nhất của 300SL. Ảnh: Autocar

Sở hữu vẻ ngoài bắt mắt, cánh cửa xe được mô phỏng theo kiểu dáng của cánh chim mòng biển, chiếc Mercedes-Benz 300SL được các ngôi sao điện ảnh thời đó rất yêu thích.

Sau thời kỳ Hậu Thế chiến II đầy khó khăn đối với nước Đức, 300SL đã trở thành biểu tượng cho sự phục hồi của quốc gia này.

Tuy nhiên, chiếc xe cũng là lời nhắc nhở của người Đức về quá khứ cay đắng, 300SL được trang bị động cơ 6 xi-lanh thẳng, dung tích 2996cc, công suất 215 mã lực có chung nguồn gốc với động cơ Daimler-Benz V12 từng được trang bị trên máy bay chiến đấu Messerschmitt Bf109 trong Thế chiến II.

Năm 1960 - 1970: Lamborghini Miura (280 km/h)

{ keywords}
kiểu dáng của Lamborghini Miura vẫn còn được các hãng xe thể thao ngày nay học hỏi.

Xuất hiện lần đầu vào năm 1966, thiết kế của chiếc Lamborghini Miura là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xe hơi thời điểm đó. Thậm chí 50 năm sau, kiểu dáng của Lamborghini Miura vẫn còn được các hãng xe thể thao ngày nay học hỏi.

Với kiểu dáng khí động học đặc biệt, Lamborghini Miura không bị lật lên khi chạy với tốc độ cao.

Sức mạnh của chiếc siêu xe này đến từ động cơ V12 trung tâm, sản sinh công suất lên tới 350 mã lực.

Năm 1970 - 1980: Ferrari 512 Berlinetta Boxer (303 km/h)

{ keywords}
Ferrari 512 Berlinetta Boxer của Ferrari. Ảnh: Autocar

Sự thành công của chiếc Lamborghini Miura đã khiến cho hãng xe đối thủ Ferrari phải sốt ruột. Năm 1976, chiếc Ferrari 512 ra đời, với trang bị động cơ 12 xi-lanh phẳng (động cơ Boxer), dung tích 4943cc, sản sinh công suất 340 mã lực.

Năm 1980 - 1990: Ferrari F40 (325 km/h)

{ keywords}
Ferrari F40 sản phẩm cuối cùng của Enzo Ferrari. Ảnh: Autocar

Chiếc F40 được sản xuất nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 40 của hãng Ferrari. Là chiếc xe cuối cùng do Enzo Ferrari chế tạo. Ferrari F40 là chiếc xe đắt nhất, nhanh nhất, mạnh nhất vào thời điểm đó.

Với động cơ V8 tăng áp kép, dung tích 2936 cc, công suất 478 mã lực, chiếc F40 có thể đạt tới vận tốc kỷ lục 325 km/h.

Năm 1990 - 2000: McLaren F1 (386 km/h)

{ keywords}
McLaren F1 là siêu xe có bộ khung sợi carbon đầu tiên. Ảnh: Autocar

Với mức ra bán 689.000 USD tại thời điểm ra mắt, chiếc McLaren F1 là siêu xe đầu tiên trên thế giới được trang bị bộ khung sợi carbon liền khối.

Ngoài trọng lượng nhẹ, McLaren F1 cũng được trang bị động cơ khủng V12 dung tích 6064 cc, công suất 627 mã lực được nhập từ BMW.

Năm 2000 - 2009: Shelby Ultimate Aero TT (414 km/h)

{ keywords}
Shelby Ultimate Aero TT, siêu xe nhưng không có phanh ABS. Ảnh: Autocar

Kể từ khi công ty Duesenberg của Mỹ sụp đổ, ngôi vương tốc độ thường bị các công ty châu Âu độc chiếm. Mãi cho đến khi chiếc Shelby Ultimate Aero TT xuất hiện, trật tự này mới được thay đổi.

Shelby Ultimate Aero TT được trang bị động cơ V8 tăng áp kép, dung tích 6.345cc, sản sinh công suất lên tới 1200 mã lực. Tuy nhiên, những ai muốn lái chiếc xe này phải hết sức cẩn thận vì nó không được trang bị phanh ABS hay tính năng kiểm soát độ bám đường.

Năm 2010 - 2020: Bugatti Chiron (491 km/h)

{ keywords}
Bugatti Chiron đang giữ ngôi vương tốc độ ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Bugatti

Từ năm 2010 trở đi là kỷ nguyên của Bugatti, hãng xe Pháp đã độc chiếm ngôi vị đầu bảng về tốc độ với 2 model Bugatti Veyron và Bugatti Chiron.

Vào năm 2017, tưởng chừng như thế giới xe chứng kiến sự lật đổ khi chiếc Koenigsegg Agera RS ra đời. Với động cơ công suất 1378 mã lực, Agera RS  có thể đạt vận tốc 447 km/h và tạm giữ vị trí số 1 về vận tốc trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, Bugatti đã không cho phép Koenigsegg được vui sướng quá lâu. Chiếc Bugatti Chiron phiên bản nâng cấp đã đạt được vận tốc 491 km/h vào tháng 8 năm 2019 tại đường đua VW’s Ehra-Lessien.

Tốc độ của Bugatti Chiron thậm chí có thể sánh ngang với những chiếc máy bay trực thăng nhanh nhất thế giới.

Ngân Vũ (Theo Autocar)

Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, chia sẻ bài viết tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những chiếc xe châu Âu đẹp nhất thập kỷ

Những chiếc xe châu Âu đẹp nhất thập kỷ

Những chiếc ô tô đến từ các hãng sản xuất xe châu Âu luôn có ưu điểm về ngoại thật bắt mắt. Dưới đây alf những mẫu xe đẹp nhất trong 10 năm qua.  

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap