您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Pep Guardiola nói gì Liverpool 1
NEWS2025-01-24 19:26:33【Thể thao】5人已围观
简介Cú đúp của Gundogan cùng các pha lập công của Raheem Sterling và Phil Foden,óigìkết quả bóng đá mới kết quả bóng đá mới nhấtkết quả bóng đá mới nhất、、
Cú đúp của Gundogan cùng các pha lập công của Raheem Sterling và Phil Foden,óigìkết quả bóng đá mới nhất Man City đã có chiến thắng giòn giã 4-1, sát muối vào các nhà ĐKVĐ Liverpool.
Man City thăng hoa ở Anfield đêm qua |
Thắng lợi đưa Man City tiến bước dài đến việc soán ngôi của Quỷ đỏ vùng Merseyside, những người dù vẫn ở vị trí thứ 4 nhưng kém thầy trò Pep Guardiola đến 10 điểm và đã đá nhiều hơn 1 trận.
Trong khi đó, MU xếp phía sau nhưng cũng ít hơn Man City tới 5 điểm và cũng đã chơi nhiều hơn 1 trận.
Pep Guardiola phấn khởi sau trận: “Chúng tôi đã chơi theo cách mà bạn phải chịu đựng ở đây. Anfield luôn ấn tượng, nhưng có người hâm mộ thì còn hơn thế nữa. Hi vọng lần sau chúng tôi có thể thắng ở đây với người hâm mộ trên khán đài.
Đây là chiến thắng to lớn dành cho Man City. Ba điểm vào cuối trận nhưng tôi tính đến thực tế là chúng tôi đã thắng sau khi đá hỏng quả phạt đền và để thủng lưới, rồi cách chúng tôi phản ứng… Điều đó tạo ra sự khác biệt.
Chúng tôi đã bắt đầu thực sự tốt. Man City không thể chơi như Liverpool chơi. Chúng tôi phải chơi với nhịp độ chậm.
Nụ cười hạnh phúc của Pep Guardiola |
Hiệp 2 chúng tôi đã điều chỉnh lối chơi của mình và chất lượng của các cầu thủ đã làm phần còn lại.
Đây là một chiến thắng quan trọng cho Man City nhưng hiện mới là tháng 2. Tất nhiên, khoảng đến so với đội thứ 5 là rất lớn (11 điểm) và điều đó có nghĩa là Champions League mùa tới là quan trọng. Nhưng 10 chiến thắng liên tiếp (ở Premier League) trong giai đoạn này là một điều gì đó đặc biệt.
Hôm nay là lúc để nói về điều này nhưng ngày mai chúng tôi sẽ hướng đến trận đấu tiếp theo”.
Man City sẽ tiếp Tottenham của Mourinho tại Etihad vào 0h30 ngày 14/2, vòng 24 Ngoại hạng Anh.
L.H
Thắng trận thứ 3 liên tiếp, Chelsea áp sát top 4
Hai pha ghi bàn của Mount và Jorginho mang về chiến thắng kịch tính 2-1 cho Chelsea trên sân của Sheffield United, ở trận đấu muộn nhất vòng 23 Ngoại hạng Anh.
很赞哦!(38125)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Pharco vs Al Ahly, 21h00 ngày 22/1: Xây chắc ngôi đầu
- Học sinh Việt Nam giành 5 huy chương Olympic Kinh tế quốc tế 2023
- Điểm chuẩn trường đại học Tôn Đức Thắng năm 2023
- Xác minh vụ giáo viên mầm non rửa khay ăn cho trẻ cạnh bồn cầu nhà vệ sinh
- Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Persis Solo, 19h00 ngày 20/1: Thất vọng cửa dưới
- Soi kèo phạt góc Arsenal vs Nottingham, 18h30 ngày 12/8
- Trường quốc tế ngày càng hấp dẫn phụ huynh Việt
- Bayern Munich công bố bản hợp đồng mà MU, Chelsea thèm khát
- Nhận định, soi kèo Nữ Juarez vs Nữ Pumas UNAM, 5h45 ngày 21/1: Thời thế thay đổi
- Thầy giáo lên lớp cùng viên gạch và câu chuyện hóa giải nỗi sợ Toán của học sinh
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1: Khách tự tin
Ảnh: SN
Patrik Lê Giang xuất thần, TP.HCM chia điểm Thể Công ViettelThủ thành Patrik Lê Giang có trận đấu xuất sắc dưới sự chứng kiến của HLV Kim Sang Sik, CLB TP.HCM buộc Thể Công Viettel phải chia điểm ở vòng 24 Night Wolf V-League 2023/24.">Kết quả bóng đá Quảng Nam 4
Nguyễn An Thịnh (thứ hai từ trái qua) và Nguyễn Thuận Hưng (thứ ba từ trái qua) cùng bố mẹ. Đây cũng là cặp anh em đầu tiên của Việt Nam cùng giành được Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế. GS Lê Anh Vinh, Trưởng đoàn Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tếnăm 2023, cho hay Nguyễn Thuận Hưng (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú) và Nguyễn An Thịnh là cặp anh em ruột đầu tiên ở Việt Nam cùng giành Huy chương Vàng sau gần 50 năm Việt Nam tham gia IMO, kể từ năm 1974.
Cụ thể cách đây 4 năm, anh trai của Thịnh là Nguyễn Thuận Hưng cũng giành được Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 2019 tổ chức tại Anh. Dù tính cách khác nhau nhưng khả năng Toán học của hai anh em tương đồng, đặc biệt nổi trội ở mảng tổ hợp và hình học.
Vũ Ngọc Minh và Vũ Hồng Anh
Cặp đôi khác cũng quê Hải Phòng là Vũ Ngọc Minh và Vũ Hồng Anh. Đây cũng là gia đình sở hữu nhiều tấm huy chương Olympic quốc tế nhất khi Vũ Ngọc Minh (cựu học sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) từng 2 năm liền giành được Huy chương Vàng ở các kỳ Olympic Toán học quốc tế.
Cụ thể, trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2001 được tổ chức tại Mỹ, Vũ Ngọc Minh (khi đó học lớp 11) là thành viên duy nhất của đội tuyển Việt Nam giành được Huy chương Vàng.
Một năm sau đó, tại cuộc thi Olympic Toán học quốc tế năm 2002 diễn ra ở Anh, Vũ Ngọc Minh cũng là 1 trong 3 thí sinh của Việt Nam đạt được Huy chương Vàng và trở thành một trong số ít học sinh Việt Nam có 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế.
Em trai của Ngọc Minh là Vũ Hồng Anh (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú- Hải Phòng) tại cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2009 diễn ra tại Mexico cũng giành được thêm một tấm Huy chương Bạc.
Phạm Anh Tuấn và Phạm Đức Minh
Một cặp anh em nữa ở Việt Nam làm được điều tương tự là Phạm Anh Tuấn và Phạm Đức Anh (Hà Nội).
Phạm Đức Anh (lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) là 1 trong 3 học sinh của Việt Nam giành Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tếnăm 2017 và xếp thứ 21 trên tổng số 279 thí sinh của 76 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Biết tin Đức Anh giành được huy chương Vàng, anh trai Phạm Anh Tuấn không chỉ vỡ òa trong sung sướng mà còn có một cảm xúc đặc biệt. Bởi chính anh Tuấn, 9 năm trước đây cũng là một trong các thành viên của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2008 diễn ra tại Hungary. Năm đó, Tuấn giành được tấm huy chương Đồng.
“Khi biết em mình đổi được màu huy chương thì tôi cảm thấy hết sức vui mừng và hạnh phúc. Đức Anh là người rất cầu thị và ham học hỏi. Kỷ niệm mình nhớ nhất là có lần 2 anh em cùng ngồi học với nhau và tập trung đến nỗi thức quá 2h sáng và đều cùng học Hóa”, Tuấn nói.
Đây cũng là gia đình đầu tiên ở Việt Nam mà 2 anh em đều giành được huy chương tại các cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế.
Nguyễn Thế Trung và Nguyễn Trung Tú
Cặp anh em thứ 3 cũng quê Hải Phòng là Nguyễn Thế Trung và Nguyễn Trung Tú. Cả 2 anh em đều là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội và đều giành được Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế.
Cụ thể, Nguyễn Thế Trung giành được Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1995 được tổ chức tại Canada.
4 năm sau, em trai của Nguyễn Thế Trung là Nguyễn Trung Tú cũng giành được Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1999 diễn ra tại Rumani.
Ngoài ra, nếu tính trong gia đình, cậu (em ruột của mẹ) của cặp anh em này là Lê Như Dương cũng là thành viên của đội tuyển Olympic Toán học quốc tế năm 1978 tại Rumani và giành được Huy chương Đồng.
Cao Vũ Dân và Cao Vũ Nhân
Cặp anh em khác cũng quê Hải Phòng và đều cùng là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội là Cao Vũ Dân và Cao Vũ Nhân.
Cao Vũ Dân dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 2000 tổ chức tại Hàn Quốc và giành được Huy chương Bạc. 3 năm sau, em trai của Dân là Cao Vũ Nhân giành được Huy chương Vàng Olympic Vật lý Châu Á năm 2003 diễn ra tại Thái Lan.
Phạm Trần Quân và Phạm Trần Đức
Cặp đôi nữa là Phạm Trần Quân (SN 1981) và Phạm Trần Đức (SN 1985), đến từ Hà Nội và đều cùng là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1999 diễn ra tại Rumani, Phạm Trần Quân giành được Huy chương Bạc.
4 năm sau, em trai của Quân là Phạm Trần Đức giành được Huy chương Đồng tại kỳ thi Olympic Tin học quốc tế năm 2003 tổ chức tại Mỹ.
Hà Huy Minh và Hà Huy Tài
Nếu tính rộng ra cả những cặp anh em họ hàng, Hà Huy Minh và Hà Huy Tài là cặp anh em con chú con bác cùng giành được những tấm huy chương Olympic Toán quốc tế.
Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1989 diễn ra tại Đức, Hà Huy Minh (khi đó là học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội) đã giành được Huy chương Đồng.
2 năm sau, Hà Huy Tài (cũng là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng giành được Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1991 diễn ra tại Thụy Điển.
Hải Phòng thưởng 500 triệu cho nam sinh giành Huy chương Vàng Toán quốc tế
Nguyễn An Thịnh, nam sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú, giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2023 được thưởng 500 triệu đồng.">Điều thú vị ở những gia đình 2 anh em đều giành huy chương Olympic quốc tế
Ban Chấp hành Trung ương hội Khuyến học Việt Nam tặng bằng khen cho các đơn vị vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT của tỉnh Quảng Ninh Các mô hình xây dựng XHHT, phong trào "Học tập suốt đời" trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị có bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Toàn tỉnh có 251.377/346868 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, đạt 72%; có 1.010/1.615 dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”, đạt 63%; có 1.259/1.531 cộng đồng đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập, đạt 82%; có 869/991 đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”, đạt 83%...
Hội Khuyến học tỉnh cho biết 6 tháng cuối năm 2023 sẽ tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng XHHT, học tập suốt đời trong các tầng lớp nhân dân; tổ chức tập huấn phần mềm đánh giá “Công dân học tập”; quan tâm phát triển tổ chức Hội và hội viên, phát triển quỹ khuyến học theo hướng đa dạng hóa, xã hội hóa và số hóa.
Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương hội Khuyến học Việt Nam tặng bằng khen và Ban Chấp hành Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh tặng giấy khen cho các đơn vị vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT năm 2022.
Quỹ Khuyến học Việt Nam hỗ trợ con em chiến sĩ hy sinh khi cứu nạn ở Lâm Đồng
Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng đã trao hỗ trợ của Quỹ Khuyến học Việt Nam tới con em, gia đình các cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh khi tham gia lực lượng cứu nạn, cứu hộ do ảnh hưởng từ cơn bão số 1, số 2 tại tỉnh Lâm Đồng.">33% dân số tỉnh Quảng Ninh là hội viên khuyến học
Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli vs Al Jazira, 20h05 ngày 21/1: Đối thủ yêu thích
- Cần giải bài toán thu hút, giữ chân giáo viên mầm non
Tại hội nghị, đại diện các Sở GD-ĐT đã trao đổi, thảo luận xung quanh các nhiệm vụ của giáo dục mầm non từ kinh nghiệm thực tiễn địa phương. Trong đó, vấn đề được nhiều địa phương quan tâm là giải pháp để thu hút và giữ chân đội ngũ giáo viên.
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương, cho biết tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non như người làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hỗ trợ 800.000 đồng/người/tháng.
Tuy nhiên mức hỗ trợ và lương chi trả chưa đáp ứng được thù lao, công sức và sự vất vả của giáo viên nên việc thu hút nguồn nhân lực đầu vào đối với giáo dục mầm non gặp nhiều khó khăn.
Ông Phong kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến chế độ làm việc, chính sách tiền lương cho giáo viên mầm non nhằm thu hút, khuyến khích học sinh học ngành sư phạm mầm non và thu hút nguồn nhân lực vào làm việc tại các cơ sở.
Bà Trần Lưu Hoa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cũng chia sẻ khó khăn khi đội ngũ giáo viên, nhân viên làm việc không ổn định. Dịch Covid-19 kéo dài, giáo viên mầm non chuyển đổi nghề nghiệp, bỏ việc, nhiều cơ sở phải dừng hoạt động. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 và tỉ lệ tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên, nhân viên còn thấp.
Bà Hoa kiến nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục có giải pháp để thu hút và giữ chân đội ngũ giáo viên mầm non, bởi hiện nay khó khăn về mọi mặt nên thu hút vào ngành rất khó.
Từ chia sẻ về thiếu giáo viên bậc mầm non tại địa phương, đại diện Sở GD-ĐT Kon Tum và Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ GD-ĐT đề xuất Chính phủ, Bộ Nội vụ bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên hằng năm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ban hành quy định cụ thể thực hiện tinh giản biên chế của ngành, đảm bảo định biên giáo viên/lớp, không thực hiện cắt giảm biên chế theo tỉ lệ chung vì giáo dụccó đặc thù riêng.
Giáo dục mầm non "thiếu đủ thứ"
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá tỷ lệ huy động trẻ đến trường và một số các chỉ số khác của giáo dục mầm non đều có khởi sắc, từ quy hoạch, đến chuyển đổi số, sắp xếp mạng lưới… Trong đó, đáng chú ý xã hội đã quan tâm tới giáo dục mầm non nhiều hơn; đã manh nha, khởi động được một số chính sách mới tốt hơn cho giáo dục mầm non.
Song, theo Bộ trưởng, giáo dục mầm non vẫn còn nguyên thách thức, với từ khoá chính là “thiếu”: thiếu giáo viên, thiếu trường lớp, thiếu cơ sở vật chất, thiếu nhiều thứ,…
Phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, Bộ trưởng cho rằng: “Có lẽ là thiếu vĩ mô, thiếu sự quan tâm đầy đủ ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương. Nơi quan tâm nhưng lực bất tòng tâm, nơi có điều kiện, tâm bất tòng lực”.
Bộ trưởng cũng đề cập tới ứng xử hiện nay với bậc học mầm non - khi đây là bậc học hình thành nhân cách, tinh thần, tình cảm của mỗi con người nhưng lại là bậc học có tỷ lệ kiên cố trường lớp thấp nhất, đời sống giáo viên thấp nhất. Lẽ ra đây phải là bậc học được quan tâm đầu tư nhất nhưng lại đang đẩy mạnh xã hội hoá nhất.
“Chúng ta không thể dùng xã hội hoá để thay cho nhà nước đầu tư đối với bậc học mầm non, cần phải cả hai để tăng cường phát triển giáo dục mầm non mới là sự quan tâm đúng”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, thời gian tới cần tăng cường chính sách, tăng cường đầu tư nguồn lực, kiến nghị mạnh mẽ hơn nữa cho bậc học mầm non.
Trao đổi về chương trình giáo dục mầm non mới đang chuẩn bị thí điểm, ông Sơn cho hay cần rút kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới về chuẩn bị các nguồn lực, thông suốt từ xã hội, chia sẻ của phụ huynh, thử nghiệm, nhân rộng, rút kinh nghiệm thận trọng.
“Trong giáo dục không được phép sai lầm, đối với lớp nhỏ càng thận trọng hơn nữa vì các cháu không tự điều chỉnh được. Cần chuẩn bị về chính sách, điều kiện triển khai đủ về nguồn lực, đội ngũ, các phương diện và cần đủ sự quan tâm”, Bộ trưởng nói.
Từ trao đổi của các địa phương, Bộ trưởng cho rằng đã phần nào yên tâm hơn về kiểm soát với hệ thống ngoài công lập, nhóm trẻ. Theo đó, những nơi có kinh nghiệm cần chia sẻ rộng rãi cho các địa phương trên tinh thần tăng cường hỗ trợ, quản lý, giám sát hệ thống cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là nhóm trẻ, để có môi trường trường an toàn cho các cháu, tránh việc ngược đãi, bạo lực, mất an toàn của trẻ.
“Chúng ta không mong gì hơn các cháu an toàn, các cô an tâm, cha mẹ được an lòng. Làm được 3 điều đó là giáo dục mầm non thành công”, Bộ trưởng chia sẻ.
Báo cáo kết quả năm học 2022-2023, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT), cho biết trong năm học, các điều kiện đảm bảo chất lượng ở bậc học mầm non chuyển biến tích cực. Số phòng học kiên cố tăng 1.430 phòng, phòng học tạm giảm 252 phòng; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi được quan tâm đầu tư. Số trường chuẩn quốc gia bậc mầm non tăng 2,3%.
Công tác phát triển đội ngũ được quan tâm, đặc biệt là công tác tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn về trình độ đào tạo. Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1.86, tăng 0,02% so với năm học trước; giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng sư phạm đạt 87,3% (tăng 10,6%); trên chuẩn đạt 65,1% (tăng 7.2%); giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn 12.7%, giảm 10.6%.
Tỷ lệ huy động trẻ đến trường trong năm tăng ấn tượng: Nhà trẻ đạt 32,1%, tăng 3,8%; mẫu giáo đạt 93,1%, tăng 3,7%.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và đạt được được nhiều kết quả quan trọng, song giáo dục mầm non vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Việc đảm bảo các quy chuẩn về đội ngũ, cơ sở vật chất, trường lớp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác quy hoạch, đầu tư tại nhiều địa phương chưa theo kịp nhu cầu phát triển và nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân; tỉ lệ huy động trẻ ở một số địa phương còn thấp, còn có sự chênh lệch về cơ hội tiếp cận giáo dục và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non giữa các địa phương và giữa các đối tượng.
Ngành giáo dục vẫn còn các địa phương có tỉ lệ kiên cố hoá dưới 40%; các địa phương có tỉ lệ chưa đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp.
Cô giáo mầm non ở Ninh Bình bạo hành trẻ ngay tại lớp
Nữ giáo viên có hành vi bạo hành một trẻ mầm non khiến nhiều người bức xúc.">Bộ trưởng GD
Học sinh TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về nội dung giảng dạy, bao gồm cả kế hoạch dạy học, tài liệu sử dụng cho học sinh (nếu có); kế hoạch dạy học được thiết kế phù hợp với đối tượng học sinh từng khối lớp.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, nội dung, điều khoản trong hợp đồng liên kết phải quy định rõ trách nhiệm quản lý thu, chi của các bên. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm theo dõi hoạt động thu để có giải pháp ngăn chặn tình trạng có thu tiền của học sinh tham gia nhưng không tổ chức giảng dạy hoặc có tổ chức giảng dạy cho học sinh nhưng không trả tiền thù lao cho các cá nhân và đơn vị có liên quan trong hợp đồng liên kết.
Đồng thời, Sở khuyến khích cơ sở giáo dục khi thông tin, giới thiệu cho học sinh và cha mẹ học sinh đăng ký tham gia được được chọn lựa ít nhất 2 đơn vị đối tác thực hiện chương trình tiếng Anh tăng cường, dạy tiếng Anh qua phần mềm… (không kể các Chương trình dạy học theo hướng dẫn của các Đề án, Kế hoạch của UBND TP và của Sở GD-ĐT).
Giáo viên người nước ngoài khi đến làm việc, giảng dạy tại trường trung học phải chấp hành đầy đủ các quy định về giờ giấc, trang phục và quy định của giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục và Điều lệ nhà trường.
Về sử dụng tài liệu Toán và Khoa học trong dạy học tiếng Anh,hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra hồ sơ và nội dung giảng dạy, tài liệu giảng dạy và nội dung thông tin giới thiệu với cha mẹ học sinh và học sinh; không đưa các thông tin cho học sinh và cha mẹ học sinh có thể gây nhầm lẫn cho người học trong việc sử dụng các tài liệu Toán và Khoa học để dạy học tiếng Anh.
Đối với việc tổ chức rèn luyện kĩ năng sống và các loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa,Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và chương trình giảng dạy của đối tác.
Đồng thời, hiệu trưởng kiểm tra danh sách giáo viên/huấn luyện viên tham gia hướng dẫn hoạt động rèn luyện kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại trường, bảo đảm có đủ điều kiện về sức khoẻ; có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trung học; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.
Các nội dung rèn luyện kĩ năng sống và sinh hoạt câu lạc bộ ngoài giờ chính khóa tại trường phải bảo đảm an toàn cho học sinh tham gia, phù hợp tâm sinh lí, lứa tuổi của học sinh, góp phần giúp học sinh rèn luyện, phát huy các phẩm chất, năng lực đặc thù theo Chương trình Giáo dục Phổ thông, đồng thời đáp ứng nhu cầu rèn luyện về năng khiếu, thể chất, nhận thức của học sinh.
TP.HCM tổ chức khai giảng trong 45 phút, tất cả học sinh tham gia phần 'hội'
Tất cả học sinh các trường tại TP.HCM phải tham dự khai giảng. Nếu nhà trường không đủ điều kiện, phải đảm bảo học sinh đầu cấp, cuối cấp tham dự phần lễ và học sinh toàn trường được tham dự phần hội.">Hiệu trưởng phải ngăn tình trạng thu tiền liên kết tiếng Anh nhưng không dạy
Diễn viên trẻ Lâm Thanh Mỹ Xét tuyển sớm bằng phương thức học bạ, Thanh Mỹ đã trúng tuyển vào Trường Đại học Văn Lang. Điều bất ngờ là cô không chọn học các ngành liên quan đến sân khấu và diễn xuất. Thanh Mỹ tiết lộ sẽ theo học ngành Quan hệ công chúng, là trải nghiệm mới mẻ để thử thách bản thân ở một lĩnh vực mới.
Song song với việc học tập tại Văn Lang, Thanh Mỹ vẫn theo đuổi các dự án nghệ thuật nếu phù hợp với bản thân và thời gian học tập.
“Đóng phim vẫn là công việc mà mình yêu thích và hướng đến trong tương lai. Tuy nhiên, trải nghiệm bản thân ở một lĩnh vực mới sẽ giúp mình có thêm nhiều kỹ năng, kiến thức khi làm các ngành nghề khác… nên mình vẫn quyết định theo học ngành Quan hệ công chúng. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay vẫn có rất nhiều khóa học ngắn hạn về diễn xuất, nên nếu cần, mình vẫn có thể tham gia những lớp học đó bên cạnh ngành học chính”, Thanh Mỹ chia sẻ.
Từ bỏ giấc mơ Úc, trở về Việt Nam theo đuổi đam mê thiết kế thời trang
Phạm Lương Gia Ngọc là một du học sinh Úc từ năm cấp 2. Cô nuôi dưỡng tình yêu thiết kế thời trang sau khi tiếp xúc với nhiều bộ môn như: thiết kế đồ hoạ, kiến trúc, thiết kế nội thất, mỹ thuật, thêu may… Do đó, dù đã theo học ngành Kỹ sư Dân dụng ở trường Swinburne (Úc), Gia Ngọc không ngừng tìm hiểu các trường đại học ở Anh, Pháp và Việt Nam có đào tạo ngành thiết kế thời trang.
Tháng 9/2022, Gia Ngọc trở về Việt Nam. Đứng trước lựa chọn theo đam mê học thiết kế thời trang hoặc quay trở lại Úc định cư, cô đã đi theo “tiếng gọi con tim”. Nhận được nhiều lời khuyên, Gia Ngọc quyết định học tại trường Đại học Văn Lang. Cô bạn cảm thấy các đồ án thiết kế thời trang tại Văn Lang rất độc đáo, hấp dẫn, và khác biệt.
Ngọc chia sẻ: “Ban đầu, gia đình không ủng hộ vì mong muốn mình quay lại và theo đuổi nghề kỹ sư. Người thân lo rằng mình không thể cân bằng cuộc sống ở Việt Nam sau khoảng thời gian dài ở Úc. Tuy nhiên, mình đã dành nhiều thời gian để thuyết phục bố mẹ tin vào lựa chọn của mình. Đây là một quyết định táo bạo nhưng mang lại cho mình nhiều cơ hội và sự hài lòng”.
Học sinh giỏi Quốc gia “bắt sóng” PR
Văn Duy Phúc - cậu bạn đến từ thành phố biển Nha Trang đã đạt giải Ba học sinh Giỏi Quốc gia môn Văn năm 2022 và 2023, 12 năm liền học sinh giỏi trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Nha Trang). Phúc quyết định xét tuyển thẳng vào Đại học Văn Lang với thành tích học sinh giỏi Quốc gia môn Văn.
Duy Phúc cho biết, lần đầu tiên cậu nghe đến tên ngành quan hệ công chúng vào năm lớp 10, từ một tiền bối đang là sinh viên trường Văn Lang. Với đam mê sáng tạo nội dung, những mô tả về ngôi trường đại học nổi tiếng đã khiến Phúc tò mò.
Tìm hiểu về ngành qua fanpage trường và Internet, Phúc cảm thấy ngành Quan hệ công chúng ở ĐH Văn Lang đào tạo theo hướng trải nghiệm thực tế, bắt kịp “trend” và nhịp sống hiện đại. Sinh viên giỏi chuyên môn, mạnh kỹ năng, được đào tạo đa nhiệm để có thể đảm nhận nhiều vị trí truyền thông. Đó là phương pháp học Phúc mong đợi khi lên đại học.
“Mình thường nghe theo lời con tim mách bảo hơn là phải cả nể những lời bàn luận, phán xét của người khác mà bỏ qua nguyện vọng của mình. May mắn, lần này mình được ba tin tưởng, ủng hộ và đồng hành. Với mình, chỉ bấy nhiêu đó đã đủ để bản thân can đảm, tự tin chọn ngành Quan hệ công chúng của trường Đại học Văn Lang”, cậu bạn bày tỏ.
Cuộc hành trình của các vận động viên tại Văn Lang
Trong số các tân sinh viên ấn tượng năm nay, có những gương mặt vận động viên tài năng. Với thành tích huy chương bạc Giải bóng chuyền trẻ TP.HCM 2020, tuyển thủ Phạm Thanh Phi nằm trong top tân sinh viên khóa 29 được tuyển thẳng năm 2023. Đam mê với lĩnh vực công nghệ số, Thanh Phi chọn nhập học ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Văn Lang.
Yêu thích bộ môn bóng chuyền, từ năm lớp 10 Thanh Phi đã được thầy giáo phát hiện tài năng và bắt đầu tập luyện thi đấu. Từ đội tuyển cấp trường, cấp quận đến thành phố, Thanh Phi cùng đồng đội đã đạt được nhiều huy chương ấn tượng như: huy chương đồng, huy chương bạc và huy chương vàng Giải bóng chuyền cấp quận; huy chương bạc Giải bóng chuyền trẻ TP.HCM.
Chọn học ngành Công nghệ thông tin, Thanh Phi chia sẻ: "Trong quá trình tìm hiểu về việc chọn ngành và trường đại học, mình có nghe qua lời giới thiệu về Văn Lang từ bạn bè. Mình thấy ngôi trường này rất ấn tượng, từ cơ sở vật chất cho đến chương trình đào tạo, mức độ đầu tư cho người học được nhà trường cải tiến tối ưu. Gia đình cũng rất ủng hộ việc mình nhập học Văn Lang".
Trong thời gian tới, Thanh Phi sẽ tiếp tục tham gia thi đấu giải vô địch bóng chuyền thành phố và đồng hành cùng đội tuyển bóng chuyền Văn Lang tại giải sinh viên toàn quốc 2023.
Ngoài Phạm Thanh Phi, có nhiều tuyển thủ khác trở thành tân sinh viên Đại học Văn Lang năm nay: Trần Khánh Hoàng - tuyển thủ Đội bóng chuyền TP.HCM; Trần Thị Thanh Thúy - chủ công của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam; kỳ thủ Nguyễn Thị Thuý Quyên (huy chương đồng môn cờ vua nhanh vô địch trẻ toàn quốc năm 2021, 2022)...
Với thành tích thể thao xuất sắc, mỗi tân sinh viên nhập học năm học 2023 - 2024 sẽ được nhà trường trao tặng suất học bổng tài năng trị giá từ 50% - 100% học phí toàn khóa.
Ngoài việc liên tục mở rộng campus phục vụ học tập cho sinh viên, Đại học Văn Lang tiếp tục đầu tư xây dựng khu thể thao phức hợp, khu ký túc xá mới, tòa nhà thực hành hiện đại tích hợp các giải pháp chuyển đổi số cho nhiều ngành học… tạo ra môi trường tiện nghi để phát triển toàn diện trí tuệ và thể chất cho người học.
Trường hiện có 62 ngành học đa dạng các lĩnh vực: kinh doanh và quản lý, kỹ thuật - công nghệ, nghệ thuật - thiết kế, kiến trúc, quản trị du lịch, luật - khoa học xã hội nhân văn - truyền thông và khoa học sức khỏe. Năm 2023, 2 ngành học mới của trường là ngành Kỹ thuật Hàng không và Công nghệ Tài chính (Fintech). Bên cạnh đó, với nhiều chính sách ưu đãi chào đón các tân sinh viên tài năng, Đại học Văn Lang tiếp tục khẳng định vị thế trong việc nuôi dưỡng và phát triển những thế hệ trí thức tương lai.
Từ ngày 26/08 - 08/09/2023, trường tổ chức nhập học cho khóa 29. Tân sinh viên nộp hồ sơ theo ngành học tại cơ sở chính (69/68 Đặng Thùy Trâm, quận Bình Thạnh, TP.HCM) hoặc cơ sở 1 (45 Nguyễn Khắc Nhu, quận 1, TP.HCM).
Lệ Thanh
">Những tân sinh viên ưu tú của Đại học Văn Lang