Nhận xét về kết quả này, Sở GD-ĐT cho rằng việc chọn lựa hướng đi sau tốt nghiệp THCS phù hợp với nhu cầu học tập và phát triển nghề nghiệp của cá nhân, tương ứng sự phát triển của xã hội đang là xu hướng tích cực trong học sinh và phụ huynh hiện nay. Đồng thời, việc này phản ánh các loại hình trường lớp, các trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng, trung cấp, các trường nghề trên địa bàn thành phố đã dần khẳng định uy tín, chất lượng đào tạo của mình đối với người dân.
Liên quan đến việc đăng ký thi tuyển sinh lớp 10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường tư vấn hướng nghiệp để phụ huynh và học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 9, có đầy đủ thông tin về công tác phân luồng. Các trường cần hướng dẫn học sinh đăng ký nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 trên tinh thần tôn trọng lựa chọn của các em và gia đình.
Trao đổi với VietNamNetsáng 29/5, ông Võ Nam Phong - Phó Hiệu trưởng trường THCS Nghi Phú và cũng là giáo viên dạy Toán của trường, cho hay, bản thân là thành viên tổ xây dựng đề thi này.
Ông Phong cho biết, gắn với việc mục tiêu đổi mới chương trình phổ thông, ban ra đề nhà trường cũng muốn đưa Toán học cũng như các đề thi tăng tính thực tiễn, gắn liền và gần gũi hơn với cuộc sống.
Với cương vị là một giáo viên, thành viên tổ ra đề thi và cũng là một “runner” thường xuyên tham gia các giải chạy, thầy giáo đã quyết định đưa thông tin giải chạy làm nguồn chất liệu cho đề thi.
“Ngoài việc đưa một sự kiện có tính thời sự, gắn liền với thực tiễn vào đề thi, qua đó, tôi cũng muốn lan tỏa tinh thần thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe tới các học sinh. Ngoài ra, phụ huynh và học sinh cũng có thể nắm thêm một phần thông tin về một giải chạy sắp diễn ra trên quê hương Bác, hòa cùng các hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Làng Sen 2024”, ông Phong chia sẻ.
Ông Phong tiết lộ, khi biết thông tin, bản thân cũng đã đăng ký tham gia giải chạy "Hành trình về Làng Sen 2024" với cự ly 21km và đang có những chuẩn bị kỹ càng cho ngày 9/6 tới.
“Tôi đam mê và cũng thường xuyên chạy để luyện tập sức khỏe”, vị phó hiệu trưởng cho hay. Ông đều đặn chạy 3-5 buổi/tuần tùy thuộc vào tình hình thời tiết và công việc.
Giải marathon "Hành trình về Làng Sen 2024" do Sở VH&TT Nghệ An, Báo VietNamNet và Win VietNam đồng tổ chức tại Nghệ An vào ngày 9/6 tới đây, dự kiến quy tụ khoảng 3.000 vận động viên tranh tài.
Đây là số lượng vận động viên đông kỷ lục với một giải chạy được tổ chức tại Nghệ An.
Giải chạy này là một trong 10 hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Làng Sen 2024, qua đó, giúp quảng bá hình ảnh quê hương Bác Hồ, giới thiệu về sản phẩm du lịch, những giá trị văn hoá đến du khách trong và ngoài nước.
Giải marathon "Hành trình về Làng Sen 2024" có tổng giá trị giải thưởng bao gồm tiền mặt và hiện vật lên tới hơn 500 triệu đồng. Cơ cấu giải thưởng bao gồm các cự ly 5km, 10km, 21km, 42km. Đối với cự ly 21km và 42km sẽ được tính theo hệ tuyển và hệ không chuyên.
>>>Cập nhật những tin tức thi vào lớp 10 năm 2024nhanh nhất<<<
Tài năng lập trình và thiết kế mạch điện tử độc đáo, giúp anh nhiều lần đạt thành tích xuất sắc trong các cuộc thi công nghệ. Điển hình là nghiên cứu Hệ thống kiểm soát nhiệt độ thông minhcủa anh giành giải NhấtCuộc thi Thiết kế Điện tử dành cho sinh viên đại học toàn quốcnăm 2013.
Giải thưởng này giúp anh nhận ra khả năng của bản thân trong việc nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Tốt nghiệp đại học năm 2015, anh tiếp tục học thạc sĩ tại trường. 3 năm học thạc sĩ, Chí Huy tập trung nghiên cứu hệ thống điều khiển trực quan robot.
Để robot 2 chân đi tự động, anh phải hoàn thành việc viết code và tối ưu hóa khả năng chuyển động của tay máy robot 18 bậc tự do. Cánh tay robot 18 bậc tự do được Chí Huy thiết kế cẩn thận, mô phỏng các chi giống con người để thực hiện nhiều chuyển động linh hoạt. Tuy nhiên, để làm được điều này anh gặp không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu.
Thất bại sau vô vàn thí nghiệm, lúc này anh muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, sau đó Chí Huy phát hiện việc thay đổi thứ tự xoay các chi robot sẽ giúp biên độ rung lắc giảm, chuyển động cơ thể nhịp nhàng và tự nhiên hơn. Sau nhiều lần tối ưu hóa, robot của anh có thể chuyển động 2 chân và tránh chướng ngại vật để di chuyển về phía mục tiêu chỉ định.
Nghiên cứu này của Chí Huy được các nhà chuyên môn đánh giá cao. Nhờ sự động viên của thầy cô và nhà trường, năm 2018, anh tham gia Cuộc thi Robot quốc tế(WRO) và giành được giải Sáng tạo.
Tốt nghiệp thạc sĩ năm 2018, anh làm việc tại Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo của OPPO với vai trò kỹ sư thuật toán. Trong quá trình làm ở đây, anh cải tiến được nhiều thuật toán quan trọng. Sau 2 năm gắn bó với OPPO, anh quyết định nghỉ việc để tham gia dự án tuyển chọn thiên tài trẻ của Huawei.
Trải qua 7 vòng phỏng vấn, Chí Huy gia nhập Huawei với mức lương 2,1 triệu NDT/năm (7,2 tỷ đồng). Công việc của anh là nghiên cứu chip AI Ascend và thuật toán AI. Dưới sự lãnh đạo của Chí Huy, nhóm đã nghiên cứu thành công chip học máy mới và thuật toán nhận dạng khuôn mặt thời gian thực. Điều này cải thiện hiệu suất các sản phẩm Huawei trong điện toán ranh giới (điện toán biên).
Với những thành tích đạt được, Chí Huy trở thành ngôi sao sáng của Huawei. Thậm chí, anh còn được gọi là ông hoàng công nghệ Huawei. Lúc này, mọi người kỳ vọng Chí Huy sẽ tỏa sáng ở đây. Tuy nhiên, ngày 27/12/2022, anh quyết định nghỉ việc để tập trung khởi nghiệp.
Chia sẻ lý do, thiên tài công nghệ trẻ cho hay: "Lương cao nhưng tôi chưa thực hiện được ước mơ". Sự rời đi của anh, khiến ông Nhậm Chính Phi - CEO Huawei, vô cùng tiếc nuối. Tuy nhiên, ông vẫn ủng hộ Chí Huy bước đi trên con đường khởi nghiệp đầy thử thách.
Nghỉ việc ở Huawei, thạc sĩ trẻ dành thời gian nghiên cứu thị trường và phát triển công nghệ. Sau khi xác định được mô hình kinh doanh và các yêu cầu chức năng cho sản phẩm sắp ra mắt, anh tìm người đồng hành.
Đến tháng 8/2023, công ty Agibot của Chí Huy chính thức cho ra mắt robot Raise A1 đời đầu với những công nghệ tiên tiến. Theo CEO Chí Huy, robot của công ty không phải là cỗ máy kim loại lạnh lẽo, mà có cảm xúc và khả năng suy nghĩ.
Raise A1 cao 1,75m và nặng 53kg, có vẻ ngoài linh hoạt giống con người. Chân của nó có thể chạy, nhảy và đi bộ 7km/giờ. Raise A1 có khả năng hoàn thành công việc nhanh từ lắp ráp ô tô, dọn phòng hay thực hiện các hoạt động trong dây chuyền sản xuất.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Là người ham học hỏi và có tư duy đổi mới, công ty của Chí Huy nhanh chóng bứt phá, trở thành kỳ lân trong ngành công nghiệp robot. Thành công này giúp công ty Agibot được định giá 10 tỷ NDT (35.220 tỷ đồng), sau 3 tháng ra mắt robot Raise A1.
Sau thành công của Raise A1, Chí Huy tiếp tục giới thiệu robot thông minh Na Tra với thiết kế mang đậm bản sắc văn hóa Trung Quốc. Chia sẻ ý tưởng, CEO Agibot cho hay, robot này là sự kết hợp giữa công nghệ và truyền thống.
Nó được sử dụng trong công nghệ, văn hóa và các lĩnh vực khác trong tương lai. Thậm chí, có thể hỗ trợ sinh viên học tập, cho phép người dùng trải nghiệm sự tiện lợi công nghệ mang lại. Hiện tại, Agibot là công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp robot gia dụng ở Trung Quốc. Với tư cách là nhà sáng lập, CEO Chí Huy tiếp tục khám phá thêm khả năng của công nghệ robot.
Mới đây, anh đã công bố quy trình sản xuất sản phẩm Mega Man trên Bilibili. Robot này có ngoại hình khoa học viễn tưởng và cấu hình cao cấp, khiến mọi người có cảm giác đang ở tương lai.
Sự cố gắng được đền đáp xứng đáng, ngày 26/3, Viện Nghiên cứu Hurun vinh danh CEO Chí Huy là người tiên phong về Khoa học Công nghệ ở Trung Quốc năm 2024.
Với tốc độ phát triển hiện tại, Goldman Sachsdự đoán quy mô thị trường robot trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc sẽ đạt 154 tỷ USD vào năm 2035.