Kết quả xét nghiệm dịch não tủy cho thấy, bệnh nhi bị viêm não do virusherpes.
"Với các bệnh nhân viêm não thông thường, điều trị khoảng 1 tuần là hếtsốt nhưng bệnh nhi này sau 3 tuần vẫn chưa cắt sốt, sau đó lại bị tiêu chảy dữdội kéo dài 2 tuần", BS Dũng thông tin.
Tiếp tục chụp phổi, cấy máu, cấy nước tiểu... nhưng cũng không phát hiện được nhiễm trùngkhác, bệnh viện phải cho bệnh nhi dùng thêm kháng sinh tổng hợp.
Sau khi tiến hành hội chẩn với Trưởng khoa Nhi ở Trung tâm Hợp tác quốc tếlớn nhất Nhật Bản - Quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị viêm nãodo herpes, các bác sĩ tại Khoa Nhi tập trung chữa herpes bằng aciclovir, cắttoàn bộ các thuốc khác.
Đến ngày 23/12, bệnh nhi đã hết sốt hoàn toàn, duy còn một chút rối loạn vềtâm lý.
Phát hiện sớm để hạn chế di chứng
Theo bác sĩ Dũng, viêm não thường xảy ra với trẻ em dưới 15 tuổi, chủ yếu dovirus arbo (trong đó có virus viêm não Nhật Bản), virus herpes, các virus đườngruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị...
Trong đó viêm não do herpes là loại viêm não virus duy nhất có thuốc đặc trị.Các loại viêm não còn lại chỉ điều trị triệu trứng.
Viêm não do virus herpes có tỉ lệ tử vong cao. Nếu không được phát hiện vàđiều trị kịp thời, bệnh để lại nhiều di chứng về thần kinh như có những động tácbất thường, yếu, liệt chi, nói khó hoặc không nói được, rối loạn chức năng trítuệ nhiều mức độ...
Triệu chứng lâm sàng của viêm não là sốt dai dẳng, co giật, đau đầu dữ dội,rối loạn tâm thần... Tuy nhiên việc phát hiện bệnh ở các tuyến địa phương cònhạn chế.
Bệnh thường phát triển trái mùa, tập trung vào mùa lạnh, trong khi viêm nãoNhật Bản chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8.
"Herpes có thể truyền từ mẹ sang con hoặc qua đường hô hấp. Trong quátrình mang thai, nếu mẹ bị herpes cần phải chữa trị dứt điểm. Do thời gian diễntiến của bệnh rất nhanh nên phải nhanh chóng đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gầnnhất khi có những biểu hiện bất thường như sốt kèm co giật, rối loạn trigiác...",BS Dũng khuyến cáo.
评论专区