
 |
Honda Super Cub độ máy phát điện của anh Hiển. |
Dù đã đi vào dĩ vàng đến 40 năm, nhưng cảm hứng chơi xe và độ xe trên những chiếc Honda Super Cub nói chung vẫn luôn đầy tràn đối với dân chơi xe máy, xe cổ. Nổi bật nhất hiện nay là phong cách Street Cub (đơn giản hóa chiếc xe)
Anh Nguyễn Chí Hiển, chủ quán Boy Cafe ở Tây Ninh, một người đam mê đặc biệt với máy móc mới đây đã thử nghiệm phong cách mới siêu độc, độ ngược động cơ xe, chuyển từ 4 thì thành xe có động cơ 2 thì.
Chỉ với động cơ bóc ra từ một chiếc máy phát điện hỏng và bộ nồi của chiếc xe Yahama Nouvo "phế thải", anh đã "phù phép" biến Honda Super Cub 3 cấp số thành xe tay ga, chạy mạnh mẽ và "bốc" hơn hẳn.
Chia sẻ với Xe VietNamNet, anh Hiển tâm sự: "Gần chỗ mình ở có rất nhiều bãi xe thanh lý, rồi thấy người ta rã những chiếc xe hỏng, bán sắt vụn nên cảm thấy tiếc. Trong khi đó, mình có một chiếc máy phát điện hỏng, nhưng động cơ còn hoạt động tốt nên đã nảy ra ý tưởng sao không "độ" máy phát điện này lên một chiếc xe Honda Super Cub cũ đời 1978? Hẳn nó sẽ chạy bốc như thế nào? Nghĩ là làm. Mình đã bắt tay thực thử nghiệm.”
 |
Anh Nguyễn Chỉ Hiển, một người chơi xe tại Tây Ninh. |
Kiểu dáng của chiếc xe được giữ như nguyên bản nhưng trái tim của xe, bộ phận động cơ đã được thay đổi hoàn toàn, chỉ giữ lại bình xăng con.
 |
Thay thế động cơ 2 thì bằng máy phát điện cho xe. |
Khối động cơ 4 thì nguyên bản được anh Hiển thay bằng khối động cơ 2 thì, bộ phận được tinh chỉnh "chế lại" từ máy phát điện hỏng nhãn hiệu Robin.
Kéo theo đó, để tương tích với động cơ 2 thì, hệ thống truyền động gồm hộp số xe, nhông sên dĩa của xe được thay thế bằng việc sử dụng bộ nồi của xe Yahama Nouvo thanh lý.
"Như vậy, xét về kỹ thuật chiếc Honda Super Cub này là một chiếc xe tay ga", anh Hiển cho hay.
 |
Xe được rã ra để độ động cơ. |
Anh Hiển cũng nói thêm: “Một khó khăn nữa khi độ chiếc này là việc canh nhông sên dĩa sao cho phù hợp với vòng tua của máy của động cơ 2 thì máy phát điện. Nhông lớn quá xe đề -ba mạnh nhưng xe chạy không nhanh. Ngược lại nhông nhỏ thì xe chạy nhanh, nhưng đề pa yếu.”
 |
Honda Super Cub độ máy phát điện |
Kết hợp cùng khối động cơ siêu độc này, anh Hiển cũng độ ống xả giúp cho tiếng nổ nghe "cảm xúc hơn", so với tiếng nổ xe nguyên bản.
Thời gian để hoàn thành bản độ này mất 1 tháng và công đoạn tốn thời gian nhất là phần tỉnh chỉnh hệ thống điện của xe sao cho tương thích với hệ thống điện của khối động cơ máy phát điện. Chi phí bỏ ra chỉ tốn 20 triệu đồng.
 |
Honda Super Cub độ máy phát điện thuộc dạng hàng độc nhất vô nhị. |
Có lẽ, đây là chiếc Honda Super Cub độ độc nhất vô nhị, so với mốt độ xe hầu hết chú trọng kiểu dáng hình thức bên ngoài hiện nay.
Sau chuyến thăm quan các nước châu Âu vào năm 1956, 2 nhà sáng lập Honda là Soichiro Honda và Takeo Fujisawa nảy sinh ý tưởng về một chiếc xe phải phù hợp với tất cả mọi người, với tiêu chí thật đơn giản để có thể dễ dàng sửa chữa ở cả những nơi điều kiện thiếu thốn. Ngoài ra, chiếc xe còn phải êm ái, có độ tin cậy cao và cấu trúc đơn giản để sản xuất số lượng lớn. Ngay sau đó, dự án Super Cub đã được 2 nhà sáng lập Honda thực hiện cuối cùng vào tháng 8/1958, mẫu Honda Super Cub chính thức ra đời đánh dấu cột mốc đáng nhớ cho mẫu xe này. Ở Việt Nam, mẫu xe này một thời là biểu tượng của sự giàu có. Riêng phiên bản Honda Super Cub 81 được gắn với biệt danh "kim vàng giọt lệ". |
Hữu Đức

Ngắm Honda Super Cub phiên bản độ Cafe Racer tuyệt đẹp
- Hãng độ xe Thái Lan đã đem tới một vẻ ngoài hoàn toàn khác biệt cho mẫu Honda Cub huyền thoại.
" alt="'Kim vàng giọt lệ' độ cực chất thành xe tay ga"/>
'Kim vàng giọt lệ' độ cực chất thành xe tay ga
Tham dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Sở TT&TT, Cục thuế, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phía Nam, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực chữ lý số… |
Hội nghị tuyên truyền, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, xã hội. |
Phát biểu tại hội nghị, Phó GĐ Sở TT&TT TP Cần Thơ Huỳnh Hoàng Mến cho biết, ứng dụng chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý, điều hành, trao đổi văn bản điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành.
Từ đó, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính và phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
 |
Phó GĐ Sở TT&TT TP Cần Thơ Huỳnh Hoàng Mến phát biểu tại hội nghị. |
Song, ông Mến cho rằng, việc triển khai chữ ký số còn khó khăn, vướng mắc nên cần tiếp tục được tháo gỡ, giải quyết nhằm thúc đẩy triển khai chữ ký số rộng rãi và phổ biến hơn nữa.
“Hội nghị này chúng ta sẽ được nghe các cơ quan của Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ và các doanh nghiệp cung cấp giải pháp báo cáo một số vấn đề liên quan đến quản lý và ứng dụng chữ ký số. Vai trò của chữ ký số trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, giải đáp khó khăn, vướng mắc của các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trong ứng dụng, triển khai chữ ký số”, ông Mến nói.
Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn Thư và lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) cho biết, trong năm 2019, đặc biệt năm 2020, đã có sự chuyển biến mạnh mẽ của Chính phủ, VP Chính phủ, Bộ TT&TT… trong việc xác lập khuôn khổ pháp lý đầu tiên trong hoạt động chuyển đổi số.
Theo ông Tùng, với một đội ngũ công chức có kiến thức công nghệ thông tin còn mỏng, hạn chế, điều kiện hạ tầng về công nghệ thông tin lạc hậu, cũng như với cách tiếp cận của nhiều công chức đã quá quen với việc sử dụng tài liệu giấy để truyền đạt thông tin, thì hai năm vừa qua đã được những kết quả rất đáng phấn khởi, tự hào về sử dụng chữ ký số trong các hoạt động của cơ quan nhà nước.
 |
Cục trưởng Cục Văn Thư và lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) Đặng Thanh Tùng trình bày tại hội nghị. |
Tuy nhiên, theo ông Tùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được nêu ra và có giải pháp để khắc phục. “Chúng ta cần dành thời gian để nói thật sâu, thật kỹ để có giải pháp, khắc phục, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số", ông Tùng nói.
Cũng theo ông Tùng, thời gian qua tuyệt đại đa số bộ, ngành, địa phương đã thực hiện chữ ký số các văn bản theo quy định pháp luật.
"Nhưng, điều đó không có nghĩa rằng tuyệt đại đa số các văn bản của các bộ, ngành, địa phương đều được ký số. Chúng ta tính đầu tỉnh, tỉnh nào cũng ký số, cũng gửi nhận trên trục liên thông văn bản quốc gia, nhưng điều đó không nói lên tất cả văn bản điện tử theo quy định của pháp luật đều được ký số.
Tôi nghĩ rằng hội nghị này là sáng kiến, việc làm của Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia tổ chức theo cụm, miền để chúng ta có đủ thời gian nhìn lại các vấn đề, nói ra những khó khăn, đặc biệt liên quan đến kỹ thuật để doanh nghiệp đang dự hội nghị giải đáp, cũng như để họ hoàn thiện các phần mềm, hệ thống lưu trữ của mình”, ông Tùng nói.
 |
Bà Nguyễn Tuyết Minh, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ phát biểu tại hội nghị. |
Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Tuyết Minh, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, nêu ra những điểm chính cần lưu ý của Nghị định 45/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Đơn cử như nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; đặc biệt là trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử tại kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng văn bản giấy.
 |
Ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trình bày tại hội nghị. |
Tại hội nghị, ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã nêu ra những lợi ích của chữ ký số cho chuyển đổi số như: tăng cường bảo mật, giảm chi phí hoạt động, cải thiện năng suất của nhân viên, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đáp ứng, duy trì tuân thhủ quy định.
Ngoài ra, lợi ích của chữ ký số cho việc chuyển đổi số vì nó cho phép ký số các tài liệu và yêu cầu dịch vụ hoặc sản phẩm ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Giảm sử dụng giấy, góp phần chăm sóc môi trường, tự động ký nhiều tài liệu…
 |
Các đại biểu tham dự hội nghị. |
Ông Hoàn cũng kiến nghị và đề xuất các cơ quan ban hành văn bản, bổ sung các quy định sử dụng các giấy tờ, tài liệu điện tử, có áp dụng chữ ký số của các cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động hành chính.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp cần triển khai các hệ thống thông tin liên quan đến chữ ký số của người dân, doanh nghiệp và tổ chức khác thì hệ thống IT cần tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ kỹ số để đảm bảo tính pháp lý.
Vẫn theo ông Hoàn, định danh điện tử (eID) của các cơ quan, người có thẩm quyền đã có pháp luật quy định. Cũng như eID của doanh nghiệp, cá nhân đăng ký dịch vụ chữ ký số đã có pháp lý thừa nhận. Và, các văn bản pháp lý quy định về pháp lý của thông điệp dữ liệu (văn bản điện tử, hoá đơn điện tử, chứng từ điện tử...) có giá trị pháp lý khi được ký bằng chữ ký số...

"Người đứng đầu bộ ngành, địa phương gương mẫu sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý công việc online"
Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương gương mẫu sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý hồ sơ công việc online, đồng thời phối hợp chặt chẽ trong việc liên thông, kết nối các phần mềm quản lý văn bản và điều hành.
" alt="Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp"/>
Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp