Soi kèo góc Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1
本文地址:http://asia.tour-time.com/html/099c199860.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Maccabi Tel Aviv, 0h45 ngày 24/1: Khó có bất ngờ
Theo các nguồn tin, phái đoàn của Ukraine do Chánh văn phòng Tổng thống, ông Andriy Yermak dẫn đầu đã đến Mỹ để xây dựng đầu mối liên lạc với chính quyền Mỹ sắp nhậm chức.
Ông Yermak đã gặp Chánh văn phòng Nhà Trắng sắp nhậm chức, bà Susie Wiles tại bang Florida vào sáng 4/12 giờ địa phương, theo một quan chức chuyển giao quyền lực của ông Trump và một số nguồn tin thân cận. Ông Yermak dự kiến sẽ có cuộc gặp ông Keith Kellogg, người được Tổng thống đắc cử Trump lựa chọn làm đặc phái viên về Nga và Ukraine, và Mike Waltz, Cố vấn an ninh quốc gia sắp nhậm chức.
Ông Kellogg đã ra hiệu sẽ ủng hộ những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm cung cấp vũ khí cho Ukraine, nói rằng điều này sẽ tạo đòn bẩy cho chính quyền ông Trump với Moscow trong việc đàm phán giải quyết.
Nhưng nhóm quyền lực của ông Trump tỏ ra không mấy quan tâm đến việc cung cấp tư cách thành viên cho Ukraine trong NATO, động thái mà ông Zelensky xem là "một sự đảm bảo an ninh quan trọng" trong tương lai.
Mệt mỏi vì cuộc chiến kéo dài gần 3 năm với Nga, Ukraine có kế hoạch truyền đi thông điệp sẵn sàng đàm phán hòa bình. Tuy nhiên, họ cũng muốn thuyết phục nhóm quyền lực của ông Trump rằng Ukraine cần hòa bình bền vững, không chỉ là giải pháp ngừng bắn tạm thời. "Nhưng đó phải là một nền hòa bình bền vững. "Một nền hòa bình tạm thời, không ổn định sẽ không phục vụ cho lợi ích của Mỹ hoặc Ukraine", một chuyên gia cho biết.
Tổng thống Volodymyr Zelensky gần đây đã ám chỉ rằng Ukraine có thể đồng ý ngừng bắn nếu được phép gia nhập NATO. Ông cho biết Kiev sẽ tìm cách giành lại lãnh thổ Ukraine do Nga chiếm đóng thông qua áp lực ngoại giao, thay vì vũ lực, như ông vẫn luôn nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng, Kiev cần tư cách thành viên NATO để cân nhắc chấm dứt cái mà ông gọi là "giai đoạn nóng của cuộc chiến".
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cho biết Kiev sẽ từ chối bất kỳ đảm bảo an ninh nào ngoài tư cách thành viên NATO. "Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ sự thay thế, đại diện hoặc thay thế nào", ông Sybiha viết trong một bức thư gửi tới 32 thành viên NATO.
Các cố vấn của ông Trump đã thảo luận về các điểm của kế hoạch hòa bình, trong đó sẽ công nhận việc Nga chiếm giữ khoảng 20% lãnh thổ Ukraine và sẽ tạm thời không bàn đến việc Ukraine gia nhập NATO.
"Ukraine đang đưa ra lập trường tối đa của họ khi tham gia các cuộc đàm phán có thể xảy ra", ông Lucian Kim, một nhà phân tích về Ukraine tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cho biết. Theo ông, "trên thực tế, họ có thể nhận ra rằng tư cách thành viên NATO không phải là điều sắp xảy ra. Nhưng tại sao họ phải thừa nhận điều đó trước khi các cuộc đàm phán thậm chí bắt đầu?"
Lập trường của riêng ông Kellogg về việc mở đường cho các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh cũng rất tinh tế. Ông và một cựu binh khác của nhóm quyền lực ông Trump đầu tiên đã đề xuất đình chỉ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine vào đầu năm nay để thuyết phục Kiev tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Nga. Tuần này, ông cho biết việc Tổng thống Biden đẩy nhanh các chuyến hàng vũ khí củng cố vị thế đàm phán của ông Trump với Moscow".
"Chính quyền ông Biden càng làm điều này, thì càng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho tổng thống đắc cử thực hiện những gì ông ấy muốn làm", ông Kellogg cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News. "Tất cả đều dựa trên đòn bẩy. Tổng thống đắc cử Trump hiểu điều đó và ông sẽ tận dụng điều đó để có lợi cho mình".
Sau khi nhậm chức, ông Trump sẽ phải đối mặt với quyết định có nên tiếp tục viện trợ của Mỹ cho Kiev hay không. Các quan chức của Tổng thống Biden đã đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine, nhưng không có đủ thời gian để chi hết 6,5 tỷ USD được phê duyệt còn lại trước khi nhiệm kỳ của ông Biden kết thúc.
Trong khi đó, Nga đang tăng cường các cuộc tấn công vào các tuyến phòng thủ căng thẳng của Ukraine. Theo các nguồn tin, lực lượng Nga đã chiếm lại gần một nửa lãnh thổ mà Ukraine đã chiếm giữ ở khu vực Kursk.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đây đã loại trừ khả năng tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trừ khi Ukraine chấp nhận một loạt các yêu cầu.
Theo WSJ">Ukraine bắt đầu đàm phán với nhóm của ông Trump về việc chấm dứt chiến sự
Những đặc sản Đồng bằng sông Cửu Long, pizza hủ tiếu có nguồn gốc từ đâu?
Mới đây, ông Ngô Văn Bảo - Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm - cho biết đã ký văn bản đề nghị Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Cam Lâm tiếp tục thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với 2.385 thửa đất mà huyện này trước đó đã có văn bản yêu cầu tạm dừng giao dịch.
Việc làm này dựa theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa tại Công văn số 220, với nội dung giải quyết vướng mắc việc tạm dừng thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với 114 khu đất "hiến đất" làm đường trên địa bàn huyện Cam Lâm.
Như Dân tríđã thông tin, qua thanh kiểm tra, Khánh Hòa phát hiện Ban Thường vụ Huyện ủy Cam Lâm nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025 đã vi phạm quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.
Từ đó, để UBND huyện tự đặt ra thủ tục "hiến đất" làm đường không đúng thẩm quyền; cho phép 114 trường hợp tặng cho đất, tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước để tự làm đường, tách thửa với tổng diện tích hơn 57ha.
Vừa qua, huyện Cam Lâm đã hủy 4 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn từ đất nông nghiệp sang đất ở với diện tích hơn 8.200m2 vì liên quan đến việc "hiến đất" làm đường sai quy định.
Cũng liên quan đến vụ việc trên, Khánh Hòa đã cách chức Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm đối với bà Lê Phạm Thùy Ngân; cách chức Phó Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa đối với ông Nguyễn Trí Tuân, vì có những vi phạm trong công tác quản lý đất đai tại huyện Cam Lâm.
">"Mở khóa" cho gần 2.400 thửa đất ở Cam Lâm, Khánh Hòa
Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Hải Phòng, 17h00 ngày 24/1: Khó cho cửa trên
Trong phiên giao dịch ngày 12/9, chỉ số Dow Jones giảm 18 điểm, tương đương 0,05% xuống còn 34.646 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,57% và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng giảm 1,04%.
Đáng chú ý, cổ phiếu Apple đã giảm 1,7% sau khi công ty tung ra mẫu iPhone 15, đồng hồ Apple Watch 9 và Apple Watch Ultra2 mới vào rạng sáng 13/9 (theo giờ Việt Nam).
Trước đó, trong 2 phiên giao dịch ngày 6/9-7/9, mã này đã mất 6,4% và khiến vốn hóa của táo khuyết bị thổi bay gần 200 tỷ USD chỉ trong 2 ngày. Đây là mức giảm tệ nhất trong một tháng của hãng này. Các nhà đầu tư cũng đang lo ngại về tình hình kinh doanh của Apple tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Cổ phiếu Apple đi xuống sau khi Bloomberg cho biết Trung Quốc muốn mở rộng lệnh cấm dùng iPhone trong các cơ quan và công ty nhà nước.
Trước đó, theo Wall Street Journal, Trung Quốc đã yêu cầu nhân viên không dùng iPhone và các điện thoại thương hiệu nước ngoài khác cho công việc, hoặc mang đến nơi làm việc. Lý do Bắc Kinh đưa ra là lo ngại về an ninh quốc gia.
Theo Bloomberg,lệnh cấm cũng áp dụng tại tập đoàn năng lượng khổng lồ PetroChina, nơi hàng triệu công nhân đang làm việc và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 1/5 tổng doanh thu của Apple vào năm ngoái. Dù Apple không tiết lộ cụ thể doanh số bán iPhone theo từng quốc gia, nhưng các chuyên gia phân tích tại Công ty nghiên cứu TechInsights (Canada) ước tính số iPhone bán ra tại Trung Quốc cao hơn tại Mỹ trong quý II năm nay. Ngoài ra, phần lớn iPhone cũng được sản xuất tại đất nước tỷ dân.
Wamsi Mohan, nhà phân tích tại Bank of America, nhận xét rằng thời điểm đưa ra lệnh cấm rất đáng chú ý, vì Huawei Technologies vừa ra mắt smartphone 5G cao cấp.
">iPhone 15 ra mắt, cổ phiếu Apple gặp luôn tin buồn
Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGD) vừa có báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính một số chỉ tiêu thuộc báo cáo tài chính riêng giữa niên độ 2024 (chưa được kiểm toán).
Nửa đầu năm nay, nhà xuất bản đạt 2.224,4 tỷ đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng mạnh 35,5% so với cùng kỳ. Giá vốn cũng tăng tới 43,2% lên mức 1.679,6 tỷ đồng.
Theo đó, lãi gộp trong kỳ đạt 544,8 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ 16,2%. Biên lãi gộp sụt giảm từ mức 28,6% còn 24,5%.
Doanh thu hoạt động tài chính mang về 44,6 tỷ đồng, con số này bằng 97,6% cùng kỳ. Đáng chú ý là chi phí tài chính giảm mạnh xấp xỉ 50% so với cùng kỳ, còn 11,7 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay ở mức 11,4 tỷ đồng, bằng 58,8% cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi chi phí bán hàng tăng 18% lên 93,6 tỷ đồng thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ 3% còn 91,6 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh nửa đầu năm ghi nhận 392,5 tỷ đồng, tăng 23,6%.
Kết quả, trong 6 tháng, NXBGD Việt Nam báo lãi trước thuế 393,3 tỷ đồng và lãi sau thuế 354,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,9% và 23,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, với mức lãi tăng vọt so với cùng kỳ, NXBGD Việt Nam đã xô đổ kỷ lục của nửa đầu năm 2023 và tạo nên kỷ lục mới bỏ xa kết quả trước đó.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) cải thiện mạnh từ 34,64% của cùng kỳ lên 76,3% trong nửa đầu năm nay. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cũng tăng từ mức 10% lên 14,4%. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu giảm từ 1,34 lần xuống còn 0,85 lần; đồng thời khả năng thanh toán hiện thời (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) tăng từ 1,37 lần lên 1,65 lần.
NXBGDVN trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có hai bộ sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 do NXBGDVN biên soạn được sử dụng tại các cấp học là "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo".
Tháng 2/2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên NXBGDVN.
Ông Nguyễn Đức Thái - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên của NXBGDVN - bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Đồng thời, 2 người khác nguyên là trưởng ban, phó ban của NXBGDVN cũng bị khởi tố.
Vừa qua NXBGD Việt Nam có lãnh đạo mới là ông Nguyễn Tiến Thanh. Ông Thanh nhận quyết định bổ nhiệm tân Tổng giám đốc ngày 26/4, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên kể từ ngày 15/5. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
">Nhà xuất bản Giáo dục báo lãi gần 400 tỷ đồng sau nửa năm
Phản ánh tới Dân trí, không ít cư dân chung cư số 129D Trương Định (phường Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, họ đã mua nhà của đồng chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đồng Tháp và Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Hà Nội 22 (Handico 22) và được bàn giao nhà về ở từ năm 2017. Tuy nhiên, tới nay công trình chung cư này vẫn chưa hoàn thiện do các vi phạm của chủ đầu tư khiến nhiều hộ dân tại đây không được chính quyền thừa nhận.
Anh Phạm Đức Vinh - đại diện cư dân chung cư 129D Trương Định - bức xúc cho biết suốt 5 năm qua, gần 200 hộ dân sống tại chung cư này không được các cấp chính quyền cho làm tạm trú thường trú, nhập hộ khẩu, sinh hoạt Đảng, chăm sóc y tế sức khỏe bà mẹ - trẻ em - người cao tuổi, không được điều tra dân số trong cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 2019… cũng như làm sổ hồng.
Bên cạnh đó, anh Vinh cho biết, quyền an toàn tính mạng tại chung cư này không được đảm bảo do chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận chất lượng an toàn xây dựng phần móng, kết cấu thân, hệ thống cơ điện; an toàn về phòng chống cháy nổ; an toàn chống sét; an toàn vận hành thang máy, xả thải…
"Cư dân nhiều lần phản ánh đến liên danh chủ đầu tư nhưng không nhận được câu trả lời và 2 công ty lại quay ra đổ lỗi cho nhau về những vi phạm liên quan việc không nghiệm thu, chậm nộp thuế. Trong khi đó, chính quyền địa phương cho rằng vi phạm của chủ đầu tư khiến họ không thể làm thủ tục về thường trú, chuyển khẩu cho các hộ dân", anh Vinh nói.
Cũng theo vị đại diện cư dân này, trong các cuộc họp với cư dân, ông Dương Quốc Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tháp - đại diện chủ đầu tư dự án thừa nhận, hiện nay, chủ đầu tư đang gặp khó khăn không nộp được tiền thuế đất. Vì vậy, chủ đầu tư không thể hoàn tất thủ tục xin điều chỉnh giấy phép xây dựng phục vụ quyền lợi cho các hộ dân.
Trao đổi với Dân tríngày 25/4, ông Trần Anh - Chủ tịch UBND phường Trương Định (Hai Bà Trưng) - cho biết, chủ đầu tư bàn giao cho dân vào ở là sai quy định của pháp luật. Các hộ dân làm các thủ tục hành chính như chuyển khẩu, cấp sổ hồng… chưa được phép theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Chủ tịch phường Trương Định, các vướng mắc tại chung cư 129D Trương Định chủ yếu ở đây là do chủ đầu tư dẫn tới quyền lợi của các cư dân chưa được đáp ứng. Phường đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư phải tìm giải pháp khắc phục để hoàn tất các thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng dự án và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan.
Khoảng giữa năm ngoái, Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi liên danh Công ty cổ phần Đồng Tháp và Handico 22 về việc đề nghị hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án khu nhà ở để bán 129D Trương Định.
Theo đó, liên quan đến việc chủ đầu tư tự tổ chức thi công xây dựng dự án khu nhà ở để bán 129D Trương Định theo Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (văn bản 3172 ngày 26/05/2017 của Sở QH-KT) khi chưa hoàn thành các thủ tục xin điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định, Bộ Xây dựng đề nghị chủ đầu tư tập hợp hồ sơ, tài liệu pháp lý của dự án, hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng, liên hệ với UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan xem xét, hướng dẫn để giải quyết các đề nghị và xử lý các vi phạm của chủ đầu tư liên quan đến dự án đúng quy định để xử lý dứt điểm, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Về nội dung đề nghị hướng dẫn chủ đầu tư trong việc thực hiện xác định cấp công trình của dự án và cơ quan nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, Bộ Xây dựng cho biết, ngày 2/10/2020, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có văn trả lời chủ đầu tư việc nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng công trình chung cư cao tầng 129D Trương Định: "Căn cứ hồ sơ thiết kế``` bản vẽ thi công đã được Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định tại văn bản số 3200/SXD-TĐ ngày 17/4/2015, công trình trên là công trình cấp II. Cục Giám định yêu cầu chủ đầu tư báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội để được kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo quy định...".
Liên quan đến việc điều chỉnh giấy phép xây dựng dự án khu nhà ở để bán 129D Trương Định, Bộ Xây dựng cho hay, thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng thuộc Sở Xây dựng Hà Nội.
Trước đó, Công an quận Hai Bà Trưng có văn bản đề nghị Thanh tra Bộ Xây dựng cung cấp thông tin để điều tra hành vi lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế của chủ đầu tư chung cư 129D Trương Định.
Xác nhận với Dân trí, đại diện các hộ dân chung cư 129D Trương Định cho biết, đến thời điểm hiện tại (tháng 4/2022), những bất cập tại chung cư này chưa được giải quyết. Các vấn đề về khắc phục vi phạm trật tự xây dựng và chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính khoảng hơn 30 tỷ đồng cho Nhà nước. "Đến nay chung cư vẫn trong trạng thái công trình đang xây dựng", đại diện cư dân bức xúc.
Tháng 11/2016, Thanh tra Sở Xây dựng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư dự án chung cư 129D Trương Định với số tiền 80 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng dự án sai nội dung so với giấy phép xây dựng được cấp.
Đến tháng 8/2019, UBND quận Hai Bà Trưng có quyết định xử phạt chủ đầu tư chung cư 129D Trương Định số tiền 55 triệu đồng do tự ý đưa từng phần công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.
">Hy hữu giữa Thủ đô: Gần 200 hộ dân "sống chui" trong chính... nhà của mình
友情链接