Nhận định, soi kèo Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2: Tiếp đà hưng phấn
本文地址:http://asia.tour-time.com/html/18c693335.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2
Sau thành công của Doctor Strange in the Multiverse of Madness(2022) và Thor: Love and Thunder (2022), Black Panther: Wakanda Forever (Chiến binh báo đen: Wakanda bất diệt) đang là tác phẩm được người xem mong đợi nhất khi được cho là một trong các tác phẩm mang nhiều cảm xúc nhất của Marvel. Phim ra rạp toàn cầu từ 10/11 và dàn diễn viên trong phim đang tích cực quảng bá cho bom tấn này ở nhiều nước trên thế giới.
Sự kiện ra mắt Black Panther: Wakanda Forever tại London, Anh tối 3/11 có sự tham gia của rất nhiều ngôi sao đình đám như Lupita Nyong'o, Danai Gurira, Leititia Wright, Michaela Coel, Jourdan Dunn, Leigh-Anne, Maya Jama...
Sau buổi công chiếu tại Mỹ mới đây, tác phẩm nhận về hàng loạt lời khen ngợi của giới phê bình. Marc Malkin của Variety viết ngắn gọn: "Black Panther: Wakanda Foreverlà tất cả mọi thứ và hơn thế nữa". Sean O’Connell của CinemaBlend đánh giá: “Trên tất cả, Black Panther: Wakanda Forever của Ryan Coogler là một sự thanh lọc cảm xúc. Một bộ phim đầy ý nghĩa về sự mất mát, di sản và hàn gắn. Câu chuyện gần gũi nhưng hoành tráng với các cuộc tranh giành quyền lực toàn cầu và âm mưu chốn hoàng gia. Namor của Tenoch Huerta vô cùng ấn tượng. Phim có rất nhiều điều để thảo luận".
Leigh-Anne Pinnock, Jourdan DunBrian Davids đến từ The Hollywood Reporter bình luận: “Black Panther: Wakanda Foreverlà bộ phim sâu sắc và mạnh mẽ nhất của Marvel cho đến thời điểm hiện tại. Tác phẩm nặng nề và u tối một cách cần thiết, thay vì theo tông màu tươi sáng vốn có của hãng phim. Kỹ xảo, dựng phim đều có sự nâng cấp, và diễn xuất cũng lên một tầm cao mới".
">Sao mặc sốc, nổi bật trên thảm đỏ ra mắt bom tấn Black Panther 2
Người mẫu 22 tuổi nude hoàn toàn trên tạp chí
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trước năm 2016, lượng tần số đã cấp phát đủ cho nhu cầu của các doanh nghiệp và không có nhu cầu cấp phát thêm. Sau thời điểm năm 2016, các nhà mạng bắt đầu phát sinh nhu cầu mới. Ở giai đoạn từ năm 2010-2016, khi Luật Tần số Vô tuyến điện và Luật Viễn thông có hiệu lực, Việt Nam đã hoàn thiện thể chế, trong đó có quy định về đấu giá tần số và việc quy hoạch tần số để mang ra đấu giá. Đến năm 2016, khi thấy thị trường phát sinh nhu cầu, Bộ TT&TT đã thành lập Ban chỉ đạo và bộ máy để thực hiện việc đấu giá tần số.
Ở thời điểm những năm 2018, việc thực hiện đấu giá đã đi vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên, lúc này những luật mới như Luật Quản lý tài sản công, Luật Đấu giá bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, có quy định về cách thức đấu giá, cách thức xác định giá khởi điểm phải dựa trên Nghị định của Chính phủ chứ không phải quyết định của Thủ tướng.
Bộ TT&T muốn tiếp tục thực hiện việc đấu giá tần số theo cách cũ trong giai đoạn giao thời. Sau khi xin ý kiến tất cả các bộ ngành, Bộ TT&TT thấy điều này thiếu cơ sở pháp lý, do vậy đã dừng lại và xin phép Chính phủ cho làm Nghị định về đấu giá.
Cuối năm 2021, Nghị định 88/2021 Quy định về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần đã được ban hành. Bộ TT&TT đang dùng Nghị định này để thực hiện tiến trình đấu giá tần số, cụ thể là đấu giá tần số 4G và sắp tới là 5G.
Trong lúc chưa đấu giá được tần số, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng đưa tần số 2G sang làm 3G, đưa tần số 3G sang làm 4G. Hiện tốc độ Internet di động Việt Nam đạt khoảng gần 40 Mbps, xếp thứ 52 thế giới.
“Bộ TT&TT xin hứa với Quốc hội sẽ tổ chức sớm việc đấu giá tần số”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Trọng Đạt
">Việt Nam sẽ sớm tổ chức đấu giá tần số 4G, 5G
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Hùm xám giữ sức
Lần đầu tiên, một đột phá khoa học được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đã được công nhận bằng giải Nobel.
Cụ thể, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ngày 9/10 công bố ông David Baker (người Mỹ) được vinh danh "vì công trình thiết kế protein tính toán", trong khi hai nhà khoa học Demis Hassabis (người Anh) và John M. Jumper (người Mỹ) đồng nhận giải “vì công trình dự đoán cấu trúc protein”.
Công trình sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để "giải mã" cấu trúc của hầu hết loại protein được cộng đồng nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Cấu trúc protein được coi là bài toán "nửa thế kỷ" của cộng đồng khoa học cũng như cả thế giới, trong đó nút thắt lớn nhất là dự đoán cấu trúc protein mà không cần thí nghiệm.
Theo Nature, tại DeepMind, công ty con của Google, John Jumper và Demis Hassabis đã phát triển một công cụ AI mang tính cách mạng với khả năng dự đoán cấu trúc protein có tên AlphaFold.
Sau đó, cũng chính AI này là nền tảng củng cố cho công trình của ông David Baker về thiết kế protein tính toán.
“Tôi hy vọng khi chúng ta nhìn lại AlphaFold, đây sẽ là bằng chứng đầu tiên về tiềm năng đáng kinh ngạc của AI trong việc thúc đẩy khám phá khoa học”, Hassabis phát biểu tại buổi họp báo ở DeepMind vào ngày 9/10.
Từng là một người chơi cờ vua giỏi và đi đầu về việc phổ biến AI, Hassabis đã bắt đầu thành lập DeepMind vào năm 2010 với mục tiêu xây dựng các hệ thống AI có thể thực hiện một số nhiệm vụ nhất định như con người hoặc thậm chí là tốt hơn.
![]() |
Chỉ trong vài giây, AlphaFold có thể hoàn thành công việc mà các nhà khoa học phải mất nhiều năm để nghiên cứu. Ảnh: DeepMind. |
Đến năm 2016, Hassabis chuyển sự chú ý của mình sang lĩnh vực protein sau khi phần mềm AI của DeepMind được công chúng biết đến rộng rãi với thành tích đánh bại một kỳ thủ đẳng cấp thế giới của môn cờ vây, một trò chơi cờ nổi tiếng của Trung Quốc.
Sau chiến thắng ở môn cờ vây, Hassabis và David Silver, một nhà khoa học hàng đầu tại DeepMind, quyết định đã đến lúc chuyển từ trò chơi sang các vấn đề trong thế giới thực.
Trong suốt 50 năm, các nhà khoa học đã tìm kiếm phương pháp dự đoán cấu trúc protein một cách nhanh chóng.
Mặc dù vậy, phải đến năm 2019, AlphaFold của DeepMind trình làng, tạo nên bước đột phá, vượt qua mọi hệ thống khác trên thế giới.
AlphaFold được xem là bước đột phá trong lĩnh vực sinh học. Việc dự đoán cấu trúc protein có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu cơ chế gây bệnh, dự đoán mức hiệu quả của các loại thuốc và vai trò của protein trong cơ thể. Những vấn đề toàn cầu như nghiên cứu enzyme phân hủy nhựa cũng gắn liền với protein.
Trước khi AlphaFold ra đời, việc tìm ra hình dạng của protein là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Phần khó nhất chính là tìm ra những cấu trúc vật lý của protein. Thông thường, các nhà khoa học sẽ sử dụng tia X hoặc kính hiển vi điện tử (Cryo-EM) để khảo sát hình dạng của protein.
Tuy nhiên, những cách này rất phức tạp và mất thời gian, thậm chí lên đến vài tháng. Theo Matthew Higgins, giáo sư Đại học Oxford, sinh viên có thể phải mất đến một hoặc hai năm mới có thể tạo ra một cấu trúc mới và thông thường, kết quả rất mờ nhạt và không thuyết phục.
Trong khi đó, với AlphaFold, việc dự đoán hình dạng và cấu trúc của protein có thể hoàn tất chỉ trong vài giây với độ chính xác cao.
Sau khi dự đoán cấu trúc của hầu hết mọi loại protein mà khoa học biết đến, một số trong đó rất cần thiết để hiểu các căn bệnh nguy hiểm như Alzheimer và Parkinson, DeepMind tiếp tục đi sâu hơn khi ra mắt phiên bản cải tiến AlphaFold2.
Cho đến mùa hè năm 2022, công cụ này đã xuất bản 200 triệu dự đoán cấu trúc protein. Tốc độ phổ biến của AlphaFold2 cũng phát triển với tốc độ chóng mặt.
![]() |
DeepMind tuyên bố khoảng 98,5% bộ protein của con người đã được mô hình hóa. Ảnh: New Scientist. |
Theo PubMed, chỉ có 4 bài báo đề cập đến AlphaFold vào năm 2020. Con số này đã tăng lên 92 bài báo vào năm 2021 và đạt con số khủng với 546 bài báo vào năm 2022.
Trong khi đó, hơn hai thập kỷ trước khi DeepMind bắt đầu làm việc trên AlphaFold, nhà vật lý sinh học David Baker và các đồng nghiệp đã phát triển một công cụ phần mềm có tên là Rosetta với nhiệm vụ mô hình hóa các cấu trúc protein bằng các nguyên lý vật lý.
Cụ thể, công cụ này so sánh các đoạn nhỏ của nhiều cấu trúc và trình tự protein hiện có để xác định trình tự protein có thể gấp thành một hình dạng cụ thể.
Thực tế, trước khi AlphaFold xuất hiện và thống trị, Rosetta mới là công cụ hàng đầu trong cuộc thi CASP (Critical Assessment of Protein Structure Prediction).
Theo đó, cùng với những phần mềm khác, Rosetta sẽ được cung cấp trình tự axit amin cho 100 protein để dự đoán cấu trúc của chúng. Bài giải sẽ được đối chiếu với kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, Baker sớm nhận ra mô hình này có thể được đảo ngược để thiết kế các protein hoàn toàn mới.
Công cụ này sau đó đã thành công bước đầu trong việc thiết kế các protein mới, bao gồm những loại enzyme, protein có thể liên kết chặt chẽ với các phân tử khác và các hạt nano protein tự lắp ráp giống với virus. Một trong số này đã được dùng làm cơ sở cho vaccine Covid-19 và đã được phê duyệt.
Khi AlphaFold2 được công bố nhưng vẫn chưa được phát hành, Baker và nhóm của ông, bao gồm nhà hóa học Minkyung Baek đã bắt tay vào tìm hiểu phần mềm và áp dụng một số thủ thuật của nó vào phiên bản Rosetta dựa trên AI trước đó.
![]() |
RoseTTAFold - một công cụ phần mềm sử dụng kỹ thuật học sâu để dự đoán nhanh chóng và chính xác các cấu trúc protein dựa trên thông tin hạn chế. Ảnh: University of Washington. |
Phiên bản đầu tiên có tên RoseTTAFold cho ra kết quả hoạt động gần như AlphaFold2. Kể từ năm 2021, cả hai mạng lưới AI này đều liên tục được các nhà phát triển và các nhà khoa học khác cải tiến để giải quyết những thách thức mới, chẳng hạn như dự đoán cấu trúc những phức hợp của nhiều protein tương tác khác nhau.
Trong những năm gần đây, nhóm của Baker đặc biệt năng nổ trong việc áp dụng máy học để tạo ra các protein mới chưa từng thấy trong tự nhiên.
Một công cụ do nhóm của Baker phát triển gần đây kết hợp RoseTTAFold với mạng nơ-ron khuếch tán tạo hình ảnh đã dẫn đến bước thay đổi trong khả năng thiết kế protein của các nhà nghiên cứu.
Martin Steinegger, một nhà sinh học tại Đại học Quốc gia Seoul, ví tác động của AlphaFold, RoseTTAFold và các công cụ AI sinh học khác với tác động của các sứ mệnh Apollo Moon.
Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu hy vọng AlphaFold và các công cụ AI khác mà nó truyền cảm hứng sẽ tạo nên cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử y học.
Thực tế, cuộc cách mạng mà Jumper, Hassabis và Baker cùng các đồng nghiệp của họ đã khởi xướng vẫn mới chỉ còn trong giai đoạn sơ khai. Tác động đầy đủ của AlphaFold đối với khoa học có thể phải mất nhiều năm nữa mới được biết đến.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
">Công trình AI lịch sử của Google mang về Nobel Hóa học 2024
Ngày 4/1, Holly đã đầu hàng trong cuộc chiến với căn bệnh ung thư ở tuổi 27.
Trước khi qua đời, người phụ nữ này đã viết một bức thư và đề nghị gia đình đăng lên Facebook khi cô đã đi xa.
![]() |
Holly Butcher phát hiện bệnh năm 26 tuổi và qua đời năm 27 tuổi |
Thông điệp mà Holly gửi gắm tới những người đang sống khỏe mạnh, thực sự gây xúc động và khiến người ta phải suy nghĩ.
“Thật lạ lùng khi nhận ra và phải chấp nhận cái chết của mình ở tuổi 26” – Holly viết.
“Đó là việc mà bạn không muốn nghĩ tới. Những tháng ngày trôi qua và bạn chỉ mong rằng nó sẽ cứ mãi như thế, cho tới khi điều không mong muốn xảy ra”.
“Đó chính là cuộc sống. Nó mong manh, quý giá và không thể tiên đoán trước được điều gì. Mỗi ngày được sống là một món quà” – cô nói. “Tôi 27 tuổi và tôi không muốn ra đi”.
Sau khi dành thời gian giả định rằng nếu có thể chiến thắng căn bệnh, mình sẽ sống như thế nào, Holly quyết định chia sẻ những lời khuyên của mình với những người đang sống.
![]() |
Cái chết khiến Holly suy nghĩ về cuộc sống và cách sống nếu mình có cơ hội được sống tiếp |
Chỉ trong vài ngày, bức thư của Holly có gần 8.000 lượt chia sẻ và hơn 10.000 tương tác.
Cô nói rằng, có rất nhiều thứ mà mọi người vẫn đang than phiền hằng ngày sẽ không hề đáng bận tâm chút nào một khi bạn đang đứng trước tử thần.
“Hôm nay, bạn có thể bị tắc đường, khó ngủ vì bọn trẻ quấy khóc, thợ cắt tóc cắt cho bạn quá ngắn, chiếc móng tay giả bị hỏng, ngực bạn quá nhỏ, hay bụng quá nhiều mỡ…”
“Hãy bỏ qua tất cả những điều đó đi” – cô đề nghị. “Tôi thề rằng bạn sẽ không nghĩ về chúng khi bạn phải đối diện với cái chết”.
“Tôi đang phải chứng kiến cơ thể mình ngã quỵ ngay trước mắt mà không thể làm được gì. Tất cả những gì mà tôi mong ước chỉ là có thêm một ngày sinh nhật, một lễ Giáng sinh với gia đình, thêm một ngày với bố mẹ và chú cún cưng. Chỉ cần thêm một thứ thôi”.
Holly nói rằng, chúng ta nên chú ý nhiều hơn tới cách tiêu tiền, nên tiêu chúng cho những thứ có thể khiến người khác hạnh phúc hơn là những vật chất cho bản thân.
“Cái chết khiến bạn nghĩ rằng thật là ngu ngốc khi tiêu quá nhiều tiền vào quần áo mới và những thứ vật chất trong cuộc sống”.
“Hãy mua cho bạn bè những thứ tử tế thay vì một chiếc váy mới, một món mỹ phẩm hay trang sức… Hãy mua cho họ một cái cây, một cái máy mát-xa, một cây nến và nói với họ rằng bạn yêu họ”.
Cô khuyên mọi người hãy biết quý trọng thời gian của người khác, đừng bắt ai phải đợi chờ. Hãy chuẩn bị sớm nếu bạn là người hay muộn giờ.
![]() |
Những than phiền hằng ngày sẽ trở nên nhỏ bé nếu bạn phải đối diện với cái chết |
Nói về việc sử dụng mạng xã hội, cô viết: “Hãy cố gắng tận hưởng những giây phút thực thay vì chụp chúng qua màn hình điện thoại. Cuộc sống không phải là qua màn hình hay chụp những bức ảnh hoàn hảo… Hãy tận hưởng những khoảnh khắc thực! Đừng cố gắng chụp nó để trưng cho mọi người thấy”.
Điều cuối cùng mà cô nhắn gửi: hãy hiến máu thường xuyên. Việc nhận máu đã giúp cô sống thêm được 1 năm nữa từ khi phát hiện bệnh.
“Máu hiến đã giúp tôi sống được thêm một năm nữa – một năm mà tôi sẽ mãi mãi biết ơn”.
Nguyễn Thảo(Theo News)
">Cô gái ung thư qua đời, để lại bức thư khiến hàng triệu người suy ngẫm
Trên kênh YouTube Front Page Tech, chuyên gia rò rỉ tin công nghệ (leaker) Jon Prosser cho biết iPhone SE thế hệ 4 sẽ có ngoại hình tương tự iPhone XR. Đây là thiết bị được Apple ra mắt năm 2018 với một camera sau, màn hình LCD kèm dải khuyết, không có nút Home vật lý.
![]() |
Vào tháng 8, Prosser cũng chia sẻ thông tin tương tự. Dù thông số chi tiết chưa được tiết lộ, MacRumorsdự đoán iPhone SE thế hệ thứ 4 sẽ dùng một số linh kiện đời cũ để cắt giảm chi phí, giữ giá rẻ tương tự iPhone SE 2022 hiện nay. |
![]() |
Dựa trên tin đồn, nhà thiết kế Ian Zelbo đã vẽ ảnh dựng của iPhone SE thế hệ thứ 4. Trong loạt ảnh, thiết bị có viền màn hình mỏng, một camera sau, 3 màu sắc giống iPhone SE 2022 gồm đỏ, đen và trắng. |
![]() |
Tháng 10/2021, trang MyDriverscủa Trung Quốc cho biết iPhone SE thế hệ 4 sẽ có thiết kế giống iPhone XR. Kể từ đó, nhiều leaker uy tín cũng chia sẻ thông tin tương tự. |
![]() |
Việc sử dụng lại thiết kế cũ trên dòng iPhone SE đã được Apple áp dụng với 3 thế hệ trước. iPhone SE đời đầu có ngoại hình giống iPhone 5s của năm 2013, còn 2 thế hệ tiếp theo dựa trên iPhone 8 ra mắt năm 2017. |
![]() |
Trở lại năm 2019, nhà phân tích Ming-Chi Kuo từ TF International Securities cho biết Apple đang phát triển mẫu iPhone SE với màn hình LCD 6,1 inch. Thông tin trên khiến nhiều người liên tưởng đến iPhone XR, model có thông số tương tự. |
![]() |
Đầu tháng 10, Ross Young, nhà phân tích của Display Supply Chain Consultants (DSCC) cũng cho biết iPhone SE thế hệ 4 sử dụng màn hình 6,1 inch, với dải khuyết phía trên cho loa ngoài và hệ thống camera selfie. |
![]() |
Hiện tại, chưa rõ iPhone SE thế hệ 4 có hỗ trợ nhận diện khuôn mặt Face ID hay không. Một số tin đồn cho biết dù có dải khuyết, thiết bị sẽ không hỗ trợ Face ID mà sử dụng cảm biến vân tay Touch ID tích hợp vào nút nguồn cạnh phải. (Theo Zing) |
Thiết kế mới của iPhone SE 4, không có face ID
Bạn có trả lời được những câu hỏi này không?
Phương Chi
Ông được coi là "Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời văn hiến Việt Nam", được hậu thế tôn vinh là "Vạn thế sư biểu" - tức là "Người thầy của muôn đời".
">Trắc nghiệm: 'Lệ phí thi' được quy định lần đầu tiên vào đời vua nào?
Thông tin từ VNSC cho hay, ngay khi nhận được tin bão, ngày 2/11 VNSC đã chủ động lấy ảnh vệ tinh Sentinel 1A (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu – ESA) nhằm thu thập các thông tin trước khi có bão.
Ngày 6/11, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thông báo sẽ chủ động sử dụng vệ tinh ALOS-2 để chụp khu vực ảnh hưởng cho phía Việt Nam theo thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên.
Đến tối ngày 7/11, vệ tinh ALOS-2 đã chụp ảnh khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Damrey với các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận.
Ngày 8/11, các cán bộ VNSC đã tiếp nhận ảnh vệ tinh từ phía Nhật Bản và tiến hành xử lý sơ bộ.
![]() |
Ảnh ALOS- 2 chụp ngày 7/1/2017 các khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Damrey. |
Những bức ảnh chụp từ 2 vệ tinh nói trên cho thấy các khu vực bị ngập lụt do bão (màu đen trên ảnh) cũng như các công trình bị ảnh hưởng (màu trắng trên ảnh).
Đồng thời, qua dữ liệu ảnh vệ tinh cũng phát hiện hai khu vực nghi ngờ có hiện tượng tràn dầu ở Đà Nẵng (cách bờ hơn 70km) và Quảng Ngãi (cách bờ khoảng trên 100km) và một khu vực có khả năng tràn dầu ven biển ở Ninh Hòa – Khánh Hòa.
Hiện các dấu vết nghi ngờ là tràn dầu này đang được VNSC tiếp tục theo dõi.
Theo VNSC, việc ứng dụng công nghệ vũ trụ trong giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là một trong những biện pháp hiệu quả, thiết thực. Tuy nhiên, do không có vệ tinh riêng nên mặc dù có sự hỗ trợ tích cực từ phía các Cơ quan Hàng không vũ trụ trên thế giới nhưng thời gian VNSC nhận được loạt ảnh vệ tinh chụp ảnh khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Damrey với các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận mất khá nhiều thời gian (hơn 2 ngày).
“Điều này chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể khi Việt Nam phóng vệ tinh LOTUSat vào năm 2020. Khi đó, thời gian cho các kết quả xử lý từ ảnh chụp vệ tinh sẽ chỉ còn dưới 24 giờ”, thông tin từ VNSC cho hay.
Dưới đây là những hình ảnh do vệ tinh sử dụng công nghệ radar của các ESA và JAXA chụp trước và sau khi cơn bão Damrey đổ bộ vào Việt Nam. (Khu vực đánh dấu đỏ là khu vực có dấu hiệu bất thường):
Cận cảnh sự tàn phá của bão Damrey nhìn từ vệ tinh
友情链接