Cụ thể, Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa ký Công văn của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng về Hướng dẫn đăng ký sơ tuyển vào ĐH, CĐ quân sự và đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Cụ thể, năm 2017, các học viện, trường trong Quân đội tiếp tục sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh ĐH, CĐ quân sự.
Đối tượng tuyển sinh đào tạo đại học quân sự gồm:
Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân viên quốc phòng phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh). Các đối tượng này, nếu có nguyện vọng đăng ký dự tuyển, các đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ sơ tuyển những trường hợp đủ tiêu chuẩn, nộp cho các trường theo đúng quy trình, nhưng phải bảo đảm đủ quân số thực hiện nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu.
Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ), số lượng đăng ký dự tuyển không hạn chế.
Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân: tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành: Bác sĩ quân y tại Học viện Quân y và các ngành: Quan hệ quốc tế về quốc phòng, ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự. Tuyển không quá 6% trên tổng chỉ tiêu vào đào tạo các ngành: Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điện tử Y sinh, Khí tài quang, Địa tin học tại Học viện Kỹ thuật quân sự.
Đối tượng tuyển sinh đào tạo cao đẳng quân sự như sau:
Đào tạo CĐ ngành Kỹ thuật Hàng không tại Trường Sĩ quan Không quân: Đối tượng tuyển sinh thực hiện như đào tạo đại học quân sự.
Đào tạo cao đẳng ngành Văn thư lưu trữ tại Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội: Tuyển thí sinh nam, nữ là quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội.
Về vùng tuyển sinh, Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở ra.
Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở vào.
Thí sinh các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế tùy theo nguyện vọng, được đăng ký dự tuyển vào một trong hai trường Sĩ quan Lục quân 1 và Sĩ quan Lục quân 2;
Thí sinh dự tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2 phải có hộ khẩu thường trú phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào), thời gian có hộ khẩu thường trú phía Nam (tính đến tháng 9 năm dự tuyển) phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên, có ít nhất năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh phía Nam.
Các trường còn lại sẽ tuyển thí sinh trên phạm vi cả nước.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam được tính từ Quảng Trị trở vào. Thời gian được tính hộ khẩu thường trú phía Nam tính đến tháng 9 năm dự tuyển phải đủ 03 năm thường trú liên tục trở lên.
Về hồ sơ, mỗi thí sinh phải làm 2 loại hồ sơ riêng biệt gồm 1 bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển do Ban TSQS Bộ Quốc phòng phát hành và 1 bộ hồ sơ đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT phát hành. Mẫu biểu hồ sơ sơ tuyển thống nhất như năm 2016.
Về đăng ký sơ tuyển: Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương.
Khi đăng ký sơ tuyển, thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường Quân đội, thực hiện đăng ký theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Các trường Quân đội và trường Công an đều chỉ xét tuyển đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất), nên thí sinh chỉ làm hồ sơ sơ tuyển vào 1 trong 2 khối trường (thí sinh đã tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Công an thì không tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Quốc phòng).
Thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ đăng ký sơ tuyển và trực tiếp đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển theo đúng thời gian quy định tại Ban TSQS cấp huyện (đối với thanh niên ngoài Quân đội) hoặc tại Ban TSQS cấp trung đoàn (đối với quân nhân đang tại ngũ).
Do mỗi trường có các tiêu chuẩn khác nhau, nhất là về tiêu chuẩn sức khỏe, vì vậy thí sinh phải đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường Quân đội và chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) ngay từ khi sơ tuyển.
Trong hồ sơ đăng ký sơ tuyển TSQS, các thí sinh thuộc diện được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng, nộp 1 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên hợp lệ, đối tượng là con thương binh, con bệnh binh, con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh", phải có bản photo có công chứng Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh,...
Khi đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển TSQS, thí sinh phải mang theo giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân), sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để cán bộ thu hồ sơ đối chiếu.
Thời gian sơ tuyển từ ngày 1/3 đến ngày 25/4/2017.
Thông tin về chỉ tiêu và tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các học viện, trường trong Quân đội sẽ được đăng trên các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử BQP (http://bqp.vn) và tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng trong Quân đội năm 2017".
Thanh Hùng
" alt=""/>Thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ các trường quân đội năm 2017Nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát biểu: "Âm nhạc luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều, từ những khó khăn trong cuộc sống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc… Âm nhạc còn là sợi dây vô hình kết nối tình yêu thương giữa con người với con người, giữa các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn, xóa bỏ những rào cản về vị trí địa lý, chính trị xã hội, những ngăn cách về ngôn ngữ để hòa nhập cùng nhau. Ngôn ngữ của âm nhạc là ngôn ngữ chung của tất cả mọi thế hệ và mọi dân tộc; ai cũng hiểu được nó, bởi nó được hiểu bằng trái tim.
“Từ thế kỷ thứ XV, Nguyễn Trãi - Vị danh nhân văn hóa thế giới của đất nước chúng ta trong lần chuẩn bị soạn nhã nhạc cho triều đình đã nói: “Thái bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc”. Trên bước đường xây đắp và phát triển nền thái bình của đất nước Việt Nam hiện đại hôm nay, Đảng, Bác Hồ, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng con người mới là nền tảng, động lực và mục tiêu của nền văn hóa mới, âm nhạc cùng với các loại hình văn học nghệ thuật khác đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cao cả ấy”, nhạc sĩ Đức Trịnh nhấn mạnh.
Cũng theo nhạc sĩ Đức Trịnh, Ngày Âm nhạc Việt Nam động viên chúng ta cùng phát huy các giá trị truyền thống và cách mạng của nền âm nhạc Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm âm nhạc hay, nhiều hoạt động âm nhạc có ý nghĩa phục vụ công chúng; cùng các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia và xây dựng và phát triển nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chương trình nghệ thuật Hát lên Việt Nam được chia làm 3 phần. Trong đó, phần một tôn vinh âm nhạc dân tộc, thể hiện tính kế thừa truyền thống cha ông làm nền tảng cho nền âm nhạc Việt Nam sau này. Các tiết mục chọn lọc trong chương trình phản ánh bức tranh của âm nhạc Việt Nam thời kỳ đầu với Trống hội ngày xuâncủa nhạc sĩ Nguyễn Chín; màn độc tấu đàn tỳ bà và dàn nhạc mang đậm chất dân ca Nam Bộ; ca khúc Mẹ yêu concủa nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với đàn tranh.
Phần 2 là nhạc thính phòng cổ điển, với các tác phẩm: độc tấu violin Miền Nam quê hương tôi, độc tấu cello Trăng trên vịnh, NSND Quốc Hưng biểu diễn Thuyền và biểncủa nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, NSND Phạm Ngọc Khôi tham gia độc tấu piano. Phần cuối là các tác phẩm của nghệ sĩ trẻ bám sát đời sống âm nhạc hôm nay, gắn bó quân với dân.
" alt=""/>Anh Thơ hát trong chương trình đặc biệt chào mừng Ngày Âm nhạc Việt NamTrao đổi và cập nhật tiến bộ y khoa
Theo thỏa thuận hợp tác, hai bên sẽ trao đổi nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt cho hệ thống bệnh viện, các Viện nghiên cứu và Dự án Đại học Y Vinmec. Cụ thể, Đại học Y Hà Nội sẽ cử cán bộ, học viên, sinh viên sang cộng tác chặt chẽ với Vinmec trong hoạt động chuyên môn lâm sàng, hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, Đại học Y Hà Nội sẽ hỗ trợ tuyển dụng bác sĩ nội trú, tạo nguồn nhân lực cho hệ thống y tế Vinmec. Hai bên cùng hợp tác và chia sẻ cơ sở vật chất, cơ sở thực hành, cũng như tìm cơ hội để phối hợp nghiên cứu, điều trị và phát triển quan hệ quốc tế.
Tổng Giám đôc Tập đoàn Vingroup Dương Mai Hoa và PGS - TS Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cùng ký kết văn bản hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực chất lượng cao |
Việc hợp tác với Đại học Y Hà Nội - Trường Đại học y khoa hàng đầu Việt Nam là bước đi quan trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến nhất vào công tác khám chữa bệnh của hệ thống y tế Vinmec. Đây cũng là một trong các hoạt động khởi động cho dự án Đại học Y khoa Vinmec, đồng thời xúc tiến đưa vào hoạt động các Viện nghiên cứu về ung thư, tế bào gốc, y học tái tạo… trên toàn hệ thống.
Mục tiêu đưa Vinmec trở thành hệ thống y tế quốc tế
Đào tạo nhân sự chất lượng cao và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học luôn là chủ trương nhất quán của Tập đoàn Vingroup, nhằm hướng đến mục tiêu đưa Vinmec trở thành hệ thống y tế đẳng cấp quốc tế. Đến nay, sau 5 năm đi vào hoạt động, Vinmec đã có sự hợp tác chặt chẽ về chuyên môn với các bệnh viện hàng đầu trong nước như Bạch Mai, Việt Đức… và các hệ thống y tế lớn trong khu vực và trên thế giới như Viện Tim Malaysia; Viện Curie Pháp…
Ngoài ra, để trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống y tế Vinmec cũng đã đầu tư 50 triệu USD đến năm 2020 nhằm đào tạo và thu hút các chuyên gia, bác sỹ, điều dưỡng hàng đầu trong nước và quốc tế.
Tổng Giám đôc Tập đoàn Vingroup Dương Mai Hoa và PGS - TS Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cùng ký kết văn bản hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực chất lượng cao |
6 tháng vừa qua, Vinmec đã cử hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư và kỹ thuật viên đi đào tạo nâng cao trong và ngoài nước, để chuẩn bị triển khai các kỹ thuật mới như PET/MRI ứng dụng chẩn đoán và điều trị ung thư lần đầu tiên có ở Việt Nam, ghép gan, phẫu thuật nội soi khớp vai, mở rộng các ứng dụng ghép tế bào gốc chữa các bệnh nan y...
Với quy mô, định hướng phát triển, những thành tựu, giá trị mà Hệ thống Y tế Vinmec và Đại học Y Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục cùng nhau xây dựng, song hành, hỗ trợ, thúc đẩy để đạt được mục tiêu cao hơn nữa trong sự nghiệp phát triển y tế tại Việt Nam.
Đại học Y Hà Nội:Đại học Y Hà Nội là một trong 15 trường đại học trọng điểm quốc gia, có lịch sử phát triển 115 năm, đã đào tạo ra 17.000 bác sĩ chính quy và 10.000 học viên sau đại học. Đại học Y Hà Nội hiện đang phát triển những mũi nhọn chuyên sâu như tim mạch, ghép tạng… và có quan hệ đối tác với hầu hết các tổ chức y tế lớn trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Úc, Indonesia, Nhật Bản... Hệ thống Y tế Vinmec: Hệ thống Y tế Vinmec được đầu tư và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế bởi Tập đoàn Vingroup từ năm 2012. Chiến lược phát triển của Vinmec đến năm 2020 là chuỗi 10 bệnh viện trên khắp cả nước, thành lập trường Đại học Y Vinmec và các Viện nghiên cứu chuyên sâu. Hiện đã có 5 bệnh viện đa khoa và 2 phòng khám đi vào hoạt động tại Hà Nội, Quảng Ninh, Nha Trang, Phú Quốc và TP.HCM. Không chỉ là thương hiệu chăm sóc sức khỏe chất lượng hàng đầu Việt Nam, Vinmec còn tiên phong trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu như ghép tế bào gốc, phẫu thuật nôi soi nhi khoa, ứng dụng công nghệ gen trong khám chữa bệnh… Năm 2016, Hệ thống y tế Vinmec đã chuyển sang hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận và đặt mục tiêu trở thành hệ thống y tế đẳng cấp quốc tế. |
Minh Tuấn
" alt=""/>Vinmec, ĐH Y hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực