Đơn vị nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam đã tiến hành triệu hồi bắt đầu từ ngày ngày 20/7/2023 và dự kiến kết thúc vào ngày 20/7/2024. Mỗi chiếc xe sẽ mất khoảng 0,2 giờ đến 1,1 giờ để kiểm tra và khắc phục lỗi miễn phí.
Đây là đợt triệu hồi thứ hai của các dòng xe Jeep tại Việt Nam trong năm 2023. Trước đó, vào tháng 6/2023, tổng cộng 19 xe Jeep Wrangler Rubicon đời 2020 - 2022 sản xuất trong giai đoạn từ tháng 3/2021 đến tháng 10/2021 cũng bị triệu hồi để khắc phục lỗi.
Nguyên nhân là do chốt dư thừa trên khung các xe Jeep Wrangler Rubicon có thể tiếp xúc với thùng chứa nhiên liệu và gây trầy xước. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến rò rỉ nhiên liệu và nếu gần với nguồn đánh lửa sẽ có khả năng bắt lửa và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Mẫu SUV cỡ lớn Jeep Grand Cherokee L ra mắt tại Việt Nam vào tháng 10/2022 trong Triển lãm Vietnam Motor Show 2022. Xe được định vị nằm cùng phân khúc với các mẫu SUV full-size hạng sang tại Việt Nam như Mercedes-Benz GLS, Land Rover Range Rover hay BMW X7.
Jeep Grand Cherokee L bán tại Việt Nam có hai phiên bản: Limited (7 chỗ) và Summit Reserved (6 hoặc 7 chỗ), cùng sử dụng khối động cơ V6 3.6L, cho công suất 290 mã lực tại 6.400 vòng/phút và mô men xoắn 349Nm tại 4.000 vòng/phút, kết hợp với hộp số tự động 8 cấp và hệ dẫn động bốn bánh. Giá bán của 2 phiên bản lần lượt 6,18 tỷ đồng và 6,58 tỷ đồng.
" alt=""/>Hàng loạt xe Jeep Grand Cherokee bị triệu hồi do lỗi trục lái gây mất kiểm soátTesla có nhiều sự cạnh tranh ở Trung Quốc hơn bất cứ đâu trên thế giới, điều này cũng bởi đây là thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất hành tinh và điểm nóng về xe điện. Tỷ phú Elon Musk – Ông chủ Tesla thậm chí còn tuyên bố công khai rằng một số nhà sản xuất xe điện Trung Quốc chính là mối quan tâm duy nhất của hãng xe điện Mỹ khi nói đến một cuộc cạnh tranh thực sự.
Xe điện Tesla luôn được định vị trong tâm thức người đam mê xe là cao cấp và đắt đỏ, so với các sản phẩm tới từ ngành ô tô nội địa Trung Quốc. Vì vậy, câu trả lời rõ ràng cho việc giảm giá chính là thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng địa phương và khiến họ phải chọn sản phẩm Tesla thay vì sản phẩm nội địa. Trên thực tế, giờ đây, một số mẫu xe Tesla ở Trung Quốc còn rẻ hơn 50% so với tại Mỹ.
Việc giảm giá của Tesla ngay lập tức khiến những hãng xe Trung Quốc mất đi lợi thế cạnh tranh về giá, và họ không còn cách nào khác, buộc phải giảm giá theo để giữ chân khách hàng.
Mercedes-Benz và Volkswagen Trung Quốc đều đang áp dụng giảm giá, Ford cũng phải “sale-off” mẫu Crossover điện Mustang Mach-E "con cưng" của mình tại thị trường này. Còn các hãng nội địa như Xpeng hay Nio thì không có lựa chọn nào ngoài việc phải giảm giá theo.
Khoảng 30 hãng sản xuất ô tô Trung Quốc hiện nay, đang áp dụng các chương trình giảm giá và nó thực sự đang tạo ra một thảm họa. Theo báo cáo gần đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã ra quyết định yêu cầu chấm dứt tình trạng giảm giá đồng thời cũng lưu ý rằng, đây không phải là cách để giải quyết những vấn đề về lâu dài. Họ cũng hi vọng rằng, sẽ đủ khả năng thuyết phục các hãng xe hơi nội địa trở lại hoạt động “bình thường” càng sớm càng tốt.
Giám đốc tài chính của Nio – ông Steven Feng chia sẻ với Bloomberg rằng ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang đối phó với một “sự xáo trộn rất sâu sắc”.
“Trung Quốc hiện nay đang có quá nhiều nhà sản xuất ô tô”. Ông Feng nói.
Hơn 150 mẫu xe điện và xe Hybrid cắm sạc được ra mắt tại Trung Quốc chỉ riêng năm 2023. Có thể nói là quá nhiều thương hiệu và mẫu mã cho người mua lựa chọn.
Hiện tại, hàng loạt các nhà sản xuất phải vật lộn về giá, và Tesla có thể còn đánh những đòn “giảm giá” tiếp theo nếu cần. Điều này nếu tiếp diễn sẽ được dự báo không mất quá nhiều thời gian nữa, có thể chứng kiến một sự sụp đổ có dây chuyền của những hãng khởi nghiệp ô tô điện Trung Quốc giữa một cuộc chiến giá cả đầy khốc liệt.
Hùng Dũng(theo insideevs)