当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Stoke City vs Sheffield Wednesday, 21h00 ngày 18/4: Khách tự tin 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Đặc điểm hệ miễn dịch của bé
Hệ miễn dịch của trẻ trong giai đoạn đầu đời vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của bé phụ thuộc chủ yếu vào các kháng thể hấp thu từ cơ thể mẹ và lợi khuẩn Probiotic trong đường ruột.
Kháng thể này tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và suy giảm rất nhanh khi bé bắt đầu ăn dặm. Chính vì thế, đây cũng là giai đoạn bé rất dễ mắc một số loại bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dị ứng…, đòi hỏi cha mẹ cần có một chế độ chăm sóc trẻ đặc biệt.
Lợi khuẩn đường ruột giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh
2/3 hệ miễn dịch của trẻ tập trung ở đường ruột với một quần thể lợi khuẩn Probiotic khổng lồ. Các lợi khuẩn Probiotic này đóng vai trò như những lá chắn tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể bé từ bên trong cũng như trước những tác động và xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài.
Giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch
Bổ sung lợi khuẩn Probiotic
Probiotic được biết đến như lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể bởi khả năng ức chế và tiêu diệt những vi khuẩn có hại nơi đường ruột, giúp trẻ hấp thu tốt hơn cũng như nâng cao hệ miễn dịch.
Probiotic có nhiều loại khác nhau như: Lactobacillus, Bifidobacteria, Saccharomyces boulardii…, trong đó Lactobacillus là chủng Probiotic đặc biệt nhất với hơn 50 loài khuẩn và những lợi ích vượt trội giúp bé phát triển vững vàng.
Probiotic cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để bé hấp thụ và phát triển tốt hơn. Thông thường hệ vi khuẩn đường ruột luôn giữ ở trạng thái cân bằng với tỷ lệ lợi khuẩn và vi khuẩn có hại ở mức 85% - 15%.
Khi tỷ lệ này bị phá vỡ do vi khuẩn có hại phát triển mạnh từ bên trong hay xâm nhập từ môi trường bên ngoài sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, lâu ngày gây nên các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, trướng bụng, kém hấp thụ, đi ngoài, tiêu chảy, dễ nôn trớ…
Giai đoạn ăn dặm, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm họng, viêm phổi, đòi hỏi phải dùng nhiều loại kháng sinh để điều trị. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại, và nó cũng tiêu diệt luôn các lợi khuẩn Probiotic, do đó làm giảm khả năng miễn dịch đường ruột và tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây rối loạn tiêu hóa.
Chính vì vậy, việc bổ sung Probiotic trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ là rất cần thiết. Các lợi khuẩn Probiotic có hiệu quả vượt trội trong việc kháng khuẩn bằng cách cạnh tranh thức ăn hay tiết ra các chất kháng khuẩn để ức chế, kìm hãm thậm chí tiêu diệt các hại khuẩn.
Probiotic tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn đặc biệt là các vitamin, chất béo hay protein.
Chất xơ hòa tan GOS/FOS (Prebiotic)
Prebiotic là chất xơ hòa tan không bị tiêu hóa trong dạ dày và ruột non giúp trẻ tăng cường hấp thu dưỡng chất đồng thời cũng là nguồn dinh dưỡng cho các lợi khuẩn Probiotic, giúp Probiotic phát triển mạnh mẽ
Dựa vào nguồn gốc khác nhau mà chất xơ Prebiotic được phân chia làm hai dạng chính: Galacto-oligosaccharides (GOS) và Inulin/Fructo-oligosaccharides (FOS).
- Galacto-oligosaccharides hay GOS là Prebiotic có nguồn gốc động vật, thường có nhiều trong sữa bò, dê….
- Inulin và Fructo-oligosaccharides hay FOS là 2 dạng Prebiotic với nguồn gốc thực vật nhưng có độ dài khác nhau. Chất xơ Prebiotic FOS thường có nhiều trong các loại hoa quả và rau củ như chuối, yến mạch, măng tây, rau diếp…
Prebiotic là một trong những thành phần không thể thiếu được trong quá trình phát triển của bé những năm đầu đời.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Prebiotic làm tăng nhu động ruột, giúp tăng số lần đi cầu của bé đồng thời hút nước làm mềm và xốp phân khiến bé không bị táo bón và đi vệ sinh dễ dàng hơn.
HiPP Combiotic với công thức độc đáo kết hợp Probiotic và chất xơ tiêu hóa Prebiotic giúp trẻ tiêu hóa tốt, hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhờ đó hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. |
Doãn Phong
" alt="Bí quyết giúp bé ăn ngon, khỏe mạnh"/>Chai nước lọc để trong xe ô tô cũng có thể 'lấy mạng tài xế' vì lý do này
Nhận định, soi kèo Leicester City vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4: Khó lường
![]() |
Ảnh minh họa |
Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời Bộ GTVT góp ý về đề án đường bộ cao tốc phía Đông từ Bắc tới Nam (đoạn Hà Nội-TPHCM) đến năm 2020. Hàng loạt đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường cao tốc Bắc-Nam được Bộ GTVT đưa ra, nhưng Bộ Tài chính đánh giá là “chưa có cơ sở”, “không hợp lý”, chưa biết lấy đâu ra tiền cho dự án lên tới 230.000 tỷ đồng khi nợ công đã sát trần.
Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng, đề xuất tuyến đường cao tốc phía Đông kết nối Bắc Nam là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề về vốn cần xem lại. Theo đó, nhu cầu đề xuất vốn của dự án khoảng 230.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chi ra tới 93.000 tỷ đồng giai đoạn 2017-2020 là rất lớn so với kế hoạch đầu tư công trung hạn đang được xây dựng.
Dù Bộ GTVT đề xuất phần vốn ngân sách này có thể lấy từ vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay ưu đãi nước ngoài (ODA). Nhưng theo Bộ Tài chính, Thủ tướng đã chỉ đạo, từ năm 2017, Chính phủ sẽ tạm ngừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới. Trong khi đó, khung dự kiến tài chính ngân sách đã được xây dựng với các yếu tố đã rất sát mức trần (như tỷ lệ nợ công, khả năng thu, cân đối chi, mức bội chi…) nên việc huy động thêm vốn trái phiếu, ODA… là không khả thi. Trong trường hợp thực hiện, cơ quan chức năng phải cơ cấu lại các nhiệm vụ chi trong tổng dự kiến.
Đại diện Bộ Tài chính cũng cho hay, kết luận của Thủ tướng trước đó đã nêu rõ, giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ ưu tiên cho 17 dự án quan trọng trong lĩnh vực giao thông, y tế, thủy lợi có tác động lớn tới kinh tế xã hội vùng. Bộ Tài chính đang báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội kế hoạch phát hành trái phiếu dự kiến 260.000 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu đó.
Do vậy, để có phương án cân đối, lãnh đạo ngành Tài chính đề nghị Bộ GTVT phối hợp với Bộ KH&ĐT rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, cân đối vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trong phạm vi tổng cân đối chung đã dự kiến trên. “Trường hợp không cân đối được nguồn vốn ngân sách nhà nước như dự kiến trong đề án, đề nghị nghiên cứu lùi thời điểm thực hiện dự án” Bộ Tài chính đề nghị.
Với những cơ chế đặc thù cho nhà đầu tư tham gia dự án cao tốc Bắc - Nam được Bộ GTVT đề xuất, như bảo lãnh doanh thu tối thiểu, lãnh đạo ngành tài chính cho rằng, việc này sẽ chuyển hầu hết rủi ro thương mại tài chính của dự án cho phía Chính phủ. Vì vậy, lãnh đạo Bộ Tài chính kiến nghị không quy định một chính sách bảo lãnh chung; riêng bảo lãnh vốn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật quản lý nợ công và xem xét từng trường hợp cụ thể, đảm bảo an toàn nợ công.
Tương tự, với lợi nhuận của nhà đầu tư, nhận định của Bộ Tài chính nêu rõ, về nguyên tắc, đây là yếu tố do thị trường quyết định. Bởi vậy, việc Bộ GTVT kiến nghị áp dụng mức lợi nhuận trên phần vốn của nhà đầu tư ở mức 14%/năm cho nhà đầu tư nước ngoài bị đánh giá là “không hợp lý”. Mức lợi nhuận trên cao hơn nhiều so với tổng chi phí vay của khoản vay có bảo lãnh Chính phủ hiện tại, cao hơn mức lợi nhuận của nhà đầu tư trong nước.
Việc ứng vốn ngân sách Nhà nước năm 2017 để triển khai giải phóng mặt bằng, theo đánh giá của Bộ Tài chính, hiện cũng chưa có cơ sở.
Bộ GTVT trước đó có tờ trình gửi Thủ tướng phê duyệt Chương trình đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông (đoạn Hà Nội-TPHCM) đến năm 2020. Theo đó, tuyến đường sẽ chạy song song với quốc lộ 1A và các đoạn tuyến cao tốc hiện hữu. Tuyến đường trục Bắc-Nam kết nối Hà Nội và TPHCM đi qua địa phận 20 tỉnh thành, tác động đến 45% dân số, đóng góp 57% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 65% các cảng biển loại 1-2 (26 cảng biển), và 67% các khu kinh tế của cả nước.
TheoTiền phong
" alt="Bộ Tài chính lắc đầu với nhiều ưu đãi cho cao tốc 230.000 tỷ đồng"/>Bộ Tài chính lắc đầu với nhiều ưu đãi cho cao tốc 230.000 tỷ đồng
Đậu bắp còn có tên là Mướp tây, bắp chà.
Tên khoa học là Hibiscus esculentus, họ Bông.
Quả đậu bắp có hình dạng tương tự như quả mướp nên gọi là mướp tây. Hạt trắng như hạt bắp (ngô) nên gọi là bắp chà. Cây giống đậu nhưng hạt giống bắp nên gọi là đậu bắp.
100g quả đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%), folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%), ngoài ra còn có kali và mangan.
Khi đun nóng lâu, chất nhầy làm cho nước canh đặc hơn. Nếu không thích nhầy thì chỉ đun nóng trong chốc lát.
Thanh nhiệt giải khát:lao động dưới trời nắng gắt, mồ hôi ra nhiều nên khát nước và dễ bị cảm nắng. Đậu bắp thanh nhiệt và sinh tân dịch, vì vậy, dùng đậu bắp nấu vừa ăn vừa uống nước nấu đó rất thích hợp.
Táo bón:đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2g, và chất nhầy.
Chất nhầy rất tốt đối với việc làm mềm phân, chất xơ kích thích nhu động ruột... cho nên nhuận tràng. Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi.
Ngoài ra, đậu bắp giúp đi cầu tự nhiên, không gây đau bụng như các thuốc trị táo bón khác, vì vậy, những người thường bị táo bón, nên dùng đậu bắp nấu lấy nước uống và ăn cả quả đậu bắp luộc.
Hỗ trợ tiêu hóa:khi vào hệ tiêu hóa đậu bắp sẽ chất nhầy và chất xơ của đậu bắp trở thành môi trường tốt cho những vi khuẩn có lợi, có thể sánh với sữa chua (yaourt), giúp tổng hợp các vitamin nhóm B.
Đậu bắp có tính nhuận trường, dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời làm dịu những cơn đau thắt trong ruột.
Hỗ trợ giảm thân trọng:đậu bắp sinh ít nhiệt lượng - calori (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín), vì vậy đậu bắp là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân.
Chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hóa mới vào máu, chất nhầy của đậu bắp khóa hoạt tính của cholesterol nên chất béo không vào máu; cơ thể không được tiếp tế nên sử dụng mỡ tồn đọng và tiêu mỡ khiến cho thân trọng giảm.
Đa số người mập phì bị táo bón, vì vậy ăn đậu bắp vừa giảm cholesterol vừa chống táo bón, đúng là món ăn - vị thuốc.
Bệnh tim mạch:chất nhầy của đậu bắp ngoại hấp cholesterol của thực phẩm và của muối mật. Nó giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, hấp thu những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu rồi bài thải theo phân ra ngoài, do đó giảm được cholesterol huyết. Những người cholesterol huyết cao, cao huyết áp, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác nên ăn đậu bắp, vừa giảm cholesterol lại thông tiểu, rất thuận lợi cho bệnh cao huyết áp.
Tuy nhiên, nên lưu ý là không ăn đậu bắp cùng lúc với uống thuốc, hãy uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau 2 giờ.
Hỗ trợ thai phụ:đậu bắp chứa nhiều acid folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5mg acid folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8mg acid folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic rất quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
Gần đây, những thí nghiệm tại khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, cho thấy cao lỏng được chế từ thân và lá cây đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Với liều 10g - 40g/kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm.
Liều có tác dụng hạ đường huyết ổn định nhất là 30g/kg thể trọng. Ở liều này, cao lỏng đậu bắp hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 40 phút và kéo dài đến 90 phút. Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ 47,34% nồng độ đường huyết so với nhóm đối chứng không điều trị.
Qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp không mạnh bằng insulin, không gây hạ đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường…
Một số nghiên cứu cũng cho thấy chất xơ hòa tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết. Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường.
Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hòa tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.
Chúng tôi cũng nhận thấy có người ăn nhiều đậu bắp hàng ngày hoặc dùng thân, lá hoặc quả đậu bắp phơi khô rồi phối hợp với một số thảo dược như mướp đắng, lá ổi, lá sakê… sắc uống để trị đái tháo đường. Có khi thấy có kết quả nhưng không biết là do đậu bắp hay là do các vị thuốc dùng chung. Khi theo dõi thấy có người có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt, số khác lại không; có lẽ do cơ địa không thích hợp chăng?
Chưa có nghiên cứu khoa học nào kết luận hiệu quả điều trị của những trường hợp này, nhưng có điều cần lưu ý là cần theo dõi lượng đường huyết hàng ngày và cần có sự tư vấn của các thầy thuốc chuyên môn cho từng cơ địa mỗi người để có được hiệu quả thích hợp nhất.
Ngoài quả, cành non, thân, lá và rễ của đậu bắp cũng có thể dùng làm thuốc:
Giúp tiêu hóa tốt, chữa trị loét dạ dày, bảo vệ gan: dùng cành non của đậu bắp luộc ăn.
Chữa ho, viêm họng:rễ và lá thái mỏng phơi khô ngày uống 10 - 16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Ngoài ra, còn dùng súc miệng.
Sốt cao, viêm đường tiểu, viêm họng: dùng lá, thân (hoặc thêm rễ) 40g, nấu lấy nước uống.
Để có được những lợi ích tốt từ đậu bắp, các nhà dinh dưỡng lưu ý:
Khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm. Khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.
Chế độ ăn cùng với tập luyện và dùng thuốc là 3 phương pháp chínhđiều trị bệnh ĐTĐ, trong đó chế độ ăn là biện pháp cần được thực hiệnđầu tiên.
" alt="Công dụng của đậu bắp"/>