当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Saham vs Bahla, 19h45 ngày 6/11: Khách đáng tin 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Mười năm trước, vì tin vợ, tôi đã hiểu lầm mẹ, không về quê thăm bà. Gần đây, hai vợ chồng tôi ly hôn, nhiều chuyện trong quá khứ mới được hé lộ. Điều khiến tôi đau lòng nhất là việc bỏ rơi người mẹ tật nguyền của mình.
Mẹ tôi không may bị câm điếc bẩm sinh. 20 tuổi, bà có thai, bố tôi là ai, tôi không rõ, ông bà ngoại tôi càng không biết.
Tuy nhiên, thay vì trách móc, ông bà ngoại coi tôi là món quà mà ông trời bù đắp cho đứa con gái thiệt thòi. Nhà nghèo nhưng mẹ tôi vẫn quyết cho tôi đến trường, học con chữ.
![]() |
Bà mò cua, bắt ốc, ăn cơm với rau mắm, nhường tôi miếng thịt. Tuổi thơ tôi thiếu thốn vật chất nhưng tràn ngập tình yêu thương. Tôi thông minh, sáng dạ, năm nào cũng được huyện trao học bổng.
Bốn năm tôi đại học, mẹ chắt chiu từng đồng, gửi lên cho tôi mua máy tính, giáo trình ngoại ngữ. Mỗi lần về nhà, thấy đôi tay mẹ thêm chai sần, đôi mắt trũng sâu, tôi xót xa trong lòng, tự nhủ, sẽ kiếm thật nhiều tiền, đón mẹ lên thành phố, phụng dưỡng mẹ.
Sau 5 năm ra trường, tôi mua được nhà, lấy vợ và đón mẹ lên ở. Chẳng ngờ, chung sống được một năm, mọi chuyện bắt đầu rối ren. Vợ tôi con nhà khá giả, căn nhà hai vợ chồng ở cũng có một nửa tiền cô ấy đóng góp.
Một lần, vợ tôi kêu mất nữ trang. Tôi bảo cô ấy tìm kĩ lại xem có nhầm lẫn gì không? Chuyện mất trộm chưa lắng xuống, đến chuyện cậu con trai 1 tuổi của tôi ngày nào cũng xuất hiện vết tím bầm, vết ngón tay cấu véo.
Vợ sụt sịt khóc lóc, cho rằng thằng bé ở nhà cả ngày với bà nội, những vết thâm tím đó không ai khác ngoài bà gây ra. Giúp việc chỉ làm theo giờ, gắn bó với cô ấy từ ngày chưa lấy chồng. Phần lớn, mọi điều nghi vấn, trách móc của vợ đều đổ dồn vào mẹ tôi.
Ban đầu, tôi một mực bênh vực mẹ. Vợ chồng tôi cãi vã. Mẹ tôi nhìn nét mặt các con, cũng hiểu đôi phần nên phiền lòng, xách đồ định bỏ về quê. Tôi giữ mẹ lại, không ngờ làm rơi túi đồ, dây chuyền, vòng vàng của vợ tôi văng tung tóe.
Vợ tôi được thể lu loa, làm ầm lên. Mẹ tôi mắt đỏ hoe, tay không ra khỏi nhà. Từ chỗ bênh vực mẹ, tôi chuyển sang ghét bỏ bà. Tôi không ngờ, mẹ có thể làm những việc đáng xấu hổ như vậy.
Tôi giận mẹ, vợ lại nói thêm vài câu, từ đó tôi nhất không về thăm bà, cho dù bà nhờ người nhắn tin hỏi thăm.
Cho đến ngày chúng tôi ly hôn vì cô ấy có người khác, công việc làm ăn cũng đổ bể. Tôi về nhà cũ dọn dẹp đồ mang sang nơi ở mới, chẳng ngờ nghe lén được vợ nói chuyện với bạn thân. Hóa ra, 10 năm tước, chính cô ấy là người đánh con và lén bỏ vàng vào túi xách của mẹ chồng, hòng vu oan cho bà, lấy cớ đuổi bà về quê.
Lúc này, chị họ hẹn gặp, đưa cho tôi cuốn sổ tiết kiệm 50 triệu đồng. Chị nói đây là số tiền mẹ dành dụm từ tiền bán lợn gà, gửi cho tôi. Mười năm bỏ mặc người mẹ tật nguyền nhưng tôi không ngờ, đến lúc sa cơ, lại nhận được món quá từ bà.
Mẹ tôi già yếu đi nhiều, đôi mắt đã lòa vì khóc nhớ con. Lòng tôi nghẹn lại… Về đến cổng, mẹ tôi ngồi đó, còm cõi, đôi mắt mờ đục hướng ra xa. Đến khi tôi khẽ cầm bàn tay mẹ, đôi mắt đó mới phấn chấn đôi chút. Tôi đã gục vào lòng mẹ, bật khóc như một đứa trẻ.
Cả cuộc đời, tôi không thể tha thứ cho bản thân vì thái độ với mẹ ngày trước. Cuộc đời này, có mẹ là một điều quý giá, mong rằng, đừng ai phạm phải sai lầm giống tôi.
Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm nhưng mối quan hệ của tôi với mẹ chồng không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian.
" alt="Chuyện nhói lòng phía sau sổ tiết kiệm 50 triệu đồng của người mẹ câm"/>Chuyện nhói lòng phía sau sổ tiết kiệm 50 triệu đồng của người mẹ câm
3 năm trước, sau trận cãi vã với con trai, bố chồng đuổi chúng tôi ra khỏi nhà và không cho sống cùng nữa. Vợ chồng tôi phải đưa 2 con nhỏ ra thuê nhà trọ.
Đầu năm vừa rồi, vì thương con cháu, bố mẹ đẻ của tôi quyết định bán đi một mảnh đất - vốn là tài sản dưỡng già của ông bà để cho chúng tôi mua nhà.
Lúc đi tìm dự án, anh bảo tôi nên chọn mua gần nhà bố mẹ chồng, để sau ông bà già, cần giúp đỡ thì có thể chạy qua chạy lại.
Tôi thấy không vui lắm, vì từ khi đuổi chúng tôi đi, ông bà không bao giờ chủ động hỏi đến chúng tôi. Tuy nhiên, vì ý chồng đã quyết nên tôi đồng ý. Chúng tôi chọn mua một căn hộ chung cư, cách nhà bố mẹ chồng khoảng 1km.
Nhận nhà mới, hai vợ chồng không có tiền mua nội thất, anh cứ đi ra đi vào. Bố mẹ tôi gọi điện hỏi thăm, anh tuôn một tràng than nghèo kể khổ.
Bố mẹ tôi lại bán hết vàng tích trữ, cho chúng tôi 80 triệu. Chị gái tôi ở quê cũng gửi lên 30 triệu cho 2 đứa sắm sửa.
Ngày về tân gia, chồng tôi mời bố mẹ, anh em bên nội, bên ngoại đến ăn mừng. Bố mẹ chồng tôi đến tay không còn các chị chồng – mỗi người mừng chúng tôi 5 triệu.
Sau đó, biết nhà ngoại bù đắp cho chúng tôi quá nhiều, mẹ chồng đưa cho vợ chồng tôi 50 triệu. Bà bảo, đó là tất cả tiền dưỡng già của hai ông bà, nay chúng tôi mua nhà, ông bà cho vay. Khi nào có thì trả, không có trả thì thôi.
Chồng tôi nhận tiền của mẹ mà rưng rưng...
Gần đây, anh bàn với tôi thế chấp sổ hồng cho ngân hàng, vay 400 triệu để anh mua xe ô tô, vừa phục vụ việc đi lại, vừa để anh chạy kiếm tiền.
Chuyện mua xe ô tô, tôi và anh đã từng bàn bạc nên tôi đồng ý ngay. Tuy nhiên, khi chúng tôi chuẩn bị đi làm thủ tục vay vốn thì anh nhắc tôi vay thêm 50 triệu để trả mẹ chồng.
Anh bảo, ông bà già rồi, mỗi tháng có 6 triệu tiền lương nên trả luôn ông bà để ông bà gửi ngân hàng, có thêm đồng chi tiêu.
Tôi nghe xong, tự nhiên thấy hụt hẫng. Từ trước đến nay, tôi không bao giờ có ý so sánh bên nội – bên ngoại. Nhưng lần này, lời nói của anh khiến tôi chạnh lòng.
Bố mẹ anh có 6 triệu tiền lương, các con gái đều khá giả, sống ở Hà Nội. Mỗi tháng, các chị mua sắm cho bố mẹ không thiếu thứ gì. Trong khi đó, bố mẹ tôi ở quê.
Trước kia, ông bà buôn bán ở chợ nên có đồng ra đồng vào. Bây giờ, ông bà không có lương, tuổi già nên cũng không buôn bán được nữa. Ông bà chỉ có chút vốn và mảnh đất mua từ lâu để dưỡng già thì đã dốc hết cho các con. Vậy mà, chồng tôi coi đó như việc hiển nhiên. Anh không hề thấy áy náy với bố mẹ vợ mà chỉ thương bố mẹ mình.
Vây tôi có nên nói với chồng về việc trả lại bố mẹ tôi khoản tiền 80 triệu mua nội thất và trả dần cho ông bà ngoại tiền mua nhà hay không?
Nếu nói chuyện ấy ra, liệu mối quan hệ của anh với bố mẹ vợ có còn được như trước không? Nhưng nếu không nói thì tôi thấy thiệt thòi cho bố mẹ tôi quá.
Xin mọi người cho tôi lời khuyên.
Tôi mới sinh con, ngày xuất viện, bố mẹ hai bên tranh cãi nảy lửa vì ai cũng muốn đón cháu về nhà chăm.
" alt="Vừa được cho mua nhà, chàng rể lại xin bố vợ tiền mua nội thất"/>Vừa được cho mua nhà, chàng rể lại xin bố vợ tiền mua nội thất
Tuy nhiên báo cáo cũng cho thấy, 63/63 tỉnh vẫn để xảy ra tình trạng người dân, tổ chức đi lại nhiều lần, 62/63 tỉnh xảy ra trễ hẹn trả kết quả dịch vụ.
Kết quả đánh giá Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước - SIPAS 2019 cho thấy, tỷ lệ hài lòng nói chung là 84,45%, tăng gần 1,5% so với năm 2018. 84,94% người dân, tổ chức cho rằng, việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến qua mạng internet và trả kết quả qua đường bưu điện là phù hợp.
Những chỉ số chính xác, khách quan và trung thực này là kết quả của quá trình điều tra xã hội học do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) phối hợp với các ngành Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Chiến binh thực hiện trên toàn quốc.
![]() |
Kết quả chỉ số SIPAS 2019 cho thấy, 84,94% người dân, tổ chức cho rằng, việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến qua mạng internet và trả kết quả qua đường bưu điện là phù hợp. |
Theo ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty Vietnam Post, để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của công tác điều tra xã hội học, Bưu điện Việt Nam đã bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo cung ứng việc phát và thu phiếu điều tra một cách tốt nhất, đúng quy định của Bộ Nội vụ.
Vietnam Post cũng đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra xã hội học; xây dựng, hướng dẫn quy trình cung cấp dịch vụ cụ thể tới các khâu liên quan cung ứng dịch vụ trên toàn hệ thống, đặc biệt hướng dẫn nhân viên Bưu điện (điều tra viên) nắm chắc cách thức điều tra, thông tin trên phiếu điều tra, chuyển trả đúng số tiền cho đối tượng điều tra được hưởng theo quy định; đảm bảo số phiếu điều tra phát đi và thu về phản ảnh thực tế thông tin chính xác đầy đủ, kịp thời và khách quan. Đặc biệt việc điều tra luôn đảm bảo an ninh, an toàn, bí mật thông tin trên phiếu, không để trường hợp mất, thất lạc xảy ra; giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình cung cấp dịch vụ.
![]() |
Ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty Vietnam Post phát biểu tại Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 (Par Index 2019) |
Cũng theo ông Hào, để điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2019, Bưu điện Việt Nam đã tổ chức phát ra 36.630 phiếu tại 63 tỉnh, thành phố; số phiếu hợp lệ thu về là 35.268 phiếu, đạt 96,28%.
Đối với việc điều tra xã hội học xác định Chỉ số CCHC năm 2019, tổng số phiếu phát ra tại 63 tỉnh, thành phố và 19 Bộ, cơ quan ngang bộ là 20.716 phiếu; số phiếu thu về hợp lệ: 20.071 phiếu, đạt 96,89%
Xác định, các thông tin của quá trình điều tra xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho việc xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 nên tất cả các điều tra viên của Vietnam Post đều nghiêm túc thực hiện việc phát phiếu điều tra đến từng cá nhân người dân, người đại diện tổ chức. Việc phát phiếu được thực hiện theo nguyên tắc đúng đối tượng; không gợi ý nội dung trả lời; không trả lời thay...
Đại đa số người tham gia trả lời phiếu đã hợp tác với các điều tra viên để thực hiện việc trả lời phiếu theo yêu cầu của từng cuộc điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin về bản thân và trả lời đủ các câu hỏi của phiếu điều tra xã hội học.
Xuân Thạch
" alt="Vietnam Post điều tra xã hội học chỉ số CCHC và sự hài lòng về phục vụ hành chính"/>Vietnam Post điều tra xã hội học chỉ số CCHC và sự hài lòng về phục vụ hành chính
Nhận định, soi kèo Leeds vs Swansea, 22h00 ngày 29/3: Điểm tựa Elland Road
Bức ảnh được chụp trong phòng chăm sóc đặc biệt. Người chụp bức ảnh này là nhiếp ảnh gia Từ Anh Hỷ (năm nay 64 tuổi) ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Hai người trong bức ảnh chính là bố và mẹ của anh - ông Từ Quảng Dư và bà Từ Thanh Hoa.
Bức ảnh mang tựa đề ‘Nụ hôn’ đã giành được giải đặc biệt tại Liên hoan phim Hồng Kông. Quan trọng hơn, anh Từ Anh Hỷ nói, sau nụ hôn của mẹ, bố anh đã sống thêm một cách kỳ diệu trong hơn 1 năm.
Bố mẹ của anh Từ Anh Hỷ vốn là bạn thanh mai trúc mã. Họ kết hôn khi bà 18 tuổi, ông 19 tuổi và lần lượt sinh được 4 người con.
Ông Từ Quảng Dư là một người tận tụy. Dù công việc bận rộn nhưng trưa nào ông cũng đạp xe về đón con, đưa con đến cổng cơ quan vợ để vợ cho con bú. Sau đó, ông đưa con về rồi mới lại đi làm.
‘Làm mẹ đã vất vả rồi, để cô ấy ở lại cơ quan nghỉ ngơi, tôi là đàn ông cần giúp đỡ vợ’, ông Từ giải thích mỗi khi có người thắc mắc tại sao không để bà về nhà.
![]() |
Cặp đôi kết hôn khi bà 18 tuổi, ông 19 tuổi và lần lượt sinh được 4 người con. |
Ông Từ Quảng Dư vốn đẹp trai, cao ráo, tài năng. Xung quanh ông có rất nhiều người ngưỡng mộ, theo đuổi, nhưng ông luôn nói rằng, không có ai tốt hơn vợ ông. Suốt cuộc đời, ông chỉ yêu một người phụ nữ ấy.
‘Cứ thế, năm tháng lấy đi tuổi trẻ của bố và mẹ, nhưng không thể lấy đi tình yêu của 2 người’, anh Từ Anh Hỷ chia sẻ.
Bố mẹ anh đã sống cạnh nhau nhiều năm nhưng chưa bao giờ anh thấy bố mẹ cãi nhau, cũng không bao giờ giận nhau.
Bởi thế, 4 anh chị em nhà anh cũng theo gương bố mẹ, chỉ cần thấy ai lớn tiếng, người còn lại sẽ nói 'hãy nhìn vào bố mẹ của chúng ta'. Lúc đó, tất cả sẽ bình tĩnh trở lại.
Ở tuổi U80, ông Từ vẫn rất lãng mạn với vợ. Có lần ông mua tặng vợ một đôi dép gót cao bằng nhựa. ‘Hồi trẻ mẹ hay đi kiểu dép này. Bố luôn nhớ sở thích của mẹ’, bà Thanh Hoa kể với con cháu.
Chiều ngày 17/05/2012, trong khi chơi mạt chược với hàng xóm, ông Từ bất ngờ ngã xuống rồi bất tỉnh. Chỉ sau một đêm, mọi thứ đã thay đổi. Ông Từ bị thông báo mắc bệnh hiểm nghèo.
Suốt thời gian trị liệu cho ông, mặc dù con cháu rất hiếu thảo, nhưng bà Từ khăng khăng đòi tự chăm sóc cho chồng.
‘Mẹ lo cho bố từ bữa ăn, uống thuốc, lau mặt, lau người cho bố. Bố nằm viện bao lâu mẹ cũng ở bên, ngủ bên cạnh giường của bố’, anh Từ Anh Hỷ nói.
Một lần, thấy mẹ mệt mỏi quá, bố lại đang ngủ thiếp đi, anh Hỷ nói mẹ về nhà nghỉ ngơi, lấy lại sức.
Giữa đêm hôm ấy, ông Từ thức dậy, câu đầu tiên ông hỏi là: ‘Mẹ các con đâu, sao bố không nhìn thấy mẹ?’. Rồi ông rối rít gọi bà như một đứa trẻ kiếm mẹ khiến căn phòng trở nên ồn ào.
‘Các con an ủi thế nào cũng không được. Cuối cùng, tôi phải về đón mẹ lúc 3, 4h sáng’. Khi thấy vợ đến, ông Từ lập tức im lặng, thể hiện như đứa trẻ biết lỗi.
Suốt 5 năm ông bị ốm, bà Từ chăm chồng cẩn thận từng ly từng tý.
Có món gì ngon, bà cũng phần chồng ăn trước. Chưa bao giờ bà kêu mệt mỏi, cũng chưa bao giờ bà nói phiền phức. Để nhắc nhở bản thân phải cho chồng uống thuốc đúng giờ, bà viết ra giấy nhớ, dán khắp nhà.
Bà cũng thường xuyên đo huyết áp, kiếm tra lượng oxy trong máu cho chồng nhiều lần trong ngày.
Để chồng có thể đi lại dễ dàng, bà quyết định bán căn nhà đã gắn bó nửa đời người, mua một ngôi nhà mới với một chiếc thang máy.
Bất kể đi đâu, họ cũng đi cùng nhau. Bà nói, khi còn trẻ, ông chính là đôi mắt của bà, chính ông đã cho bà được trải nghiệm sự thịnh vượng của thế giới. Giờ, bà sẽ là đôi chân của ông.
Đi chợ mua rau, bà cũng đẩy xe đưa chồng đi cùng. Bà còn đưa ông đi dạo, gặp gỡ bạn bè, hít thở không khí trong lành, đến nhìn ngôi nhà cũ để ôn lại những kỷ niệm xưa.
![]() |
Bà Từ Thanh Hoa chăm chồng khi chồng bị bệnh. |
Vào tháng 5/2016, ông Từ phải trở lại phòng chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ nói, hãy chuẩn bị cho việc hậu sự.
Hôm đó, ông Từ lúc mê lúc tỉnh. Trong cơn mê ông gọi tên vợ liên tục. Bà cúi thấp người xuống để lắng nghe ông nhưng ông Từ lúc này rất yếu, năng lượng gần như đã cạn kiệt.
Phải rất cố gắng, ông mới nói được với bà, ‘có vẻ, lần này sẽ là đi thật’. Bà Từ Thanh Hoa bật khóc. Các con cháu cũng khóc hết nước mắt. Lúc các cháu gái cúi xuống hôn lên trán ông nội, ông ra hiệu cho bà rồi nói bằng giọng run run ‘hôn…hôn…’.
Bà Từ Thanh Hoa cúi xuống, mắt nhắm lại nhẹ nhàng, đặt một nụ hôn lên môi của chồng.
Nhìn thấy cảnh ấy, con cháu có mặt đều rơi nước mắt. Anh Từ Anh Hỷ nhanh chóng bấm nút, chụp lại khoảnh khắc quý giá này.
Đó là một bức ảnh không quá nhiều màu sắc, nhưng lại rất cảm động.
Tháng 7/2017, ông Từ qua đời. Bà Từ Thanh Hoa nhớ, đó là buổi sáng. Tình trạng của ông Từ đã tốt hơn trước.
Ông ăn sáng bằng nửa bát mì, sau đó ông ăn 5 quả anh đào. Đến 10h, khi các con cháu đã rời đi, ông gọi bà lại và nói nhẹ nhàng: ‘Lần này, tôi thật sự phải đi rồi’. Sau câu nói đó, ông từ từ khép mi mắt lại…
‘Tháng 7 này là đến giỗ của bố tôi. Mẹ tôi vẫn nhớ nhung ông mỗi ngày. Mẹ lấp đầy căn phòng với những bức tranh của hai người từ lúc trẻ đến khi về già rồi thường xuyên xem nó. Mỗi lần như thế, nước mắt mẹ lại chảy xuống.
Bà biết rằng, mọi người đều không thể tránh được quy luật của cuộc sống, sớm muộn gì rồi cũng phải chia tay nhưng tình yêu của bố và mẹ đã kéo dài suốt 70 năm qua. Giờ ông đi rồi, làm sao bà không thấy trống vắng?', anh Từ Anh Hỷ ngậm ngùi.
Khoảnh khắc bình yên, nhẹ nhàng của cặp vợ chồng già Thái Nguyên trong bộ ảnh kỷ niệm 60 năm ngày cưới khiến giới trẻ trầm trồ ao ước: Chỉ cần một tình yêu xanh mướt như vậy cũng đủ mãn nguyện rồi.
" alt="Nụ hôn của vợ giúp cụ ông 85 tuổi sống sót diệu kỳ"/>Với tôi, việc học cách giữ tiền luôn luôn phải đặt lên hàng đầu, rồi sau đó mới là tìm cách để tăng thu nhập. Chứ không phải suy nghĩ ngược lại như nhiều bạn trẻ rằng thay vì chăm chăm tiết kiệm thì nghĩ cách mà kiếm ra nhiều tiền hơn.
Không chỉ IT mà hiện nay hầu như nghề nào cũng đứng trước nguy cơ bị đào thải. Dù bạn làm văn phòng hay công nhân thì rủi ro thất nghiệp ở tuổi 40 cũng vẫn rất cao. Trừ một số ít chuyên gia, lãnh đạo, hoặc công nhân viên chức nhà nước... mới mong công việc ổn định.
Thế nên, việc tích lũy ngay từ khi còn trẻ là vô cùng cần thiết. Đó là cách tốt nhất để bạn chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể xảy đến với mình về sau. Còn nếu cứ lo tiêu pha hoang phí lúc trẻ vì thấy dễ kiếm tiền, vì cho rằng cần sớm hưởng thụ cuộc sống sớm, thì đến một độ tuổi nhất định nào đó, bạn cũng sẽ như số đông trong xã hội, nhận ra rằng tiền không hề dễ kiếm chút nào khi tuổi tác ngày càng tăng cao.
>> Cả đời tiết kiệm mua nhà cho con
Bản thân tôi với những gì đã trải qua, phải công nhận sức mạnh ghê gớm của việc tiết kiệm. Chính tư tưởng gom góp từ trẻ đã giúp tôi có được những khoản tiền mà chính bản thân cũng không ngờ rằng mình sẽ có được. Nhất là khi mức lương của tôi vô cùng bình thường so với mặt bằng chung ở Hà Nội.
Nhờ đó, tôi từng bước mua đất, xây nhà ở ngoại thành, có tiền dư để đầu tư và tiếp tục tích lũy cho tương lai... Dù tài sản mà tôi sở hữu không nhiều và cũng chẳng là gì khi so với người khác, nhưng ít nhất với tôi như vậy là ổn, và đủ sống thoải mái. Tiền lương kiếm được hiện giờ, tôi chủ yếu dùng để nuôi con và chuẩn bị dần số vốn cho tuổi già của mình phía tước.
Giờ nghĩ lại, nếu tôi cứ nuông chiều theo sở thích của bản thân, lo hưởng thụ tuổi trẻ, thì có lẽ giờ tôi cũng phải giật mình khi ngoảnh lại và thấy mình chẳng có gì đáng giá trong tay, mà tuổi 40 thì sắp gõ cửa.
" alt="40 năm tiết kiệm để mua nhà Hà Nội dù lương bèo"/>
40 năm tiết kiệm để mua nhà Hà Nội dù lương bèo Tôi năm nay 33 tuổi, lấy chồng được 6 năm. Chồng hơn tôi 7 tuổi. Anh là phó giám đốc ở một công ty thiết bị y tế. Kinh tế gia đình tôi khá. Chồng tôi có thể lo cho vợ con nhưng tôi vẫn muốn đi làm, gây dựng sự nghiệp riêng. Cách đây 1 năm, sau khi 2 con trai sinh đôi của tôi được 2 tuổi, tôi quyết định đi làm nhân viên kinh doanh. Để có người lo cho 2 con, tôi bàn với chồng, thuê cô em họ, là con của dì tôi. Con bé năm nay 23 tuổi, nước da đen, ngoại hình dưới trung bình, lực học lại kém nên không thi đỗ trường lớp nào. Dì nhờ tôi đưa em lên thành phố, trước tiên là giúp việc cho nhà tôi, sau này, khi con bé khôn ngoan, lanh lợi hơn thì xin cho em làm ở công ty, rồi giúp em kiếm tấm chồng. Em ngoan, chịu khó, yêu trẻ và rất nghe lời anh chị nên tôi cũng yên tâm, thường xuyên giao phó việc nhà, con cái cho em để đi công tác, nâng cao doanh số.
Cách đây 1 tuần, tôi có chuyến công tác đi các tỉnh miền Tây cùng sếp. Chuyến đi dự kiến khoảng 1 tuần nhưng công việc suôn sẻ, kết quả vượt mong đợi nên sếp cho chúng tôi rút sớm. Chuyến bay đáp xuống Hà Nội đã nửa đêm, tôi không nhờ chồng ra đón nữa mà tự gọi xe về. Đến cổng nhà, tôi nhìn đồng hồ là gần 1h sáng. Nghĩ chồng con đang ngủ nên tôi khẽ mở khóa, rón rén bước vào. Cửa phòng ngủ của hai vợ chồng mở nhưng chồng tôi không ở đó. Tôi bước vào phòng 2 con cũng không thấy chồng đâu. Đang hoang mang thì tôi nghe thấy tiếng khúc khích bên phòng em họ. Tôi ghé mắt nhìn qua cánh cửa khép hờ thì phát hiện chồng tôi đang ở đó. Tôi định gào lên, lao vào đánh đấm hai con người phản bội cho hả dạ, nhưng không hiểu sao, cổ họng tôi cứng lại, chân tay tôi run lẩy bẩy rồi khuỵu xuống. Cả đêm hôm đó, tôi không sao chợp mắt. Nước mắt cứ chảy tràn, ướt đẫm cả gối. Tôi không biết phải xử lý tình huống này như thế nào nữa. Nếu chồng tôi lang chạ với một người phụ nữ nào khác, có lẽ, tôi sẽ dễ dàng xử lý hơn. Nhưng đây là em họ tôi, là con của dì tôi. Nếu sự việc vỡ lở, vợ chồng tôi không thể sống với nhau, các con tôi sẽ mất bố, tôi cũng mất đi chỗ dựa kinh tế. Quan trọng hơn, họ hàng sẽ kể mãi về câu chuyện của gia đình tôi, chuyện tôi bị chính em họ cướp chồng... Vết nhơ đó, đến bao giờ tôi mới rửa được. Nhưng nếu chỉ đuổi việc đứa em và yêu cầu chồng cam kết không lặp lại sai lầm thì có dễ dàng cho hai con người đó quá không? Và vết thương trong lòng tôi theo thời gian có thể lành được không? Tôi phải làm sao bây giờ? Mong mọi người cho tôi lời khuyên. ![]() Bỏ người đàn ông đã yêu 9 năm, tôi có bạc tình quá không?9 năm ở bên anh, tôi luôn cố chờ một ngày anh trưởng thành, sống tu chí và biết nghĩ đến người thân nhiều hơn. Thế nhưng, sự chờ đợi của tôi dường như vô vọng. " alt="Về nhà lúc nửa đêm, vợ giật mình nghe tiếng động trong phòng giúp việc"/>Về nhà lúc nửa đêm, vợ giật mình nghe tiếng động trong phòng giúp việc 国际新闻
全网热点 |