![]() |
Ông Trần Xuân Điền - Bí thư Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công thương tại TP.HCM cùng các đơn vị tài trợ trao tặng hệ thống oxy và hút chân không cho Bệnh viện Hồi sức Covid-19 |
Công trình này do Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công thương tại TP.HCM tổ chức, vận động các đơn vị trong khối như: Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Công ty xăng dầu Khu vực II (Petrolimex Sài Gòn) và một số đơn vị khác cùng đóng góp, tài trợ kinh phí thi công, lắp đặt.
Ông Trần Xuân Điền - Bí thư Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công thương tại TP.HCM chia sẻ: “Khi biết Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM thiếu hệ thống oxy, hút chân không phục vụ cho việc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, chúng tôi đã lập tức lên kế hoạch, phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ. Việc thi công, lắp đặt các hệ thống này được đẩy nhanh nhất có thể, sau 10 ngày đã hoàn thành, đảm bảo an toàn, phục vụ tốt nhất cho bệnh viện”.
![]() |
Hệ thống oxy và hệ thống hút chân không đang vận hành tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 |
TS.BS Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 cho biết, hiện tại bệnh viện đang điều trị cho khoảng 440 bệnh nhân mắc Covid-19 nặng và nguy kịch. Ngoài ra, bệnh viện cũng đang triển khai thêm 1 khu vực điều trị mới, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn do thiếu hệ thống oxy.
“Mục tiêu của chúng tôi là ngăn bệnh nhân chuyển nặng càng sớm càng tốt. Việc có thêm hệ thống oxy sẽ giúp tất cả các bệnh nhân ở mức độ vừa được điều trị kịp thời và chuyển về mức độ nhẹ. Điều này góp phần rất lớn trong việc suy giảm nguy cơ tử vong, chi phí điều trị…”, TS.BS Nguyễn Tri Thức bày tỏ.
![]() |
Hệ thống oxy phục vụ điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 |
Đảng ủy khối Cơ sở Bộ Công thương tại TP.HCM cùng EVNGENCO 3, EVNSPC, Petrolimex Sài Gòn và các đơn vị tài trợ trong khối sẽ tiếp tục hỗ trợ lắp đặt hệ thống oxy và hệ thống khí nén tại Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, nhằm hỗ trợ cho công tác điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nặng và nguy kịch với quy mô khoảng 300 - 500 giường bệnh.
Đại diện EVNSPC cho biết, mức hỗ trợ 2 bệnh viện tuyến đầu chữa trị Covid-19 ở TP.HCM trong đợt này của đơn vị là 2,5 tỷ đồng, nâng tổng giá trị hỗ trợ tuyến đầu phòng chống dịch tại 21 tỉnh/thành phía Nam lên hơn 8,7 tỷ đồng (tính từ đầu năm 2021 đến nay). Trước đó, EVNSPC hỗ trợ chống dịch trong tháng 5 3,6 tỷ đồng, tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay là 5,107 tỷ đồng. |
H. Khôi
" alt=""/>Chi viện hệ thống oxy và hút chân không cho BV Hồi sức CovidThực hiện Nghị quyết số 52/2019 của Bộ Chính trị và mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam theo Chỉ thị 01/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cần có sự chung tay, nỗ lực của Nhà nước, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Chính phủ sẽ tích cực hoàn thiện thể chế, pháp luật và xây dựng, triển khai các chiến lược phù hợp, cơ chế, chính sách thông thoáng, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số.
Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số cần phải đi tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi nền kinh tế số để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
![]() |
Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020 vừa khai mạc tại Hà Nội. |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thân ái gửi tới cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cùng toàn thể lãnh đạo, doanh nghiệp, chuyên gia, quản lý, người lao động lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thủ tướng tin tưởng rằng, với những kết quả đã đạt được, cùng với việc phát huy mạnh mẽ trí tuệ, nội lực, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Make in Vietnam để đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới
Chia sẻ tại phiên khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Vietnam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng.
Một năm trước đây, tại Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ nhất, bài hát tự hào Việt Nam đã vang lên, với 100 diễn viên, gái trai, lớn nhỏ, các vùng miền và các dân tộc. Sự ra đời của chương trình Make in Vietnam, của tinh thần Make in Vietnam là thể hiện khát vọng và tự hào Việt Nam, của toàn dân Việt Nam.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn. |
Chỉ thị đầu tiên năm 2020, chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ là Chỉ thị về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Sau một năm, đã có trên 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, tăng 28% và giờ đây, chúng ta đã có cộng đồng trên 58.000 doanh nghiệp. Một con số kỷ lục!
Ngày ấy, chúng ta chỉ dám nghĩ đến con số cao nhất là 6.000 doanh nghiệp một năm. Vậy mà, ngay năm đầu tiên đã có 13.000 doanh nghiệp mới ra đời. Những nhà quản lý như chúng ta đã không đánh giá hết sức mạnh của dân Việt Nam, nhất là khi có một ngọn cờ đúng đắn được dương cao. Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 có thể đạt được vào năm 2025.
Make in Vietnam là một khẩu hiệu hành động. Là thúc dục tinh thần thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam. Là thay vì làm gia công, lắp ráp thì hãy làm sản phẩm. Giải bài toán Việt Nam và từ cái nôi Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu. Nó ngắn gọn, nó thúc dục, nó là tự hào Việt Nam và vì thế nó đi xa, đến được với mọi người và mọi miền. Việt Nam chỉ thành công khi là toàn dân!
Chúng ta đã nghe nhiều, kể nhiều, có thể là hơi quá nhiều, các câu chuyện nước ngoài cho người Việt Nam nghe. Có lẽ đã đến lúc kể câu chuyện Việt Nam. Make in Vietnam là kể câu chuyện Việt Nam. Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp Việt Nam hãy Make in Vietnam và kể câu chuyện Việt Nam của mình. Bởi vì, người Việt kể câu chuyện Việt cho người Việt nghe sẽ gây cảm hứng, tự hào Việt Nam và khích lệ người Việt có thể làm được. Chúng ta có rất nhiều câu chuyện Việt, hãy kể nó và để có nhiều hơn nữa các câu chuyện Việt.
![]() |
Một bất ngờ khác là khả năng nhanh chóng phát triển các sản phẩm công nghệ số phòng chống covid và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới. Từ NCOVI, Bluezone, CoMeet, tới các nền tảng học trực tuyến, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, các nền tảng kế toán từ xa, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, ... Có lẽ Việt Nam là top đầu thế giới về sáng tạo các nền tảng số thời covid. Nếu không làm chủ công nghệ, nếu không Make in Vietnam thì chúng ta đã không làm được như vậy. Phản ứng nhanh là yếu tố sống còn trong thời đại rất khó dự đoán này.
Make in Vietnam trong năm qua, năm 2020, cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng của chúng ta làm chủ tới 90% hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Sứ mệnh cường quốc về an toàn, anh ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của việt Nam trên KGM cũng là một trọng tâm của Make in Vietnam.
Một bất ngờ khác nữa của năm 2020 là Việt Nam trở thành nước thứ năm trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G, sản xuất được điện thoại 5G. Rất ít người, kể cả trong nước và nước ngoài, tin rằng Việt Nam chúng ta có thể làm được việc này. Nhưng công nghệ không phải điều gì cao siêu. Nó là kết quả của lao động sáng tạo. Kích hoạt sự lao động sáng tạo này là một khát vọng lớn. Một khát vọng lớn đến không tưởng và một sự quyết tâm bền bỉ sẽ dẫn chúng ta đến những cách tiếp cận đột phá để biến việc khó thành việc dễ. Một sứ mệnh lớn lao sẽ giúp chúng ta tiếp cận được năng lượng của Trời Đất để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Sứ mệnh Make in Vietnam sẽ tạo ra năng lượng vô hạn cho chúng ta!
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia vào tháng 6/2020. Sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, của Make in Vietnam là CĐS Việt Nam, là xây dựng một Việt Nam số, là chuyển đổi Việt Nam từ thế giới thực vào thế giới ảo. Đây là chặng đường dài nhiều chục năm. Vì thế, Make in Vietnam cần một tầm nhìn dài hạn và những chiến lược giai đoạn.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. |
Muốn Make in Vietnam thì phải làm chủ công nghệ. Lời giải cho làm chủ công nghệ của Việt Nam là công nghệ mở. Diễn đàn Viet Nam Open Summit tháng 11/2020 đã tuyên bố chiến lược công nghệ mở. Với một nước đi sau như Việt Nam chúng ta mà muốn đi trước thì phải đứng trên vai những người khác. Việc lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng của chúng ta. Với định hướng này, Việt Nam sẽ phát triển thành quốc gia công nghệ, dựa trên và thừa hưởng tri thức nhân loại nhưng cũng đóng góp cho tri thức nhân loại.
Viet Nam Open Summit lần thứ nhất là cam kết của Việt Nam về phát triển và làm chủ công nghệ số dựa trên chuẩn mở. Không chỉ là cam kết mà đây còn là chiến lược của chúng ta: Mở để phát triển và làm chủ công nghệ Việt Nam, để Make in Vietnam. Công nghệ mở là con đường để mọi công ty, dù kinh doanh ở lĩnh vực nào, cũng có thể trở thành công ty công nghệ. Mọi công ty cần phải trở thành công ty công nghệ!
Một chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, một bộ chỉ số đo lường chiến lược này sẽ dẫn đường chúng ta đi. Cuộc thi Viet Solution, Giải thưởng quốc gia về sản phẩm công nghệ số Việt Nam sẽ khích lệ chúng ta đi. Từ nay, chúng ta có tên Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, có ngày 12/12 là ngày Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Như vậy là đã được sinh ra, đã được đặt tên, được giao sứ mệnh, bây giờ là lớn lên và phụng sự Tổ quốc. Hãy lớn nhanh như Phù Đổng!
Năm 2021 hứa hẹn là một năm phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, một năm với nhiều và rất nhiều sản phẩm Make in Vietnam.
Make in Vietnam để giải quyết vấn đề Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển. Make in Vietnam để đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Make in Vietnam để làm chủ công nghệ. Make in Vietnam để bảo vệ Việt Nam. Make in Vietnam để Việt Nam hùng cường thịnh vượng.
Mỗi chúng ta, mỗi doanh nghiệp hãy bắt đầu khát vọng lớn bằng một việc nhỏ, và hãy làm việc nhỏ ấy với một khát vọng lớn, với một tình yêu lớn. Và khi đó những việc nhỏ sẽ không nhỏ nữa vì chúng đồng hướng do chung một khát vọng lớn và vì thế, chúng được cộng lực với nhau để có một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc
Từ doanh nghiệp viễn thông trở thành tập đoàn công nghệ số
Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển của mình, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, chính lịch sử phát triển đã giúp doanh nghiệp này có được những bài học quý báu để tìm ra phương hướng cho tương lai.
Ở giai đoạn 10 năm đầu tiên sau khi mới thành lập, Viettel khi đó vẫn là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp. 10 năm tiếp sau đó là giai đoạn doanh nghiệp này làm bùng nổ thị trường viễn thông. Và trong 10 năm trở lại đây, khi thị trường viễn thông trong nước đã ở vào trạng thái bão hòa, Viettel giờ đây chuyển định hướng hoạt động của mình để trở thành một tập đoàn công nghệ.
Lúc này, trọng tâm phát triển của Viettel bao gồm 4 lĩnh vực chính là viễn thông, giải pháp CNTT và dịch vụ số, nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao, cùng với đó là mảng chuyển phát, logistic và thương mại.
![]() |
Ông Nguyễn Thanh Nam - Phó TGĐ Tập đoàn Viettel. |
Theo đại diện Viettel, kinh nghiệm của tập đoàn này trong quá trình chuyển đổi thành một doanh nghiệp công nghệ số là thực hiện chuyển đổi số hệ thống quản trị nội bộ, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ số cho khách hàng (B2B, B2C).
Bên cạnh đó, Viettel cũng dồn nguồn lực của mình để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ số, chủ động chuyển sang nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao và đổi mới tổ chức, xây dựng văn hóa số nhằm gìn giữ và thu hút nhân tài.
Định hướng phát triển của Viettel là phát triển thành một tập đoàn công nghệ cao, đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam, trở thành trung tâm kết nối số và trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo.
Chia sẻ tại Diễn đàn, đại diện Viettel cho rằng, doanh nghiệp là chủ thể chính tạo ra giá trị trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Vì vậy, chính sách nhà nước cần chú trọng hơn việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp ngay từ ngay từ khâu hoạch định chính sách.
Viettel cũng đề nghị Chính phủ có chính sách thu hút các công ty công nghệ của thế giới xây dựng trung tâm công nghệ tại Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các công nghệ mới, nguồn tri thức và kinh nghiệm của các công ty công nghệ lớn của thế giới.
Trước nguy cơ mất an toàn thông tin có thể xảy ra bất cứ lúc nào, Viettel kiến nghị cần xây dựng chính sách thúc đẩy sử dụng thiết bị hạ tầng viễn thông trong nước sản xuất và quy định hạ tầng trọng yếu phục vụ quốc phòng - an ninh phải sử dụng các sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin nội địa.
Nhà mạng này cũng kiến nghị Chính phủ cần chấp nhận những công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới trong giai đoạn phát triển ban đầu, dùng các chuẩn mực chung (sandbox) trong phát triển hạ tầng số, kinh tế số. Ngoài ra, Việt Nam cần tạo không gian thử nghiệm cho các công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ số, đi đôi với hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển hạ tầng số, kinh tế số.
(Quý độc giả có thể xem toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 tại đây)
Trọng Đạt
" alt=""/>Thủ tướng: 'Doanh nghiệp công nghệ số phải tiên phong đổi mới sáng tạo'Sau khi ICTnews phản ánh việc game GenShin Impact của miHoYo đang phát hành không phép tại Việt Nam, công ty này đã hạ game của mình xuống tại các kho ứng dụng trong nước.
Phản hồi tới phóng viên, MiHoYo cho biết, họ hạ game nhằm tuân thủ pháp luật của Việt Nam. Đồng thời GenShin Impact đã được công ty chuyển lại cho một doanh nghiệp trong nước.
Theo tìm hiểu của ICTNews, đơn vị sở hữu quyền phát hành game tại Việt Nam là Spay. Đại diện của Spay cũng đã xác nhận thông tin này, đồng thời cho biết, công ty đã nộp hồ sơ xin cấp phép phê duyệt nội dung kịch bản cho game và sẽ phát hành game trong thời gian tới ở thị trường trong nước.
Genshin Impact là game được phát triển bởi miHoYo, đây là game thuộc thể loại RPG, chơi miễn phí và thu tiền bằng cách bán các vật phẩm ngẫu nhiên (gatcha). Nội dung game nói về cuộc phiêu lưu của hai anh em song sinh (người chơi chọn 1 trong 2), tìm cách giải cứu thế giới khỏi bàn tay nữ thần bí ẩn ở thế giới Teyvat. Ngay khi vừa ra mắt, game đã tạo cơn địa chấn khi có hơn 10 triệu người chơi đăng ký trước trên quy mô toàn cầu.
Genshin Impact tạo được ấn tượng và thu hút người chơi bởi chính nội tại của sản phẩm. Đây là một game online thực sự hấp dẫn, cuốn hút với một nền đồ họa bắt mắt nhưng quan trọng là thiết kế rất hợp thời. Cách chơi game không quá phức tạp nhưng lại đủ độ sâu để giữ chân người chơi lâu. Điểm nhấn của Genshin Impact là thế giới mở rộng lớn để người chơi tha hồ khám phá với kiểu điều khiển độc nhất vô nhị 4 nhân vật không cùng lúc. Số lượng nhân vật nhiều kết hợp hệ thống thuộc tính tương khắc (tạm gọi ngũ hành), game đẩy người chơi vào một hệ thống chiến đấu phải có sự tính toán nhất định thay vì tự động đánh mì ăn liền như các game online khác.
Lê Mỹ
Theo ước tính, doanh thu từ game phát hành chính thống tại Việt Nam hiện nay vào khoảng 325 triệu USD, tuy nhiên doanh thu game lậu cũng gần ngang ngửa con số này.
" alt=""/>miHoYo hạ game Genshin Impact tại thị trường Việt Nam