Trên thực tế, xung đột ở Ukraine và Israel đều ghi nhận các trận giao tranh giữa trực thăng và UAV. Cụ thể, một trực thăng tấn công AH-64 Apache của Israel từng dùng pháo để bắn hạ UAV của nhóm vũ trang Hezbollah. Tương tự, các trực thăng chiến đấu Mi-24V Hind của Ukraine cũng đang săn lùng UAV Shahed của Nga bằng pháo 12,7mm. Ngoài ra, phi hành đoàn trên các trực thăng Mi-8 Hip của Ukraine còn bắn hạ UAV Nga bằng súng máy.
"Nhờ khả năng linh hoạt, trực thăng có thể được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phòng không khi cần thiết, mặc dù đây không phải là vai trò chính của chúng. Các trực thăng Apache của Israel từng nhiều lần được dùng để đánh chặn UAV thù địch phóng từ Lebanon và Syria", chuyên gia quốc phòng Federico Borsari tại Trung tâm Phân tích chính sách châu Âu nhận định.
Thậm chí, một số trực thăng có thể mang theo tên lửa không đối không nhằm mở rộng phạm vi tấn công so với pháo hoặc súng máy.
Ở Ukraine, một quốc gia rộng lớn hơn so với Israel, trực thăng là phương tiện bảo vệ không phận khỏi loạt tấn công từ UAV.
"Với tốc độ bay chậm và tầm thấp của UAV Shahed Nga, trực thăng Ukraine có thể dễ dàng truy đuổi và tiêu diệt. Tuy nhiên, việc sử dụng trực thăng trong vai trò này vẫn chưa phải là tối ưu, bởi một phần gây rủi ro đối với máy bay và phi hành đoàn”, ông Borsari nói.
Cũng theo ông, pháo và súng máy rẻ hơn nhiều so với tên lửa không đối không, nhưng chúng không thể thay thế độ chính xác và tầm bắn của tên lửa. Nói cách khác, trực thăng là "phương án cuối cùng" được dùng để tiêu diệt UAV.
"Khi so sánh, trực thăng rẻ hơn nhiều so với chiến đấu cơ, và súng máy hạng nặng trang bị trên trực thăng cũng rẻ hơn nhiều so với tên lửa không đối không. Song điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại mối đe dọa như UAV bay tốc độ cao hay bay chậm. Ngoài ra, máy bay chiến đấu còn có thể tiếp cận mục tiêu nhanh hơn nhiều so với trực thăng”, ông Borsari nói thêm.
Ông mô tả lịch trình hàng ngày của mình đơn giản và lặp đi lặp lại: “Mỗi ngày, tôi thức dậy, tắm, ăn sáng, đi làm, về nhà, gọi cho người thân rồi nghỉ ngơi”.
Những vất vả của người cha không uổng phí. Con gái ông đã trở thành một thẩm phán được kính nể, hai con trai ông hiện là bác sĩ và kỹ sư. “Tôi thực sự trân trọng những gì các con đã đạt được”, ông nói.
Theo Humans of Kuala Lumpur, hiện ông Bakar đã về Bangladesh đoàn tụ với gia đình. Khi ông rời đi, đứa con thứ 5 mới 6 tháng tuổi.
Câu chuyện của ông đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội và khiến nhiều người ngưỡng mộ. Một người đọc bình luận: “Thật là một tấm gương tuyệt vời. Niềm tin vững vàng và tình yêu dành cho gia đình đã giúp ông vượt qua những năm tháng qua”.
“Đừng bao giờ coi thường giá trị của lao động. Những người như ông đã tự tay xây đắp nên tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình mình và xứng đáng được mọi người tôn trọng”, một người khác nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo SCMP, một cư dân mạng chỉ trích con của người lao công và nói rằng: “Nếu tôi là thẩm phán, bác sĩ hay kỹ sư, tôi đưa cha mình về quê lâu rồi. Chẳng cha mẹ nào đáng phải chịu khổ để con cái được thành danh”.