
Đào tạo và vận hành các mô hình AI là một nỗ lực tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Tuy nhiên, sự hào hứng với công cụ mới này có thể đang che giấu một vấn đề rất nghiêm trọng.
Cụ thể, Washington Postđã trích dẫn một nghiên cứu mới được công bố cho thấy trào lưu xây dựng các chương trình trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ hơn tại tại Thung lũng Silicon đang tạo nên một núi rác thải điện tử (e-waste), gây hậu quả nghiêm trọng đến thế giới.
Tốc độ gia tăng chóng mặt
Trong cơn sốt AI, các công ty công nghệ hàng đầu đang chi mạnh tay để xây dựng và nâng cấp các trung tâm dữ liệu.
Đây sẽ là nguồn năng lượng cho những siêu dự án AI trong tương lai và đó chúng sẽ được trang bị trong những chip máy tính mạnh mẽ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các học giả tại Trung Quốc và Israel, nếu sự bùng nổ AI tiếp diễn, đến năm 2030, những con chip và thiết bị điện tử cũ có thể trở thành núi rác thải điện tử tương đương với việc vứt bỏ 13 tỷ chiếc iPhone mỗi năm.
 |
Đến năm 2030, những con chip và thiết bị điện tử cũ có thể trở thành núi rác thải điện tử tương đương với việc vứt bỏ 13 tỷ chiếc iPhone mỗi năm. Ảnh: The New York Times. |
Cụ thể, các nhà nghiên cứu dự đoán sự bùng nổ của AI sẽ làm tăng tổng lượng rác thải điện tử được tạo ra trên toàn cầu từ 3-12% vào năm 2030. Con số này tương đương với 2,5 triệu tấn rác thải điện tử bổ sung mỗi năm.
Những ước tính này xuất phát từ các kịch bản khác nhau về cường độ đầu tư trong tương lai vào AI. Theo đó, các nhà nghiên cứu dựa trên tính toán của họ về lượng chất thải phát sinh khi một máy chủ máy tính chạy trên H100 - con chip luôn "cháy hàng" năm 2023 bị loại bỏ.
Thậm chí, nghiên cứu còn không tính đến lượng chất thải tiềm ẩn từ việc thải bỏ các thiết bị khác cần thiết trong các trung tâm dữ liệu, chẳng hạn như hệ thống làm mát giúp chip không bị quá nhiệt.
"Chúng tôi hy vọng công trình này sẽ thu hút sự chú ý đến tác động môi trường, vốn thường bị bỏ qua khi xây dựng phần cứng AI", Asaf Tzachor, phó giáo sư tại Đại học Reichman và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết
Báo cáo phát triển bền vững hồi tháng 5 của Microsoft là một nghiên cứu điển hình về câu hỏi hóc búa mà các công ty công nghệ lớn phải đối mặt: Cam kết về khí hậu, nhưng lại gây ô nhiễm nhiều hơn khi chuyển chuyển trọng tâm sang AI.
Tuy nhiên, tham vọng quá lớn của Microsoft về việc dẫn đầu xu thế tích hợp AI đang khiến cam kết đó trở nên xa vời.
Khi đi sâu vào phân tích dữ liệu trong báo cáo phát triển bền vững của Microsoft, The Vergecho rằng mọi chuyện đã đi sai hướng.
Cụ thể, trong năm tài chính vừa qua, gã khổng lồ phần mềm đã thải ra 15,357 triệu tấn CO2, con số tương đương với tình trạng ô nhiễm carbon hàng năm ở cả nước Haiti hoặc Brunei.
Không chỉ Microsoft, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và Samsung Electronics - nhà sản xuất chip bộ nhớ hàng đầu thế giới - cũng đang chật vật với mục tiêu giảm khí thải carbon.
 |
Thiết bị điện tử cũ, hỏng là loại rác thải gây đau đầu cho giới chuyên gia. Ảnh: Phys. |
Trong khi đó, OpenAI và Google đều không tiết lộ chi phí cụ thể để vận hành các sản phẩm AI. Mặc dù vậy, theo ước tính qua phân tích từ bên thứ ba của các nhà nghiên cứu, việc huấn luyện cho mô hình GPT-3, công nghệ đứng sau ChatGPT tiêu thụ khoảng 1.287 MWh và dẫn đến lượng khí thải tương đương hơn 550 tấn CO2.
Để so sánh, con số khí thải này tương đương với một người đi 550 chuyến khứ hồi giữa New York và San Francisco.
Hiểm họa với con người
Trong một nghiên cứu về e-waste của Liên Hợp Quốc, thế giới đã tạo ra 53,6 triệu tấn chất thải điện tử trong năm 2019 nhưng chỉ 17,4% trong số đó được tái chế. Điều đáng nói là người lãnh hậu quả của đống rác thải công nghệ này lại là những nước đang phát triển.
Cụ thể, máy tính và các thiết bị điện tử khác bị vứt bỏ ở phương Tây thường được xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp hơn, nơi xem việc tháo rời các thiết bị cũ để lấy đồng và kim loại là một nghề kiếm tiền.
Hệ quả của việc này có thể là rất lớn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng thải và xử lý rác thải điện tử sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em như thay đổi chức năng phổi, phá hủy ADN và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch…
 |
Một lao động tham gia tái chế phế thải điện tử thủ công tại Trung Quốc. Ảnh: Kai Loeffelbein. |
Nghiên cứu của WHO còn chỉ ra hơn 18 triệu trẻ em và trẻ vị thành niên đang tích cực tham gia vào ngành công nghiệp xử lý rác thải điện tử trái phép. Công việc của chúng là lùng sục vàng và đồng trong những đống rác cao nhất vì có bàn tay nhỏ bé và khéo léo hơn người lớn.
Mặc dù vậy, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những lao động này chỉ được trả lương thấp, đồng thời phải tiếp xúc với các chất độc hại như thủy ngân và chì.
Những người ủng hộ môi trường và người dân sống gần các trung tâm dữ liệu được đề xuất cũng đã lên tiếng chỉ trích hiểm họa ngày càng tăng với sức khỏe.
Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn có rất ít nghiên cứu về vấn đề rác thải tiềm ẩn do sự bùng nổ của AI tạo ra.
“Có quá ít thông tin về tác động ngược và xuôi dòng của AI. Chúng ta nên xem xét toàn bộ chu kỳ của nó”, Sasha Luccioni, một chuyên gia nghiên cứu về AI cho biết.
Luccioni cho biết các công ty chủ yếu tập trung vào cách tích lũy thêm sức mạnh tính toán để cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ. Điều này khiến họ phải thay thế các chip máy tính vẫn đang hoạt động tốt bằng những con chip hoàn toàn mới có sức mạnh lớn hơn.
 |
Những người phụ nữ lọc rác điện tử bằng tay trần tại nhà máy New Sky Metal, Thái Lan. Ảnh: New York Times. |
"Mọi người chỉ theo đuổi hiện tượng lớn và nhanh hơn là tốt hơn. Đó là một kiểu tâm lý bầy đàn", Luccioni nhận định.
Trước cơn sốt này, một số nhà đầu tư ở Phố Wall và Thung lũng Silicon đã cảnh báo rằng AI sẽ khó có thể tạo ra mức sinh lời đủ để bù đắp khoản chi tiêu khổng lồ cho phần cứng máy tính. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy các nhà phát triển AI hàng đầu sẽ dừng lại.
Microsoft cho biết trong năm 2024, khoản chi tiêu hàng quý 14 tỷ USD cho các trung tâm dữ liệu sẽ tiếp tục tăng.
Đến tháng 9, CEO OpenAI Sam Altman đã trình bày với các quan chức Nhà Trắng một bản phân tích cho rằng việc xây dựng một số trung tâm dữ liệu trên toàn quốc với chi phí 100 tỷ USD cho mỗi cơ sở sẽ tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
" alt="Hiểm họa đằng sau cơn sốt AI"/>
Hiểm họa đằng sau cơn sốt AI
Sau 7 ngày làm từ thiện tại miền Trung, Thủy Tiên đã về nhà chiều ngày 20/10. Cô được khán giả hâm mộ đón, hỏi thăm sức khỏe tại sân bay. Sau một ngày nghỉ ngơi, Thủy Tiên cho biết sau khi công bố số tiền quyên góp đã lên tới hơn 100 tỷ đồng, nhiều bạn bè, anh em đã quan tâm, lo lắng và đề nghị cô khóa tài khoản để không nảy sinh những rủi ro.
Thủy Tiên bày tỏ cô làm công việc từ thiện trên tinh thần lá lành đùm lá rách, giúp được cộng đồng càng nhiều càng tốt. Tiền người dân gửi cho cô trực tiếp qua tài khoản, vì thế cô muốn tiền phải được trao trực tiếp tận tay để giúp đỡ bà con. Sức đến đâu, cô sẽ cố gắng làm đến đó.
 |
Thủy Tiên kêu gọi được hơn 100 tỷ khiến nhiều bạn bè lo lắng, bất an vì sợ rủi ro. |
Trả lời về việc cho tiền cho người dân là không nên, nên giúp họ về thức ăn, Thủy Tiên cho biết mục đích chính của việc giúp tiền mặt để người dân tái thiết lại cuộc sống sau lũ. Cô cho hay, nhiều nơi dân không đói đến mức không còn gì ăn, vẫn có hàng xóm giúp đỡ, chính quyền địa phương một số nơi vẫn cố gắng gửi thức ăn cho người dân mỗi hộ 4 gói mì một ngày.
"Một số nơi nguy hiểm nước dâng cao làm trở tay không kịp, lũ dâng lên vài hôm cũng rút, nhưng người dân ám ảnh và hoảng loạn vì mất và trôi hết đồ đạc nhà cửa, gia súc gia cầm,... Tôi chỉ cho vài triệu tiền chợ búa, không thấm vào đâu so với mất mát, cái được lớn nhất khi tôi có mặt ở đó là những lời động viên. Tôi hứa sẽ cho họ xây nhà lại cao hơn, cho họ một số tiền mua lại những cái đã trôi đi, cho vốn làm ăn để họ có thể tái thiết lập cuộc sống sau lũ. Đó là cái chính tôi muốn làm, chứ không phải chỉ là đến cho vài triệu tiền chợ chữa cháy", Thủy Tiên giải thích.
Thủy Tiên cho biết tuổi thơ của cô cũng từng khó khăn và ước được cho tiền để ăn bánh mì thịt hay ly nước mía, tủi thân khi không biết ngày mai mình sẽ sống ra sao, nên hiểu khi quăng cho người khác một cái phao ngay lúc hoảng loạn, sẽ giúp họ yên tâm và có động lực sinh tồn.
Về vấn đề chi tiêu phải minh bạch đến mức chi tiết từng khoản chi và phải có ê kíp, Thủy Tiên cho biết cô không đủ tiền chi trả để làm. Cô cho biết đây là việc thiện từ tâm, tất cả những người đồng hành với cô đều có công ăn việc làm ổn định, không quen biết, nhưng đã bỏ việc để giúp không lấy tiền công, thậm chí kêu gọi thêm người để giúp đỡ, bảo vệ cô những lúc thiếu kiểm soát.
"Để đi gom được hàng cứu trợ là cả một vấn đề lớn, các bạn gái giúp tôi là các em sinh viên đại học, tình nguyện viên tại địa phương. Lũ lớn nên giao thông khó khăn, hàng hoá khan hiếm phải chạy đi gom hàng từng đại lý lớn, siêu thị, đến những tiệm tạp hoá tiệm thuốc nhỏ, vài chục thùng mì, 5-10 chai dầu gió mỗi nơi một ít, thành đến con số hàng nghìn phần quà mỗi ngày, các chuyển khoản và tiền mặt nhỏ lẻ rất nhiều.
Những hàng hoá này không thể mua từ công ty có hoá đơn chuyên nghiệp được, hoặc khi cho tiền chợ, tôi cũng phải nhìn mặt từng người và từng hoàn cảnh mới cho. Hàng ngày bao nhiêu trường hợp gặp, nước cao vừa lo an toàn, vừa lo khiêng hàng hoá nặng, vừa phải chạy việc cho nhanh để giúp được nhiều người hơn, nên không cách gì để mà thuê nổi người theo ghi rõ ràng từng khoản chút chút rồi về tính được.
Khi thời gian vừa hạn hẹp, vài chục người chạy việc còn không xuể để giúp bà con, ăn trưa chỉ dám ăn vội bánh mì không trên xe sau khi làm xong việc, hôm cuối cùng ăn được bát mì tôm lúc đợi thuyền đón là bữa ăn ngon nhất trong tuần rồi", Thủy Tiên hiểu sự lo lắng của mọi người và mong nhận được sự chia sẻ khi không thể chi tiết các khoản trao từ thiện cho người dân.
 |
Thuỷ Tiên trực tiếp đi trao quà từ thiện cho người dân miền Trung. |
Thủy Tiên cho hay đang xin ngân hàng sao kê các khoản chi ra vì tiền chuyển khoản đầu vào quá nhiều để giải trình cho khán giả về các khoản chi của mình.
"Mong là mọi người đừng lo lắng quá nhiều, 100 tỷ thấy nhiều, ai cũng sợ không làm nổi. Nhưng mà bản thân tôi cũng không biết có đủ hay là không đủ cho 3-4 tỉnh ngập lũ, ngoài xây nhà mình còn làm cầu cống, đường xá cho người dân ở vùng sâu xa. Lũ này cuốn trôi bao nhiêu cây cầu, người dân họ không đi qua được, phải chế cầu tạm đi cực kỳ nguy hiểm. Nếu đủ thì thôi, dư mình còn thiếu gì việc để giúp người", Thủy Tiên viết.
Thủy Tiên cho biết cô sẽ trở lại miền Trung trong một vài ngày tới để tiếp tục các công việc thiện nguyện của mình ở các tỉnh đang chịu nhiều thiệt hại do lũ lụt gây ra vừa qua.
Hải Vị

Thủy Tiên gầy rộc trở về nhà, fan mang cần câu ra đón ở sân bay
Chiều 20/10, Thủy Tiên trở về TP.HCM sau 1 tuần có mặt tại miền Trung để cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Làm việc liên tục nhiều ngày trong thời tiết khắc nghiệt, Thủy Tiên gầy rộc khi xuất hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất.
" alt="Thủy Tiên: 'Tôi từng ước được cho tiền, tủi thân không biết ngày mai ra sao'"/>
Thủy Tiên: 'Tôi từng ước được cho tiền, tủi thân không biết ngày mai ra sao'
Tập cuối của Chị em chúng mình được lên sóng tối 4/11. Trong chương trình các nghệ sĩ gồm NSND Lê Khanh, Lan Ngọc, Thuý Ngân, Hương Giang và Hari Won chia sẻ về những câu chuyện đáng nhớ đã trải qua sau 15 tập phát sóng.Hari Won khiến mọi người bất ngờ khi tiết lộ kết quả khám bệnh mới đây của cô. Theo đó, bệnh ung thư cổ tử cung bà xã Trấn Thành từng chữa trị cách đây 5 năm, bây giờ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Đó cũng là lý do khiến Hari Won chưa thể có con. Vì vậy, cô cảm thấy lo lắng và áp lực. Cũng vì áp lực đó, gần đây, cô đột ngột bị ngất xỉu.
 |
Lan Ngọc lần đầu kể bị ung thư. |
Tiếp lời đàn chị, Lan Ngọc kể cô cũng từng bị ung thư nhưng may mắn phát hiện ở giai đoạn đầu. "Tôi hiểu chị Hari vì bản thân cũng bị bệnh. Nhưng tôi may mắn hơn khi bệnh mới ở giai đoạn đầu", cô nói.
"Trước đây, tôi chủ quan, tưởng rằng bệnh liên quan đến phụ khoa ở rất xa mình nên hầu như không đi khám. Và một lần đi khám, tôi nhận được kết quả bất ngờ. Khi biết mình bị bệnh tôi cũng hoang mang. Bác sĩ nói, tôi chỉ cần chậm một ngày, có thể sẽ phải cắt buồng trứng", cô cho hay.
Trước đây, Lan Ngọc từng chia sẻ cô bị loét dạ dạy nặng do nhịn ăn và uống nhiều nước ngọt. Nữ diễn viên từng sang Singapore khám bệnh. Chia sẻ với Zing, nữ diễn viên nói: "Tôi ăn ít. Ẩm thực càng không phải là sở thích. Có thời gian tôi vì muốn thay đổi hình tượng đẹp hơn nên chủ động nhịn ăn, nhịn dần trở thành thói quen. Trong một ngày, tôi có thể nhịn cả bữa trưa, tối, khi mệt lại chỉ uống nước ngọt. Chính điều này dẫn đến những vấn đề sức khỏe".
Sau khi bị bệnh, nhiều lần phải nhập viện, Lan Ngọc cho biết đã thay đổi thói quen sinh hoạt. Cô kể: "Nằm trên giường bệnh, tôi tự hỏi làm nhiều để làm gì? Đi làm, cố gắng kiếm tiền rồi lại lấy tiền để mua thuốc, chữa bệnh mà thôi. Khi đó, tôi mới thấu hiểu câu: "Cái giường đắt đỏ nhất là giường bệnh". Gần đây, tôi ăn đầy đủ 3 bữa mỗi ngày nên cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn".
(Theo Zing)

Ninh Dương Lan Ngọc: 'Tôi từng trầm cảm, không ăn uống được chỉ còn 40kg'
Ninh Dương Lan Ngọc chia sẻ cô từng bị trầm cảm, không ăn uống được chỉ còn 40kg. Chính trong giai đoạn khó khăn ấy, người bố đã bên cạnh làm điểm tựa tinh thần, giúp cô vượt qua.
" alt="Lan Ngọc tiết lộ từng mắc ung thư cổ tử cung"/>
Lan Ngọc tiết lộ từng mắc ung thư cổ tử cung