会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Pepsi liên tục trở thành nạn nhân của tin giả trên Facebook!

Pepsi liên tục trở thành nạn nhân của tin giả trên Facebook

时间:2025-01-23 06:51:25 来源:NEWS 作者:Giải trí 阅读:314次

Theêntụctrởthànhnạnnhâncủatingiảtrêket qua laligao một nguồn tin từ Công ty Pepsi Việt Nam, nhãn hàng Sting đã từng là nạn nhân của nạn tin giả trên mạng xã hội gây thiệt hại khá lớn cho uy tín sản phẩm cũng như thiệt hại về kinh doanh của công ty.

Cụ thể, vào tháng 7/2018, tài khoản Facebook Nguyễn Công Minh đã chia sẻ thông tin về việc người này mỗi ngày uống 3 chai nước Sting trong một thời gian dài, và hậu quả là hiện nay anh ta đang bị suy thận nặng, status này suy diễn là hệ quả do sử dụng quá nhiều nước Sting. Sau khi thông tin này được đăng lên thì nó đã lan tỏa chóng mặt trên Facebook. Chỉ trong vòng 6 ngày tin tức này đã nhận được 65.114 lượt chia sẻ trên Facebook và 93.600 lượt tiếp cận.

Sau đó, công ty Luật đại diện cho Pepsi đã liên hệ với các cơ quan chức năng như Sở TT&TT TP.HCM, liên hệ với Facebook để đưa ra các bằng chứng khẳng định thông tin kia là sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng. Sau đó phải mất 7 ngày, Facebook mới gỡ thông tin giả mạo này xuống.

Nhãn hàng Sting từng nạn nhân của Faacebook.

Trước đó, vào tháng 6/2016, nhãn hàng Sting cũng đã từng là nạn nhân của thông tin giả mạo trên mạng Internet. Thông tin giả mạo xuất phát từ trang tivinewstoday6.com tung tin từ Tuyên Quang, có 15 em học sinh cấp 3 đã uống nước Sting trong giờ ra chơi, sau đó nôn ói khắp trường, 2 em bị bất tỉnh tại chỗ, nhà trường phải gọi xe cứu thương đi bệnh viện. 13 em cũng có biểu hiện tương tự và cũng phải đưa vào bệnh viện. 2 em học sinh đã tử vong do Sting có nhiều chất độc…

Tuy nhiên đây là thông tin thất thiệt, không có thật, hình ảnh bệnh viện, bệnh nhân đang nằm viện được lấy từ một trang web ở Pakistan, hình ảnh đám ma 2 em tử vong cũng là giả mạo. Trang web tung tin thất thiệt kia đặt máy chủ ở Mỹ nhưng bài đăng sai sự thật này đã gây hoang mang cho rất nhiều người và được lan truyền nhanh chóng trên Facebook.

Tuy nhiên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Tuyên Quang ngay sau khi có tin trên mạng đã kiểm tra tất cả các bệnh viện trong tỉnh đều nhận được phản hồi là tất cả các bệnh viện trong tỉnh không tiếp nhận hay cấp cứu bất cứ trường hợp nào ngộ độc vì uống nước Sting.

Vào thời điểm đó, Pepsi đã phải rất vất vả để liên hệ với Facebook cung cấp các thông tin để Facebook gỡ bỏ tin sai sự thật, nhưng phải mất đến 7-10 ngày mới gỡ được thông tin giả mạo đó.

“Việc xử lý gỡ bỏ thông tin giả mạo của Facebook rất chậm khiến cho thông tin bị lan tỏa nhanh chóng, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tới thương hiệu và hình ảnh của nhãn hàng”, đại diện Pepsi cho biết.

(责任编辑:Công nghệ)

相关内容
推荐内容