Soi kèo phạt góc Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 27/4
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Jelgava vs Grobinas, 22h00 ngày 29/4: Khách rơi tự do
Em còn chưa kịp trả lời, mẹ chồng đã nói: "Con uống đi, cái Thúy muốn uống thì nó vắt nó uống, cam dưới tủ lạnh còn đầy mà". Lúc đó em nghĩ, cũng một công vắt, vắt thêm cho em một cốc nước cam thì mệt quá hay sao hả chị. Em hờn không biết để đâu cho hết, liền đi về phòng mình luôn.
Tối đó em có kể với chồng về vụ nước cam. Chẳng biết chồng em nói với mẹ như thế nào mà hôm sau, ngay giữa bữa ăn, lúc đông đủ cả nhà, mẹ chồng em nói: "Mẹ nói Thúy nghe nhé.
Con về làm dâu mẹ, con thành người nhà rồi. Còn chị con, lấy chồng rồi thành con người ta, về nhà chơi như khách vậy, chị không thể tự nhiên như con được. Chỉ là cốc nước cam, lúc nào con muốn uống thì con vắt mà uống, mẹ biết con có muốn uống không mà vắt?
Còn nếu con nói mẹ không công bằng thì mẹ nói thật: Con thử đi hỏi xem cả đất nước này, có bà mẹ nào không thương con gái hơn con dâu không?".
Chị ạ. Em thừa biết con dâu thì chẳng bao giờ bằng được con gái, nhưng mẹ chồng em có nhất thiết phải nói thẳng ra như thế không?
Mà ly nước cam chỉ là chuyện nhỏ. Từ khi chị chồng về em chịu nhiều ấm ức lắm. Chị ở chung với bố mẹ chồng, bầu bì, làm thì mệt mà không làm thì ngại, vậy nên xin về nhà ngoại ở ít lâu. Em và chị chồng có bầu cùng thời điểm với nhau. So về độ mệt mỏi vì nghén, em cũng chẳng khá hơn chị ấy.
Thế nhưng chị chồng về nhà, mỗi ngày đều chỉ nằm trên phòng lướt điện thoại, xem chán thì ngủ, tới bữa mới dậy ăn cơm. Mấy lần chị ấy có mon men xuống bếp, mẹ chồng liền xua tay như đuổi tà: "Con lên phòng nằm đi, cơm nước đã có em dâu con lo rồi".
Con gái bầu thì con dâu cũng bầu. Con gái mệt thì con dâu cũng mệt. Mà sao con gái thì được nghỉ ngơi, con dâu thì làm hết việc nhà vậy ạ? Nếu là chị, chị có tủi thân không?".
Tôi nghĩ, chuyện nàng dâu sống chung với mẹ chồng từ xưa đến nay chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Dù bây giờ các bà mẹ chồng đã có suy nghĩ thoáng hơn, hiện đại hơn nhưng những mâu thuẫn lớn nhỏ trong nhà thì chưa bao giờ hết.
Việc sống chung quá khó khăn có phải vẫn là do mẹ chồng khó tính, nàng dâu cố chấp, hay như mọi người vẫn nói là "khác máu tanh lòng"?
Tôi không biết chuyện Thúy kể có bao nhiêu phần đúng bao nhiêu phần sai. Dù sao chuyện nghe từ một phía thì cũng không được khách quan cho lắm. Nhưng việc mẹ chồng ưu tiên con gái mà lơ là con dâu cũng chẳng phải ít.
Tôi đồng ý với mẹ chồng Thúy là bà mẹ nào cũng thương con gái hơn con dâu. Nói gì thì nói, con mình dứt ruột đẻ ra, nuôi dạy bao nhiêu năm tất nhiên tình cảm phải hơn hẳn con gái nhà người ta nuôi lớn rồi về nhà mình ở. Ngược lại là con dâu thì cũng thế thôi, cũng chẳng thể đối đãi với mẹ chồng như mẹ ruột mình được.
Nhưng con dâu có tốt hay không, phần lớn cũng do nhìn mẹ chồng mà sống. Mẹ chồng chẳng sinh ra, cũng chẳng nuôi dưỡng một ngày nào. Con dâu vì yêu con trai mình mà gọi mình bằng mẹ, mà sinh con để nối dòng nối dõi, mà gánh vác trách nhiệm của nhà mình. Sao nỡ không thương? Sao đành ghét bỏ?
Thói thường, mẹ chồng lúc khỏe mạnh thì không xem con dâu ra gì, về già ốm đau lại trách móc con dâu không tốt. Suy cho cùng, con dâu có hết lòng với nhà chồng, có tận tâm tận hiếu với bố mẹ chồng hay không cũng do bố mẹ chồng từng đối đãi thế nào mà đáp lại nhiều ít khác nhau.
Bản thân tôi đi làm dâu đã nhiều năm, không phải chưa từng bị mẹ chồng nặng nhẹ. Nhưng mẹ chồng tôi sai đúng rạch ròi từ ngày tôi mới chân ướt chân ráo về làm dâu rằng "Con khôn thì mẹ được nhờ, con dại thì mẹ dạy". Mẹ chồng tuyệt đối chưa từng hà khắc hay soi xét những lỗi nhỏ của tôi, cũng không bao giờ mỉa mai bóng gió điều gì.
Có lần cô em chồng tôi bị mẹ trách mắng liền hờn dỗi nói: "Con chẳng thấy mẹ mắng chị bao giờ. Rốt cục, con hay chị mới là con dâu mẹ thế?". Mẹ chồng tôi đáp lại rằng: "Vì mày là con gái mẹ, mẹ mắng mày mày cũng không nghĩ rằng mẹ không thương.
Nhưng nếu mẹ mắng chị, chị sẽ cho rằng vì chị là con dâu nên mẹ chồng ghét bỏ". Tôi luôn biết ơn mẹ chồng vì bà đã sống với tôi rất đỗi bao dung dù phận làm dâu tôi còn nhiều thiếu sót vụng dại.
Nói cho cùng, không phải bà mẹ chồng nào cũng ghê gớm, và không phải nàng dâu nào cũng thảo hiền. Nhưng tôi vẫn nghĩ cuộc sống này sẽ thật đẹp biết bao khi mỗi người biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm thông, yêu thương và thấu hiểu.
Theo Dân Trí
Những bà mẹ chồng 'quốc dân' gây nức lòng cư dân mạng
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trước giờ được cho là luôn căng thẳng, song thực tế, vẫn có những bà mẹ chồng "cực kỳ uy tín", dễ dàng thu phục tình cảm của con dâu bằng sự đối đãi chân thành.
" alt="Ly nước cam của mẹ chồng" />Hiện nhà phân phối hai thương hiệu Jeep và Ram tại Việt Nam chưa đưa ra nguyên nhân tăng giá cụ thể.
Thay đổi giá các mẫu xe Jeep và Ram như sau:
Mẫu xe Phiên bản Giá từ 1/1/2023 Mức tăng Gladiator Rubicon 4.248 - Wrangler Rubicon 4 cửa 4.088 200 Rubicon 2 cửa Sahara 3.886 Willys/Islander 3.766 210 Grand Cherokee L Limited 6.38 200 Summit Reserved 6.688 108 1500 Laramie Night Edition 5.788 200 Longhorn 6.088 TRX 8.1 * Đơn vị: triệu đồng
Mức giá mới áp dụng từ đầu 2023 trở đi cho đến khi có thông báo mới. Trong số các mẫu xe Jeep, chỉ có bán tải Gladiator giữ nguyên giá 4,248 tỷ đồng. Còn lại, Jeep Wrangler, Ram 1500 hay mẫu xe mới ra mắt tháng 10 tại triển lãm VMS 2022, Jeep Grand Cherokee L đều tăng giá, mức 108-210 triệu đồng tuỳ phiên bản.
" alt="Ôtô Jeep, Ram tăng giá 100" />" alt="Ngoại tình online" />
Nếm thử món trứng sắt
Trứng sắt là một món đặc sản rất ngon, nổi tiếng và có nguồn gốc từ Đạm Thủy, Tân Bắc, Đài Loan (Trung Quốc).
Món trứng sắt này lần đầu được tạo ra bởi chủ nhà hàng Huang Zhangnian, nhà hàng chuyên phục vụ đồ ăn nhẹ ở thị trấn ven biển. Vào một ngày mưa, nhà hàng vắng khách, Huang Zhangnian đã phải liên tục vớt những quả trứng đã nấu chín đỏ để giữ ấm sau khi lấy chúng ra khỏi nước tương.
Trứng sắt, món ngon nổi tiếng xứ Đài.
Quá trình nấu nhiều lần và sấy khô cuối cùng đã tạo ra những quả trứng có màu nâu đen sẫm, thơm và dai, được người dân địa phương cực kỳ ưa chuộng. Sau khi ra mắt thành công món trứng sắt, Huang đã thành lập một doanh nghiệp mới dựa trên công thức trứng sắt của mình và bán chúng dưới thương hiệu Apotiedan.
Trứng sắt thường được chế biến từ trứng gà, chim bồ câu hoặc chim cút và không thể làm từ trứng vịt. Trứng sắt không chỉ được người dân Đài Loan ưa chuộng mà còn được nhiều du khách săn tìm, thưởng thức khi tới Đài Loan. Hiện nay, một số nước ở Châu Phi và Trung Đông cũng đã nhập khẩu món ăn nổi tiếng này về để bán.
Món trứng được nấu và sấy tới 11 lần.
Trứng sắt là một món ăn nhẹ phổ biến có thể dễ dàng tìm thấy dọc các con phố ở Đài Loan. Những quả trứng sắt ngon nhất có thể được tìm thấy tại cửa hàng Grandma's Iron Eggs, một cửa hàng nhỏ ở đường Trung Chính, Đài Loan nhưng luôn đông khách.
Quá trình làm món trứng sắt này có vẻ rất tẻ nhạt và đơn giản - trứng được sấy khô kỹ càng, luộc trong nước tương. Tuy nhiên món này lại có hương vị khó quên với hàng loạt gia vị tẩm ướp vô cùng bí mật. Mỗi lô trứng thành phẩm trải qua quá trình sấy khô và nấu 11 lần.
Hướng dẫn làm món trứng nổi tiếng Đài Loan
Trứng sắt có vị mặn, ngọt dịu, béo và hơi cay, là một món ăn được nhiều người ưa chuộng và dùng làm bữa ăn phụ trong ngày. Bạn có thể mua trứng sắt tươi hoặc trứng đóng gói hút chân không để mang đi một cách thuận tiện. Trứng sắt có nhiều hương vị khác nhau bao gồm tỏi, ớt, nước tương trà xanh và vị truyền thống.
Theo Klook/ Dân Trí
Bí quyết làm mực sốt trứng muối đưa cơm
Ngoài luộc hay hấp, người nội trợ có thể thử chiên giòn mực sau đó kết hợp với sốt trứng muối. Món ăn đơn giản này sẽ khiến cả gia đình phải tốn cơm.
" alt="Trứng sắt" />Dưới đây là câu chuyện của một bà mẹ gửi đến VietNamNet
Vào một buổi chiều, sau khi nhận được điện thoại cô giáo của con trai, tôi lao vào bệnh viện. Con tôi nằm đó dù đã tỉnh nhưng như một đứa trẻ vô hồn.
Tôi khóc khi đọc lá thư từ biệt bố mẹ và gục ngã khi đọc lá thư gửi cho các bạn trong trường.
Đó là câu chuyện của 4 năm về trước, khi con trai tôi đang theo học trung học. Cháu là cậu bé khá đặc biệt, ít nói, ham đọc sách, đặc biệt là sách khoa học. Bởi thế mà cháu nói chuyện với mọi người hay phân tích và có tí sách vở, chứ không thực tế như các bạn. Bên cạnh đó, cháu có tính cách mà tôi không biết là nên đồng tình hay phản đối. Đó là cháu luôn động lòng với bất cứ chuyện gì và sẵn sàng quên mọi thứ để giúp người khác, thậm chí là nhìn thấy con mèo hay con chó, con chim bị thương cháu cũng không bỏ qua. Đã có lần cháu muộn học chỉ vì thấy một con mèo bị thương trên đường, cháu đã tìm bằng được chỗ chữa cho nó.Cá tính này chính là khởi nguồn cho rắc rối của con trai tôi.
Tôi không hề biết những chuyện gì đã xảy ra ở lớp của con trai. Về nhà cháu vẫn rất bình thường. Chỉ đến khi xảy ra chuyện và đọc lá thư con trai viết cho lớp trước khi làm điều dại dột. Cháu viết: “Tôi sẽ chết để chứng minh cho các người thấy tôi không phải là quái thai. Tôi đã làm gì mà các người phải lập nhóm trên Facebook, nhóm chat biến tôi thành trò cười, một kẻ dị dạng. Chỉ có cái chết mới khiến các người vui phải không?”
Tôi không muốn nói chi tiết về quãng thời gian đen tối ấy. Qua tìm hiểu và sau khi bình tâm lại, cháu đã kể cho tôi chuyện trở thành nạn nhân bị bêu xấu trên mạng. Bắt đầu từ việc cháu chỉ tên một bạn trong lớp quay cop bài. Điều đó được coi là khác người.
Ngay hôm sau, hình ảnh của cháu xuất hiện trong một group kín bị tô vẽ, bị chú thích tục tĩu và kêu gọi tẩy chay.
Ngay cả việc, hôm cháu bắt gặp con mèo bị thương ở gần trường, vô tình một bạn trong trường chụp được, và hình ảnh cháu lại lan khắp các group trong trường, cho rằng cháu giả tạo, lập dị, nên cưới một con mèo...
Con tôi luôn là chủ đề hàng tối của một nhóm bạn trong lớp và sau này lan sang các lớp khác.
Đỉnh điểm của những trò hạ nhục trên mạng là có một thách đố ai rủ được cháu đi “ăn bánh trả tiền” (quan hệ tình dục với gái mại dâm) sẽ có phần thưởng.Một số bạn trong lớp không đồng tình với những trò đùa cợt đó, sau thời gian dài im lặng đã cho con tôi biết tất cả những trò quái gở đó.
Con trai tôi có Facebook, nhưng rất ít sử dụng. Và sau khi bạn cho xem những đoạn chat, những đoạn bình luận về mình trên nhóm kín, cháu sốc và tìm mua thuốc ngủ trên mạng và uống vào giờ nghỉ trưa tại trường. May mắn là loại thuốc đó không mạnh và liều nhỏ. Cháu được cấp cứu kịp thời nên qua khỏi.
Nhưng cú sốc đó thì không khỏi, con tôi trầm cảm, phải mất vài tháng mới đỡ phần nào. Tôi chuyển trường cho con, không phải là giải pháp hay, nhưng chẳng còn cách nào khác. Cho đến tận bây giờ, khi đã học ở trường quốc tế, môi trường rất cởi mở, con trai tôi vẫn rất rụt rè và lo sợ mỗi khi được giao làm việc gì. Từ một cậu bé tự tin và thành thật, thì giờ đây, cháu luôn do dự và luôn thăm dò các bạn có nói gì mình không một cách thái quá. Cháu luôn lặng lẽ, ít bạn và luôn đề phòng mọi thứ.
Dù không có chuyện đau lòng xảy ra, nhưng di chứng từ những trò giễu cợt tưởng là vô hại lại đeo bám tận bây giờ. Đó vẫn là nỗi đau của tôi và con và đang đi tìm câu trả lời: Làm gì để bảo vệ mình và người thân trên không gian mạng có nhiều điều tốt nhưng cũng vô số những điều độc ác và vô cảm. Tôi nên làm gì để giúp con thoát khỏi ám ảnh bởi cú sốc thật từ không gian ảo?
Nguyễn Minh Phương (Hà Nội)
Độc giả có thể gửi bài viết cho chúng tôi theo địa chỉ: bandoisong@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn có thể không trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin chân thành cảm ơn.
Bi kịch từ mạng xã hội
Lee MacMillan, ngôi sao trên mạng xã hội Instagram, mới đây đã kết thúc đời mình trong bi thảm. Cô là một trong những nạn nhân của trò bắt nạt trực tuyến.
" alt="Con tôi từng tự tử bất thành vì bị chế giễu trên mạng" />Cô gái mới lấy chồng được gần 2 năm, đang mang thai chờ ngày sinh nở đăng đàn kể chuyện cuộc hôn nhân của mình đã thành "cũ" như thế nào.
Vấn đề không hoàn toàn nằm ở vợ chồng cô, mà xuất phát từ bố chồng quá khó tính và mang tư tưởng cổ hủ, gia trưởng. Trong khi chồng cô lại hùa theo với bố chồng.
Theo như những gì người vợ viết, lúc còn đang tìm hiểu thì thấy bố mẹ chồng cũng rất tốt, nhưng kết hôn rồi mới hiểu rõ cơn ác mộng đang chờ đợi mình phía trước khủng khiếp và đáng ghét cỡ nào.
Trong nhà chồng cô, mẹ chồng không phải người khó tính, tất cả nằm ở bố chồng. Ông là người có tư tưởng thống trị, cho rằng đàn ông phải làm chủ, với vợ con phải xử rắn dù là mạnh tay.
Phụ nữ chẳng ai dám ly hôn, cho dù có giận dỗi bỏ về nhà mẹ đẻ thì sau này cũng phải xấu hổ mà quay về với mình. Với tư tưởng đó, ông luôn dạy con trai phải đàn áp vợ, cho dù dùng bạo lực.
Cô kể tỉ mỉ:
"Lấy nhau về được một năm thì tất cả mọi thứ quay ngoắt. Đến nỗi đi làm khuya về cũng phải gọi điện xin phép báo cáo không bố chồng lại nói bóng gió dặn chồng mình xem lăng nhăng gì ngoài không.
Mình về nhà ngoại bố chồng cũng khó khăn. Không phải mình mà đến mẹ chồng cũng bị ông nặng nhẹ khi bà muốn về nhà đẻ. Những điều này khiến mình vô cùng ngỡ ngàng.
Đến các cô em chồng còn nhỏ nhưng bố chồng lúc nào cũng sa sả luận điệu rằng mấy nữa lấy chồng xong là thôi, con nhà người ta. Bởi vậy có thời gian ông không cho em thứ 2 đi học đại học, bảo tự kiếm tiền lấy mà học.
Học xong lấy chồng nhà ông có được gì đâu. Sau này mình mới biết những chuyện ấy, cảm thấy ngán ngẩm vô cùng".
Chồng cô vì nghe bố nên cũng bắt đầu xét nét vợ chuyện tiền nong đem biếu nhà ngoại. Bà ngoại của cô ốm, chồng đã không đến thăm, cô biếu bà một triệu mà anh cằn nhằn, nói vợ làm gì cũng phải xin phép, tự tiện như vậy không xong đâu. Hai vợ chồng cãi nhau nên cô về ngoại chơi cho khuây khỏa. Trước khi đi xin phép đàng hoàng.
"Hôm ấy vì có vợ chồng anh trai chị dâu về nên mình ở lại chơi đến gần 10 giờ mới về. Anh trai lái ô tô đèo mình về tận cửa. Hai nhà cách nhau có chưa đầy 8km nên đi cũng nhanh", cô kể tiếp.
"Về đến nhà, vừa bước vào cửa thì đã nghe bố chồng mình nói chuyện. Đại ý ông dạy con trai để cho vợ về ngoại cả buổi trời vậy là không tốt. Ông cho rằng chồng mình chiều chuộng vợ quá mức, như thế không sớm thì muộn cũng bị vợ ngồi lên đầu lên cổ.
- "Từ mai anh phải chấn chỉnh lại vợ anh đi, như thế không được đâu. Nhìn mẹ anh xem, cưới nhau hơn 30 năm có bao giờ dám về ngoại ăn một bữa cơm tối? Cưới vợ về để cơm nước, lo lót chuyện nhà cho đàn ông, như vợ anh thì hỏng", bố chồng mình nói như vậy đấy.
Lúc đó, người chồng của mình nhanh chóng đáp lại: "Loại này thì phải tát cho lật mặt mới biết ý. Con này khó dạy lắm bố ạ, được như mẹ đã tốt. Đây nói gì là cãi, không phải nó đang mang bầu chắc con cho một trận tới số rồi".
Những câu nói đó khiến mình choáng váng, không thể tin người mình yêu thương, sắp tới là cha của con mình lại nói như thế. Mình gọi cho anh trai bảo quay lại đỗ xe ở cổng một lát.
Lúc bước vào nhà, mình thấy bố mẹ và chồng đang ngồi ở bàn uống nước. Mình cũng chẳng còn gì để lăn tăn, nói luôn: "Thưa bố mẹ, lời bố nói con nghe hết cả rồi. Con không nghĩ chuyện về nhà bố mẹ đẻ có gì hệ trọng. Nếu như bố nghĩ nó là quá quắt, quá hệ trọng thì con tính lại. Không phải tính lại chuyện về hay không mà tính lại có nên ở nhà bố mẹ nữa hay không".
Chẳng để mọi người kịp thích ứng, mình tuyên bố với chồng: "Tôi lấy anh không phải để bị dạy dỗ hay hành hạ. Đến bố mẹ tôi cũng chưa từng cho tôi một trận tới số nữa là anh dám làm điều đó. Thôi chấm dứt nhé, tôi sẽ một mình nuôi con".
Nói xong mình cũng chẳng buồn xếp đồ, quay sang xin phép bố mẹ chồng rồi ra cổng lên xe anh trai đi thẳng".
Cách xử lý của nàng dâu khiến cư dân mạng vô cùng hả dạ, bởi hành động của cô tại thời điểm đó có thể mang tính bột phát nhưng đó là sự bột phát cần thiết và thật lòng nhất, để cho những người đàn ông thiếu tôn trọng phụ nữ hiểu rằng chẳng ai thời này có thể chịu được cách nghĩ và cách làm của họ đối với người đầu gối tay ấp.
Đàn ông lấy vợ nếu không thể mang lại hạnh phúc cho vợ bằng yêu thương, chỉ biết đàn áp và muốn "thắng" nhờ sự chuyên chế, chuyên quyền, nhờ sức mạnh cơ bắp thì chỉ có xứng đáng ở một mình mà thôi.
Người chồng trong bài sau "sự cố" này cũng mấy lần đến xin lỗi vợ và hứa hẹn ở riêng nhưng cô vợ không còn muốn quay về. Phụ nữ nếu dễ dàng bỏ qua cho chuyện này, chẳng phải đang tạo điều kiện cho đàn ông bạo hành, đàn ông thiếu hiểu biết có "thêm đất phát triển" hay sao!
Theo Dân Trí
Tôi đau đầu vì thói quen quái gở của bố chồng
Sau khi vợ mất, bố chồng tôi tham gia câu lạc bộ khiêu vũ giải khuây. Từ đây, ông bắt đầu có thói quen "thả thính" phụ nữ. Nhiều lần tôi phải xử lý hậu quả do ông gây ra.
" alt="Nàng dâu 'bỏ của chạy lấy người' khi nghe bố chồng chỉ con trai cách dạy vợ" />
- ·Nhận định, soi kèo Phnom Penh Crown vs Visakha, 18h00 ngày 30/4: Bất phân thắng bại
- ·Loạt ôtô mới ra mắt khách Việt tháng 10
- ·Chủ ép osin 'quan hệ' phải bị xử lý hình sự
- ·Làm gì để hóa giải 'giặc bên ngô'
- ·Nhận định, soi kèo Fram Reykjavik vs UMF Afturelding, 2h15 ngày 29/4: Tân binh cứng đầu
- ·Volkswagen Touareg hạ giá bán lẻ 300
- ·Tiếng khóc xé lòng giữa rừng thẳm
- ·Những cặp vợ chồng tai tiếng nhất 2012
- ·Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs Brisbane Roar, 16h35 ngày 2/5: Tin vào Brisbane Roar
- ·Bắt em ra tòa làm chứng, sao tàn nhẫn thế?
Phần 1: Nỗi hận thù 21 năm của chàng trai bị bắt cóc lúc 4 tuổi
Khi tôi xem một buổi phát trực tiếp của Tang Weihua - một phụ nữ có con trai bị bắt cóc, tôi đã rơi vào trạng thái tồi tệ nhất của cuộc đời mình. Tôi sợ rằng mình thực sự bị bỏ rơi và bố mẹ đẻ không bao giờ đi tìm mình. Mỗi lần Tang “live-stream”, tôi đều trốn bố mẹ nuôi ra sau đồi để xem.
Vào thời điểm đó, tôi được đưa vào một nhóm những người có thể là con trai của Tang. Thông qua quản trị viên, tôi được kết nối với Tang và có một cuộc trò chuyện với bà. Tôi không biết nói gì ngoài việc kể cho bà về tuổi thơ của tôi, và bà đã nói với tôi đại ý là: “Đừng sợ, con trai, có mẹ ở đây”.
Suốt đời mình, tôi chưa từng được gọi như vậy. Chúng tôi trò chuyện với nhau nhiều lần và bà đã khuyên tôi đi lấy mẫu máu.
Ngay sau đó, bố mẹ nuôi bắt đầu nhận thấy những thay đổi ở tôi. Họ cấm tôi xem chương trình. Hôm đó, tôi và mẹ nuôi đã xảy ra cãi vã. Trong lúc bực bội, tôi uống rượu và chạy ra sau núi để xem chương trình phát sóng của Tang. Tôi bị ngã đập đầu, dân làng phải đưa tôi đi bệnh viện. Từ ngày hôm đó, mẹ nuôi giám sát tôi chặt chẽ, tịch thu điện thoại và chặn Tang trên WeChat.
Khi ở trong bệnh viện, tôi đã nghĩ đến việc chia sẻ với người khác những trải nghiệm của tôi với gia đình nhận nuôi mình. Một số người trên mạng nghi ngờ liệu có phải Tang dựng chuyện để câu “view” không. Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định viết một lá thư cho Tang để bà đọc trong buổi phát trực tiếp.
Sau bức thư ấy, một số người càng đinh ninh rằng tôi là một nhân vật không có thật, rằng câu chuyện được bịa ra để lấy sự cảm thông của họ. Ngược lại, cũng có nhiều người xúc động và không hài lòng về cách đối xử của bố mẹ nuôi tôi. Họ đặt câu hỏi: “Mua một đứa trẻ mà lại không yêu nó à?”.
Cộng đồng mạng khuyên tôi nên lấy mẫu máu để tìm gia đình thực sự của mình. Nhưng tôi lo lắng cho bố mẹ nuôi của mình, sợ rằng họ sẽ cảm thấy suy sụp và chúng tôi sẽ xảy ra mâu thuẫn. Tôi cũng sợ dân làng phát hiện ra và mắng chửi tôi là kẻ vô ơn.
Cuối cùng, tôi quyết định lấy mẫu máu, nhưng chỉ để cho cha mẹ ruột của tôi biết rằng tôi đã trưởng thành mà không cần có họ.
Căn nhà nhỏ của Ling Dong được xây phía sau đồi. Cha mẹ nuôi tôi khi biết chuyện đã tìm mọi cách ngăn cản. Mẹ nuôi tôi bị suy nhược và uống thuốc sâu tự tử. Vào ngày thứ tư sau khi bà nhập viện, tôi chính thức được thông báo rằng sau 2 vòng đối chiếu, DNA của tôi đã được ghép thành công với một cặp vợ chồng ở Chiết Giang, phía tây nam Thượng Hải.
Chính quyền và các tình nguyện viên khuyên tôi rất nhiều về việc nên hội ngộ gia đình nhưng tôi kiên quyết không gặp. Tôi chỉ muốn tìm ra sự thật và trả thù họ. Tuy nhiên, gia đình tôi đã không từ bỏ. Họ gửi cho tôi những món trái cây mà tôi yêu thích khi còn nhỏ.
Bà và chú tôi lái xe từ Chiết Giang đến Quảng Tây để gặp tôi nhưng tôi từ chối gặp mặt.
Sau vài ngày, tôi bình tĩnh trở lại. Tôi nghĩ, mình phải đưa bà ấy rời khỏi đây, nếu không tôi không thể sống bình yên được. Vậy là tôi đồng ý gặp họ ở văn phòng của chính quyền. Bà sợ tôi bị sốc nên đã cố kìm nén nước mắt và không ôm tôi vào lòng. Tôi cũng không nhìn thẳng vào bà.
Họ nói cha mẹ đẻ đã tìm kiếm tôi suốt nhiều năm trời. Mẹ tôi đã mất từ sớm, còn bố tôi mới mất chưa đầy 4 tháng. Khi nghe những điều đó, tất cả gánh nặng chồng chất trong tôi như sụp đổ. Tôi ngồi sụp xuống sàn và không cho ai đến gần mình.
Sau bữa tối, tôi về Chiết Giang với chú và bà. Suốt chặng đường, tôi không nói một lời nào. Về đến nhà, họ hàng, làng xóm ra đón chúng tôi trong tiếng chiêng trống và pháo nổ. Mọi người sờ tay, tóc, kiểm tra các đặc điểm để xác nhận tôi. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy bộ quần áo mình mặc khi còn nhỏ, cả chiếc ghế dài và bàn chải đánh răng của tôi cũng vẫn còn.
Từ khi tôi bị bắt cóc, trạng thái tinh thần của mẹ tôi không ổn định. Thỉnh thoảng bà bỏ đi nhiều ngày không về. Bố tôi phải đi tìm mẹ, trên tay cầm 2 bức ảnh, 1 của tôi, 1 của mẹ.
Mẹ mất khi em gái tôi mới được vài tuổi, chẳng để lại gì ngoài 2 bức ảnh mà bố tôi giữ lại. Em gái tôi được giao cho bà nội chăm sóc, còn bố tôi đi làm ở xa. Đi đâu ông cũng hỏi về tung tích của tôi. Việc bố mẹ đi tìm tôi như thế nào, bà tôi miễn cưỡng phải kể lại cho tôi nghe.
Bà và em gái đã ở bên tôi suốt ngày hôm đó. Tôi thực sự cảm thấy như đang ở nhà mình. Mọi hành động của họ đều khiến tôi thấy ấm áp - một cảm giác mà tôi chưa từng có ở nhà bố mẹ nuôi.
Bát súp Ling Dong được bà nội nấu cho ăn. Bà nói phải nấu cho tôi ăn bữa đầu tiên khi về nhà, còn em gái tôi thì làm trà sữa cho tôi uống. Họ chuẩn bị những món hải sản mà tôi chưa bao giờ được ăn. Tôi hiếm khi được ăn những thứ như thế này, thậm chí còn không biết cách ăn ốc. Mặc dù vẫn còn chưa thoải mái, nhưng tôi cảm động trước tình yêu thương của họ dành cho tôi.
Đêm đó, trong căn phòng nơi tôi ngủ, bà nằm trên sofa để canh tôi vì sợ tôi lại bị bắt đi mất. Lúc tôi đã ngủ say, bà âm thầm ngồi vá lại những lỗ thủng trên chiếc quần bò rách của tôi.
Bà đã phải sống một cuộc đời khó khăn từ sau khi tôi bị bắt cóc. Bà hay nói rằng bà không dám chết khi chưa được gặp tôi. Chú tôi cũng bị ảnh hưởng vì việc tôi bị bắt cóc. Cùng với bà, chú đã dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình và mãi đến hơn 40 tuổi mới kết hôn.
Gia đình tôi đã không còn thờ cúng tổ tiên từ khi đứa cháu đích tôn bị mất tích. Đến ngày đoàn tụ, bài vị của tổ tiên đã cất giữ suốt 21 năm nay mới được lấy ra. Tôi thành kính cúi đầu trước bàn thờ. Sau đó, tôi đến nơi an nghỉ của cha mẹ để dâng hương cho họ.
Tôi cảm thấy tội lỗi. Suốt những năm qua, tôi đã đổ lỗi cho bố mẹ mình trong khi tôi biết rất rõ về chương trình truyền hình “Hãy chờ con” và về cơ sở dữ liệu DNA quốc gia. Nếu lấy mẫu máu sớm hơn, tôi đã có cơ hội gặp bố.
Về phần bố mẹ nuôi, bí mật của tôi đã bị phát hiện. Họ biết mọi chuyện và bắt đầu gây áp lực buộc tôi phải quay lại ngay lập tức. Tôi bị kẹt ở giữa. Mẹ nuôi thậm chí còn đe doạ sẽ đến Chiết Giang kéo tôi về.
Tôi không muốn bà nội ruột của mình buồn nên giấu những chuyện này. Ngày nào tôi cũng trấn an mẹ nuôi rằng tôi sẽ phụng dưỡng bà khi bà về già. Dù gì đi chăng nữa, tôi đã sống trong căn nhà đó 21 năm và nảy sinh rất nhiều tình cảm không thể chối bỏ.
Bữa cơm đầu tiên chào đón Ling Dong quay về nhà. Năm ngoái, bà nội đề nghị tôi về nhà vào đêm giao thừa. Tôi nói rằng, vì mới kết hôn, theo truyền thống tôi phải về gặp toàn bộ gia đình nuôi của mình ở Quảng Tây vào dịp Tết. Tôi sẽ thảo luận chuyện đó với gia đình nuôi để tìm cách sắp xếp. Bà nội tôi do dự một lúc và nói: “Thôi, không phải về nữa. Bà và mọi người vẫn ổn”.
Cuối cùng, tôi phải thoả hiệp. Tôi đến Chiết Giang để ăn tối tất niên cùng bà, sau đó lại về Quảng Tây lúc 2h sáng để chiều mồng 1 có mặt ở nhà bố mẹ nuôi.
Nhớ bố mẹ đẻ, đôi khi tôi nhắn tin vào WeChat cũ của bố tôi để nói cho ông biết tôi đang làm gì và đang nghĩ gì. Một ngày trước ngày giỗ của bố, tôi đã nhắn: “Bố ơi, ngày mai là ngày bố rời xa chúng con, một năm về trước. Dù chúng ta đã không gặp nhau trong một thời gian dài nhưng chúng ta sẽ không bao giờ quên được nhau, phải không?
Con muốn báo cho bố biết rằng mặc dù đã phải trải qua rất nhiều đau buồn trong quá khứ nhưng từ nay về sau, bà và em gái sẽ ổn bởi vì đã có con ở đây. Bố hãy yên tâm rằng con sẽ về thăm nhà thường xuyên, con sẽ chăm sóc bà và em gái. Con sẽ cho em sống như một cô công chúa, con sẽ cố gắng hết sức để biến ngôi nhà của chúng ta thành một tổ ấm mới”.
Tôi tin rằng mặc dù bố mẹ đang ở một nơi khác, nhưng họ vẫn cảm nhận được sự thay đổi trong tôi.
Nguyễn Thảo(Theo The Paper)
Nỗi hận 21 năm của chàng trai bị bắt cóc lúc 4 tuổi
Suốt 21 năm, người đàn ông hận thù cha mẹ đẻ vì nghĩ rằng họ đã bỏ rơi mình.
" alt="Sự thật được tiết lộ sau 21 năm làm con nuôi" />Quá bất ngờ khi phát hiện ra việc những viên thuốc tăng cường sinh lực bị thấtthoát vào mỗi lần chồng đi công tác, bà Thủy đã phải nhờ đến thám tử để giải mối nghi ngờ...Hai đại gia và cú lừa ngoạn mục của cô gái quê
Chuyện khó tin về một anh chồng 'hờ hững với phụ nữ'
Chuyện lạ về ông chồng 'giải cứu' vợ ngoại tình
" alt="Ông chủ tịch và sự mất tích bí ẩn của những viên thuốc tăng lực" />Người yêu mình là một cô gái ngoan hiền, sống nội tâm, từ nhỏ đến lớn chỉ lo học, ít quan tâm đến các mối quan hệ nam nữ. Về ngoại hình em không hề xấu nhé mọi người, thậm chí là xinh đẹp theo đánh giá của mình. Chỉ là bố mẹ quản em rất chặt, ngoài thời gian đến giảng đường học em đi đâu cũng cần xin phép bố mẹ, và không đi chơi buổi tối nên ít có quan hệ với bạn bè khác giới bên ngoài.
Mình biết em qua sự mai mối của chị gái em. Bố mẹ em cũng rất ưng mình nên bật đèn xanh cho hai đứa. Hoàn cảnh gia đình mình tốt, công việc của mình cũng ổn định với thu nhập không tồi.
Mình tìm hiểu rồi thấy yêu em ngay vì em ngoan hiền, trong sáng. Chuyện tình của hai đứa thì cũng như nhiều người khác, mình nhắn tin hỏi han, gọi điện trò chuyện, mua quà, mua hoa tặng em, đến nhà ngồi chơi với em.
Em cũng nhận lời yêu mình, rất quan tâm đến mình, mua quà gửi tặng cả bố mẹ mình, mỗi tội từ lúc nhận lời yêu đến giờ em chưa bao giờ cho mình hôn cả.
Hồi đầu mình có định hôn nhưng em lùi lại nói em chưa quen, em cần thời gian, rồi em chỉ nắm tay mình. Biểu hiện cao nhất ở tình yêu của em là nhào vào lòng mình ôm mình, mình cũng xốn xang như kiểu đang được che chở cho em, nhưng mãi rồi cũng chỉ có thế.
Có lần mình đã hỏi em là "mình yêu nhau chỉ thế này thôi hả?". Em ngạc nhiên nhìn mình: "Vâng, em rất yêu anh" rồi lại nắm tay mình và cười rất trong sáng.
Có hôm mình ở nhà em, bố mẹ đi vắng hết, hai đứa ngồi trên sofa ăn bỏng ngô xem phim hài, mình có chủ động nắm tay rồi vuốt ve rất "chiến thuật" từ các ngón tay lên cổ tay rồi lên cao hơn nữa nhưng khi mình sắp lên tới "đảo tiên" thì em gạt tay mình ra, bảo "anh phải tôn trọng em đi".
Rồi em đuổi khéo mình về. Mình bảo em hai đứa yêu nhau được 7 tháng rồi, em không định hôn anh hay sao. Em bảo nếu hôn nhau sẽ dễ làm sang chuyện abcxyz lắm, anh chưa hôn em tay đã táy máy rồi. Hơn nữa em thấy rất thoải mái, hài lòng với những cái ôm.
Nói thật, mình 29 tuổi rồi, đã qua 3 mối tình rồi nên gặp người yêu thế này cảm thấy khá bức bối. Nhưng em ấy trong sáng quá, mọi sự dẫn dắt yêu đương của mình với em đều khiến mình cảm thấy như đang làm bẩn tấm pha lê vậy.
Đến giờ mình vẫn đang phải cố gắng kiên nhẫn chờ em, chiều theo mong muốn khó hiểu của em, nhưng mình chẳng biết chịu được đến bao giờ, tới khi nào mới là thời điểm em cho là thích hợp để hôn.
Mình nên thế nào bây giờ? Có hai phương án, cứ đè em ra mà hôn cho hết phải gìn giữ nụ hôn đầu (sau đó có thể bị em cho ăn tát rồi từ mặt), hay lẳng lặng rút lui, đi tìm yêu người khác? Rút lui vì lý do này liệu em và gia đình em có đánh giá mình là đứa thiếu đàng hoàng hay không?
Theo Dân Trí
Nụ hôn cuồng nhiệt đêm mưa gió đã phá hủy hạnh phúc gia đình tôi
Tôi từng là một người đàn ông có tất cả, một công việc tốt, một gia đình hạnh phúc với đầy đủ vợ con. Vợ tôi là mẫu phụ nữ sẽ khiến bất kỳ người đàn ông nào cũng phải ước ao có được.
" alt="Yêu 7 tháng mà chưa được người yêu cho hôn, chàng trai vô cùng bức bối" />
- ·Nhận định, soi kèo Consadole Sapporo vs V
- ·Bỏ trốn đêm tân hôn vì phát hiện chồng có con với gái mại dâm
- ·Bố và con trai: Yêu thương không bằng lời
- ·Con dâu sexy, bố mẹ chồng ‘chóng mặt’
- ·Nhận định, soi kèo Sampdoria vs Cremonese, 20h00 ngày 1/5: Tình hình bất lợi
- ·Sóc Trăng yêu cầu người dân không ra đường sau 20h
- ·Cuộc “say” tình và tiền của người đàn bà cô độc
- ·Ngỡ ngàng phát hiện chồng có “quỹ đen”
- ·Nhận định, soi kèo Fram Reykjavik vs UMF Afturelding, 2h15 ngày 29/4: Tân binh cứng đầu
- ·Chủ nhà không cho về vì sợ Covid, nhóm bạn trẻ được mời đến ở khách sạn