Siêu máy tính dự đoán Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4
本文地址:http://asia.tour-time.com/html/09c792356.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Chiangrai United, 18h00 ngày 19/4: Tiếp đà chiến thắng
TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Ảnh: Hồng Nhung.
Ngày 5/12, Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp CLB Café Số (Hội Truyền thông số Việt Nam) tổ chức hội thảo Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh các quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 cùng các thông tư, dự thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tạo ra những thay đổi trong cấu trúc sở hữu và hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Tại hội thảo, TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - nhấn mạnh tính minh bạch là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của Luật Các Tổ chức tín dụng mới.
Trong đó, việc kiểm tra nguồn gốc vốn góp của các cổ đông ngân hàng rất cần thiết để đảm bảo tính minh bạch. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện điều này sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dù vậy, theo vị chuyên gia, trong thời gian gần đây, hoạt động góp vốn của các cổ đông ngân hàng đã trở nên minh bạch hơn so với trước.
Theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 1/7, một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; cổ đông tổ chức không được sở hữu quá 10%; cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15% vốn.
Ông đánh giá đây là quy định tốt nhất từ trước đến nay liên quan tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Tuy nhiên, hiện một số nhà băng vẫn có cổ đông vượt quá tỷ lệ này.
Một yếu tố khác cần minh bạch hơn trong hoạt động ngân hàng theo ông Nghĩa là tỷ lệ an toàn vốn.
Theo đó, hiện vẫn còn ngân hàng chưa đáp ứng được các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Ông Nghĩa cho rằng không nên có lộ trình dài để các ngân hàng tuân thủ, mà nên yêu cầu các nhà băng tuân thủ ngay trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
Về cho vay, TS Lê Xuân Nghĩa cũng đề xuất nhà điều hành cần tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra để làm rõ hoạt động cho vay của các ngân hàng.
Nói về vấn đề sở hữu của cổ đông tại ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết các ngân hàng Mỹ cũng chịu sự kiểm soát về tỷ lệ sở hữu của các cổ đông. Tuy vậy, tại Mỹ, tỷ lệ sở hữu của pháp nhân được quy định thấp hơn tỷ lệ sở hữu của cá nhân, nguyên do là nhà chức trách Mỹ cho rằng pháp nhân dễ thao túng ngân hàng hơn cá nhân.
![]() |
TS Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý sở hữu tại các ngân hàng. Ảnh: BTC. |
"Còn Việt Nam thì ngược lại, tỷ lệ sở hữu của cá nhân được quy định thấp hơn pháp nhân. Điều này xuất phát từ đặc thù của văn hoá doanh nghiệp tại Việt Nam, đó là các cá nhân có quyền lực rất lớn trong doanh nghiệp", ông nói.
TS Hiếu cũng cho hay các cổ đông ngân hàng tại Mỹ còn phải thực hiện một cam kết về việc chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu kê khai sở hữu không chính xác. Trong khi Việt Nam chưa có quy định này, dẫn tới chưa thực sự kiểm soát được sở hữu thực của một cá nhân hay một tổ chức kinh tế tại ngân hàng.
Để hạn chế việc sở hữu vượt trần cho phép, TS Nguyễn Trí Hiếu đề xuất cần có chế tài xử lý nghiêm ngặt hơn.
"Nghị định hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có thể đưa ra chế tài, nếu ngân hàng nào vi phạm lặp lại, chẳng hạn như 3 lần, thì phải rút giấy phép", ông nói và cho rằng cần phải có chế tài xử phạt mạnh tay để làm gương cho toàn thị trường.
Tri Thức - Znewsgiới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
">Đề xuất kiểm soát chặt tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngân hàng
“Tội đồ” đứng sau bê bối Cambridge Analytica kiện ngược Facebook
Reuters dẫn lời ông Serhiy Demedyuk – người phụ trách an ninh mạng của Ukraine, các tin tặc từ Nga đang tấn công lây nhiễm các công ty của nước này, sử dụng các phần mềm độc hại để tạo “cửa hậu” trong hệ thống máy tính nhằm “dọn đường” cho một cuộc tấn công quy mô lớn sau đó.
Nga chuẩn bị tấn công Ukraine hay do Kiev quá nhạy cảm?. Ảnh: Reuters. |
Cụ thể, các tin tặc đã nhắm tới nhiều công ty, trong đó có các ngân hàng, các doanh nghiệp hạ tầng năng lượng – tất cả việc này được các nhà chức trách Ukraine cho là để chuẩn bị cho một lần tấn công toàn diện và đồng loạt. Hiện tại, Kiev đang phối hợp với các chính phủ nước ngoài để xác định những tin tặc nói trên.
Trong quá khứ, Ukraine từng “dính” một những những đòn tấn công mạng mạnh nhất lịch sử khi virus có tên “NotPetya” tấn công, đánh sập nhiều cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp của nước này vào hồi tháng 6.2017. Thậm chí, “NotPetya” còn lan sang nhiều công ty trên toàn cầu, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
“Việc chính phủ Ukraine quyết định công bố thông tin này cho thấy họ e ngại rằng cuộc tấn công sẽ có tác động lớn và mọi người cần biết về điều này”, ông Jaime Blasco – nhà khoa học an ninh mạng hàng đầu tại công ty bảo mật AlienVault – cho rằng mối đe dọa mới mà Kiev công khai có thể ảnh hưởng tới toàn cầu.
Theo Reuters, từ đầu năm đến nay, cảnh sát Ukraine đã xác định được nhiều loại virus được ẩn dấu trong thư điện tử gửi từ các tên miền hợp pháp của các cơ sở, viện trực thuộc chính phủ. Các tên miền này đều bị tấn công và giả mạo bằng một trang điện tử ma nhằm đánh lừa người dùng.
Nhận định về đợt tấn công mới có thể xảy ra, ông Demedyuk dự đoán rằng virus có khả năng kích hoạt đồng loạt sớm nhất là vào Ngày Hiến pháp Ukraine (28.6) hoặc muộn nhất là Ngày Quốc khánh Ukraine (24.8) tới. Tuy nhiên, ông Demedyuk cho biết quy mô của lần tấn công mạng này sẽ không bằng đợt tấn công của “NotPetya”.
“Mọi thứ chung tôi thấy, mọi thứ chúng tôi phát hiện trong giai đoạn này: 99% dấu hiệu đều là từ Nga”, ông Demedyuk khẳng định.
Được biết, hiện tại Điện Kremlin vẫn chưa lên tiếng phản hồi về kết luận của Kiev.
Theo Danviet
Wi-Fi Alliance vừa chính thức cập nhật lên giao thức bảo mật mới WPA3 cho Wi-Fi sau hơn một thập kỷ tồn tại của WPA2.
">Ukraine tố Nga đang chuẩn bị một đợt tấn công mạng cực lớn
Nhận định, soi kèo Leicester City vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4: Khó lường
Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Longlà doanh nghiệp FDI quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Weitai Hạ Long.
Báo cáo mới nhất về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho biết tính đến ngày 30/11, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn FDI thực hiện cùng giai đoạn ước đạt 21,7 tỷ USD, tăng 7%.
Lũy kế đến cuối tháng 11, cả nước có 41.720 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 497 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 319 tỷ USD.
Xét theo địa bàn, trong 11 tháng qua, Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước với tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ.
Đến hết tháng 11, toàn tỉnh Bắc Ninh đã cấp mới 359 dự án, tăng 3% lần so với cùng kỳ năm trước, tổng vốn cấp mới đạt 1,8 tỷ USD, tăng 71%. Bên cạnh đó, tỉnh cũng điều chỉnh vốn của 174 dự án, với số vốn tăng thêm gần 3 tỷ USD. Số góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp ghi nhận 33 lượt với trị giá 52,8 triệu USD.
Lũy kế từ trước đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư cho 2.418 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ USD.
Cũng trong kỳ báo cáo lần này, với tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Quảng Ninh đạt hơn 2,29 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đăng ký cả nước, Quảng Ninh đã vượt một loạt đầu tàu kinh tế trở thành địa phương thu hút vốn FDI cao thứ 2.
Trong đó, toàn tỉnh có 29 dự án cấp mới, tổng vốn đạt 1,65 tỷ USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn, giá trị hơn 217 triệu USD.
Trong kỳ báo cáo trước, tổng vốn FDI đăng ký của Quảng Ninh là 1,97 tỷ USD xếp sau TP.HCM là 2,1 tỷ USD. Với sự tăng trưởng ở tháng gần nhất, Quảng Ninh đã đẩy TP.HCM xuống vị trí thứ 3 với tổng vốn FDI đăng ký đầu tư đạt hơn 2,28 tỷ USD.
Các địa phương xếp lần lượt phía sau về số thu hút vốn FDI năm nay lần lượt là Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương.
SỐ THU HÚT VỐN FDI 11 THÁNG NĂM 2024 CAO NHẤT 5 NĂM | ||||||
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư). | ||||||
Nhãn | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |
Vốn đăng ký | tỷ USD | 26.43 | 26.46 | 25.14 | 28.85 | 31.4 |
Vốn thực hiện | 17.2 | 17.1 | 19.68 | 20.25 | 21.68 |
Nếu xét về số dự án, TP.HCM vẫn đang dẫn đầu cả nước về số dự án mới (chiếm 42%), số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 15%) và mua phần vốn góp (chiếm 71%).
Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá vốn đầu tư FDI hiện tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư.
Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, Bắc Giang là các tỉnh, thành phố đáp ứng được các yếu tố kể trên. Riêng 10 địa phương này đã chiếm gần 80% số dự án mới và gần 70% số vốn đầu tư của cả nước trong 11 tháng.
Cũng theo số liệu của Bộ KHĐT, trong 11 tháng năm nay, đã có 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đăng ký gần 9,14 tỷ USD, chiếm hơn 29% và 54% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàn Quốc đứng thứ 2 với vốn đăng ký đạt hơn 3,89 tỷ USD, chiếm 12%, giảm 9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản…
Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 11 tháng qua đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ Châu Á. Riêng 5 nước dẫn đầu là Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Nhật Bản đã chiếm gần 73% số dự án đầu tư mới và hơn 77% tổng vốn đăng ký của cả nước.
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân Việt Nam. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu với hơn 20 tỷ USD, chiếm 64% tổng vốn đăng ký, nhưng đã giảm 9% so với cùng kỳ.
Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 về thu hút vốn FDI với gần 5,63 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đăng ký, tăng 89%. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,37 tỷ USD và hơn 1,12 tỷ USD.
"Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 11 tháng", Cục Đầu tư nước ngoài nêu rõ.
NHỮNG NGÀNH KINH TẾ THU HÚT NHIỀU VỐN FDI NHẤT NĂM NAY | ||||||
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư). | ||||||
Nhãn | Công nghiệp chế biến, chế tạo | Kinh doanh bất động sản | Bán buôn bán lẻ | Sản xuất, phân phối điện | Lĩnh vực khác | |
Số vốn đăng ký | Tỷ USD | 20 | 5.63 | 1.37 | 1.12 | 3.28 |
Cũng trong 11 tháng qua, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 151 dự án mới và 22 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt gần 598,7 triệu USD, tăng 52%.
Dòng vốn Việt Nam đầu ra ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở các hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (34%); công nghiệp chế biến, chế tạo (18%); sản xuất phân phối điện (16%)...
Trong đó, các quốc gia ghi nhận dòng vốn đầu tư từ Việt Nam chảy vào nhiều nhất là Indonesia (23%); Lào (26,8%); Ấn Độ (15%)...
Tri Thức - Znewsgiới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
">Bắc Ninh, Quảng Ninh thành đầu tàu thu hút vốn FDI cả nước
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng, việc đăng ký tất cả các nguyện vọng theo mọi phương thức lên cùng một hệ thống sẽ giúp hạn chế tình trạng một thí sinh trúng tuyển nhiều trường, nhiều ngành bằng các phương thức khác nhau. Điều này sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho các trường và giúp các trường giảm bớt tỉ lệ thí sinh ảo.
Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng có nghĩa, người học sẽ không có cơ hội trúng tuyển theo nhiều phương thức khác nhau như trước đây.
“Trước đây thí sinh có thể tham gia nhiều phương thức và có thể đỗ nhiều nguyện vọng hoặc nhiều trường theo các phương thức khác nhau. Sau đó, thí sinh có thể chọn nguyện vọng mong muốn nhất. Nhưng giờ đây, thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng duy nhất, cũng là nguyện vọng cao nhất. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lựa chọn của thí sinh”.
Do đó, ông Triệu cho rằng, với sự thay đổi này, thí sinh cần phải cân nhắc thật kỹ về ngành/ trường mình yêu thích và cần lựa chọn phương thức nào có khả năng trúng tuyển cao nhất.
Trong khi đó, PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, dự thảo quy chế mới này sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho các trường.
“Trước đây, tỉ lệ thí sinh ảo tăng là do hệ thống lọc ảo chỉ thực hiện với các thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chứ chưa đưa vào những thí sinh xét tuyển theo phương thức riêng của các trường. Do đó, có một số trường đã lấy thí sinh trước. Sau khi nhập học, những thí sinh này sẽ không còn tham gia xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT nữa. Các trường sẽ còn lại coi đây là thí sinh ảo”.
Do đó, sự điều chỉnh này, theo PGS Điền, sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho các trường và các trường cũng có thể cạnh tranh lành mạnh với nhau ở mọi phương thức.
Ngoài ra, ông Điền cho rằng, sự điều chỉnh về quy trình này cũng sẽ có lợi hơn cho thí sinh. “Trước mắt, thí sinh sẽ không bị thiệt thòi về quyền lợi. Trước đây, khi trúng tuyển vào một phương thức nào đó, ví dụ bằng học bạ, các em cần xác nhận nhập học ngay. Điều này khiến nhiều thí sinh hoang mang không biết có nên quyết định xác nhận nhập học ngay không hay tiếp tục chờ kết quả từ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Giờ đây, thay vì phải nhập học luôn theo phương thức khác, các em có thêm nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, được tư vấn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng”.
Tuy nhiên, với sự thay đổi này, ông Điền cũng cho rằng, các trường phải chấp nhận nhận phần khó về mình.
“Trước đây, sau khi thí sinh xác nhận nhập học bằng các phương thức xét tuyển sớm, trường sẽ nắm ngay được số lượng nhập học bằng các phương thức này chiếm bao nhiêu phần trăm, từ đó chủ động được việc xét tuyển bằng phương thức còn lại. Nhưng giờ đây, khi phải xét tuyển đồng thời các phương thức, điều này sẽ khó khăn hơn cho các trường”.
Để khắc phục điều này cũng như việc thí sinh không yên tâm khi xét tuyển – dù đã đủ điều kiện đỗ nhưng khi lên lọc ảo có thể lại trượt, ông Điền cho rằng, các trường có thể đưa ra một danh sách dự tuyển sớm (danh sách những thí sinh đạt điều kiện trúng tuyển sơ bộ) để các em có quyết tâm có thể đặt nguyện vọng 1 vào những phương thức riêng này.
Đánh giá dự thảo quy chế lần này sẽ làm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường; thống nhất, có sự kiểm soát, giám sát của Bộ GD-ĐT; tăng tính minh bạch, công bằng các thí sinh với nhau, các trường với nhau và các nguyện vọng của thí sinh với nhau;.... nhưng TS Trần Khắc Thạc, Phó trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Thủy Lợi cho rằng, thay đổi trong việc không được xác nhận nhập học sớm có thể gây khó khăn cho các trường tốp giữa và tốp cuối trong việc tuyển sinh.
Lý do là bởi mọi năm, khi thí sinh xác nhận nhập học sớm, các trường có thể “cầm chắc trong tay” số lượng thí sinh đã trúng tuyển. Nhưng năm nay, các trường sẽ khó khăn hơn trong việc xác định số lượng thí sinh trúng tuyển ở các phương thức xét tuyển sớm.
Do đó, ông Thạc cho rằng, điều này có thể khiến các trường tốp giữa và cuối khó khăn hơn trong việc tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1.
"Lúc này, các trường sẽ cần phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của mình để dự tính sao cho tuyển vừa đúng, đủ", ông Thạc nói.
Thúy Nga
">Thay đổi sát mùa thi của Bộ Giáo dục có hạn chế cơ hội trúng tuyển đại học 2022?
Tại điểm thi Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, em Đào Đặng Phương Anh (học sinh Trường THCS Hoàng Liệt) là thí sinh dự thi chuyên Anh chia sẻ đề năm nay không có phần nào khó hơn năm ngoái.
Đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10 chuyên ở Hà Nội không khó
友情链接