Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Perth Glory, 12h00 ngày 27/4: Trả nợ ngọt ngào
本文地址:http://asia.tour-time.com/html/16e990129.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Nakhon Pathom United vs Ratchaburi FC, 18h00 ngày 30/4: Chủ nhà buông xuôi
- Chị gắn bó với cây đàn bầu bắt đầu từ khi nào?
Mẹ tôi là nghệ sĩ đàn tranh, tôi được tiếp xúc trong nôi âm nhạc truyền thống, được xem mẹ và các cô chú, anh chị biểu diễn từ bé. Một lần, hai mẹ con xem hòa nhạc trên vô tuyến, mẹ hỏi thích nhạc cụ nào nhất, tôi chỉ vào cây đàn bầu vì bị thu hút từ âm thanh tới dáng hình của nó.
Gần 8 tuổi, tôi được dạy những nốt nhạc đầu tiên, sau đó được NSND Thanh Tâm chỉ dạy. Tôi học đàn bầu 15 năm và có hơn 15 năm giảng dạy, đến nay đã hơn 30 năm gắn bó với cây đàn này.
- Đàn bầu chỉ có một dây, để điều khiển nó một cách thành thạo hẳn không phải là một việc dễ dàng?
Đúng vậy. Làm quen và tiếp cận với đàn bầu không hề dễ. Người chơi phải dùng tay trái để chỉnh cao độ, không có những nốt sẵn như một số loại nhạc cụ khác. Sự khéo léo của đôi tay kết hợp với một đôi tai cảm nhận âm thanh tốt mới có thể tạo những nốt nhạc và làm chủ được cây đàn.
Việc học lúc đầu thực sự rất vất vả nhưng với nhạc cụ nào cũng vậy, ngoài năng khiếu phải khổ luyện mới có thể thành công.
![]() | ![]() |
- Kỷ niệm nào chị không thể quên gắn liền với chiếc đàn bầu?
Hồi bé, mẹ hay đèo tôi đi học bằng xe đạp. Có hôm thi học kỳ, đang đi trời đổ mưa, hai mẹ con chỉ có một chiếc áo mưa. Mẹ và tôi hy sinh chịu ướt, dùng áo mưa để bọc cây đàn.
Có nhiều lần, khán giả rơi nước mắt cảm động khi tôi chơi xong một giai điệu. Vẫn nhớ lần tôi biểu diễn 1 tháng tại Nhật Bản, có khán giả xem hết các buổi và tìm gặp tôi bằng được, bày tỏ muốn mua lại cây đàn. Tôi đành từ chối vì cây đàn giống như người bạn tri kỷ của mình. Sự đáng yêu của khán giả tiếp thêm động lực cho tôi rất nhiều.
- Đàn bầu đã khiến cuộc sống của chị thay đổi ra sao kể cả về tinh thần lẫn vật chất?
Hiện tại, tôi sống được với nghề. Đó là điều may mắn, giống như mình yêu nghề và nghề không phụ. Với đàn bầu, đào tạo học sinh đông nhưng khi ra trường làm nghề bị rơi rụng dần.
Trước đây, người theo học đàn bầu mất 15 năm, hiện tại là 10 năm. Đó là cả một sự kiên trì, quá trình học cũng sẽ có em bỏ cuộc. Sau khi ra trường, số người sống được với nghề cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tôi may mắn có những người thầy giỏi truyền nghề để gắn bó. Đàn bầu mang lại cho tôi nhiều thứ, nhiều nhất là những phút giây thăng hoa trên sân khấu. Hiện tại, tôi vừa giảng dạy vừa biểu diễn. Hai công việc hỗ trợ, tôn vinh nhau khiến tôi yêu cây đàn hơn bao giờ hết.
- Còn rất trẻ nhưng giành được nhiều thành tựu, chị trải qua sự khổ luyện như thế nào?
Những năm tháng đi học, có thời điểm tôi tập đàn 8 tiếng một ngày, tay sưng rộp, chảy máu. Đó không phải áp lực từ bố mẹ mà từ chính tôi vì yêu tiếng đàn bầu và quyết tâm học thành tài. Tuổi thơ của tôi gắn liền với chiếc xe đạp của mẹ. Không chỉ trên trường, mẹ còn tìm những nghệ nhân giỏi nhất xin cho tôi theo học. Thành quả hôm nay là quá trình tích lũy dày dặn.
Trong lúc đi học hay mới ra làm nghề, có lúc tôi lung lay vì thấy nghề khác hot hơn, kiếm tiền dễ hơn, được nhiều người đón nhận hơn. Nhưng khi biểu diễn ở nước ngoài, khán giả quốc tế trầm trồ, ngạc nhiên và yêu mến những cây đàn truyền thống của Việt Nam khiến tôi và đồng nghiệp có nhiều động lực hơn.
Đau xót vì nhiều tài năng phải bỏ dở
- Người thành danh, sống được với nghề như chị chỉ đếm trên đầu ngón tay, điều đó có đúng?
Tôi rất thích câu nói “yêu nghề thì nghề không phụ” vì ngẫm thấy đúng. Khi yêu cây đàn, yêu nghệ thuật truyền thống, mình sẽ đi đến tận cùng, luôn trau dồi, học hỏi để nâng cao tay nghề. Không phải khi giảng dạy, làm thầy, tôi sẽ dừng lại đâu mà phải học hỏi suốt đời.
Đàn bầu nói riêng và các môn nghệ thuật truyền thống nói chung học quá lâu, vất vả, khổ luyện nhưng không phổ biến. Những thể loại mang tính thị trường, xu hướng sẽ được đón nhận dễ dàng hơn. Từ đó, thu nhập hay đời sống kinh tế của họ cũng khá hơn so với nghệ sĩ truyền thống.
Có những ca sĩ, nghệ sĩ không theo học bài bản, chỉ làm bằng bản năng vẫn thành công, thu nhập tốt hơn các nghệ sĩ truyền thống. Thực tế phải rất yêu và tâm huyết mới theo nghề vì nhiều người rất giỏi nhưng phải bỏ dở, có cuộc sống bấp bênh, cơm áo gạo tiền làm họ bị gián đoạn, giảm nhiệt huyết.
- Có trường hợp sinh viên đặc biệt nào theo học mà chị ấn tượng?
Tôi tiếc nuối nhiều em có khả năng tốt nhưng vì khó khăn mà phải bỏ cuộc.
Nghệ thuật truyền thống không phải nghề hot, bề nổi không bằng nhiều ngành nghề khác. Với nghệ thuật truyền thống, các em ở tỉnh thường theo học nhiều hơn, học nhanh, tiếp thu tốt nhưng hoàn cảnh gia đình khiến nhiều em bỏ giữa chừng. Tôi tiếc cho những mầm non ấy, nếu được quan tâm và theo học, họ sẽ thành tài.
- Là một người chỉ dạy, truyền nghề, thấy những sinh viên không tìm được việc, cảm xúc của chị thế nào?
Trong dàn nhạc, đàn bầu luôn chỉ cần có một. Nó thường ở vị trí chính, nổi trội nên người theo học đàn bầu phải cạnh tranh cao để có được vị trí xứng đáng. Khi tốt nghiệp, những người có năng lực chuyên môn giỏi mới có thể xin vào các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Trung ương, các thành phố lớn. Còn lại có thể về các đoàn nghệ thuật của tỉnh hoặc làm giáo viên dạy âm nhạc phổ thông.
5-10 năm trở lại đây, đời sống xã hội tốt lên, nhiều gia đình cho con em đi học nghệ thuật. Các trường quốc tế, dân lập cũng mở nhiều lớp dạy âm nhạc truyền thống, tạo cơ hội cho sinh viên ra trường. Không phải ai cũng được đào tạo thành nghệ sĩ mà còn làm giáo viên, nên tôi thấy những người có năng lực vẫn sẽ có nhiều cơ hội được làm nghề.
- Truyền nghề cho các bạn trẻ, chị đau đáu điều gì trước thực trạng nghệ thuật truyền thống khó đến gần khán giả?
Tôi đã có những buổi giới thiệu nhạc cụ truyền thống Việt Nam cho học sinh một số trường quốc tế. Đó là sự phổ cập giáo dục âm nhạc rất tốt, cần phát huy. Khi được tiếp xúc và hiểu về nhạc cụ truyền thống, các em mới có những lựa chọn của mình.
Chúng tôi muốn có thêm nhiều dự án tương tự để quảng bá rộng rãi cây đàn bầu nói riêng và nhạc cụ truyền thống nói chung, có nhiều dự án biểu diễn trong nước và nước ngoài để đem nghệ thuật truyền thống tới gần công chúng hơn nữa.
Tôi cũng từng cộng tác với những đạo diễn, nhà sản xuất để làm những đêm nhạc ở nhiều dòng nhạc khác nhau. Ví dụ, đàn bầu có thể chơi nhạc trẻ, nhạc rock, jazz để đổi mới nhưng vẫn mang tính dân gian, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để dễ tiếp cận giới trẻ hơn.
Khán giả trẻ khá hứng thú với sự kết hợp này. Một vài bạn trẻ dùng nhạc cụ truyền thống để chơi những bản nhạc trending, thu hút nhiều sự chú ý. Điều đó giúp lan tỏa tình yêu nhạc cụ dân tộc tới những người trẻ rất nhiều.
Ông xã luôn động viên tôi
- Ông xã cùng làm nghệ thuật, vợ chồng chị là điểm tựa cho nhau như thế nào trong cuộc sống?
Chồng cùng làm nghệ thuật là thuận lợi, may mắn vì sẽ cảm thông và chia sẻ nhiều hơn. Tôi thường phải công tác xa nhà, anh chăm sóc con cái, quán xuyến gia đình. Anh luôn ủng hộ, động viên vợ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi và chồng cùng chung chí hướng nên gặp chuyện gì, chúng tôi đều hỗ trợ, góp ý cho nhau.
NSƯT Lệ Giang: Đôi khi tôi cũng đau xót với nghề đàn bầu
Đề án có mục tiêu phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng vận động viên tài năng; Các huấn luyện viên có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm; Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý thể thao có trình độ chuyên môn giỏi...phấn đấu đưa Việt Nam đến năm 2035 trở thành quốc gia có nền thể thao chuyên nghiệp phát triển ở châu lục.
Việt Nam vô địch AFF Cup 2018 Ảnh:SN) |
Về đào tạo, huấn luyện tài năng thể thao phấn đấu đến năm 2035, tuyển chọn và đào tạo, huấn luyện khoảng 3.700 vận động viên đội tuyển quốc gia, trong đó, khoảng 400 vận động viên đạt thành tích quốc tế;
600 huấn luyện viên tài năng trong đó khoảng 60 huấn luyện viên cao cấp.
Về đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý tuyển chọn và đào tạo khoảng 400 cử nhân, 300 thạc sĩ, 150 tiến sĩ. Bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho khoảng 680 người.
Thực hiện đào tạo trình độ đại học ở trong nước và nước ngoài cho các đối tượng sinh viên của các trường đại học thể dục, thể thao; Các vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương; Các vận động viên đã đạt huy chương có nguyện vọng đi học đại học.
Đối với trình độ thạc sĩ, thực hiện đào tạo ở nước ngoài cho các đối tượng giảng viên, huấn luyện viên giỏi, đã có vận động viên đạt huy chương SEA Games, Asiad, Châu lục, Olympic, Thế giới hoặc đạt chuẩn Olympic;
Nghiên cứu viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đơn vị nghiên cứu, trung tâm huấn luyện, thi đấu, cơ quan, đơn vị lĩnh vực thể thao thành tích cao ở trong nước.
Đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài cho các đối tượng giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đơn vị nghiên cứu, trung tâm huấn luyện, thi đấu, cơ quan, đơn vị lĩnh vực thể thao thành tích cao ở trong nước, có nguyện vọng đi học tập ở nước ngoài với các chuyên ngành khó, Việt Nam chưa có khả năng đào tạo…
Chỉ tiêu tuyển chọn hàng năm để đào tạo ở trong nước và nước ngoài, đối với vận động viên từ năm 2019 đến năm 2035, mỗi năm khoảng 220 vận động viên, 35 huấn luận viên thuộc 16 môn thể thao được xác định theo đề án.
Đối với giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, nhân viên thể thao thành tích cao được đào tạo ở nước ngoài: trình độ đại học, từ năm 2019 đến năm 2031 (13 khóa), mỗi năm khoảng 30 người; Trình độ thạc sĩ, từ năm 2019 đến năm 2033 (15 khóa), mỗi năm khoảng 20 người; Trình độ tiến sĩ, tuyển sinh từ năm 2019 đến năm 2032 (14 khóa), mỗi năm khoảng 10 người...
Nguồn kinh phí thực hiện đề án bao gồm: ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Lê Huyền
">Đào tạo ở nước ngoài 450 tiến sĩ, thạc sĩ thể thao
![]() |
![]() |
Danh sách các cụm thi THPT quốc gia 2019”. |
Lê Huyền
">63 cụm thi THPT quốc gia 2019
Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs Brisbane Roar, 16h35 ngày 2/5: Tin vào Brisbane Roar
Bệnh nhân nặng, tử vong do Covid
Tấn công mạng ngày càng thay đổi nhanh chóng, theo chiều hướng phức tạp, tinh vi hơn và quy mô lớn hơn. Theo các hãng an ninh mạng, bình quân mỗi ngày có 230.000 mẫu mã độc mới được tạo ra và có khoảng 4.000 cuộc tấn công mã độc tống tiền. Cứ 131 email gửi đi thì có 1 email chứa mã độc.
Thống kê mới nhất của của Cục ATTT, Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy: tính đến tháng 5/2020, Việt Nam ghi nhận 3.075 sự cố tấn công mạng, trong đó có 801 sự cố tấn công lừa đảo, 1.705 trường hợp sự cố tấn công thay đổi giao diện và 1.570 sự cố website bị nhiễm mã độc.
An toàn thông tin có ảnh hưởng lớn trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, đi cùng với nguy cơ tiềm ẩn bị lộ, đánh cắp thông tin hay tác động xấu đến tình hình kinh tế, xã hội, y tế, quốc phòng. Trong bối cảnh như vậy, các cơ quan, đơn vị cần chủ động có những biện pháp ứng phó tình trạng mất an toàn an ninh thông tin, định hướng góp phần nâng cao nhận thức, chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng về an toàn an ninh mạng.
Theo tin từ website Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Y tế, Cục đã tổ chức hội nghị tập huấn Nâng cao nhận thức và trách nhiệm an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong môi trường điện tử.
Theo TS.Phạm Xuân Viết, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đang đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 tại các đơn vị thuộc Bộ, bệnh án điện tử, thanh toán điện tử tại các bệnh viện. Do vậy, công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số, quá trình triển khai, vận hành ứng dụng CNTT trong ngành y tế là hết sức cần thiết.
Tại buổi tập huấn, ThS.Nguyễn Thành Chương, Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT phổ biến các nội dung về không gian mạng, xu hướng phát triển không gian mạng và nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin, các lỗ hổng an ninh mạng; cách thức bảo vệ máy tính, máy chủ và máy trạm tại đơn vị...
Qua buổi tập huấn, các cán bộ đã nắm được kiến thức cơ bản về an toàn thông tin mạng, nâng cao nhận thức để đảm bảo an toàn thông tin cũng như nhận thức được các nguy cơ tiềm ẩn khi mất an toàn thông tin mạng và tầm quan trọng đối với hoạt động ứng dụng CNTT tại các cơ quan Nhà nước; nhận biết nguy cơ khi sự cố mạng xảy ra và những giải pháp cần thiết phải triển khai, áp dụng tại cơ quan, đơn vị mình.
Hải Lam
Sở TT&TT Hải Phòng vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị bảo đảm thông tin liên lạc, an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý trong dịp Đại hội Đảng bộ thành phố.
">Bộ Y tế tập huấn nâng cao nhận thức và trách nhiệm ATTT năm 2020
Cụ thể, trong năm 2021, thu nhập bình quân của nhân viên Bệnh viện Ung bướu TP là 8.098.642 đồng/người/tháng. Dịp Tết Nguyên đán năm 2022, mỗi người được hỗ trợ thu nhập tăng thêm là 7.500.000 đồng.
“Tính cả tiền Tết cũng không nổi bình quân 9 triệu đồng/tháng, thực sự chúng tôi rất sốc với mức thu nhập của một bệnh viện chuyên sâu”, ông Bình bày tỏ.
Trên thực tế, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM còn đối mặt với nhiều khó khăn khác từ nhân sự, tài chính, thuốc, thiết bị vật tư và cả chi phí vận hành, bảo trì…
Theo đó, năm 2021, nhân sự của bệnh viện có 70 người nghỉ việc, hết 8 tháng năm 2022 có thêm 61 người. Nguyên nhân chính là do phải chuyển địa điểm làm việc xuống cơ sở 2 (tại TP Thủ Đức).
Bác sĩ Thịnh dẫn chứng, nhân viên sống ở xa như tại huyện Củ Chi, đi lên cơ sở 1 đã là 30km, đi thêm 20km nữa mới xuống cơ sở 2 - thực sự rất vất vả. Để chia sẻ với anh em, bệnh viện chi thêm 1 triệu/tháng/người cho 800 nhân sự đang công tác tại cơ sở Thủ Đức.
"Khả năng bệnh viện chỉ có thể làm thế chúng tôi đang gồng mình, mong anh em an tâm công tác nhưng vẫn rất áy náy với chuyện đi lại của mọi người”.
Bác sĩ Thịnh nói thêm, điều may mắn lúc này là nhân sự chủ chốt, bác sĩ giàu kinh nghiệm vẫn đang bám trụ lại nên chất lượng điều trị cho bệnh nhân không bị ảnh hưởng.
Bệnh viện xin 158 tỷ để hoạt động
Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, cơ sở 2 của bệnh viện bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2020 nhưng doanh thu tại đây không đủ để chi cho tiền điện, nước, tiền vệ sinh, cảnh quan môi trường, bảo hành, bảo trì thiết bị….
Bệnh viện đã tiết kiệm tối đa, tạm ngưng mua sắm thiết bị văn phòng, thiết bị y tế để dành ngân sách. Tuy nhiên, hệ thống kỹ thuật như điều hòa không khí, hóa chất hệ thống lạnh, thang máy, hệ thống Chiller… đã hoạt động hết công suất. Máy móc, thiết bị y tế như hệ thống xạ trị, thiết bị xét nghiệm, hệ thống cộng hưởng từ, máy siêu âm…đã đến hạn cần bảo trì để phục vụ người bệnh.
Trước bối cảnh trên, Bệnh viện Ung bướu TP xin được trình duyệt chủ trương và cấp kinh phí hỗ trợ 158 tỷ đồng để bảo trì hệ thống kỹ thuật (35 tỷ) và trang thiết bị y tế (123 tỷ đồng) cho hoạt động của cơ sở 2 được thông suốt, đảm bảo phục vụ người bệnh.
![]() | ![]() |
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 tại TP Thủ Đức.
Chưa dừng tại đó, máy móc tại cơ sở 2 dù đã sử dụng nhưng chưa được… chính thức bàn giao, kéo theo hàng loạt vướng mắc.
Theo quy định, Ban quản lý dự án phải có quy trình bàn giao trang thiết bị cụ thể, trình cho UBND TP phê duyệt. Quy trình chưa hoàn thành nên bệnh viện chưa thể tiếp nhận chính thức, nhập tài sản công.
Bác sĩ Thịnh lý giải, trong 2 năm qua, trang thiết bị y tế đã tập kết về bệnh viện. Để tránh lãng phí, ngay được thẩm định, kiểm định an toàn, Bệnh viện Ung bướu TP đã đưa thiết bị vào sử dụng, phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, vì thiết bị chưa được bàn giao, bệnh viện không thể xác lập thời gian bảo hành, bảo trì thiết bị.
“Như đoàn giám sát đặt câu hỏi, ai sẽ trả lời, ai sẽ giải quyết, việc này nằm ngoài khả năng của bệnh viện”, bác sĩ Thịnh nói và mong sớm có được hướng dẫn về hành chính.
Liên quan đến cung ứng thuốc, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thường xuyên không có nguồn cung với các thuốc hiếm trị ung thư như Vinblastin, Dactionmycin… Để thích ứng, bệnh viện phải chuyển phác đồ khác thay thế cho người bệnh.
Ông Tăng Hữu Phong, Thành viên đoàn giám sát, Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, bày tỏ nỗi băn khoăn khi bệnh viện phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Ông đề nghị đoàn giám sát cần có văn bản cụ thể với UBND TP để đề xuất, giải quyết những vấn đề, vướng mắc.
“Tôi cảm thấy rất thiếu trách nhiệm và sự chia sẻ với một cơ sở y tế của TP đang điều trị loại bệnh mà cả thế giới, cả nước phải quan tâm”.
Đoàn giám sát sốc vì thu nhập nhân viên Bệnh viện Ung bướu TP.HCM quá thấp
Siêu xe Pagani Utopia đầu tiên được bàn giao cho khách hàng
友情链接