Nhận định, soi kèo Estrela vs Braga, 1h00 ngày 20/1: Không dễ bắt nạt
相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Khách đáng tin -
Hụt hẫng sau khi xem 'Em và Trịnh'Với nhạc Trịnh Công Sơn, bạn là một tín đồ, là kẻ qua đường không hề hay biết, coi đó như một thể loại nhạc bất kỳ, hay cũng là một người có nghe, có tìm hiểu đôi chút để có thể góp vui trong những lúc trà dư tửu hậu cùng bạn bè. Vậy thì, nếu dùng một từ để diễn tả cảm xúc sau khi xem xong (nếu bạn có xem) phim điện ảnh Em và Trịnhbạn sẽ dùng từ gì? Còn với tôi, đó là từ “hụt hẫng”.
Nhưng trước khi nói cho bạn nghe rằng tôi hụt hẫng về Em và Trịnhra sao cũng xin bày tỏ ở một góc nhìn khác, có thể không khắt khe lắm, để thấy rằng tác phẩm này cũng có nhiều điểm cộng.
Dễ thấy đầu tiên đó là sự nghiêm túc, cố gắng của ekip Em và Trịnh.Những cảnh phim đẹp, thơ mộng dễ gây thiện cảm cho người xem (nếu như bạn không phải là một người xem quá khó tính). Điều đó dường như được mường tượng trước bởi nhân vật chính của chúng ta là một trong những nhạc sỹ kiệt xuất với những nhạc phẩm đầy chất thơ và lãng mạn. Từ Huế, Đà Lạt hay Sài Gòn, qua sự chăm chút từng khung hình đã mang đến cái “đã” cho người nhìn về đất nước Việt Nam một thời xa ấy, dẫu đạn bom có khốc liệt đến đâu vẫn đẹp đến nao lòng.
Với một người sắp bước sang tuổi 40 và một nửa thời gian qua tôi đã nghe nhạc Trịnh và xem đó như một thứ không thể thiếu trong đời thì những bài hát trong Em và Trịnhđã đánh động đến tâm hồn yêu nhạc. Tuy đấy không phải là chất giọng của những danh ca huyền thoại nhưng thú thật tôi đã “sởn da gà” khi nhân vật Thanh Thúy cất lên ca khúc Ướt mi, Michiko hát Diễm Xưabằng tiếng Nhật hay Khánh Ly ca Ta đã thấy gì trong đêm nay.Mọi thứ rất trong trẻo, đẹp đến lạ thường như lần đầu tôi nghe nhạc Trịnh vậy.
Thế nhưng đó lại cũng là hụt hẫng đầu tiên. Với một người cũng có thâm niên nghe nhạc Trịnh thú thật tôi hơi có chút khó chịu khi các bài hát trong phim cứ cất lên vài câu rồi ngưng kiểu “đang vui thì đứt dây dàn”. Dẫu biết do thời lượng phim không cho phép nhưng cái cảm giác đang lâng lâng nghe nhạc mà bị ngưng ngang chẳng dễ chịu chút nào.
Vậy thì một người bất kỳ chưa từng nghe nhạc Trịnh họ sẽ cảm nhận các bài hát “lưng chừng” đó là sao? Có cảm giác nhà làm phim như các giảng viên trường đại học, chỉ nêu ra vấn đề, còn ai thích, muốn tìm hiểu thêm đó là tùy vào các anh các chị sinh viên ngồi bên dưới. Vậy thì, nếu bạn là một “kẻ ngoại đạo” với nhạc Trịnh sẽ tìm hiểu thêm nhạc của ông sau khi xem Em và Trịnhchứ?
Một câu hỏi thường thấy các bộ phim là “thông điệp muốn truyền tải”, vậy thì Em và Trịnh truyền tải thông điệp gì: lên án chiến tranh hay thông điệp cuộc sống hoặc một cách nhìn về tình yêu? Điều gì đọng lại sau khi phim kết thúc? Những cuộc tình giữa người nhạc sĩ họ Trịnh và các bóng hồng? Vấn đề này cũng không khó trả lời nếu nhìn vào tựa đề bộ phim. Tuy nhiên, nội dung phim không hẳn như vậy.
Dù hơn 120 phút, những nàng thơ của Trịnh Công Sơn dần xuất hiện cả như Bích Diễm, Dao Ánh, Michiko, Khánh Ly và cả Hồng Nhung nhưng cái gọi là “những cuộc tình” ấy sao mà nhạt đến nao lòng. Có chăng thông qua đó người ta biết được hoàn cảnh ra đời của những Diễm xưa, Hạ trắng, Nắng thủy tinh… ra sao, còn lại người ta chưa thấy (hoặc không hề thấy) đâu là những cuộc tình đã đi vào huyền thoại. Xem xong phim tôi tiếc là tại sao nhà làm phim không “tham” hơn một chút, táo bạo hơn một chút là làm hẳn 4, 5 phần phim, mỗi phần sẽ là thế giới riêng của Trịnh Công Sơn với mối tình đầu Bích Diễm, với mối tình khắc cốt ghi tâm Dao Ánh… Như vậy người xem sẽ thỏa mãn hơn là chứng kiến sự dàn trải, nhợt nhạt như trongEm và Trịnh.
Nếu như những nàng thơ như Bích Diễm, Dao Ánh, Michiko hay Khánh Lý dù ít dù nhiều đã khá nổi bật trong Em và Trịnhthì nhân vật trung tâm Trịnh Công Sơn lại không được như vậy, không muốn nói là thất vọng. Xuyên suốt từ đầu đến cuối phim, Trịnh Công Sơn dường như đều ở thế bị động xung quanh những mối tình của mình. Chàng thanh niên Trịnh Công Sơn bất lực trong giấc mơ mang tên Bích Diễm và vô vọng bảo vệ mối tình với Dao Ánh. Hai lần Khánh Ly đưa muỗng sữa chua cho Trịnh Công Sơn đều thể hiện một cái tôi mạnh mẽ trong khi người nhạc sĩ xứ Huế thiếu đi cái bản lĩnh nam nhi cần có. Và trong cuộc tình với Michiko càng khiến người ta khó chịu và khó hiểu về Trịnh Công Sơn.
Tại sao một người đã đi qua hơn nửa đời người, đã trải qua biết bao sóng gió lại không biết lòng mình yêu ai và giá trị hôn nhân là ở đâu? Để rồi ông cầu hôn Michiko một phần vì điều mong mỏi của người mẹ khi còn sống và điều đó dẫn đến hệ lụy lòng Trịnh Công Sơn dao động khi Dao Ánh xuất hiện sau 20 năm. Hãy tạm bỏ qua diễn xuất của các diễn viên thủ vai Trịnh Công Sơn nhưng qua từng ấy chi tiết, chúng ta chẳng thấy đâu hình ảnh một nhạc sĩ viết nên những lời ca thấm thía cuộc sống, sự trải nghiệm của thời cuộc, của đời người và tâm tư của một tâm hồn lớn. Em và Trịnhchỉ cho thấy một Trịnh Công Sơn rất thực và mềm yếu trong dòng xoáy của cuộc đời.
Dẫu chưa làm thỏa lòng của giới mộ điệu nhưng một lời chân thành gửi đến những ai chưa hoặc không có ý định xem Em và Trịnh: bạn hãy xem, một lần thôi cũng được. Bởi đó là kết tinh của sự lao động nghiêm túc và một sự dũng cảm đáng khích lệ khi nhà làm phim dám chạm vào một một đề tài mà sự thành công không hề dễ. Hơn hết, Em và Trịnh như là một chất lạ, thú vị đáng cho chúng ta thưởng thức trong vô vàn những đề tài phim đã cũ.
Độc giả Thông Tòng
Độc giả có thể gửi ý kiến về bộ phim Em và Trịnh theo địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn
"> -
Muốn trở thành cường quốc Việt Nam phải làm game dạng Platform hay MetaverseThuận Thiên Kiếm, game chất lượng đầu tiên cho Việt Nam sản xuất - Ảnh: VNG
Ngay thời điểm ra mắt game MMORPG thuần Việt này đã thu hút đông đảo người chơi tham gia. Tuy nhiên, chỉ gần 3 năm sau, Thuận Thiên Kiếm thông báo đóng cửa vì game không đạt như kỳ vọng của nhà phát triển. Kể từ đó, VNG đã quyết định chuyển sang làm game đơn giản, thay vì đầu tư rất nhiều tiền và công sức nhằm cho ra đời một game chất lượng cao của Việt Nam.
Sau VNG, Emobi Games (bây giờ là Hiker Games) là studio tiếp theo ở Việt Nam quyết định làm game thể loại hard-core (game chất lượng và độ khó cao), với 2 dự án 2112 Revolution và game bắn súng 7554, lần lượt ra mắt thị trường 2011 và 2012.
7554 là một dự án đầy tâm huyết nhưng không thành công - Ảnh: Hiker Games
Trong đó, 7554 là một game bắn súng góc nhìn thứ 3, đây là một game có đồ hoạ đỉnh cao và nội dung game lấy cảm hứng từ cuộc chiến tranh Việt Nam với thắng lợi 7/5/1954. Game đã nhận được sự chú ý rất nhiều người chơi và cơ quan truyền thông trong nước. Tuy nhiên, là một game hard – core, yêu cầu cao về cấu hình máy, đặc biệt là đồ hoạ, 7554 đã không đạt thành công như kỳ vọng về số lượng đĩa game cài đặt được bán ra.
Năm 2012, Hiker Games tiếp tục cho ra mắt game 2112 Revolution, đây là một game chiến thuật theo thời gian thực, thậm chí đồ hoạ và cách chơi không thua kém gì các game đỉnh cao trên thế giới lúc bấy giờ. Tuy nhiên, với việc chọn thể loại game khá kén người chơi, 2112 Revolution đã phải tạm biệt người chơi ngay sau đó. Mặc dù vậy đây vẫn được đánh giá là một game chất lượng cao về đồ hoạ lẫn cách chơi do Việt Nam sản xuất.
Muốn trở thành cường quốc cần phát triển các game chất lượng cao
Game Casual và Hyper Casual lúc nào cũng sẽ giúp cho các studio của Việt Nam sống được và cạnh tranh sòng phẳng ở thị trường thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, về lâu dài Việt Nam cần đầu tư và phát triển các game chất lượng cao dạng Platform hoặc Metaverse.
Theo ông Đào Quang Tuấn, Giám đốc khối kinh doanh game của FunTap, các thể loại game về Casual và Hyper Casual hiện đang giúp các công ty sản xuất và phát hành game ở thị trường quốc tế sống tốt và lúc nào cũng sống được. Tuy nhiên, theo ông, Việt Nam muốn trở thành cường quốc về game và công nghệ thì phải có các platform quốc tế, lấn sân sang các game phức tạp hơn, thể loại khó làm hơn.
“Bởi muốn mạnh thì cần phải kiếm ngoại tệ về cho đất nước, nên trong nước các chính sách cần cởi mở hơn với ngành này, để các studio game tạo ra các nền tảng, lúc đó sẽ thành các công ty tầm khu vực và toàn cầu”, ông Đào Quang Tuấn nhận định.
2112 Revolution, một game dạng hard-core do Việt Nam sản xuất - Ảnh: Gamek
Cùng quan điểm, ông Thái Thanh Liêm, CEO của Topebox cũng cho rằng, người Việt rất sáng tạo, đặc biệt là thế hệ trẻ sau này, chính vì thế làm game Casual và Hyper Casual vẫn sẽ thành công trong thời gian tới và vẫn cần được khuyến khích. Tuy nhiên, về lâu dài theo ông Liêm các studio cần phải tính toán.
Bởi các công ty sản xuất và phát hành game Casual và Hyper Casual hiện nay doanh thu chủ yếu đến từ quảng cáo, không giữ được người dùng lâu dài. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lớn do ảnh hưởng của nền kinh tế cũng bắt đầu hạn chế các hình thức quảng cáo hiển thị, điển hình như Unilever. Chính vì thế, để giữ người dùng lâu dài và tạo doanh thu ổn định, Việt Nam cần sản xuất các game dạng Platform (mà Topebox hay gọi là Metaverse), bởi giới trẻ bây giờ chơi game rất cần để kết nối, thành công của Roblox là một điển hình.
Tuy nhiên, với các game dạng này đòi hỏi cần có quá trình lâu dài, đặc biệt là nguồn vốn, bởi không phải cứ làm game chất lượng cao là thành công. Hiện sản xuất và phát hành game 10 con, thì việc 1-2 game thu hút được đông đảo người chơi được cho là thành công. Ngay cả như Roblox cũng phải trải qua một quá trình lâu dài mới có được thành công như hôm nay.
Ông Phạm Văn Thành, Giám đốc VTC Game cũng cho rằng, Casual và Hyper Casual các studio game tại Việt Nam hiện nay vẫn kinh doanh rất tốt, điển hình là vẫn nằm trong top đầu về doanh thu chia sẻ và quảng cáo trên các kho ứng dụng AppStore và Google Play. Tuy nhiên, về lâu dài game Platform và Metaverse là những thể loại mà các studio game trong nước cần phải làm để phát triển và khẳng định vị thế của mình.
Lê Mỹ
5 tựa game PC hay nhưng không phải ai cũng biết
Đây đều là những tựa game rất chất lượng, tuy nhiên tên tuổi lại không được nhiều người biết đến.
"> -
Những cặp chị em quyền lực của làng giải trí Hoa ngữTừ Hy Viên và Từ Hy Đệ - cặp chị em nổi tiếng nhất nhì làng giải trí.
Là một trong những cặp chị em ruột nổi tiếng nhất nhì làng giải trí xứ Đài, Từ Hy Viên và Từ Hy Đệ bắt đầu gây tiếng vang khi tham gia nhóm nhạc song ca S.O.S (Chị em nhà họ Từ). Sau khi tách ra theo đuổi con đường riêng, Đại S Từ Hy Viên thành công với sự nghiệp diễn xuất cùng loạt phim đình đám như "Vườn sao băng", "Chiến thần", "Bong bóng mùa hè". Trong khi đó, Tiểu S Từ Hy Đệ lại trở thành MC nổi tiếng của Đài Loan trong các chương trình truyền.Mặc dù không được đánh giá cao về nhan sắc, nhưng cặp chị em Đại S và Tiểu S vẫn gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp, danh tiếng của họ không chỉ phủ sóng ở Đài Loan mà còn ở cả Trung Quốc Đại lục.
2. Mễ Tuyết và Tuyết Lê
Cặp chị em Mễ Tuyết và Tuyết Lê đều rất nổi tiếng trong làng điện ảnh thập niên 80, 90. Từng là hai ngôi sao nổi tiếng của điện ảnh Hong Kong những năm 80, 90, ít ai biết Mễ Tuyết (Nghiêm Huệ Linh) và Tuyết Lê (Nghiêm Huệ Minh) lại là hai chị em ruột. Người chị Mễ Tuyết bước chân vào làng giải trí năm 1975 với vai diễn Hoàng Dung trong "Anh hùng xạ điêu", ngay lập tức trở thành nữ diễn viên hạng A của ngành điện ảnh lúc bấy giờ. Sau khi ký hợp đồng với TVB, Mễ Tuyết liên tục tham gia các dự án phim đình đám, đưa tên tuổi của cô lên hàng ngôi sao trong làng giải trí.
Dưới sự hậu thuẫn và dìu dắt của chị, Tuyết Lê bước vào con đường diễn xuất khi mới chỉ 16 tuổi. Ngay từ những dự án phim đầu tay như "Thân tình", "Anh hùng Thiếu lâm tự", Tuyết Lê đã được tin tưởng giao cho vai chính. Trong bộ phim "Thần điêu đại hiệp", Tuyết Lê đã một lần nữa chứng minh khả năng diễn xuất khi trở thành Lý Mạc Sầu ấn tượng nhất màn ảnh.
3. Phạm Băng Băng - Phạm Thừa Thừa
Cặp chị em nhà họ Phạm được đánh giá là cặp đôi quyền lực mới của làng giải trí. Phạm Băng Băng vốn đã là ngôi sao hạng A của ngành điện ảnh Trung Quốc với nhan sắc và khả năng diễn xuất được đánh giá cao. Là một trong Tứ đại Hoa đán Trung Quốc, Phạm Băng Băng được xem là một biểu tượng sắc đẹp và thời trang tại Trung Quốc và Châu Á.
Còn cậu em trai Phạm Thừa Thừa lại là một gương mặt mới của làng giải trí. Với gương mặt nam thần và chiều cao đáng ngưỡng mộ, Phạm Thừa Thừa bước ra từ chương trình Idol Producer và trở thành thành viên nhóm nhạc NEXT7. Chị là minh tinh hàng đầu, em là nam thần thế hệ mới, Phạm Băng Băng và Phạm Thừa Thừa được đánh giá là cặp đôi quyền lực mới làng giải trí Hoa ngữ.
4. Lý Băng Băng - Lý Tuyết
Lý Tuyết - người em gái song sinh đứng sau thành công của Lý Băng Băng. Là "đả nữ" của điện ảnh Trung Quốc, Lý Băng Băng bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1994 và đến nay đã gặt hái được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực điện ảnh cũng như truyền hình. Không chỉ thành công ở điện ảnh trong nước, Lý Băng Băng còn dấn thân vào làng điện ảnh Hollywood, nâng tầm tên tuổi của cô ra khắp thế giới.
Ít ai biết, Lý Băng Băng có một người em gái song sinh là Lý Tuyết - người đóng góp không nhỏ cho thành công của chị gái. Lý Tuyết hiện là người đại diện của Lý Băng Băng và cũng là một trong những giám đốc có tiếng nói trong tập đoàn Hoa Nghị. Mặc dù sở hữu nhan sắc không thua bất cứ mỹ nhân nào nhưng Lý Tuyết đã quyết định lui về sau làm hậu thuẫn cho chị gái.
5. Trần Tuệ Lâm - Trần Tư Hàn
Cùng là chị em ruột nhưng sự nghiệp của Trần Tuệ Lâm và Trần Tư Hàn lại trái ngược hoàn toàn.
Trần Tuệ Lâm là một trong số ít những ngôi sao giải trí thành công trong sự nghiệp có đời tư trong sạch. Là con gái độc của "vua đá quý" Hong Kong, từ nhỏ sống trong nhung lụa, nhưng Trần Tuệ Lâm từng bước đi lên trên con đường âm nhạc bằng chính thực lực và tài năng, không dựa dẫm vào gia đình. Xây dựng hình tượng nói không với scandal, Trần Tuệ Lâm đã trở thành Diva nhạc pop hàng đầu Hoa ngữ, thậm chí còn tổ chức tour diễn khắp thế giới.Trái ngược với chị gái, vài năm sau khi bước chân vào ngành giải trí, sự nghiệp của Trần Tư Hàn xuống dốc nhanh chóng bởi liên tiếp những tin đồn xấu. Nam diễn viên này từng bị bắt gặp ăn chơi trác táng ở quán bar, hay bị tố đánh đập bạn gái. Với hình tương "hư hỏng", nhiều người cho rằng Trần Tư Hàn sẽ không bao giờ theo kịp người chị gái Trần Tuệ Lâm.
Ngọc Mai
Bất ngờ công việc của Sao Hoa ngữ trước khi nổi tiếng
- Ít ai biết trước khi nổi tiếng, các sao Hoa ngữ từng lăn lộn với nhiều nghề nghiệp khác nhau như thợ cắt tóc, nhân viên bán hàng, phục vụ khách sạn...
">