Tăng tốc độ xử lý thêm 33% so với phiên bản đầu tiên
Sau khi được bán trên thị trường từ tháng 10/2011, máy tính bảng FPT phiên bản 1 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dùng và “cháy hàng” rất sớm. Nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng, cuối tháng 12, FPT đã giới thiệu máy tính bảng FPT phiên bản nâng cấp với mức giá không đổi 4,99 triệu đồng.
So với FPT Tablet phiên bản đầu tiên, FPT Tablet II có các thông số tương đương với FPT Tablet phiên bản đầu tiên. Tuy nhiên, trong lần nâng cấp này, FTP tập trung nâng cao tốc độ CPU xử lý lên 800 Mhz, tương đương tăng 33% so với tốc độ CPU cũ là 600 Mhz. Nâng cấp tốc độ xử lý sẽ đảm bảo cho việc xử lý các ứng dụng trên FPT Tablet mượt mà hơn trước.
FPT Tablet II chạy trên hệ điều hành Android 2.2 với giao diện tiếng Việt. FPT Tablet II có màn hình cảm ứng điện dung đa điểm, kích thước 7 inch, vi xử lý Qualcomm, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD ngoài dung lượng tối đa 32 GB. Máy ảnh phía sau có độ phân giải 5 Megapixel. FPT Tablet II có đầy đủ các kết nối như Wi-Fi, Bluetooth, 3G (sử dụng băng tần 900/1800/1900/WCDMA/HSDPA 2100), định vị GPS.
Đủ dùng cho những nhu cầu cơ bản
Về cấu hình, do có tốc độ xử lý 800 Mhz và RAM 512 MB nên các ứng dụng cài đặt trên máy chạy khá mượt, ngay cả với những game nặng như Pro Evolution Soccer 2012. Tuy nhiên, đối với những phim HD độ phân giải cao 720p hay 1080p, FPT Tablet II sẽ có hiện tượng giật hình.
" alt=""/>FPT Tablet II: Rẻ và đủ dùngCó vẻ như mọi thứ diễn không được như mong đợi của nhà sản xuất điện thoại Đài Loan HTC sau khi công ty này báo cáo lợi nhuận ròng trong quý I/2012 chỉ đạt 4,46 tỷ Đài tệ (tương đương 151 triệu USD), giảm tới 70% so với con số 14,83 tỷ Đài tệ của cùng kì năm trước, thấp nhất kể từ năm 2006 - năm HTC bắt đầu “lên sàn chứng khoán”.
HTC lần đầu tiên giới thiệu một điện thoại màn hình cảm ứng vào năm 2007 (có tên HTC Touch) trước khi iPhone ra mắt. Ở thời điểm đó, HTC vẫn dường như vô danh trên thị trường smartphone. Nhưng tất cả đã thay đổi khi hệ điều hành Android của Google xuất hiện. Nhờ có hệ điều hành này HTC đã có thể tự thể hiện bản thân mình thông qua việc sản xuất những phần cứng chất lượng, mạnh mẽ và có giá cả phù hợp, kết hợp với bộ giao diện “Sense” của riêng họ. Đó là một công thức thành công và nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn cho các loại điện thoại Android khác. Trong thực tế, người tiêu dùng đã sớm coi HTC là một đối thủ của Apple và Samsung.
Lỡ bước
Một trong những vấn đề lớn của HTC năm 2011 là thay vì phát triển để có những sản phẩm được tích hợp với những công nghệ hàng đầu, công ty này lại nổi tiếng vì sản xuất quá nhiều mẫu điện thoại đến nỗi mà người ta không thể phân biệt được từng loại khác nhau. Còn LTE, công nghệ này cản trở thay vì giúp đỡ công ty này. Những thiết bị này thường là điện thoại 3G kèm theo hỗ trợ LTE. Rõ ràng như vậy sẽ khiến cho chiếc điện thoại tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, HTC thường có xu hướng cố giữ cho pin mỏng tương đối để tránh làm cho chiếc điện thoại của mình bị thô và nặng, vừa với túi quần của người dùng.
Kết quả cuối cùng, những chiếc điện thoại HTC LTE nhanh chóng được biết đến như là những “viên gạch” nặng nề và tốn pin hơn là những thiết bị nhỏ nhắn và nhẹ nhàng như dự định trước đó. Hơn nữa công nghệ LTE vẫn còn rất hạn chế, ngay cả ở châu Âu và Mỹ.
" alt=""/>Vì sao HTC “hụt hơi”?