Nhận định, soi kèo Radomlje vs Nafta, 23h00 ngày 8/4: Khách tự tin


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Kolkheti Poti vs Torpedo Kutaisi, 21h00 ngày 9/4: Thoát khỏi đáy bảng xếp hạng -
Mấy năm gần đây, các cơ sở giáo dục đại học được quyền sử dụng nhiều phương thức xét tuyển tạo điều kiện cho các thí sinh trúng tuyển đại học một cách dễ dàng, tỷ lệ đỗ đại học rất cao, rất ít thí sinh trượt đại học. Tuy nhiên, qua thực tế làm công tác tuyển sinh nhiều năm, nhiều chuyên gia về lĩnh vực giáo dục đều đánh giá rằng thực sự chưa đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển, đặc biệt là xét tuyển bằng học bạ. Việc xét tuyển sớm của các trường còn nhiều bất cập, nhiều trường đại học tuyển sinh bất chấp năng lực đào tạo. Sinh viên năm nhất 'sốc đại học' vì xét tuyển học bạCon gái lớn của tôi (sinh năm 2006) vừa tham gia kỳ thi đại học năm 2024, nên tôi tìm hiểu khá kỹ đề án tuyển sinh của một số trường đại học mà con đăng ký. Tôi thấy có hai vấn đề bất cập nên thay đổi đó là phương thức xét tuyển bằng học bạ và phương thức xét tuyển sớm, bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, kể từ ngày áp dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ, nhiều trường THPT chạy theo thành tích, nhiều giáo viên chấm điểm "nới tay" cho các em học sinh để tạo điều kiện cho các em "bảng điểm đẹp", thuận lợi vào trường đại học, ngành học mà mình mong muốn.
Khi vào mạng xã hội, tôi thấy phụ huynh khoe học bạ của con hoặc nghe các phụ huynh trường con kể chuyện với nhau về việc một số trường khác cho điểm học bạ cao chót vót, các em học sinh toàn đạt điểm tổng kết trung bình các môn từ 9,5 đến 10. Trong khi đó, học sinh trường của con tôi rất ít em có thể đạt điểm số trung bình các môn tới mức đó. Chỉ có một số em xuất sắc nhất khối mới có thành tích học tập chỉ bằng thành tích của những em học sinh bình thường ở trường khác.
Bởi lẽ, trường con tôi nổi tiếng là trường 13 môn chuyên, môn nào học cũng khó và vất vả như học môn chuyên, điểm số đánh giá đúng năng lực học sinh, không bao giờ có chuyện giáo viên nâng điểm để học sinh có học bạ đẹp, học sinh muốn đạt điểm cao cần mất rất nhiều công sức để học, dù đó chỉ là môn Địa lý, Lịch sử hay Giáo dục công dân. Kết quả là khi xét tuyển vào đại học, các học sinh trường con tôi đa phần không thể sử dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ. Bởi, điểm học bạ của các em thấp hơn so với mặt bằng học bạ của các trường khác, không thể cạnh tranh nổi.
>> Những sinh viên ngành ngôn ngữ nhưng kém ngoại ngữ vì xét tuyển học bạ
Học sinh trường con tôi có chứng chỉ IELTS từ 7.0 đến 8.5 nhưng nộp hồ sơ xét tuyển bằng học bạ vẫn trượt, thực sự là chưa công bằng với các em và rất đáng tiếc cho các trường khi không tuyển sinh được các em học sinh giỏi đúng chuyên ngành đó vào trường. Chủ yếu các em thi đỗ bằng các phương thức xét tuyển khác như IELTS, SAT, IELTS kết hợp SAT... Con gái tôi cũng không là ngoại lệ. Con đăng ký xét tuyển vào các trường đại học bằng IELTS, SAT chứ không phải bằng phương thức xét tuyển học bạ hay điểm thi tốt nghiệp THPT.
Có thể nói, phương thức xét tuyển bằng học bạ không đảm bảo công bằng và không phân loại được học sinh một cách chính xác. Để giải quyết tình trạng "làm đẹp học bạ", tôi cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học có thể chuyển sang phương pháp đánh giá đa chiều.
Thứ hai, hiện nay tỷ lệ học sinh giỏi theo học bạ chiếm phần trăm quá cao. Để tìm một em học sinh khá đôi khi còn hiếm hơn học sinh giỏi. Chính vì thế, học bạ không còn là thước đo chuẩn xác đánh giá năng lực học sinh. Xét tuyển đại học theo học bạ sẽ có khả năng thiếu chính xác, thiếu khách quan và công bằng về học lực, đặc biệt với các ngành học khó cần tuyển các em giỏi thực sự. Có những học sinh được xét tuyển theo phương thức học bạ đỗ các trường top đầu, nhưng chỉ sau một năm học đã không thể theo được chương trình.
Thứ ba, các thầy cô phổ thông vì nhiều lý do như thương học sinh, mong các em thi đỗ được vào trường tốt hơn nên đã thay đổi điểm số, đánh giá học bạ, khiến học sinh và phụ huynh ảo tưởng, dẫn tới sự lựa chọn sai lầm về trường học, ngành học. Thực tế, năng lực của con không tương xứng với điểm số học bạ nhưng nhiều phụ huynh cứ nghĩ rằng con mình thực sự giỏi như vậy nên chọn trường và ngành học cho con không phù hợp với khả năng của con, dẫn tới lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc.
"> -
Phát hiện đường hầm bí mật trong dinh tổng thống SyriaHình ảnh bên trong đường hầm ở dinh tổng thống Syria (Ảnh: Sun).
Một đoạn video, được cho là do một thành viên trong nhóm vũ trang HTS quay lại sau khi đột kích vào dinh tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8/12, cho thấy một cầu thang màu trắng dẫn xuống dưới lòng đất. Sau đó, có thêm hai cầu thang đi xuống, dẫn vào hai khu vực khác nhau.
Trong đoạn video là một mạng lưới đường hầm rộng lớn có trần nhà cao và cong.
Một người khác xuất hiện trong video cho biết đường hầm có đủ hệ thống thông gió, phòng khách, phòng ngủ, ổ khóa và cửa kim loại. Đường hầm có những cánh cửa kim loại lớn, và khi mở ra, chúng lại dẫn vào nhiều đường hầm khác.
Lực lượng vũ trang HTS và các đồng minh đã mở chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm vào quân đội Syria từ hôm 27/11. Lực lượng này nhanh chóng kiểm soát các thành phố lớn của Syria và thủ đô Damascus mà gần như không gặp phải trở ngại.
Chiến dịch tấn công khiến chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ. Ông Assad và gia đình phải rời khỏi đất nước và xin tị nạn tại Nga.
Theo các nguồn tin, gia đình ông Assad đã lên một máy bay Il-76 rời khỏi thủ đô Damascus trước khi phe nổi dậy kiểm soát dinh tổng thống.
"> -
NSƯT Phượng Hằng hát vọng cổ hơi dài 120 chữ khiến Kim Tử Long thán phụcNSƯT Kim Tử Long cùng NSƯT Phương Hằng, Chí Tâm ôn lại kỷ niệm 'ăn quán ngủ đình' thời đi đoàn hát. Đầu chương trình, nghệ sĩ Chí Tâm mang đến trích đoạn Tiếng hát đầu nôido chính anh sáng tác. Sau nhiều năm vắng bóng, giọng hát của “Chàng Điệp” vẫn khiến Kim Tử Long xúc động. Phần trình diễn vọng cổ hơi dài của NSƯT Phượng Hằng trong trích đoạn Lệnh truy nãcũng được nam MC hết lời khen ngợi.
NSƯT Phượng Hằng hát vọng cổ hơi dài hơn 120 chữ khiến Kim Tử Long thán phục. Sau đó, cả ba nghệ sĩ ôn lại những ngày theo đoàn diễn khó khăn nhưng đầy kỷ niệm của mình. Kim Tử Long chia sẻ, mỗi khi đi diễn, tất cả “đào” hay “kép” đều chịu cảnh "ăn quán ngủ đình", tức là phải trải chiếu, giăng mùng hay mắc võng ngay dưới sàn sân khấu để ngủ.
Không chỉ khó khăn về chỗ nghỉ ngơi, chuyện sinh hoạt cũng là vấn đề với các nghệ sĩ. Nghệ sĩ Chí Tâm cho biết có những lúc anh phải gánh nước từ suối hoặc giếng về cho cả đoàn cùng dùng. Việc nấu nướng, ăn uống, thậm chí là tắm rửa của cả gánh hát chỉ có thể dùng 2 đến 3 chậu nước.
Kim Tử Long cùng Chí Tâm, Phượng Hằng ôn lại kỷ niệm:
Đồng cảm với đàn anh, NSƯT Phượng Hằng tâm sự: "Mỗi khi đi diễn, mình phải dùng nước hà tiện vì sông suối cũng xa lắm. Mỗi ngày chỉ được dùng 1 thùng nước, thậm chí không được hết thùng, phải để dành rửa mặt nữa".
Tuy nhiên, cả ba đều nhất trí việc được sống chung với đoàn hát là niềm vui và kỷ niệm đẹp của đời nghệ sĩ. Khi nhìn thấy hình của Phượng Hằng và mẹ cô ở hậu trường, Kim Tử Long ngưỡng mộ nói: "Em thật hạnh phúc khi hát mà có ba má đi theo, được sống chung vui buồn sướng khổ cùng với một đoàn hát”.
Nghệ sĩ Phượng Hằng chia sẻ hình của mình và mẹ khi còn ở gánh hát. Ngoài những bức ảnh, NSƯT Phượng Hằng còn mang đến Huy chương diễn viên xuất sắc Trần Hữu Trang với vai bà Năm Trầu trong vở Hoa đất. Cô chia sẻ đây là giải thưởng cao quý nhất trong sự nghiệp của mình. Đến nay, Phượng Hằng đã đạt được khá nhiều giải thưởng và một niềm vinh dự lớn đối với cuộc đời hoạt động nghệ thuật của cô là danh hiệu NSƯT do Nhà nước phong tặng.
Nghệ sĩ Chí Tâm hào hứng kể về kỷ vật do anh cất giữ. Về phần nghệ sĩ Chí Tâm, kỷ vật quý báu nhất của anh là quyển sách ghi lời những bài tân cổ nổi tiếng mà anh giữ hơn 50 năm.
Nhớ lại thời điểm chưa có kỹ thuật thu âm hiện đại, nam nghệ sĩ kể: "Lúc đó phòng thu chia làm 3 phần, 1 phần nghệ sĩ ca đứng, giữa là nhạc sĩ ngồi đàn, phòng kỹ thuật thì nằm ở phía ngoài, dù xe chạy cũng không bị ảnh hưởng. Đàn và ca cùng một lúc, lỡ mình trật nhịp hoặc ca hư thì phải làm lại từ đầu”.
Minh Thư
Lý do Long Nhật không bao giờ dám hát bài của Quang LinhLong Nhật chia sẻ không dại gì mà hát bài của Quang Linh dù hai người rất thân thiết.">