Hình ảnh viêm cơ tim cấp
Bộ Y tế dẫn chứng, cập nhật đến tháng 6/2021, số liệu từ Ủy ban Y tế Châu Âu (EMA) ghi nhận tỉ lệ viêm cơ tim cấp và viêm màng ngoài tim cấp lần lượt là 0,76 và 0,79 phần triệu với vắc xin của Pfizer/BioNTech; 0,84 và 0,95 phần triệu với vắc xin của Moderna; 0,95 và 1,2 phần triệu với vắc xin của Astra Zeneca và 0,0 và 0,5 phần triệu với vắc xin của Johnson & Johnson's.
Số liệu của Bộ Y tế Israel ghi nhận tỉ lệ khoảng 5 phần triệu (27 ca/5,4 triệu liều) sau khi tiêm mũi đầu và 24,2 phần triệu sau khi tiêm mũi thứ 2 (121 ca/5 triệu liều) trong vòng 30 ngày sau tiêm vắc xin loại mRNA.
Số liệu từ CDC Hoa Kỳ ghi nhận tỷ lệ VCT khoảng 5,7 phần triệu (khoảng 1.000 ca/177 triệu liều vắc xin mRNA của Pfizer- BioNTech hoặc Moderna).
Thực tế, Israel là quốc gia đầu tiên phát hiện ra mối liên hệ giữa vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna với bệnh viêm cơ tim cấp.
Ngày 25/6, FDA Hoa Kỳ cũng đưa ra cảnh báo tác dụng phụ viêm cơ tim cấp sau tiêm 2 loại vắc xin được tiêm nhiều nhất tại Hoa Kỳ là Pfizer/BioNTech và Moderna.
Triệu chứng viêm cơ tim cấp
Triệu chứng lâm sàng viêm cơ tim cấp xuất hiện thường 2-4 ngày sau tiêm vắc xin, dù có thể gặp sớm (12h sau tiêm) hơn hoặc muộn hơn.
Các triệu chứng gồm:
- Đau ngực: kiểu đau thắt chẹn vùng sau xương ức, ngực trái hoặc phải, hoặc kiểu đau rát bỏng thay đổi theo nhịp hô hấp hoặc tư thế.
- Khó thở: ở các mức độ khác nhau, từ khó thở nhẹ khi gắng sức đến khó thở thường xuyên hoặc khó thở dữ dội, tương ứng với mức độ nặng của suy tim.
- Rối loạn nhịp tim: cảm giác tim đập nhanh/chậm bất thường, hoặc hồi hộp trống ngực do các dạng rối loạn nhịp tim khác nhau.
Khám lâm sàng có thể không thấy dấu hiệu gì đặc biệt hoặc chỉ có tiếng cọ màng ngoài tim. Có thể có sốt hoặc không.
Viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp thường đáp ứng tốt với điều trị và thoái triển sau 3-5 ngày, song cũng có thể trở nặng thậm chí nguy kịch bất thường.
Dấu hiệu nặng/nguy kịch bao gồm những biểu hiện của các tình trạng như phù phổi cấp, suy tim cấp, tràn dịch màng tim gây ép tim, sốc tim, các rối loạn nhịp nhanh/chậm phức tạp, ngất/thỉu thậm chí đột tử. Khi đó sẽ có các biểu hiện tương ứng với suy tim hoặc rối loạn nhịp tim ở các mức độ vừa-nặng như mạch nhanh, không đều hoặc rất chậm, nghe tim có tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, ran ẩm ở phổi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp tụt/kẹt, đầu chi lạnh ẩm nổi vân tím (khi có sốc tim...).
Điều trị
Người dân sau tiêm vắc xin Covid-19 và có một trong số các dấu hiệu nghi ngờ (đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp) cần được thông báo đường dây nóng hoặc đến bệnh viện gần nhất thăm khám để loại trừ viêm cơ tim/viêm màng tim cấp.
Nếu chẩn đoán viêm cơ tim cấp, cần phải theo dõi sát tại các cơ sở có thể hồi sức cấp cứu tim mạch. Trường hợp chuyển nặng, phải chuyển đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch.
Hiện nay, chưa có điều trị đặc hiệu cho viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim cấp sau tiêm vắc xin. Các biện pháp chủ yếu là giảm đau chống viêm, sẵn sàng điều trị hỗ trợ hô hấp-tuần hoàn khi có các diễn biến nặng hoặc nguy kịch như phù phổi cấp, suy tim cấp, rối loạn nhịp tim phức tạp, sốc tim hay tràn dịch màng tim ép tim…
Trường hợp bị suy tim có phù phổi, ưu tiên thuốc lợi tiểu quai đường tĩnh mạch, thở oxy, thông khí hỗ trợ.
Nếu suy tim có suy sụp huyết động, sốc tim cần ưu tiên các thuốc vận mạch để kiểm soát huyết động, sử dụng sớm các thiết bị cơ học hỗ trợ tuần hoàn (ECMO, LVAID…); có rối loạn nhịp chậm cần đặt máy tạo nhịp tạm thời; có loạn nhịp xoang hoặc ngoại tâm thu nhĩ không cần can thiệp thuốc loạn nhịp; dẫn lưu khoang mang tim nếu tràn dịch màng tim ép tim…
Đặc biệt, với người đã viêm cơ tim/màng ngoài tim sau tiêm vắc xin, nếu cần tiêm vắc xin thì nên chọn loại khác cơ chế tác dụng.
Tính đến ngày 10/7, Việt Nam đã nhận hơn 5,8 triệu liều vắc xin, trong đó có hơn 5,2 triệu liều vắc xin AstraZeneca, còn lại có 500.000 liều vắc xin Sinopharm, 2.000 liều vắc xin Sputnik V và 97.110 liều vắc xin Pfizer.
Trong hôm nay, Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm 2 triệu liều vắc xin Moderna, là quà tặng của của Hoa Kỳ.
Thúy Hạnh
Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất Việt Nam dự kiến kéo dài đến hết tháng 4/2022 để bao phủ 70% dân số.
" alt=""/>Dấu hiệu cảnh báo viêm cơ tim cấp sau tiêm mũi 2 vắc xin CovidHuawei vừa bán thương hiệu smartphone giá rẻ Honor để bảo vệ chuỗi cung ứng của Honor trước lệnh trừng phạt của Mỹ. Cùng lúc này, các đối thủ đồng hương của hãng cũng nhận ra cơ hội trên thị trường từ trung tới cao cấp. Vào tháng 8, một quan chức Huawei cho biết,công ty không thể sản xuất chip dùng trong flagship vì bị Mỹ cấm vận.
Derek Wang, người phụ trách sản xuất của hãng điện thoại Realme nhận định, dù là Xiaomi, Oppo hay Vivo, họ đều nâng mức dự báo của năm 2021. “Họ tin rằng lệnh trừng phạt đối với Huawei sẽ làm tổn thương thị trường quốc tế của hãng dù ít hay nhiều và họ có thể muốn giành thị phần từ Huawei”.
Thành lập năm 2018, Realme tăng gấp đôi sản lượng smartphone năm nay, lên 50 triệu máy. Realme xây dựng được nền tảng vững chắc trên phân khúc giá rẻ tại Đông Nam Á và Ấn Độ. Công ty đang nhằm vào thị trường châu Âu và Trung Quốc vào năm sau với nỗ lực xâm nhập thị trường cao cấp, bất kể tình hình Huawei ra sao.
Tháng 8, Bộ Thương mại Mỹ siết chặt hơn nữa lệnh cấm Huawei khi tước quyền tiếp cận công nghệ thiết yếu với bộ phận di động. Nửa đầu năm nay, Huawei vượt qua Samsung trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trước khi đơn hàng quý III giảm 23% còn 51,7 triệu máy.
Theo hãng nghiên cứu Canalys, Huawei vẫn nắm 14,9% thị phần smartphone toàn cầu trong quý này, tiếp theo là Xiaomi (13,5%), Apple (12,4%), Vivo (9,1%).
Giới quan sát xác nhận có sự tăng mạnh về đơn hàng từ các nhà sản xuất smartphone. Trong đó, Xiaomi dường như lạc quan nhất khi đặt hàng đủ để sản xuất 100 triệu điện thoại từ quý IV/2020 đến quý I/2021, tăng 50% so với dự báo trước tháng 8. Dự báo sản lượng của Oppo và Vivo cũng tăng khoảng 8% trong cùng kỳ, tương ứng 90 triệu máy và 70 triệu máy. Ngược lại, đơn hàng của Huawei giảm 55% xuống 42 triệu máy.
Theo một nguồn tin của Reuters, Xiaomi đang cố gắng làm thân với các nhà phân phối Huawei tại Đông Nam Á và châu Âu với hi vọng giành được các thỏa thuận độc quyền. Công ty còn tích cực đánh vào phân khúc cao cấp của Huawei tại quê nhà.
Một số nhà phân tích cho rằng, các công ty có thể đã quá lạc quan với mục tiêu của họ. Tuy nhiên, Derek Wang chia sẻ họ dự trữ linh kiện một phần vì gián đoạn trong sản xuất do Covid-19 gây ra hồi đầu năm. Bên cạnh đó, Huawei cũng tăng cường thu mua, làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của đối thủ.
Giám đốc dự án chuỗi cung ứng Paul Weedman nhận xét cuộc đua bảo đảm nguồn cung đang trở nên gấp gáp với giá tăng vọt thời gian gần đây. Mua đủ màn hình LCD, kể cả với máy tính bảng, cũng khó khăn hơn rất nhiều.
Du Lam (Theo Reuters)
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi bày tỏ hi vọng thương hiệu smartphone bình dân Honor mà công ty vừa bán đi sẽ vượt Huawei trong tương lai.
" alt=""/>Điện thoại Trung Quốc ‘xâu xé’ miếng bánh của Huawei