Nhận định, soi kèo Ratchaburi vs PT Prachuap, 19h00 ngày 28/3: Trở lại quỹ đạo
本文地址:http://asia.tour-time.com/html/07b199527.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Everton Vina del Mar vs Universidad Chile, 06h30 ngày 28/3: Thời của khách
Trong một buổi chia sẻ ấm cúng với chủ đề “Hãy để con bay!” với sự tham gia của đông đảo học sinh và các phụ huynh, anh Nguyễn Vũ Cân – bố của Nguyễn Đình Tôn Nữ đã nói, “đây không phải là một buổi truyền bá kinh nghiệm nuôi dạy con của mình”. Sau 3 năm, anh vẫn bảo lưu câu nói đó trong một cuộc trò chuyện gần đây với PV báo VietNamNet.
Xem phần 1 cuộc trò chuyện: Ông bố có con học Harvard: Tôi 'vô tích sự', con thay đổi rất nhiều
Anh Nguyễn Vũ Cân trong buổi trò chuyện với PV báo VietNamNet. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Không vào được Harvard thì học Lâm nghiệp
- Vợ chồng anh có khi nào mâu thuẫn quan điểm trong việc dạy con?
Có chứ. Thậm chí, khi con bé lên tới cấp 3, bà xã vẫn lo. Vợ mình vẫn bảo là lo cho con bé hơn thằng anh vì nó cứ “ngất ngất, ngây ngây, cá tính thế nào ấy”.
Mình có nói với vợ là không nên nói như thế trước mặt con. Nói như thế là so sánh 2 đứa với nhau và nếu chúng hiểu nhầm nhau thì sẽ không thân thiện với nhau.
Mỗi đứa có một cá tính riêng. Cái quan trọng nhất bây giờ là mình đang thấy nó vẫn đi học bình thường, trong cái bình thường ấy có nhiều cái bất thường. Nhiều khi “cái bất thường” là cái mới, cái tiến bộ chưa được chấp nhận thì cần có thời gian. Nếu mình chấp nhận được những cái bất thường ấy thì rồi dần dần nó sẽ trở thành cái bình thường.
Tất nhiên, khi con cái đã có được lòng tin tuyệt đối từ bố mẹ thì những điều bất thường có xu hướng tiêu cực, con không giấu chúng ta đâu. Mình nghĩ, chúng ta nên suy nghĩ và hành xử bao dung không chỉ với con cái mà cả với những người xung quanh thì kết quả chúng ta nhận được là sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
- Khi con còn nhỏ, anh có định hướng cho các con thi vào trường chuyên, lớp chọn không, hay cứ tự nhiên nó diễn ra như vậy?
Không! Thậm chí mình định hướng cũng không được.
Ví dụ như Tôn Nữ, khi học lớp 5, bạn ấy là á quân kỳ thi Olympic tiếng Anh thành phố. Hồi đấy, gia đình muốn cho bạn lên trường Giảng Võ học, sau định hướng thi vào Amsterdam. Nếu bạn ấy cứ theo như thế thì có thể vẫn vào được trường Ams, nhưng có khi lại không được Tôn Nữ như bây giờ.
Khi vợ mình dẫn con lên Giảng Võ nhận trường thì có chút trục trặc. Sau này, Tôn Nữ giải thích cụ thể thế này: “Cái vụ trường Giảng Võ là do phải nộp học bạ gốc mà mình không biết, mang bản photo, nên trên đường về nhà lấy con mới nói không học Giảng Võ nữa. Với con nhớ, hồi đấy cũng phải xin xỏ vì trái tuyến. Dù còn nhỏ thì con cũng không thích việc đấy. Học ở Trường Việt Nam - Algieri đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Con cảm nhận được điều đấy”.
Vợ chồng mình hoàn toàn ủng hộ quyết định của con vì tin rằng nó quyết định đúng.
Chỉ có duy nhất một việc mình can thiệp, đó là nhờ các cô không để cho bạn ấy làm cán bộ lớp. Quan điểm của mình là không tập cho trẻ con ham quyền lực. Mình vẫn nói với con, quyền lực không quan trọng, ảnh hưởng mới quan trọng. Cho đến bây giờ mình vẫn kiên định với quan điểm ấy.
Mình trao đổi với con rằng, nếu con có ảnh hưởng tốt thì con sẽ tập hợp được nhiều người xung quanh mình.
Mặc dù không làm cán bộ lớp nhưng từ tiểu học, THCS rồi THPT, bạn ấy lại là người khởi xướng các phong trào, sáng kiến ở trường, lôi kéo được các bạn tham gia.
- Nhiều phụ huynh hay “thổi” ước mơ đi du học cho con từ nhỏ. Tôn Nữ có thành tích học tập rất tốt từ khi học tiểu học. Anh có từng nhen nhóm ý định hay có tác động gì để con đặt mục tiêu đi du học, hay vào các trường tốp đầu như Harvard không?
Hoàn toàn không. Mình từng nói mình là ông bố “vô tích sự”. Bạn ấy nhờ cái gì thì làm cái đó.
Mình vẫn nói là nếu đi du học được thì tốt, nhưng nếu du học dựa hoàn toàn vào kinh phí của gia đình thì nên cân nhắc với cùng kinh phí ấy, nên học trong nước hay ngoài nước tốt hơn.
Về việc đi du học, chính Tôn Nữ nói là nếu không đi du học thì học đại học trong nước. Nếu không được học ở những trường đại học tốp đầu trong nước thì bạn ấy đi học ĐH Lâm nghiệp, vì bạn ấy thích rừng. Tất nhiên là bạn ấy nói theo cảm hứng riêng trong tâm thế rất thoải mái, an nhiên.
Mình nghĩ là khi trong đầu đã có một lượng kiến thức nhất định thì kiểu gì bạn ấy cũng sống được, còn việc quyền cao chức trọng là do cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống, do cách bạn ấy xây dựng các mối quan hệ... Những việc ấy mình không thể đi làm thay bạn ấy được.
‘Dân chủ không nghe thì phải thể hiện quyền lực’
- Những khi con không chịu tiếp thu hay không chấp nhận những gì anh hướng dẫn, khuyên bảo, anh làm thế nào?
Có rất nhiều lần như thế. Ví dụ như có lần bạn ấy muốn lái xe ra sân bay đón mẹ nhưng lại dậy muộn. Khi bắt đầu đi, bạn ấy không làm theo hướng dẫn của bố, cứ tự làm theo ý mình. Lúc ấy, mình yêu cầu con không lái xe nữa vì tâm lý con như thế là không ổn định. Mình nói dứt khoát luôn là bây giờ không phải là giờ để con xây dựng phương pháp, không phải là giờ để con tự ý, mà phải theo hướng dẫn của bố hoặc để bố tự lái. Thế là bạn ấy tự ái, xuống xe đi bộ về.
Có những khi mình phải thể hiện quyền lực và các con phải tuân theo nhưng rất hãn hữu. Khi các bạn ấy cưỡng lại, mình phải tìm lối thoát cả cho cả hai chứ không đối đầu.
Sau đó, các bạn ấy sẽ nhận thức ra là mỗi người có một quyền. Và phương pháp tiếp cận cái quyền ấy của mỗi người một khác. Có người thì nới lỏng quyền lực của mình, có người thì làm chặt vô cùng, có người thì tùy cơ ứng biến. Mình thuộc dạng thứ 3. Bởi vì trong trường hợp ấy, nếu cứ để nó tiếp tục như thế, sẽ gây nguy hại cho cả đôi bên. Mình đã để cho một giới hạn dân chủ rồi mà con vẫn không nghe thì lúc ấy mình phải thể hiện quyền lực.
![]() |
Tôn Nữ vãn cảnh chùa làng cùng với bố năm 2019. Ảnh: NVCC |
- Anh từng nói, anh hay bị mọi người chê trách là “viển vông” khi dạy con?
Thực sự là nhiều người bảo mình chiều con. Một ví dụ mà mọi người cho là “viển vông”, đó là chuyện “gap year” của Tôn Nữ.
Khi gia đình đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi học của con rồi thì đùng cái con thông báo sẽ nghỉ 1 năm chưa đi. Lúc ấy, Donald Trump vừa trúng cử Tổng thống, dự đoán nước Mỹ sẽ có nhiều thay đổi.
Mọi người can ngăn rất nhiều. Khi ấy, mình cũng mơ hồ. Nhưng mình nói với mọi người là cháu đã quyết định rồi, mình không còn cách nào khác là ủng hộ cháu thôi.
Mình ủng hộ ngoài việc tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của con còn phải dựa vào sự hiểu biết nhất định của chính bản thân mình. Cái này quan trọng lắm vì nó làm mình tự tin và củng cố lòng tin đã đặt trọn vẹn vào con.
Lúc ấy, mình tin rằng có thể chính quyền thay đổi nhưng hệ thống hành chính và giáo dục của Mỹ thì không thay đổi. Cũng có người bảo mình như thế là viển vông. Nói viển vông là vì nó không phù hợp với số đông nhưng không phải lúc nào chân lý cũng thuộc về số đông. Và quan trọng nhất là mình phải đặt cược niềm tin vào con.
Ngay cả bây giờ, khi vừa về Việt Nam, bạn ấy nói thích ra ở riêng. Ban ngày, bạn ấy ra chỗ của bạn ấy học hành, quan hệ bạn bè, đến chiều tối về nhà ăn cơm, ngủ và học đêm ở nhà. Mình tôn trọng quyết định đó và không nặng nề chuyện bạn ấy sống ở đâu.
‘Gia đình mình không có dân chủ giả tạo’
- Trong quá trình nuôi dạy con, có khi nào anh cảm thấy mình bị “ngược chiều” vì không đi theo số đông?
Dạy con, giáo dục con cái, gắn bó với con cái – đó cũng là cuộc sống của mình, cho nên mình cũng không bận tâm lắm việc người ta nói thế này thế khác. Nếu có, mình sẽ bảo vệ con mình, bảo vệ mình.
Ví dụ như hồi nhỏ anh trai Tôn Nữ cũng nghe người lớn chửi bậy. Một lần, cô hàng thịt gần nhà nói đùa con chuyện gì đó, thằng bé phản ứng chửi lại và bị cô ấy cầm dao đuổi về tận nhà. Mục đích của cô ấy là dọa thôi. Cậu chàng sợ quá, co giò chạy về đóng cửa lại.
Lúc ấy, mình nói với cô hàng thịt bỏ qua cho con, con sợ lắm rồi. Sau đó, mình mới ra bảo cô ấy là trẻ con thấy người lớn nói gì thì bắt chước. Chẳng qua là cô đùa nó, nó thử lại phản ứng của cô thôi, chứ nó cũng chưa biết gì đâu. Lần sau nó mà nói như thế, cô cứ lờ đi, coi như không có chuyện gì. Còn nếu như cô nhắc lại, tức là nó thấy cô tức giận, thấy được hiệu quả lời nó nói ra, rồi nó lại tiếp tục.
Bởi vì sao? Não của con người khi có cái gì hay hoặc dở đều nhớ lâu. Nhưng phải có ngoại cảnh tác động thì mới nhớ được. Còn nếu ngoại cảnh không tác động thì rồi cũng quên đi.
Mình cũng vậy. Khi con cái nói tục, chửi bậy, mình không bao giờ lớn tiếng đe dọa, mà coi như chưa nghe thấy gì, chuyển sang đề tài khác. Sau một lúc nào đó, mình sẽ nói lại với con.
- Anh ứng xử như thế nào trước những mâu thuẫn với con do khác biệt thế hệ?
Ví dụ như chuyện trước đây anh trai của Tôn Nữ hay mang xe ra tự sửa, nhưng từ khi bắt đầu đi học đại học, bạn ấy có cách nhìn khác. Bạn thấy bố lôi xe ra sửa thì bảo bố làm thế làm gì, bây giờ dịch vụ đầy ra, thời gian đấy để làm việc khác, thì mình cũng phải chấp nhận thôi. Đấy cũng là sự biến đổi của thời gian và tư duy con người, là quy luật.
Mỗi người, dù là con cái hay cha mẹ đều có một cuộc đời của riêng mình. Chúng ta dựa vào nhau để sống cuộc đời riêng của mình tốt hơn, có ý nghĩa hơn chứ không phải là sự tráo đổi cuộc đời cho nhau. Vì thế, chúng ta nên tôn trọng tự do của nhau và tạo điều kiện phát triển tự do. Tất nhiên, tự do trong một quy luật nhất định, trong nề nếp gia đình và trật tự xã hội.
Ở nhà mình không có sự dân chủ giả tạo. Tức là mình không cố gắng để gò mình vào cho vừa với ý của con. Mình nói, mình có cách riêng, nhưng nhiều khi nó bảo đấy là suy nghĩ của bố thôi. Mình bảo, “đúng, đó là suy nghĩ của bố và bố nói ra để mọi người trong nhà có thể chấp nhận ý nào được thì chấp nhận, còn không thì bố vẫn bảo lưu ý kiến đó của bố. Bố sống cuộc sống của bố. Chúng ta không xung đột, mà tôn trọng lối sống của nhau”.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
"Mình nghĩ, nếu cha mẹ “chồng lấn” phần việc của con, lúc nào cũng “hữu sự” với con thì không gian tự do của con bị xâm phạm".
">Ông bố có con đỗ Harvard: 'Tôi thường bị chê viển vông khi dạy con'
Tuy nhiên, động lực đầu phiên dần suy yếu theo thời gian giao dịch. Đà tăng của các nhóm vốn hóa lớn, mid-cap đối mặt với áp lực chốt lời mạnh dần. Một số nhóm bị bán tháo, như bộ đôi HHS - TCH nhóm Hoàng Huy, EIB của Eximbank.
HHS, TCH giảm kịch sàn ngay từ đầu phiên. Bộ đôi này hút lực cầu bắt đáy vào cuối giờ sáng, song vẫn bị bán ép về giá sàn khi đóng cửa. Tương tự, áp lực bán tăng mạnh khiến EIB chốt phiên giảm hơn 4%, dù đầu giờ mở cửa trong sắc xanh.
Cổ phiếu nhóm Hoàng Huy giảm sâu
Vào tháng 8, Diễn đàn Doanh nghiệp “Bình đẳng là thịnh vượng” đã được Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Tại sự kiện, Chủ tịch Unilever Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Vân, đã cùng đại diện 20 doanh nghiệp lớn khác tại Việt Nam ký cam kết tuyên bố ủng hộ nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs). Các nguyên tắc này gồm bảy bước mà doanh nghiệp có thể thực hiện, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia đầy đủ vào hoạt động kinh tế thuộc các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, nữ Chủ tịch của Unilever Việt Nam (Ảnh: Unilever Việt Nam) |
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, nữ Chủ tịch của Unilever Việt Nam khẳng định, Unilever mong muốn trở thành một doanh nghiệp hòa nhập để đóng góp vào một thế giới bình đẳng, không phân biệt giới tính, vùng miền, tôn giáo, chủng tộc hay các đặc điểm khác. Ở đó mọi phụ nữ và trẻ em gái đều có thể tạo ra cuộc sống mà mình mong muốn, không bị gò bó bởi những chuẩn mực và định kiến xã hội.
"Tại Việt Nam, chúng tôi không ngừng trao quyền cho phụ nữ trong chuỗi giá trị của mình và sử dụng tiếng nói của các thương hiệu để đưa giá trị này vào toàn xã hội, giúp hàng triệu phụ nữ Việt Nam cải thiện cuộc sống của họ", bà Vân nhấn mạnh.
Với việc ký tuyên bố ủng hộ nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ, Unilever đã khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thực tế, doanh nghiệp này đã thực hiện tốt bình đẳng giới tại nơi làm việc, có số lượng lớn nhân viên là nữ giới.
Công ty đạt những chỉ số ấn tượng về bình đẳng giới. Phó Chủ tịch phụ trách Nhân sự của Unilever Việt Nam, bà Trịnh Mai Phương, cho biết, tại Unilever Việt Nam có tới hơn 52% quản lý là nữ. Doanh nghiệp này cũng là một trong số ít những công ty lớn ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu có chủ tịch là nữ giới.
Không dừng lại ở đó, Unilever Việt Nam đã mở rộng hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng thông qua chuỗi sáng kiến và chương trình xã hội mà trong đó phụ nữ là người hưởng lợi. Từ năm 2007, doanh nghiệp này phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức khỏe. Mục tiêu hỗ trợ phụ nữ nghèo ở 63 tỉnh, thành cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cải thiện cuộc sống cho phụ nữ Việt Nam
Một trong những người đã “đổi đời” với sự hỗ trợ từ Unilever Việt Nam là chị Tạ Thị Hợi (xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai), một lao động thuần nông nay đã trở thành quản lý xưởng sản xuất quế với 50 lao động, có mức thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/người/tháng. Hay như gia đình chị Phùng Thị Phương (xã Kim Lũ, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), quỹ tài chính vi mô của Unilever đã giúp chị có vốn chăn nuôi bò, tạo thu nhập tốt để chăm lo cho 3 con nhỏ và người chồng bị khuyết tật.
![]() |
Bà Lê Thị Hồng Nhi, đại diện Unilever Việt Nam (áo dài hồng) nhận kỷ niệm chương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại lễ trao giải Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020 ( Ảnh: Unilever Việt Nam) |
Tiếp nối hành trình vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho phụ nữ, năm 2020, hưởng ứng chương trình “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, Unilever đưa ra sáng kiến phối hợp cùng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế”.
Chương trình hướng tới hỗ trợ 2.000 phụ nữ được truyền cảm hứng, 1.000 ý tưởng kinh doanh được kết nối vốn vay tài chính vi mô, gần 1.000 chị em được đào tạo tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, 30 ý tưởng kinh doanh tiêu biểu được trao giải thưởng.
Mới đây, tại lễ trao giải Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, Unilever đã lựa chọn 2 cá nhân với 2 dự án để hỗ trợ kinh doanh, khởi nghiệp.
Tính đến hết 2019, chương trình hợp tác giữa Unilever Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tiếp cận 3,5 triệu phụ nữ và giúp gần 48.000 hộ gia đình vay vốn để cải thiện đời sống với tổng số vốn vay lên đến hơn 350 tỷ đồng. Tổng giá trị mà doanh nghiệp dành cho các hoạt động trao quyền cho phụ nữ trong 12 năm từ 2007 -2019 là hơn 242 tỷ đồng. |
Ngọc Minh
">Unilever Việt Nam thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ
Nhận định, soi kèo Wolfsburg vs Heidenheim, 21h30 ngày 29/3: Bầy sói phập phù
Chúng tôi có nhà, xe, mỗi năm thường đi du lịch mấy chuyến trong và ngoài nước.
Về mặt tinh thần, vợ chồng tôi hòa thuận, êm ấm. 10 năm lấy nhau, chúng tôi chưa bao giờ có mâu thuẫn, xô xát lớn. Nhờ được bố mẹ chăm lo cẩn thận, các con tôi đều có kết quả học tốt, ngoan ngoãn.
Ảnh: Đức Liên |
Tôi nghĩ đời mình không còn có thể đòi hỏi điều gì hơn, vậy mà hạnh phúc đó phút chốc vỡ tan vào chiều Chủ nhật tuần trước.
Hôm đó, vợ tôi thuê người giúp việc theo giờ đến dọn nhà. Khi người giúp việc đến, cô ấy lại đi vắng nên tôi cứ để họ vào nhà dọn dẹp còn mình thì làm việc ở phòng bên cạnh.
Nhưng rồi tiếng chị giúp việc gọi khiến tôi phải sang phòng vợ tôi. Theo đó, chị dọn dẹp phòng vợ tôi và phát hiện một số giấy tờ. Chị băn khoăn không biết vợ tôi có muốn giữ nó lại hay không.
Tôi cầm tập giấy tờ chị đưa, liếc qua thấy một số liên quan đến công việc của vợ nên định bảo chị giữ nguyên. Nhưng một tờ giấy làm tôi chú ý. Đó là tờ kết quả xét nghiệm ADN. Tên 2 người xét nghiệm ADN được đặt là A và B tuy nhiên năm sinh 2 người lại trùng với năm sinh của tôi và con gái thứ hai.
Dòng kết quả xác nhận ở dưới là họ có mối quan hệ cha-con. Tôi không hiểu sao tờ kết quả này lại ở phòng làm việc của vợ tôi.
Tôi để tập giấy tờ lại chỗ cũ và dặn người giúp việc không được nói gì với vợ tôi về chuyện hôm nay.
Tờ kết quả đã thực sự ám ảnh tôi. Chưa bao giờ tôi nghi ngờ vợ nhưng lần này những điều trước mắt đã khiến tôi phải suy nghĩ. Tờ xét nghiệm đó có phải của tôi và con gái? Xét nghiệm bằng mẫu tóc, vợ tôi vẫn thường nhổ tóc bạc cho tôi? Nếu đúng là của tôi và con gái thì sự thật quá đau lòng. Sao đang yên đang lành cô ấy lại đi xét nghiệm ADN? Có phải trong quá khứ, cô ấy đã làm gì có lỗi với tôi?
Đêm đó, khi vợ về nhà, chúng tôi có cuộc nói chuyện với nhau. Khi tôi nhắc đến chuyện trên, vợ tôi giật mình nhưng cô ấy nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, nói đó là tờ kết quả của đồng nghiệp. Vì sợ có chuyện không hay nên chị ấy gửi nhờ chỗ vợ tôi.
“Nếu người ta muốn giấu người ta có thể hủy đi, sao phải đưa cho em giữ làm gì?”, tôi phản bác.
Vợ tôi tìm cách chối quanh co. Cuối cùng, khi tôi làm căng, yêu cầu sáng mai, hai vợ chồng đến trung tâm xét nghiệm ADN kia đối chứng thì vợ tôi mới quỳ sụp xuống.
Cô ấy khóc lóc, thừa nhận đã làm chuyện có lỗi với tôi. Ngày đó, vì chồng quá bận rộn công việc, không có thời gian quan tâm gia đình nên cô ấy chán nản. Một lần liên hoan ở công ty, cô ấy đã lỡ ngã vào vòng tay người đồng nghiệp.
Sau đó, cô ấy mang thai con gái thứ hai. Hoài nghi không biết cháu là con của ai nên cô ấy mất ăn mất ngủ suốt thời gian dài. Vừa rồi cô ấy lấy hết can đảm đi xét nghiệm ADN và kết quả cháu là con của tôi.
Hiện, cô ấy và người kia đã chấm dứt từ lâu. Tôi nghe những lời đó mà bàng hoàng. Hóa ra tổ ấm mà tôi tự hào, cố công vun đắp thực sự chỉ có vỏ bọc là đẹp đẽ. Sau lưng, vợ tôi đã đi ngoại tình. Cô ấy nói chỉ là “tình một đêm”, “say nắng” nhưng tôi không tin điều đó.
Con gái là con của tôi, vậy con trai tôi thì sao? Cô ấy có phản bội tôi từ trước đó không? Người vợ xinh đẹp, vẻ ngoài hiền lành có thể lừa tôi một cách ngoạn mục như thế thì việc gì cô ấy không dám làm.
Mấy hôm nay vì không chấp nhận được chuyện tày đình trên nên tôi ở lại công ty, không về nhà. Vợ tôi liên tục gọi điện xin gặp để thuyết phục tôi tha thứ.
Tôi chán nản muốn buông tay nhưng thực sự rất thương hai đứa trẻ. Tôi không ngờ, cuộc đời mình lại gặp chuyện đau lòng như vậy…
Chồng tôi đã ly hôn với vợ cũ nhưng vẫn giữ kỷ niệm với người đó trong căn phòng ngủ của chúng tôi.
">Tờ kết quả ADN làm lộ bí mật của người vợ xinh đẹp
Cách đây ít năm, khi đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa (phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM), người ta vẫn thấy bóng dáng những ngựa đua lực lưỡng lấp ló sau các dãy mộ san sát nhau.
Ngày còn sống, “vua ngựa” Năm Gò Công ngậm ngùi “lùa” bầy “chiến mã” vào góc nghĩa trang chờ trường đua Phú Thọ mở cửa trở lại. Ảnh: Nguyễn Sơn |
Thời điểm ấy, mỗi buổi sáng, người dân sống bên rìa nghĩa trang vẫn nghe thấy tiếng ngựa hí vang trời. Chúng là đàn “chiến mã” tạo nên tên tuổi của ông “vua ngựa đua” Năm Gò Công.
Bây giờ, những thanh âm ấy trở thành ký ức và niềm khắc khoải của anh Nguyễn Phước Danh (con trai ông Năm Gò Công). Anh Danh cho biết, cha anh tên thật là Nguyễn Văn Tường, người gốc Gò Công, tỉnh Tiền Giang, vừa mới mất cách đây không lâu.
Ông Tường có hơn 70 năm kinh nghiệm nuôi, huấn luyện và cung cấp ngựa cho trường đua Phú Thọ. Ông nuôi, huấn luyện loài động vật này từ khi còn là một cậu bé “ăn chưa no lo chưa tới”.
Ông mê ngựa đến nỗi từng bỏ học, đục cửa, khoét tường trốn ra khỏi nhà chỉ để được đi theo đuôi con ngựa của người đánh xe ngựa thồ. Lớn hơn một chút, ông cãi cha mẹ, từ chối học nghề bác sĩ để ở nhà nuôi ngựa.
Trải qua nhiều thăng trầm, năm 1989, khi trường đua Phú Thọ (TP.HCM) hoạt động trở lại, ông quyết định mở lò luyện ngựa đua và sớm trở thành ông vua không ngai trong nghề.
Nương náu trong nghĩa trang, bầy ngựa hay sống tạm bợ trong những chiếc chuồng rách nát. Ảnh: Nguyễn Sơn |
Cho đến nay, nhắc đến vua ngựa Năm Gò Công, những ai từng đam mê môn thể thao đua ngựa đều ngả mũ kính phục. Giới trong nghề nhận định, ngựa của Năm Gò Công không chỉ đẹp mã mà còn có sức bền, sức rướn, dẻo dai khác lạ. Ông có thể nhận biết một con ngựa hay ngay từ khi chúng mới lọt lòng.
Đặc biệt, ông có bài thuốc bí truyền giúp ngựa đua vượt qua những chấn thương, bệnh tật để có sức bền khó ngờ.
Thời hoàng kim của mình, ông sở hữu hơn 30 “chiến mã” luôn giật giải cao mỗi khi tung vó trên đường đua như: Hồng Yến 1, Hồng Yến 2, Triệu Hồng Ngọc, Triệu Yến Linh… Tuy nhiên, khi trường đua đóng cửa, những “chiến mã” từng là ánh hào quang của ông bỗng chốc trở thành gánh nặng.
Ngựa không được đua, ông không có tiền để nuôi. Nghề hay hết thời, ông ngậm ngùi thuê mấy công đất ở góc nghĩa trang Bình Hưng Hòa làm nơi chăm ngựa.
Nghề nuôi ngựa đua lụi tàn
Dẫn phóng viên đi xem con ngựa cuối cùng còn sót lại nơi từng là “đại bản doanh” của những “chiến mã”, anh Danh nói: “Cha tôi quý ngựa và mê nghề lắm. Khi trường đua đóng cửa, ông buồn vô cùng. Thời điểm đó, nhiều lò luyện ngựa bán ngựa, treo cương bỏ nghề. Riêng cha tôi thà bán nhà, bán đất chứ không chịu bán ngựa”.
Anh Danh, con trai “vua ngựa đua” day đứt khi phải bán đàn ngựa, bỏ nghề luyện ngựa đua. Ảnh: Nguyễn Sơn. |
“Thiếu kinh phí chăm sóc bầy ngựa, ông thuê đất, đóng chuồng tạm bợ tại góc nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Hằng ngày, ông ở đây cùng bầy ngựa và nuôi hy vọng một ngày nào đó trường đua sẽ mở cửa trở lại”, anh Danh cho biết.
Thế nhưng, đến tận những ngày cuối đời, điều ông Năm Gò Công mong mỏi vẫn không thành hiện thực, trường đua chưa được mở lại. Không thể đợi thêm, ông ôm theo niềm tiếc nuối nghề hay lụi tàn về cõi vĩnh hằng.
Anh Danh nói, nuôi một con ngựa thường đã khó, chăm sóc, huấn luyện một con ngựa đua còn khó và tốn kém bội phần. Cơm áo gạo tiền, ngựa đua không còn đất dụng võ, các con ông bán dần đàn ngựa để trang trải cuộc sống.
Những chuồng trại nuôi ngựa khi xưa giờ trở thành chỗ nuôi dê, nhốt gà. Anh Danh tâm sự, cuộc sống khó khăn, dù rất xót xa nhưng anh và các anh em của mình đành buông bỏ nghề nuôi ngựa đua.
Anh vẫn sống bám rìa nghĩa trang nhưng không còn chăm ngựa nữa. Anh chuyển sang nuôi gà, nuôi dê để phù hợp với thời thế.
Cố với tay để vuốt ve đầu con ngựa đã lộ vẻ già yếu, anh Danh cười buồn, nói: “Đây là con ngựa cuối cùng ở đây. Nó tên Triệu Yến Linh, từng là con ngựa nổi tiếng, đua thắng nhiều giải. Nó già yếu rồi”.
“Vì đua quá sức nên gây giờ chân nó phù lên. Vài hôm nữa, nó cũng không còn ở đây. Người ta gửi tiền mua nó rồi, tôi chỉ đang chăm giúp lúc họ chưa đến bắt thôi. Từ nay, ở đây không còn ngựa đua nữa”, anh Danh lộ rõ sự tiếc nuối.
Như để tìm lại thêm chút ký ức về thời hoàng kim của cái nghề nuôi ngựa đua của gia đình, anh chỉ tay về phía dãy nhà tạm bợ, xập xệ bên rìa nghĩa trang. Anh nói: “Trước đây, nhà tôi nuôi ngựa dọc theo dãy nhà này cho đến hết phần đất nghĩa trang. Giờ thì hết rồi”.
![]() |
Hết thời, những chuồng ngựa giờ trở thành nơi thả gà, nhốt dê. Ảnh: Nguyễn Sơn |
Nói xong, anh thở dài và phân trần, ai cũng tiếc và buồn khi phải bán đi bầy ngựa, bỏ luôn cái nghề đã đem lại danh tiếng cho gia đình.
Thế nhưng, là ngựa đua mà không được đua thì khác gì làm tướng không được đánh trận. Nuôi chỉ khiến ngựa cuồng chân, thêm gánh nặng kinh tế nên con cái ông Năm Gò Công cắn răng bán lần hồi những con ngựa tốt.
“Vào thế phải bán nhưng chúng tôi không bán ngựa thịt mà bán cho các khu du lịch, đoàn làm phim… Như thế, chúng tôi cảm thấy đỡ xót xa phần nào. Dù vậy, giá ngựa vẫn rẻ lắm. Hết thời, ngựa đua, ngựa kéo, ngựa thịt cũng như nhau mà thôi”, anh Danh chua chát nói.
Ông Phạm Văn Thành, cán bộ phòng Kinh tế - Môi trường phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM cho biết: “Đã rất lâu phường không còn hộ nào nuôi ngựa. Số ngựa được nuôi trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng không còn. Trước đó và bây giờ, phường cũng không nghe người dân phản ánh việc người dân nuôi ngựa trong nghĩa trang gây ảnh hưởng đến vệ sinh, cảnh quan môi trường”.
Cụ Bob Mettauerđược cả nước Mỹ biết đến với biệt danh: Bicycle Bob (tạm dịch là cụ già Bob chuyên đạp xe đạp). Ở tuổi 95, cụ đã hoàn thành mục tiêu đạp xe 100.000 dặm của mình.
">Kết buồn 'vua ngựa' Năm Gò Công: Cùng chiến mã sống rìa nghĩa trang Sài Gòn
Cô bạn đó liền gửi cho Linh tấm hình của Tuấn - chồng cô đang dắt dìu 1 người phụ nữ lạ vào trong bệnh viện. Cô ta bước đi nặng nề, khó nhọc. Toàn thân dựa vào chồng Linh, tay cô ta còn khoác lên vai anh nữa.
Linh đoán người phụ nữ này đến tháng sinh nên bụng mới to uỳnh ra như vậy. Người bạn còn nói rằng, Tuấn vội vàng đưa người phụ nữ đó vào viện đến nỗi không nhận ra cô. Và cũng chỉ có mỗi mình Tuấn đưa cô ta vào bệnh viện. Tuy nhiên bạn cô cũng chỉ nhìn thấy thế vì còn mải đưa người nhà vào viện cấp cứu.
Đến đây, Linh bỗng lặng người vì sốc. Mặt Linh nóng bừng, đầu óc bắt đầu choáng váng. Bao năm nay cô chưa bao giờ nghi ngờ chồng. Cô nhớ lại thời gian gần đây, quả thực anh cũng thường xuyên đi sớm về muộn. Nhưng Tuấn nói rằng do lượng công việc dạo này tăng thêm, công ty đang có kế hoạch đưa ra sản phẩm mới.
Linh nhớ lại sáng nay, anh còn ngồi ăn sáng với cô. Anh nói rằng hôm nay có 1 cuộc họp quan trọng với đối tác. Vậy tại sao bây giờ lại ở bệnh viện phụ sản cùng với 1 người phụ nữ lạ, đã thế cô ta còn đang mang thai.
Linh cầm điện thoại lên nhắn cho chồng: "Anh đang ở ngoài đường à, nếu không bận qua công ty em nhờ chút việc". Nhưng Tuấn lại trả lời rằng: "Không, anh đang chuẩn bị vào cuộc họp". Nhận được hồi âm của chồng, nước mắt Linh bỗng lăn dài trên má không ngừng. Sao anh có thể nói dối cô trắng trợn như thế. Rõ ràng anh đang ở ngoài cùng với 1 người phụ nữ khác.
Đầu óc Linh bỗng rối bời, tâm trí cô cứ lởn vởn nhiều suy nghĩ "chồng mình ngoại tình ư", "anh ấy ngoại tình bao giờ thế?","chuyện này xảy ra từ bao giờ", "người phụ nữ kia là ai?", "nếu đúng anh có nhân tình thì cô phải xử lý làm sao"... Người thân khuyên rằng cô phải thật tỉnh táo trong hoàn cảnh này. Nhưng quả thật Linh không bình tĩnh nổi, mọi chuyện cứ thế rối tung. Cuối cùng Linh phải xin nghỉ phép giữa chừng để về nhà với lý do bị tụt huyết áp.
Về đến nhà, Linh nằm vật ra giường, vắt tay lên trán suy nghĩ. 8 năm qua có phải cô đã quá chủ quan? Điện thoại của anh, cô không kiểm tra bao giờ. Tin nhắn, cuộc gọi của anh với người khác cô cũng không quan tâm. Chồng đi sớm về muộn chỉ cần 1 lý do hợp lý, cô cũng sẵn lòng cảm thông cho anh. Linh nghĩ vậy rồi bật cười cay đắng, có lẽ cô tin anh đến mù mắt rồi.
Bên cạnh suy nghĩ đó, lại có 1 dòng suy nghĩ lạc quan hơn chồng chéo lên. Tuấn chưa bao giờ bỏ cơm tối, dù đi làm có về khuya đến mấy anh cũng ăn cơm vợ nấu. Mỗi buổi tiệc, du lịch ở công ty anh đều đưa cô theo...
Suy nghĩ một hồi như vậy, Linh bỗng thiếp đi. Khi cô tỉnh dậy là trời đã nhá nhem tối. Nghe tiếng xe chồng về, Linh chẳng hào hứng ra đón như mọi ngày. Cô nằm im trên giường.
Tuấn bước vào phòng ngủ, thấy Linh nằm quay mặt vào tường, anh cũng đi lại và hành động nhẹ nhàng hơn. Tuấn tự xuống bếp nấu ăn. Khi anh ra khỏi phòng, Linh quay lại thấy chiếc áo sơ mi của anh vắt trên ghế ướt đẫm mồ hôi mà tự nhiên thấy thương.
Một lúc sau Tuấn trở lại phòng ngủ của vợ chồng, bưng lên 1 bát cháo, nhẹ nhàng chạm vào Linh ân cần: "Nay em ốm à, thế ăn cháo đi rồi uống thuốc". Cô không quay lại, cũng không trở lời, anh ngồi đó 1 lúc rồi lặng lẽ bước ra khỏi phòng. Linh thở dài, Tuấn vẫn ân cần như thế sao anh có thể phản bội cô được. Và nếu đúng anh phản bội cô thì vai diễn người chồng hoàn hảo anh đóng quá tốt.
Sáng hôm sau, Linh cũng không dậy sớm nấu ăn sáng cho hai vợ chồng như mọi ngày. Cô thấy Tuấn nhẹ nhàng trở dậy, đi xuống bếp. Linh cười mỉa: "Chắc anh ta đói, bình thường có mình nấu cho ăn, hôm qua không có vợ nên ăn tạm bợ".
Đến lúc Linh dậy, Tuấn vẫn chưa đi làm. Thấy cô đi xuống dưới nhà, Tuấn lập tức lên tiếng: "Em mệt phải không, qua anh thấy em trằn trọc, nhưng mắt nhắm nghiền, anh không dám động đậy". Linh nghĩ bụng: "Anh ngoại tình mà vẫn còn nhớ mỗi lần tôi mất ngủ rất ghét bị động chạm vào người. Hay với cô gái nào anh cũng ân cần như vậy?".
Linh không nói gì lặng lẽ ngồi vào bàn ăn. Tuấn lập tức kéo ghế lại gần, đưa tay đặt lên trán cô: "Không sốt, nhưng sao mắt em sưng húp vậy. Em mệt lắm phải không?". Tuấn vội vàng dúi vào tay cô cốc sữa và đặt tô phở trước mặt Linh nói tiếp: "Em ăn đi, em đang có thai cần bồi bổi đủ năng lượng. Cả tối qua đã không ăn gì rồi. Tí cảm thấy mệt thì xin nghỉ, đừng đi làm nữa. Còn vẫn muốn đến công ty thì anh sẽ đưa em đi".
Sự ân cần của Tuấn khiến nước mắt Linh trực tuôn rơi. Sao anh vẫn tốt với cô như vậy chứ? Rõ ràng anh sắp làm cha của 1 đứa trẻ khác.
Thấy Linh nhìn mình chằm chằm nhưng không nói, Tuấn thở dài: "Phụ nữ đang mang thai rất dễ gặp nguy hiểm về sức khỏe và tính mạng. Hôm qua trên đường đi gặp đối tác, một người phụ nữ mang thai ngất xỉu ngay trước bánh xe của anh, may mà anh phanh kịp. Gọi điện cho người chồng mà mãi anh ta không bắt máy, anh đành đưa chị ta đến bệnh viện.
Bác sĩ bảo chỉ chậm ít nữa thì cả mẹ cả con gặp nguy hiểm. Sau vụ ấy anh cứ ám ảnh mãi, vợ anh mà có mệnh hệ gì không biết anh sống thế nào".
Linh nghe xong há hốc miệng. Mọi gánh nặng vô hình đang đè nén con tim, khối óc của cô bỗng nhiên bị rỡ bỏ. Thì ra là Tuấn giúp đỡ người. Bây giờ thì Linh bật khóc thực sự. Bởi cô sợ. Cô đã vẽ ra bao nhiêu kịch bản trong đầu nhưng việc ly dị với chồng là Linh không dám nghĩ tới. Cũng may hôm qua cô chưa có hành động gì nông nổi.
Tuấn thấy Linh khóc thì càng lo lắng. Anh nhất quyết phải đưa cô đến bệnh viện dù Linh bỗng vui vẻ, người khỏe khoắn.
Qua câu chuyện này, Linh bỗng cảm thấy yêu Tuấn hơn. Và cô nghĩ rằng mình nên bình tĩnh trong mọi tình huống. Người bạn kia cảnh báo không sai, nhưng không phải cái gì thấy rõ mồn một sự thật đã là như thế. Trong gia đình, 1 điều quan trọng để giữ gìn hạnh phúc đó là tin tưởng nhau.
11h khuya, anh dắt tay đứa trẻ bước ra khỏi cửa. Tôi chạy theo, níu lại nhưng anh đáp trả bằng ánh mắt căm hận...
">Vợ chết lặng khi biết chồng đưa người phụ nữ khác đi khám thai
Lexus GX thế hệ mới xuất hiện tại Việt Nam, giá gần 6 tỷ đồng
Không phải cuộc hôn nhân nào cũng diễn ra tốt đẹp và không phải ai cũng hạnh phúc trong hôn nhân. Nếu vợ chồng bạn có 3 vấn đề này thì hôn nhân sẽ rất khó bền vững.
">Mẹ chồng tái mặt trước món quà sinh nhật con dâu tặng
友情链接