Khai trương vào ngày cuối cùng của năm 2020, quán cà phê The Nammin House nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các bạn trẻ. Quán nằm ở số 200 Ngõ Xã Đàn 2 (quận Đống Đa, Hà Nội), sở hữu 2 mặt tiền với tổng diện tích lên đến 220m2, “ghi điểm” với view thơ mộng nhìn ra hồ Đắc Di.
Tên quán cùng logo “The Nammin House” được thiết kế cách điệu và bắt mắt, lấy ý tưởng từ hạt cà phê, mang ý nghĩa về sự sáng tạo, tinh tế và hiện đại.
![]() |
Mặt trước của quán cafe The Nammin House |
Mang phong cách châu Âu hiện đại, The Nammin House lấy tông màu chủ đạo là xanh coban, tạo cảm giác tươi mới, thoải mái; kết hợp cùng gam màu trắng nhẹ nhàng, êm dịu và điểm xuyết thêm sắc cam rực rỡ, ấm áp. Cùng với đó, thiết kế hình mái vòm, cửa lớn hình parabol “lộ thiên”, cửa kính to, sát đất… tất cả tạo nên một không gian thoáng đãng, bắt mắt mà vẫn sang trọng.
Tuy lấy cảm hứng thiết kế chủ đạo là phong cách châu Âu hiện đại, nhưng nội thất, bàn ghế đậm nét Việt Nam. Gỗ tự nhiên, mây tre đan ở những bộ bàn ghế và đèn treo; kết hợp cùng những chiếc nệm da mang đến không gian độc đáo, vừa tươi mới, vừa hài hòa nét Á - Âu.
![]() |
Không gian tầng 1 của quán cà phê The Nammin House |
Ngoài ra, quán còn sử dụng những đồ trang trí trẻ trung, hiện đại như: bình hoa, cây cảnh mini, góc giá sách, tranh nghệ thuật… tạo điểm nhấn cho quán, đồng thời chính là góc check-in khách hàng yêu thích.
![]() |
Không gian tối giản mà sang trọng |
Tầng 2 và tầng 3 của quán vẫn được thiết kế với phong cách và màu sắc chủ đạo xanh coban, nhưng mỗi tầng được bài trí nội thất khác nhau, mang những “câu chuyện” khác nhau.
Tầng 2 được chia làm 2 phòng tách biệt, thích hợp cho những cuộc hội họp hay những người yêu thích sự riêng tư, yên tĩnh.
![]() |
Không gian tầng 2 của quán |
Còn tầng 3 thu hút với view ngắm trọn hồ Đắc Di lãng mạn. Tầng 3 rộng thoáng với: hệ thống mái che di dộng, kiến trúc hệ mái vòm, hệ thống đèn dây, đèn thả và những background xinh xắn, được trang trí theo nhiều chủ đề khác nhau… Tất cả mang đến không gian lung linh, là địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ check-in, chụp ảnh.
![]() |
Đặc biệt, nếu đến quán vào những buổi chiều, khách hàng còn có cơ hội “thả mình” vào ánh nắng tuyệt đẹp của hoàng hôn |
The Nammin House không chỉ có phong cách thiết kế bắt mắt, tinh tế, sang trọng, mà còn có menu đồ uống hấp dẫn với giá cả phải chăng, chỉ từ 29.000 - 50.000 đồng.
Khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công nhà hàng, quán café, khách sạn, quán bar… liên hệ với KenDesign để được tư vấn miễn phí và nhận được những ưu đãi hấp dẫn. |
Đình Sơn
" alt=""/>The Nammin HouseDù vậy, không phải luật lệ nào cũng hợp lý và thiết thực, điển hình như việc yêu cầu học sinh phải để tóc màu đen tuyền hoặc mặc nội y trắng tới trường, theo Washington Post.
![]() |
Nhật Bản là quốc gia có quy định nghiêm ngặt về đầu tóc, trang phục của học sinh. Ảnh: Reuters. |
Các cơ sở giáo dục công lập nước này khẳng định những quy tắc chung về màu tóc, trang phục sẽ đảm bảo thanh thiếu niên tập trung học tập, không đua đòi ăn chơi.
Tuy nhiên, các chuyên gia và nhà hoạt động xã hội chỉ trích việc áp đặt luật lệ hà khắc lên học sinh đang tước đoạt bản sắc cá nhân và gây ra tình trạng phân biệt đối xử, bắt nạt học đường.
Bài xích sự khác biệt
Đầu tháng 2 năm nay, tòa án cấp quận tại tỉnh Osaka yêu cầu trường trung học phổ thông Kaifukan ở thị trấn Habikino bồi thường tổn thất hơn 3.000 USD cho một cựu học sinh.
Do sở hữu màu tóc nâu tự nhiên, cô gái này liên tục phải nhuộm đen theo yêu cầu của nhà trường kể từ khi nhập học năm 2015. Cảm thấy áp lực và đau khổ, cô gái bỏ học. Nhà trường sau đó xóa tên cô khỏi sơ đồ lớp học và danh sách học sinh.
Năm 2017, cô gái đệ đơn kiện trường cũ về vụ việc. Tuy nhiên, thẩm phán tuyên bố trường học có quyền đặt quy định về màu tóc, chỉ phải bồi thường do tự động gạch tên nữ sinh khỏi danh sách học sinh.
![]() |
Các chuyên gia cho rằng quy tắc về màu tóc và nội y gây chia rẽ và gia tăng nạn phân biệt đối xử giữa các học sinh. Ảnh: Jpninfo. |
Yoshiyuki Hayashi, luật sư phía nguyên đơn, bày tỏ sự thất vọng trước việc tòa án không có bất kỳ sự lên án pháp lý nào đối với việc nhà trường khăng khăng khẳng định tóc của cô gái có màu đen tự nhiên.
"Cô bé chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề, thậm chí sinh chứng khó thở khi nhìn thấy tóc mình trong gương. Hiện tại, cô ấy phải đi làm bán thời gian và gặp nhiều khó khăn", luật sư Yoshiyuki Hayashi nói.
Theo khảo sát do đài truyền hình NHK thực hiện, gần một nửa số trường trung học ở Tokyo yêu cầu học sinh có mái tóc gợn sóng hoặc không đen nộp giấy xác nhận đó là tóc chưa qua sử dụng hóa chất.
Theo đó, trong số 177 trường trung học do chính quyền thủ đô Tokyo điều hành, 79 trường yêu cầu các giấy chứng nhận có chữ ký của phụ huynh, theo Reuters.
Miyuki Nozu (32 tuổi), hiện làm việc với những người nhập cư, nói rằng cô từng theo học tại một trường tư thục yêu cầu học sinh luôn mang theo giấy chứng nhận màu tóc.
Nozu cho biết những quy tắc hà khắc do trường học đề ra khiến trẻ em nhập cư, con lai hay những người có đặc điểm cơ thể khác biệt cảm thấy lạc lõng, không được coi trọng.
"Các cơ sở giáo dục khẳng định người Nhật phải có mái tóc đen, thẳng. Nhưng Nhật Bản không còn là một quốc gia đơn sắc tộc nữa. Họ đang ép buộc giới trẻ bằng những luật lệ lỗi thời, hà khắc và không quan tâm tới sự đa dạng", cô nhận xét.
![]() |
Gần 60% trong số hơn 200 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng. Ảnh: ICU. |
Giáo sư Kayoko Oshima tại ĐH Doshisha cho biết ngày càng nhiều người trẻ "cảm thấy tổn thương và đánh mất lòng tự trọng", chịu cảnh cô lập và bắt nạt từ bạn học vì có ngoại hình khác biệt.
"Người Nhật có tâm lý bài xích những cá nhân khác biệt. Do đó, mọi người thường cố tình khiến bản thân kém nổi bật như một phương pháp sinh tồn", cô lý giải.
Những quy định học đường gây chia rẽ tại xứ hoa anh đào không chỉ dừng lại ở màu tóc. Tại thành phố Nagasaki, gần 60% trong số 238 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng.
Đài truyền hình NHK đưa tin các giáo viên thường xuyên kiểm tra nội y của học sinh khi các em thay đồ cho tiết thể dục. Một số trường học thậm chí yêu cầu người vi phạm quy định cởi bỏ đồ lót.
Kêu gọi thay đổi
Vài năm gần đây, ngày càng nhiều ý kiến lên án các quy tắc học đường hà khắc, yêu cầu chính phủ và các cơ sở giáo dục phải thay đổi.
Năm 2018, khi vụ việc nữ sinh tại Osaka kiện trường cũ lần đầu được báo giới chú ý, Yuji Sunaga là người đứng ra tổ chức chiến dịch "Ngừng các quy tắc cực đoan trong trường học".
![]() |
Ngày càng nhiều ý kiến cho rằng chính phủ và cơ sở giáo dục thay đổi quy tắc hà khắc với học sinh. Ảnh: Nippon. |
Bản kiến nghị của anh thu về 60.000 chữ ký ủng hộ, đòi chính phủ Nhật Bản có biện pháp xử lý tình trạng áp đặt luật lệ hà khắc về đầu tóc, trang phục lên học sinh.
Anh cho biết những quy định trên không chỉ khiến nạn phân biệt đối xử thêm trầm trọng, mà còn khiến tình trạng quấy rối tình dục học đường gia tăng. Điều này khiến người trẻ chịu ảnh hưởng về tâm lý và thể chất, thậm chí dẫn đến tự tử.
"Các quy định hà khắc, quan niệm 'phải giống như bạn bè' khiến tuổi trưởng thành của nhiều người trẻ trở thành nỗi ám ảnh. Lòng tự trọng của trẻ em ngày nay ngày càng giảm, có thể khiến chúng đánh mất ý chí sống", Sunaga nói.
Theo Zing
Ngày 7/3 hàng năm, những biểu ngữ ghi lời chúc đến sinh viên nữ được treo khắp các trường đại học Trung Quốc. Không ít câu chúc khiến nữ sinh khó chịu vì phân biệt, đùa thô tục.
" alt=""/>Quy định 'tóc đen, nội y trắng' gây chia rẽ nữ sinh NhậtVợ chồng bà Hằng quê gốc Hà Nội, vào Sài Gòn lập nghiệp mấy chục năm trước. Ban đầu, bà bán hàng tạp hóa, chồng làm việc trong cơ quan nhà nước. Hai năm trước, cửa hàng buôn bán ế ẩm, bà quyết định đóng cửa, ra Hà Nội mua nồi, dụng cụ làm bánh mang vào Sài Gòn tráng bánh cuốn, bánh ướt bán.
Bà Hằng kể, ở huyện Thanh Trì (Hà Nội), gia đình bà bán bánh cuốn mấy chục năm qua. Vì vậy, từ nhỏ người phụ nữ này đã thuộc lòng các khâu ngâm gạo, xay bột, tráng bánh như thế nào để chiếc bánh đẹp, chín tới, láng mịn và dậy mùi thơm của gạo tẻ. Các công đoạn làm nước chấm, phi hành bà cũng thuộc như lòng bàn tay.
Nơi vợ chồng bà Hằng ở chủ yếu là dân tứ xứ đến sinh sống. Mỗi người có thói quen thưởng thức ẩm thực khác nhau, chưa kể, bánh cuốn thì nơi nào cũng có. Vì vậy, câu hỏi bà Hằng đặt ra là làm sao món ăn mình bán phải phù hợp khẩu vị với tất cả khách hàng.
Cuối cùng, bà Hằng biến món bánh cuốn truyền thống Thanh Trì thành bánh cuốn Sài Gòn. Đó là, bánh cuốn có nhân thịt heo, mộc nhĩ, củ đậu. Các nguyên liệu này thái nhỏ, nêm nếm xào qua cho chín. Bánh tráng xong, cho nhân rải đều khắp bánh rồi cuộn lại, cắt miếng vừa ăn.
Khi ăn, có thêm chả giò, nem, giá trụng, rau thơm.
Nước mắm ăn cùng bánh được pha với tỏi, ớt, chanh, đường, nước sôi để nguội. Các nguyên liệu này xay nhuyễn, căn làm sao cho vừa, nước mắm sau khi pha rót ra sền sệt. Khâu khó nhất là làm sao chén nước mắm pha có vị chua của nước cốt chanh, ngọt của đường, cay của ớt, thơm của tỏi hòa quyện vào nhau nhưng nước phải trong.
Bí quyết của bà Hằng là dùng tấm vải màn thưa lọc để cặn không rơi xuống. Đây là công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi người đứng bếp phải mất nhiều thời gian, công sức nhất. Đổi lại, chén nước mắm rót ra phù hợp với từng thực khách. Ai thích ăn cay thì nêm thêm chút ớt, hoặc gia giảm thêm mặn, ngọt.
Với khâu làm bột bánh, bà Hằng dùng loại gạo ngon, có mùi thơm, ngâm đúng 8h rồi tự xay thành bột. Khi xay bà cho nước rưới đều lên gạo, giúp hỗn hợp xay nhuyễn hơn. Thông thường, bà Hằng xay 2-3 lần để giúp gạo mềm, mịn, khi tráng bánh sẽ chín đều, liên kết bánh đẹp hơn.
Bột xay xong để trong tủ lạnh bảo quản giúp bánh không bị chua. Khi tráng bánh, bà cho vào một ít bột năng, ít muối để bánh sánh, ăn sẽ đậm hơn. Bên cạnh đó, việc đổ bột bánh lên khuôn nhanh và đều tay cũng giúp tráng bánh mỏng và đều.
Quán đông khách, bà Hằng phải thuê thêm người tráng bánh. |
Đến nay, bà Hằng đã mở quán được hơn hai năm. Ngày nào khách cũng đông, bánh tráng ra đến đâu bán hết đến đó.
Những ngày thường, bà Hằng bán được 300-400 phần/ngày. Còn những ngày lễ Tết, số lượng bán tăng gấp đôi. Giá bán mỗi phần bánh từ 10.000-30.000 đồng, tùy lượng khách ăn. Tổng cộng mỗi tháng, vợ chồng bà Hằng thu cả trăm triệu đồng.
Để đủ nguyên liệu tráng bánh, mỗi ngày, bà Hằng ngâm 24kg gạo, 18kg giá, gần 2kg nấm mèo, 35kg củ sắn... Các nguyên liệu này, bà lựa chọn kỹ, tươi, có nguồn gốc rõ ràng và bà sẽ là người chuẩn bị.
Ví dụ như mộc nhĩ, bà dùng nước vo gạo ngâm đúng 8h và rửa từng tai một để nấm sạch đất và các tạp chất. Với thịt heo làm nhân, bà đến tận lò mổ đặt hàng, yêu cầu họ giao vào buổi sáng để thịt tươi. Có nhiều người cung cấp thực phẩm đến chào hàng giá rẻ hơn, còn có khuyến mãi nhưng bà kiên quyết từ chối.
"Bánh làm ra mình ăn được thì khách mới ăn được. Khách họ cũng sẽ giống như tôi, vào quán ăn nào nhìn mọi thứ sạch sẽ, món ăn tươi nóng thì mới yên tâm được", bà Hằng nói.
Các nguyên liệu trên bà chuẩn bị sẵn và bảo quản kỹ, làm sao 4h sáng phải xong hết. Năm giờ sáng mỗi ngày, bà Hằng cùng chồng, các con và hai nhân viên bắt đầu bày biện bếp, xếp bàn ghế.
Để bánh trên một chiếc mâm có phết dầu ăn cho khỏi dính, rải nhân đã xào chín khắp mặt bánh rồi cuộn lại. |
Đúng 6h sáng, hai nồi nước nấu để tráng bánh nóng hổi, hơi bay lên nghi ngút. Bánh tráng ra đến đâu bán hết đến đó.
Vợ chồng chị Như Mai quê Hà Tĩnh, hiện ở khu phố 4, phường Phú Hữu là khách quen của quán bà Hằng. Chị cho biết, cả gia đình 4 người nhà chị thường đến quán bà Hằng ăn bánh cuốn nhưng không thấy ngán, nhất là hai con trai của chị. "Bánh cuốn ở quán cô Hằng thu hút người ăn vì lá bánh mềm, nhân vừa ăn, chén nước mắm ăn rất vừa miệng, không bị tanh sau khi ăn", chị Mai nói.
Bà Hằng cho biết, quán bánh cuốn này không chỉ cho vợ chồng bà thu nhập mà còn tạo việc làm cho cả gia đình bà. Vì vậy, từ khâu chọn nguyên liệu, chuẩn bị nguyên liệu, tráng bánh đến những chiếc đĩa, cái bát, đôi đũa... bà rất kỹ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bánh cuốn xong, cắt miếng vừa ăn rồi bày vào đĩa. |
Thời gian qua, thịt heo, rau đều tăng giá nhưng bà Hằng không tăng giá bán. Bà cho biết, nếu lên 1.000-2.000 đồng thì tiền thu vào sẽ nhiều hơn một chút nhưng khách sẽ giảm hoặc bỏ quán. "Tôi thà giữ giá để bán số lượng nhiều vẫn hơn", bà nói. |
Bên chiếc xe đẩy bà Hằng xếp gọn chả giò, nem, những bịch nước mắm cột sẵn để khi khách mua lấy cho nhanh. |
Khách hàng người miền Nam, miền Bắc hay miền Trung khi ăn đều khen ngon. |
Bà Hằng cho biết, có những người là khách quen, chỉ nhìn thấy là bà biết họ ăn như thế nào, giá cả ra sao. |
Chỉ vì khiếm khuyết ở chân, suốt 3 năm liền, đơn xin việc của chị Đinh Thị Quỳnh Nga bị gạt đi. Hiện chị là giám đốc, tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật.
" alt=""/>Bà chủ mang món ăn nức tiếng Hà Nội vào TP.HCM, thu tiền triệu mỗi ngày